Tổng Giá Trị Tăng Thêm Huyện Tân Uyên ( 2000 - 2008)

nghiệp đạt 162.177 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2012, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,6% (chiếm 68,7%), khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước tăng 13,9% (chiếm 31,3%).

Trong những năm gần đây, người dân Tân Uyên đã đẩy mạnh diện tích các loại cây ăn quả lên gấp 3 lần như vùng: bưởi, rau, hành cho các khu công nghiệp cho xuất khẩu, góp phần tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người hết tuổi lao động. Về công nghiệp và thủ công nghiệp đã có chiều hướng phát triển tốt. Sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất liên tục gia tăng sản lượng. Tân Uyên hiện có 7 khu công nghiệp đang đi vào hoạt động như: cụm công nghiệp dốc Bà Nghĩa – thị trấn Uyên Hưng chế biến mủ cao su, cụm công nghiệp chế biến Tân Phước Khánh làm gốm sứ gạch ngói, cụm công nghiệp Gốm, vật liệu xây dựng Thạnh Phước, Khánh Bình, cụm công nghiệp Thái Hòa, cụm công nghiệp VISIP II ( Việt Nam – Singapore), cụm công nghiệp đất cuốc và cụm công nghiệp nhỏ qui mô khoảng 20 ha dọc đường ĐT 746 .

Thực hiện việc nhanh chóng lắp đầy các cụm công nghiệp, Tân Uyên tiếp tục áp dụng các chính sách thông thoáng hơn như: giảm các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng dự án. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nhân đến đầu tư làm ăn tại đây. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu và xin bố trí đất để đầu tư sản xuất công nghiệp. Năm 2002 toàn huyện đã thu hút được 35 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 157,5 triệu USD. Trong đó, 11 dự án đã đi vào sản xuất, các dự án còn lại đến nay gần như xây dựng xong, tập trung chủ yếu ở Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Khánh Bình, Thái Hòa, Hội Nghĩa, Bình Mỹ Tân Bình,…

Đáng chú ý có một số dự án đầu tư khá lớn trên địa bàn đã hoạt động như của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vinatabolin ( trang sức, vốn đầu tư 5,4 triệu USA), Công ty trách nhiệm hữu hạn Triple A ( sản xuất đồ gỗ gia dụngsố vốn 4,9 triệu USA). Liên doanh Chí Hùng (sản xuất giày thể thao, vốn đầu tư 5 triệu USD). Ngoài ra còn có nhiều dự án nước ngoài khác lên đến hành chục triệu USD. Riêng các doanh nghiệp trong nước đến đầu tư tại Tân Uyên chủ yếu đầu tư vào 2 nghành sản xuất chính đó là gốm sứ và gạch ngói với 163 cơ sở. Với

tốc độ tăng trưởng nhanh của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thể hiện quyết tâm cao của cả huyện trong việc đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa. [ 56]

Sản xuất công nghiệp đã tạo bước đột phá, góp phần quan trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy các ngành khác phát triển.

Các ngành dịch vụ được mở rộng, chất lượng phục vụ được nâng lên rõ rệt, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân. GTSX dịch vụ tăng cao qua các giai đoạn: 15%/năm (1997 -2000), 15%/năm (2001 -2005),

24,1%/năm (2006 -2010), 22,2%/năm (2011 - 2013). Các hoạt động thương mại, dịch vụ thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 75.145 tỷ đồng (tăng 29,7% so với năm 2011), trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 30,4%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14%; và đạt 89,544 tỷ đồng (tăng 24,3% trong năm 2013). Kim ngạch xuất khẩu các ngành dịch vụ tăng từ 362,7 triệu USD (1997) lên 8,5 tỷ USD (2010), tăng hơn 23 lần trong vòng 14 năm. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các ngành dịch vụ đạt 14,443 tỷ USD (tăng 15,7% so với năm 2012), trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,5% (chiếm 81,3%) [ 10]

Hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, trong đó nổi bật là khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao. Mặc dù ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng thấp hơn hẳn những ngành khác nhưng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đảm bảo an ninh lương thực và là trung gian trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Với phương châm lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị với tổng diện tích 9.073 ha, Bình Dương đã cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng gần 28 khu công nghiệp; có 8 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với diện tích trên 600 ha được quy hoạch và xây dựng hạ tầng; cấp phép đầu tư cho 2.136 dự

án với tổng vốn đăng ký 19.796,36 triệu USD có tỷ lệ cho thuê đất bình quân đạt 65%; giải quyết việc làm cho 404.298 lao động, hơn 9 nghìn doanh nghiệp trong nước với tổng vốn trên 60 nghìn tỷ đồng. Các khu công nghiệp phát triển đã phát huy hiệu quả, góp phần thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Kinh tế huyện Tân Uyên trong thời gian qua đạt tăng trưởng cao, quy mô kinh tế ngày càng lớn. Tổng giá trị tăng của nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, đạt hai con số và thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước. Đến năm 2008, quy mô tổng giá trị tăng thêm của huyện đạt 2109,7 tỷ đồng và ước tính đến năm 2010 đạt 2851,0 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng nhanh, trong 3 khu vực kinh tế ngành, ngành công nghiệp – xây dựng có nhịp độ tăng trưởng cao nhất, đạt 22,8%/ năm giai đoạn 2001- 2005 và đạt 24,3%/ năm giai đoạn 2006-2010. Động thái tăng trưởng công nghiệp hằng năm của huyện có xu hướng năm sau đạt nhịp độ tăng trưởng cao hơn năm trước. Khu vực công nghiệp cao hơn khu vực dịch vụ.

Trong thời gian qua, ngành công nghiệp – xây dựng đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế của huyện, kế đến là khu vực dịch vụ sau đó là khu vực sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2001 – 2005, ngành công nghiệp – xây dựng đóng góp khoảng 8,9 điểm tăng trưởng kinh tế, khu vực dịch vụ 3,2 điểm và khu vực sản xuất nông nghiệp 2,2 điểm. Giai đoạn 2006 – 2010, đóng góp vào tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng vẫn chiếm chủ yếu.

Bảng 2.1.1 Tổng giá trị tăng thêm huyện Tân Uyên ( 2000 - 2008)

ĐVT: tỷ đồng



2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Ư

(2010)

Nhịp độ tăng

BQ(%)












2000-

2002

2006-

2010

Tổng

cộng

653,2

718,7

816,5

947,8

1097,5

1273,0

1501,0

1777,5

2109,7

2851,0

14,3

17,5

Chia theo

ngành













Nông-

lâm-thủy sản

310,0

332,0

342,2

364,9

384,1

407,0

430,0

453,7

478,1

512,0

5,6

4,7

Công

215,2

237,2

291,0

373,4

479,0

601,0

760,0

964,4

1229,7

1780,0

22,8

24,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 8


nghiệp-

xây dựng













Dịch vụ

128,0

149,5

183,3

209,5

234,4

265,0

311,0

359,4

401,9

559,0

15,7

16,1

Nguồn: Phòng Thống kê Tân Uyên.

Bảng 2.1.2 Đóng góp của ngành công nghiệp – xây dựng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế từng năm ( ĐVT: %)



2001


2002


2003


2004


2005


2006


2007


2008

Thời kỳ

2001-

2005

2006-

2010

Tăng trưởng VA

10,0

13,6

16,1

15,8

16,0

17,9

18,4

18,7

14,3

17,5

Nông-lâm-thủy sản

3,4

1,4

2,8

2,0

2,1

1,8

1,6

1,4

2,2

1,2

Công nghiệp-xây

dựng

3,4

7,5

10,1

11,1

11,1

12,5

13,6

14,9

8,9

13,1

Dịch vụ

3,3

4,7

3,2

2,6

2,8

3,6

3,2

2,4

3,2

3,3

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Tân Uyên Ngành công nghiệp – xây dựng có vị trí ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của huyện Tân Uyên, lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng cũng không ngừng tăng. Có gần 10 ngàn lao động làm việc trong ngành, chiếm 16,8% trong tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế vào năm 2000 đến năm 2005 là 38,9 ngàn lao động, năm 2008 là 66,9 ngàn người. Công nghiệp huyện trong thời gian qua có bước tăng trưởng khá nhanh. Tập trung phát triển mạnh và ổn định ở các xã phía Nam Huyện như: Thái Hòa, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp, Khánh Bình, Uyên Hưng và đang dần dần phát triển ở các xã phía Bắc huyện như: Tân Mỹ, Đất Cuốc, Tân Thành,

Tân Lập, Hội Nghĩa. Về ngành nghề đầu tư cũng đa dạng, phong phú và không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Huyện Tăng từ 666 cơ sở năm 2000 lên 1139 cơ sở năm 2008, trong đó cơ sở cá thể giảm qua các năm. Đa số cơ sở sản xuất hiện nay đều là cở sở có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng lao động trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Huyện tăng nhanh qua hằng năm, số lao động trung bình trên một cơ sở cũng liên tục tăng qua các năm. Trong đó trung bình một cơ sở có vốn đầu tư

nước ngoài sử dụng lao động nhiều nhất, lực lượng lao động công nghiệp chủ yếu là lao động tại địa phương, từ năm 2001 Huyện đã thu hút được một lượng lớn lao động ngoài tỉnh.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được thu hút, đang dần khẳng định được lợi thế của mình và đóng góp tích cực vào kinh tế - xã hội của Huyện. Số cơ sở sản xuất, lao động trung bình trên một cơ sở, giá trị sản xuất liên tục gia tăng. Gía trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục gia tăng qua các năm. Từ 578,1 tỷ đồng vào năm 2000 tăng lên 6050,9 tỷ đồng vào năm 2005 và khoảng 13551,7 tỷ đồng vào năm 2008. Tính đến năm 2008, trên địa bàn Huyện có 13 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.870,1 ha, trong đó đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 2.989,9 ha, thu hút 319 dự án ( có 118 dự án đã hoạt động). Như vậy, có thể thấy rằng sự phát triển công nghiệp tăng khá nhanh nhưng so với tỉnh Bình Dương thì tỷ trọng công nghiệp Huyện vẫn còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Huyện [64; 12].

Công nghiệp tập trung phát triển mạnh ở các xã, thị trấn phía Nam của huyện như: Thái Hòa, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp, Khánh Bình, Uyên Hưng và đang dần dần phát triển lên các xã phía Bắc của huyện như

: Tân Mỹ, Đất Cuốc, Tân Thành, Tân Lập, Hội Nghĩa. Sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm cho một số lượng lao động trong và ngoài địa phương, sự gia tăng mạnh và đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ góp phần làm tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của người dân. Ngoài 4 cụm công nghiệp Tân Hiệp, Tân Mỹ, Phú Chánh, cụm công nghiệp – dịch vụ Uyên Hưng đã có chủ đầu tư mới. Hình thành và hoạt động 4 khu công nghiệp thuộc khu Liên Hợp công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị Bình Dương gồm: Đại Đăng, Kim Huy, Sóng Thần III, Việt – Sing II. Chuyển 2 cụm công nghiệp thành khu công nghiệp: Nam Tân Uyên, Đất Cuốc, Quy hoạch thêm khu công nghiệp Xanh Bình Dương, phát triển khu công nghiệp đô thị Tân Uyên.

Tuy nhiên việc phát triển công nghiệp trong giai đoạn này cũng đã phát sinh một số tồn tại, hạn chế như: ngành công nghiệp tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng

chất lượng chưa cao phần lớn các dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ, hệ thống cơ sở hạ tầng đường, điện, cấp thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các Khu, Cụm công nghiệp của Huyện, tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngoài ra công nghiệp phát triển nhanh đã thu hút nhiều lao động nhập cư dẫn đến phát sinh nhu cầu bức xúc về nhà ở, về điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần, an ninh trật tự,….. Vậy nên tỉnh Bình Dương đã có nhiều chính sách phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gắn với nâng cấp và phát triển đô thị thị xã Tân Uyên, gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tỉnh Bình Dương, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở trình độ ngày một cao.

2.1.2. Khu vực dịch vụ

Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm qua các năm trong cơ cấu kinh tế huyện. Gía trị tăng thêm của nghành dịch vụ đạt 197,1 tỷ đồng, chiếm 21,1% năm 2000 thì đến năm 2008 đạt 893,3 tỷ đồng, chiếm 25,5% trong cơ cấu nền kinh tế. Khu vực này đang thu hút ngày càng nhiều lao động, từ gần 7,8 ngàn lao động, chiếm 13,1% năm 2000 tăng lên khoảng 15,8 ngàn lao động, chiếm 15,6% năm 2008 trong tổng số lao động đang làm việc của cả nền kinh tế [ 63;15].

Hoạt động thương mại được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Từ năm 1997 đến năm 2005 toàn huyện Tân Uyên có 4611 cơ sở kinh doanh và năm 2008 tăng lên 6338 cơ sở. Trung bình có 2,2 lao động/ cơ sở. Các loại hình dịch vụ phát triển mạnh như: nhà trọ, ăn uống giải khát,..Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ liên tục tăng qua các năm, đến nă 2000 đạt khoảng 912,0 tỷ đồng và năm 2008 đạt khoảng 2144,8 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ huyện Tân Uyên chiếm khoảng 8,8% của toàn tỉnh Bình Dương.

Bảng 2.1.3 Hoạt động thương mại giai đoạn năm 2000 -2008



ĐVT

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng mức

bán lẻ hàng hóa,

Tỷ đồng

198,6

222,0

254,3

420,9

695,1

912,0

1125,1

1462,9

2144,9


doanh thu

dịch vụ











Số cơ sở

Cơ sở

1505

1646

2277

2417

3655

4611

5108

6075

6338

Lao động

Người

1974

2061

3767

4522

6372

9976

9778

11528

11994

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương Phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Huyện: đã hoàn thành và đưa vào hoạt động các chợ Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa bằng nguồn vốn doanh nghiệp và tư nhân, chợ Tân Thành bằng nguồn ngân sách nhà nước phục vụ cho vùng sâu vùng xa. Số xã, thị trấn có chợ hiện nay đạt 7/22 giai đoạn 2003 –

2006.

Mạng lưới nhà hàng, khách sạn, nhà trọ: có 2 khách sạn, không có chủ nhà hàng chủ yếu là các cửa hàng kinh doanh ăn uống dạng cá thể, nhỏ lẻ. Tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, phát sinh hàng loạt nhà trọ qui mô nhỏ, đến nay có khoảng 26.750 căn phòng trọ, tập trung nhiều nhất trên địa bàn các xã phía Nam huyện như: Thái Hòa ( 7.200 căn), Tân Phước Khánh ( 2.400 căn), Khánh Bình ( 5.500 căn), Uyên Hưng ( 2.600 căn), Tân Vĩnh Hiệp (2.500 căn) [63; 16].

Về hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn huyện diễn ra khá sôi động, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu 2001 mới chỉ đạt 44 triệu USD thì đến năm 2008 tăng lên 319 triệu trung bình mỗi năm tăng 39 triệu USD. Trong đó gia tăng chủ yếu ở khu vực đầu tư nước ngoài, và hiện nay chiếm khoảng 80% trong kim ngạch xuất khẩu của huyện. Gía trị kim ngạch xuất khẩu của huyện chiếm khoảng 5-7% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng sơn mài điêu khắc, giày dép, hàng may mặc, hạt điều nhân mũ cao su,…Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp, chiếm trên 90% kim ngạch hàng xuất khẩu hàng năm. Từ năm 2008 đã có một số mặt hàng xuất khẩu chế biến từ sản phẩm nông nghiệp chất lượng khá, thị trường tiêu thụ đang dần được mở rộng. Kim ngạch nhập khẩu cũng không ngừng gia tăng, song thấp hơn xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu đạt 32,5 triệu USD vào năm 2001 tăng lên 179 triệu USD vào năm 2008,

chiếm 3-5% kim ngạch nhập khẩu của toàn tỉnh. Cơ cấu nhập khẩu trong nước chiếm 15% đầu tư nước ngoài chiếm 85% kim ngạch nhập khẩu của toàn huyện. Theo nhóm hàng, toàn bộ nguyên nhiên liệu và dụng cụ phu6 tùng phục vụ sản xuất. Qua đó cho thấy, trong hoạt động xuất nhập khẩu của huyện ưu tiên cho phát triển sản xuất và mang tính gia công của nghành công nghiệp.

Bảng 2.1.5 Xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn 2001-2008



ĐVT

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Kim ngạch xuất

khẩu

Triệu

USD

44

66

65

157

208

235

276

319

Kim ngạch nhập

khẩu

Triệu

USD

32,5

32,12

24

81,3

127

132

155

179

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương Về du lịch đến cuối năm 2008, trên địa bàn Huyện có 04 dự án được UBND

tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư:

Một là dự án khu du lịch sinh thái Hàn Tam Đẳng 60 ha do công ty TNHH thương mại Du lịch Hàn Tam Đẳng làm chủ đầu tư tại xã Tân Định. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 160 QĐ – UBND ngày 13/10/2006, chủ đầu tư đang lập thủ tục về đất và triển khai xây dựng một số hạn mục theo quy hoạch được duyệt.

Hai là khu du lịch sinh thái 30 ha tại ấp 1 xã Tân Định do công ty TNHH Vân Thịnh đầu tư. Dự án được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư tại công văn số 3294/UBND – KTTH ngày 19/07/2005. Chủ đầu tư đã lập kế hoạch chi tiết trình tỉnh phê duyệt và thỏa thuận đền bù với dân.

Ba là dự án khu du lịch sinh thái xã Bạch Đằng 200ha, Do công ty TNHH Quốc tế Mêkông làm chủ đầu tư (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đã được UBND tỉnh phê duyệt, phương án giá đền bù, hiện đang triển khai kiểm kê.

Bốn là dự án khu du lịch sinh thái Mắt xanh 50 ha tại xã Tân Định do DNTN Nguyễn Trần làm chủ đầu tư đang trình xin chủ trương của UBND tỉnh và chủ đầu tư đã triển khai xây dựng một số hạng mục của dự án.

Bảng 2.1.6 Doanh thu du lịch trên địa bàn năm 2001 - 2008

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí