Dân Số Trung Bình Huyện Tân Uyên (Cũ) Giai Đoạn 2000-2010

kỹ thuật toàn khu đã tương đối hoàn chỉnh, ngầm hoá hệ thống cáp quang, hoàn thiện một số hạ tầng xã hội như: Trung tâm thể dục thể thao cộng đồng, hình thành và thu hút các cơ sở giáo dục xã hội hoá chất lượng cao, các khu dân cư chất lượng cao, tuyến xe buýt tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam, trung tâm thương mại, trung tâm ăn uống, các công trình tôn giáo, bệnh viện đa khoa mới 1.500 giường đang được xây dựng, các khu nhà ở xã hội, đặc biệt, trung tâm Hành Chính tỉnh đã được đưa vào hoạt động từ tháng 2/2014.

Bên cạnh phát triển đô thị, phát triển các KCN còn góp phần tạo điều kiện phát triển dịch vụ chất lượng cao mà khởi điểm là phát triển dịch vụ hậu cần cho phát triển công nghiệp như: Logistics, vận tải, kho lạnh, ngân hàng, tài chính, nhà hàng, sân golf và hiện nay, Bình Dương đã có khách sạn 5 sao, các khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại quy mô rộng 50.000 m2 [ 36].

Có thể nói, trong 20 năm phát triển, các khu công nghiệp đã làm thay đổi rất nhiều diện mạo kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. Từ khi tái lập, đến nay, Bình Dương đã phát triển gồm 01 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hạ tầng xã hội phát triển ở mức tốt nhất, góp phần đưa Bình Dương trở thành đô thị loại I trước năm 2020. Để đạt được tốc độ nhanh như vậy thì phải kể đến sự đóng góp rất lớn của thị xã Tân Uyên vùng công nghiệp phía Nam của tỉnh Bình Dương. Hiện nay quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa diễn ra rất nhanh ở thị xã Tân Uyên, điều này có tác động mạnh đến quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa của tỉnh Bình Dương cả hiện tại và trong tương lai. Vậy thị xã Tân Uyên có thế mạnh và tiềm năng gì để xứng đáng là hậu phương vững chắc ở phía Nam của tỉnh Bình Dương.

1.4. Khái quát về Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

1.4.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí

Thị xã Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Dương, hướng Bắc giáp huyện Phú Giáo, hướng Tây và Tây Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát; hướng Nam giáp huyện Dĩ An, Thuận An; hướng Đông- Đông Nam giáp huyện Vĩnh Cửu thuộc thành phố Biên Hòa- tỉnh Đồng Nai; có khoảng cách gần

trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km- 40 km, ga Sóng Thần 15 km, gần Tân Cảng, cảng Cát Lái,…Tân Uyên nằm ở trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam, có vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp- nằm trong khu vực phát triển đô thị- công nghiệp- dịch vụ của Vùng, Thị xã Tân Uyên có hai phần, phần Nam Tân Uyên thuộc khu vực Nam Bình Dương phát triển đô thị công nghiệp tập trung, phần phía Bắc huyện là khu vực phát triển công nghiệp và cây công nghiệp gắn với đường vành đai 4 của thành phố Hồ Chí Minh.

Vùng Nam Bình Dương hiện phát triển mạnh các khu công nghiệp và liên hợp công nghiệp- dịch vụ- đô thị lớn tạo nên một khu vực sôi động thu hút đầu tư lao động từ các nơi khác tới Thị xã Tân Uyên gắn với khu vực trên, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Thị xã Tân Uyên 5 năm trước là “ sân sau” của vùng công nghiệp Nam Bình Dương nay là khoảng mở để các khu công nghiệp, đô thị phát triển mở rộng. Khả năng phát triển các khu công nghiệp tại thị xã Tân Uyên rất thuận lợi với vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh, giao thông thuận lợi, sẵn những nguồn điện, nước, nguyên liệu tại chỗ, đất đai còn rộng, nhân lực có tính năng động cao.

Về mối liên hệ với giao thông đối ngoại thị xã Tân Uyên có các đường giao thông thủy Bộ của tỉnh, quốc gia và gần với các đầu mối giao thông như sân bay: Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa, cảng sông Đồng Nai và cảng biển Thị Vải thuộc Bà Rịa- Vũng Tàu. Trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông của TP.HCM có nhiều tuyến giao thông quan trọng của vùng đi qua địa bàn thị xã Tân Uyên. Quan trọng nhất là trục giao thông Bắc – Nam từ TP. HCM- Bình Dương- Bình Phước theo đường ĐT 743- 741 đi qua thị xã Tân Uyên. Đường vành đai tạo lực phát triển công nghiệp đông Bắc của vùng TP. Hồ Chí Minh đi qua huyện, qua cầu Thủ Biên kéo dài ra tới cảng biển vũng tàu. Thị xã nằm bên sông Đồng Nai và sông Bé là nguồn nước cung cấp quan trọng cho vùng thành phố Hồ Chí Minh và là tuyến cảnh quan phát triển du lịch của vùng.

Thị xã Tân Uyên gồm 6 phường và 6 xã, diện tích tự nhiên 192,5 km2. Các

mối quan hệ lãnh thổ của thị xã Tân Uyên đã hình thành và phát triển trong thời gian qua bao gồm quan hệ lãnh thổ với thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát,

huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thành phố Biên Hòa( tỉnh Đồng Nai) [63; 9].

Nằm tiếp giáp với thành phố mới Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một thị xã Tân Uyên có nhiều lợi thế trong phát triển đô thị, phát triển dịch vụ. Tiếp giáp sông Đồng Nai tạo thuận lợi cho vận chuyển bằng đường sông, hình thành các cảng và du lịch sinh thái nhà vườn. Tiếp giáp thị xã Dĩ An, Thuận An, là hai địa phương phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ, phần lớn các khu công nghiệp đã được lắp kín, tạo sự phát triển lan tỏa đến thị xã Tân Uyên.

Thị xã Tân Uyên nằm ở khu vực có một số tài nguyên khoáng sản, bao gồm sét, gạch ngói, cao lanh, sét chịu lửa có giá trị kinh tế cao,.. có nhiều lợi thế trong khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản vào phát triển kinh tế.

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 35 km, thuận lợi trong thu hút đầu tư, đặc biệt thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản, phát triển dịch vụ, công nghiệp.

Thị xã Tân Uyên nằm gần sân bay Long Thành, gần cảng Cát Lái, cụm cảng số 5 so với các huyện, thị xã ở khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương. Điều này tạo lợi thế về vận chuyển hàng hóa, trên cơ sở đó tạo lợi thế trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thị xã Tân Uyên. Mặc dù nằm ở khu vực đô thị trung tâm của Bình Dương nhưng thị xã Tân Uyên không có các trục đường chính chạy qua, phần lớn các trục đường có mặt đường nhỏ, khó khăn cho vận chuyển hàng hóa với các phương tiện vận chuyển có trọng tải lớn.

Phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Tân Uyên chủ yếu dựa trên nền tảng khu vực công nghiệp với vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp FDI. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp được xuất khẩu, do đó giao lưu kinh tế giữa thị xã Tân Uyên với các địa phương giáp ranh tập trung chủ yếu ở khu vực dịch vụ.

- Điều kiện tự nhiên

Khí hậu: thị xã Tân Uyên nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít gió bão và không có mùa đông nhưng phân thành hai mùa rõ rệt ( mùa mưa và mùa khô). Nhiệt độ trung bình hàng tháng khoảng 260C- 270C. Số giờ nắng trong năm khoảng 2500-2800 giờ. Lượng mưa hằng năm 1600- 1700 mm, rất ít thiên tai. Độ ẩm không khí trung bình 79-80% [64;4].

Địa hình, địa mạo: thị xã Tân Uyên có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, có cao chừng khoảng 20- 30m, đất đai bằng phẳng, ít bị chia cắt, tạo thành vùng rộng lớn rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp – đô thị và trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su. Đặc biệt, có dải đất nghiêng chạy dọc theo sông Đồng Nai và các cù lao ven sông có nhiều cảnh quan để phát triển du lịch như: sông Đồng Nai là trục cảnh quan lớn với các cù lao Bạch Đằng, cù Lao Rùa,…gắn với sông Bé và nhiều sông, suối nhỏ khác như sông Vũng Gấm, suối cái Vàng, suối Sâu, suối Vĩnh Lai,.. hồ Đá bàn tạo thành các vùng cảnh quan sinh thái phong phú của huyện là nguồn tài nguyên du lịch của huyện được kèm theo các địa chỉ văn hóa, lịch sử, di tích cách mạng.

Thủy văn: trên địa bàn thị xã Tân Uyên chịu ảnh hưởng bởi cơ chế bán Nhật Triều có sông Đồng Nai chảy qua, đồng thời có hệ thống các suối Cái là suối lớn nhất trải dài từ Tây- Bắc xuống Đông- Nam của thị xã, cung cấp nước và hệ thống thoát nước tự nhiên ra sông Đồng Nai.

Tài nguyên nước: thị xã Tân Uyên có hai con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Bé chảy qua. Ngoài ra, còn có nhiều sông, suối nhỏ. Nước ngầm thị xã Tân Uyên thuộc khu vực có lượng nước ngầm trung bình, tốc độ cung cấp nước đủ cho sinh hoạt và sản xuất.

Tài nguyên đất: theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, đất đai thị xã Tân Uyên được chia làm 4 nhóm chính: đất xám, đất phù sa không bồi, đất phù sa đỏ vàng, đất xám. Diện tích đất bằng phẳng, đất trống còn khá lớn, là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tài nguyên rừng: diện tích rừng của thị xã Tân Uyên không lớn chỉ có khoảng 3353,74 ha rừng và còn lại là rừng trồng sản xuất, đó là những nông trường cao su, điều rộng nên khả năng phủ xanh đất trống, đồi trọc và mang lại lợi nhuận khá lớn.

Tài nguyên khoáng sản: thị xã Tân Uyên tập trung phần lớn các mỏ khoáng sản phi kim đang khai thác của tỉnh Bình Dương tập trung các loại chính như: cao lanh gồm mỏ Tân Mỹ trữ lượng 18tr tấn, mỏ Vĩnh Tân trữ lượng 16tr tấn. Sét vật liệu xây dựng: mỏ sét khánh Bình trữ lượng 15tr m2 có chất lượng tốt.

Sét chịu lửa làm gốm tập trung ở xã Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp là loại nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, làm gốm sứ và sử dụng trong luyện kim. Cát làm vật liệu xây dựng và thủy tinh tập trung ở ven sông Đồng Nai. Còn có mỏ đá xây dựng ở Thường Tân, mỏ than bùn ở Tân Ba [64;5].

Địa chất công trình: địa chất công trình thị xã Tân Uyên thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Khu vực đất cao cường độ chịu nén tốt. Khu vực đất thấp ven sông, cường độ chịu nén tương đối. Với đặc điểm địa chất công trình này, thị xã Tân Uyên có nhiều thuận lợi và lợi thế trong đầu tư xây dựng các công trình.

1.4.2. Dân số và lao động

Dân số: Từ năm 1997 đến năm 2008 sau hơn gần 10 năm, dân số trung bình toàn thị xã có 169,3 ngàn người, chiếm khoảng 15,3% dân số trung bình của tỉnh Bình Dương. Ước đến năm 2010 dân số của thị xã đạ 200,7 ngàn người, tăng khoảng 47,2 ngàn người so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng dân số đạt 4,85%/ năm thời kỳ 2001- 2005 và ước đạt khoảng 5,50%/ năm thời kỳ 2006- 2010.

Dân số thị xã tương đối cao và tăng qua các năm nhất là dân ở thành thị. Đến năm 2008, dân số thành thị chiếm khoảng 21% dân số của thị xã. Đến năm 2010 dân số thành thị của thị xã sẽ tăng hơn, ước khoảng 47.160 người, chiếm khoảng 23,5% dân số, tăng 18.860 người so với 2005.

Bảng 1.4.1 Dân số trung bình huyện Tân Uyên (cũ) giai đoạn 2000-2010



2000

2005

2006

2007

2008

2010

Tốc độ tăng

BQ(%)

2001-

2005

2006-

2010

1. Dân số trung

bình

121172

153519

157347

162586

169309

200680

4,85

5,50

- tỷ lệ tăng tự

nhiên (%)

1,62

1,25

1,18

1,10

1,02

1,00



Dân số thành

thị

21205

28300

29727

311216

35555

47160

5,94

10,75

- tỷ lệ dân số

17,5

18,4

18,9

19,2

21,0

23,5



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 6


thành thị (%)









Nguồn: Phòng thống kê thị xã Tân Uyên

Dân số trên địa bàn thị xã Tân Uyên năm 2015 đạt 267.307 người, tăng 7,8% so với năm 2014. Phường Uyên Hưng và xã Bạch Đằng có tốc độ tăng dân số khá thấp, các xã còn lại có tốc độ tăng dân số khá cao, đặc biệt là xã Vĩnh Tân tốc độ tắng dân số 2015 so với năm 2014 lên đến 16,99% xã Phú Chánh tăng 11,49%, xã Thạnh Hội tăng 10,81%, xã Tân Vĩnh Hiệp tăng 9,84%, xã Thạnh Hội tăng 9,9%. Tốc độ tăng dân số cao ở một số xã, phường gắn liền với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp thu hút lực lượng lao động đến làm việc cũng như gắn liền với việc hình thành các khu đô thị mới. Tốc độ tăng dân số cao xã Vĩnh Tân gắn liền với việc phát triển khu công nghiệp- đô thị VISIP 2A, tốc độ tăng dân số cao ở xã Thạnh Hội gắn liền với việc hình thành khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng, tốc độ tăng dân số cao ở xã Phú Chánh gắn liền với việc hình thành thành phố mới Bình Dương, hình thành khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 2.

Mật độ dân số bình quân thị xã Tân Uyên nắm 2015 là 1.077 người/km2.

Các phường, xã có mật độ dân số cao gồm phường Tân Phước Khánh, phường Thái Hòa, xã Tân Vĩnh Hiệp, phường Khánh Bình. Các phường xã có mật độ dân số cao tập trung ở khu vực phía Nam thị xã, giáp ranh thị xã Thuận An, Dĩ An, Thành phố Thủ Dầu Một. Đây là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp và dân cư phát triển.

Dân số thành thị trên địa bàn thị xã chiếm tỳ trọng cao, năm 2015 là 66,7%, dân số nông thôn chiếm 3,3%. Các xã, phường có quy mô dân số cao bao gồm phường Thái Hòa, phường Tân Phước Khánh, phường Khánh Bình, phường Tân Hiệp, phường Uyên Hưng, xã Tân Vĩnh Hiệp, xã Hội Nghĩa. Các xã phường này tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, khu, cụm công nghiệp góp phần thu hút lao động đến làm việc, đồng thời là các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt.

Phát triển đô thị trên địa bàn thị xã Tân Uyên ảnh hưởng đến phát triển dân số. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất thị xã Tân Uyên đến năm 2020, diện tích đất ở

đô thị thị xã Tân Uyên đạt 396 ha, tăng 166 ha so với năm 2010. Thị xã Tân Uyên được quy hoạch khu thương mại – dịch vụ- dân cư Uyên Hưng diện tích 22 ha, hiện giải phóng mặt bằng 100%. Khu dân cư – thương mại Uyên Hưng diện tích 19 ha, hiện giải phóng mặt bằng 100%. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Tân Uyên và một phần xã Tân Bình ( Bắc Tân Uyên) được quy hoạch khu công nghiệp – đô thị Tân Uyên (VSIP II mở rộng) với tổng diện tích 1.607 ha ( phần lớn diện tích nằm trên địa bàn thị xã Tân Uyên). Trong đó diện tích đất công nghiệp là 1.008 ha. Sự phát triển khu công nghệp – đô thị này sẽ tác động mạnh đến phát triển dân số thị xã Tân Uyên.

Chuyển các xã thành phường cũng tác động đến gia tăng dân số trên địa bàn thị xã Tân Uyên. Giai đoạn 2021 -2025 dự kiến thị xã sẽ có 10 phường và chỉ duy trì 2 xã là Thạnh Hội và Bạch Đằng, đều này tác động đến gia tăng dân số trên địa bàn thị xã Tân Uyên.

Đồng thời phát triển các khu đô thị tại các địa phương lân cận tác động đến phát triển dân số trên địa bàn thị xã Tân Uyên. Thành phố mới Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một, các khu đô thị Mỹ Phước trong thời gian qua được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng và nhà ở, dự báo trong tương lai các khu vực này sẽ thu hút một lượng lớn dân cư đến làm việc và sinh sống.

Lao động : cùng với tăng trưởng dân số, lao động làm việc trong các nghành kinh tế cũng tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2008 có khoảng 101,6 ngàn lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân khoảng 9,1%/ năm thời kỳ 2001- 2005. Đến năm 2010 ước khoảng 120 ngàn lao động việc làm trong các nghành kinh tế. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân thời kỳ 2006- 2010 ước đạt khoảng 5,6%/ năm. Lao động làm việc trong các nghành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng; đồng thời lao động trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm.

Quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động với chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thị xã diễn ra theo xu hướng phù hợp và tích cực. Lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp, có năng suất thấp sang làm việc khu vực công nghiệp và dịch vụ, có năng suất cao hơn. Nó được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 1.4.2 Lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế- xã hội 2000-2010

ĐVT: người %



2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2010

Tốc độ tăng

BQ(%)

2001-

2005

2006-

2010

Tổng

số

59300

60760

67350

74360

84013

91469

95295

98600

101585

120000

9,1

5,6

Nông

- lâm- thủy sản

41586

42610

41559

40758

40329

39658

39194

37468

33930

34800

-0,9

-2,6

Tỷ lệ

70,1

70,1

61,7

54,8

48,0

43,4

41,1

38,0

33,4

29,0



CN-

xây dựng

9956

10201

16441

23432

31545

38914

42886

47328

51808

66000

31,3

11,1

Tỷ lệ

16,8

16,8

24,4

31,5

37,5

42,5

45,0

48,0

51,0

55,0



Dịch

vụ

7758

7949

9350

10170

12139

12897

13215

13804

15847

19200

10,7

8,3

Tỷ lệ

13,1

13,1

13,9

13,7

14,4

14,1

13,9

14,0

15,6

16,0



Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương Đến năm 2015 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàn thị xã Tân Uyên tại thời điểm 1/7 hằng năm đạt 138.074 người, chiếm 68, 58% trên dân số lao động đang làm việc năm 2015 tăng 14,68% so với năm 2014. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực nhà nước tăng 4,56%, ngoài nhà nước tăng

12,25%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 16,50%.

Bảng 1.4.3 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo loại hình kinh tế năm 2014-2015

Loại hình kinh tế

2014

2015

Tốc độ

tăng (%)

Tổng số

120.397

138.074

14,68

Nhà nước

4.672

4.885

4,56

Ngoài nhà nước

38.444

43.154

12,25

Có vốn đầu tư nước ngoài

77.281

90.035

16,50

Đơn vị: Người

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Tân Uyên

Lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc hằng năm tăng nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm ở khu vực nông nghiệp. Sự phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thị xã Tân Uyên trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào thu hút lao động làm việc trong các khu vực này. Tăng dân

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí