Quá Trình Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội Tỉnh Bình Dương

kinh tế tri thức, sự biến đổi cơ cấu ngành diễn ra không ngừng kéo theo sự biến đổi cơ cấu lao động xã hội, đòi hỏi phải chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch vụ, xây dựng làm cho lao động nông nghiệp giảm cả tương đối và tuyệt đối. Công nghiệp hoá, đô thị hóa đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hoá sẽ làm chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng lớn và nhịp độ cao đã thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta, cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ và thị trường) để phát triển kinh tế-xã hội cụ thể :

Một là: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7-1995. ASEAN đã trở thành một liên kết khu vực gồm 10 nước và là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong khối và với các nước ngoài khu vực. Nước ta cũng tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương. Từ tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều đó đã cho phép nước ta đẩy mạnh buôn bán, mở rộng hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực; thực hiện các chính sách tăng cường thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học- kĩ thuật, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển nguồn nhân lực, ….

Hai là: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI trên thế giới cho phép nước ta tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, đi tắt đón đầu công nghệ, tận dụng các nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không tách khỏi đô thị hóa vì“ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc đầu tiên là phải đô thị hóa”.

1.3.2. Bối cảnh trong nước

Nền kinh tế Việt Nam trong thập niên 90 của thế kỷ XX đã có những bước tiến khởi sắc đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, và cột mốc đầu

tiên đánh dấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể nhất là giai đoạn 2001-2005, tiếp theo đó là năm 2006 Việt Nam tham gia đầy đủ vào AFTA và là thành viên chính thức của WTO, tất cả phải kể đến sự đóng góp rất lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 146/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa ly, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm xây dựng vùng kinh tế phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước, giữ vững vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước và trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế cả nước dự báo sẽ tiếp tục là trung tâm công nghiệp- dịch vụ lớn nhất cả nước từ nay đến năm 2025 với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển. Điều này tạo lợi thế trong thu hút đầu tư đối với tỉnh Bình Dương và thị xã Tân Uyên.

Ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong thời gian qua một số vùng kinh tế trọng điểm của cả nước có sự phát triển nhanh chóng về công nghiệp với việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là vùng kinh tế Bắc Bộ với phát triển nhanh chóng của tỉnh Bắc Ninh, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với sự phát triển nhanh chóng của tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng. Với sự phát triển nhanh chóng của cả vùng kinh tế trọng điểm này dẫn đến sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư cũng như nguồn nhân lực cho phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Bình Dương trong thời gian qua quy hoạch phát triển mới các thị xã, thành phố mới, bao gồm thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, thành phố mới Bình Dương.

Song song với việc quy hoạch các thị xã, thành phố mới, tỉnh Bình Dương quy hoạch phát triển các khu công nghiệp- đô thị tập trung, quy hoạch nhiều khu công nghiệp tập trung. Thủ tướng chính phủ ban hành Công văn số 173/TTg- KTN ngày 28 tháng 01 năm 2016 về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Theo đó đến năm 2020 tỉnh Bình Dương được quy hoạch 34 khu công nghiệp, tổng diện tích là 14.790 ha. Trong đó thị xã Tân Uyên được quy hoạch 2 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.800,8 ha, chiếm 12,17% tổng diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đến năm 2015 tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp đang triển khai với tổng diện tích 9.412 ha, hiện có 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 65%, có 6/8 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 45%. Như vậy, với việc tăng diện tích khu công nghiệp từ 9.426 ha năm 2015 lên 14.790 ha vào năm 2020 trong bối cảnh nhiều khu công nghiệp ở phía Nam tỉnh Bình Dương chưa được lấp đầy dự báo sẽ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thị xã Tân Uyên [ 10].

Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 5

TP.HCM hiện là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế kĩ thuật của tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Tân Uyên nói riêng. Dự báo trong tương lai TP.HCM tiếp tục đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương và thị xã Tân Uyên, bao gồm cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, tham gia đầu tư trên địa bàn thị xã, là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của thị xã, tạo động lực phát triển thị trường bất động sản,…

Mặc dù trong bối cảnh hết sức khó khăn ở cả trong và ngoài nước. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng khá nhanh và tương đối bền vững, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm tăng và đạt xấp xỉ so với mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng của nước ta cũng thuộc loại khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện.

Các khu vực kinh tế điều có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch và chất lượng sản phẩm có nhiều cải thiện.

1.3.3. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương

Từ sau khi tái lập tỉnh (01/01/1997), bộ mặt kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn thay đổi từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp cơ bản hiện đại trong cả nước. Bên cạnh đó, bộ mặt đô thị cũng được quan tâm đầu tư, tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng thông thoáng, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sống, học tập và làm việc của người dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Từ năm 1997, kế thừa và phát huy thành quả của tỉnh Sông Bé trước đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, huy động được sức mạnh tổng hợp để phát triển. Nhờ vậy, từ năm 1997 đến nay, kinh tế Bình Dương luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.

Nhìn lại năm 1997, Bình Dương có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 50,45% - 26,8% - 22,8%. Tuy giá trị công nghiệp chiếm 50,45% nhưng lúc bấy giờ giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt

3.042 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 363 triệu đô la Mỹ gói gọn trong các ngành hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ, thu ngân sách đạt 817 tỷ đồng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước còn khiêm tốn, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 24%…[ 10].

Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng gấp 54,6 lần so với năm 1997. Đến nay, Bình Dương đã phát triển vượt bậc với những chỉ tiêu kinh tế cao gấp hàng chục lần so với ngày tái lập. Cụ thể, đến cuối năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 217.211 tỷ đồng, tăng gấp 54,6 lần so với năm 1997 (3.978 tỷ đồng), cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 60% - 37,3% - 2,7% (giai đoạn 1997 - 2000 là 58,1% - 25,2% - 16,7%), tỷ lệ đô thị hóa đạt 85%, tăng gần 4 lần. Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhanh, năm 2010 đạt 30,1 triệu, cao gấp 1,9 lần so

với trung bình cả nước, tăng gấp hơn 05 lần so năm 1997; năm 2016 GRDP bình quân đầu người ước đạt 108,6 triệu đồng, tăng gấp 18,7 lần so với năm 1997 (5,8 triệu đồng). [ 10]

Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ lấp đầy 16 khu công nghiệp ở khu vực phía Nam và thành phố Thủ Dầu Một, đồng thời chủ trương phát triển công nghiệp lên khu vực phía Bắc của tỉnh. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020 nhiều dự án phát triển giao thông cấp vùng và cấp tỉnh được đầu tư xây dựng chạy qua địa bàn thị xã Tân Uyên, đặc biệt là tuyến đường vành đai 4, tuyến đường sắt Dĩ An- Lộc Ninh sẽ được xây dựng. Các tuyến đường này đi qua thị xã Tân Uyên sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của thị xã. Thị xã Tân Uyên có cảng Thạnh Phước đã được đưa vào khai thác góp phần tạo nên lợi thế cho thị xã trong kì quy hoạch. Đến năm 2020 thị xã Tân Uyên sẽ đạt tiêu chuẩn đô thị loại III trước năm 2020, đồng thời các xã sẽ chuyển thành phường. Điều này sẽ tác động tích cực đến phát triển đô thị của thị xã Tân Uyên trong tương lai.

Đạt đượ c kết quả như hôm nay là do trong quá trình phát triển kinh tế, Bình Dương luôn lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp gắ n với đô thị hóa. Nếu năm 1997, Bình Dương có 6 khu công nghiệp (KCN) tập trung ở hầu hết phía Nam với diện tích quy hoạch 800 ha thì đến nay đã phát triển lên 28 KCN và 8 cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích trên 10.000 ha được phân bố trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ hạ tầng bảo đảm mà trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút đầu tư hiệu quả với 25.170 doanh nghiệp trong nước đăng ký hoạt động với tổng số vốn là

187.000 tỷ đồng và 2.818 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 25,6 tỷ đô la Mỹ.

Sự hoàn thiện của hạ tầng các KCN ngày càng đưa tiếng vang của Bình Dương đến với bạn bè quốc tế nhiều hơn. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, Bình Dương luôn có môi trường đầu tư lý tưởng để ưu tiên chọn lựa. Chính vì vậy, nguồn đầu tư vào Bình Dương không chỉ tăng về lượng mà còn vượt về chất với nhiều dự án tầm cỡ của nhiều tập đoàn lớn có tiếng trên thế giới

như: Tokyo Nhật Bản đầu tư 1,2 tỷ đô la Mỹ, Procter & Gamble (P&G) 157,2 triệu đô la Mỹ, Kumho 128,3 triệu đô la Mỹ, Tập đoàn SCG Siam Cement 140 triệu đô la Mỹ, Uni - President gần 104 triệu đô la Mỹ, Maruzen foods hơn 100 triệu đô la Mỹ, Mapletree 400 triệu đô la Mỹ,…

Trong giai đoạn phát triển mới, Đô thị đòn bẩy phát triển công nghiệp, tỉnh xác định việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển phải vừa khẳng định được vị trí của một tỉnh công nghiệp phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, vừa tạo tiền đề vững chắc cho việc đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chặng đường tiếp theo. Mục tiêu bao trùm của giai đoạn 2001-2016 là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với phát triển văn hóa – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh. Tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Quy hoạch, xây dựng định hướng phát triển tỉnh Bình Dương thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu đẹp.

Trên cơ sở đó, cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp thì việc phát triển đô thị nhằm phục vụ cho công nghiệp là vấn đề mà tỉnh ưu tiên hàng đầu. Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch làm kim chỉ nam phát triển, tỉnh đã triển khai lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hàng đầu là cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, đô thị loại I trước năm 2020. Bên cạnh đó, tỉnh đã mạnh dạn thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài có uy tín để lập quy hoạch chung đô thị Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để có cơ sở đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Từ lợi thế về hạ tầng phát triển công nghiệp, tỉnh đã mạnh dạn triển khai thực hiện một loạt các dự án quan trọng như: Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với tổng diện tích 4.196 ha, trong đó 1.000 ha trung tâm đô thị với Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương là hạt nhân; một số tuyến giao thông huyết mạch như: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn, Nguyễn Chí Thanh, đường Phạm Ngọc Thạch, đường ĐT746, đường 7A, các tuyến đường BOT trên địa bàn thị xã Tân Uyên… đã hình thành bộ khung nhằm thu hút đầu tư phát triển thương

mại, dịch vụ và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nhiều trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động như: Trung tâm Thương mại AEON Mall, Lotte Mart, Trung tâm Thương mại Becamex, Trung tâm Thương mại Big C Bình Dương, Big C Dĩ An, Coop Mart Bình Dương, Metro,… đã từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, từng bước nâng cao chất lượng các hình thức kinh doanh, mua sắ m, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh [ 78]

Có thể nói, qua 20 năm, dưới sự lãnh đạo và sự năng động trong điều hành của Đảng bộ, chính quyền, Bình Dương đã thật sự chuyển biến đột phá trong phát triển công nghiệp - đô thị. Mô hình phát triển công nghiệp tạo động lực phát triển đô thị và ngược lại, xây dựng và phát triển đô thị nhằm tạo ổn định xã hội để người dân trong và ngoài tỉnh yên tâm sống, làm việc, học tập và gắ n bó lâu dài với tỉnh để góp phần phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế tỉnh Bình Dương nói chung đang phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Đây là nền tảng cơ bản và vững chắ c để Bình Dương hướng đến việc trở thành một đô thị xanh, văn minh và hiện đại trong tương lai.

Không chỉ có công nghiệp – dịch vụ - đô thị mà trong 20 năm qua, tỉnh luôn quan tâm, đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần đem lại thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Trong thời gian qua, các khu công nghiệp (KCN) Bình Dương được xây dựng và phát triển trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Song với sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương, sự quyết tâm cao của các chủ đầu tư và sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp đã giúp cho các KCN tiếp tục giữ vững ổn định và phát triển, góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương, đưa Bình Dương trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển các KCN.

Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đại hội Đảng lần

thứ VII năm 1991 và tận dụng các cơ chế mới sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, Bình Dương đã tiến hành thành lập các KCN Bình Đường, Sóng Thần 1 vào năm 1995 để thu hút các dự án đầu tư, đến năm 2015 Bình Dương đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích quy hoạch gần 10.000 ha [ 37].

Về quy mô KCN, bình quân diện tích khoảng 336 ha/khu. KCN lớn nhất là KCN Việt Nam - Singapore II mở rộng thuộc thị xã Tân Uyên với diện tích

1.008 ha, KCN nhỏ nhất là KCN Bình Đường với diện tích 16,5 ha. So với cuối năm 2005, quy mô KCN tăng gấp 1,85 lần (182 ha/khu). Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, dự kiến toàn tỉnh sẽ có tổng cộng 35 KCN với tổng diện tích gần 14.000 ha [ 37].

Việc quy hoạch hình thành, xây dựng và phát triển các KCN đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là ở các thị xã mới thành lập như Bến Cát, Tân Uyên. Điểm đặc biệt của Bình Dương là không sử dụng vốn ngân sách để đầu tư phát triển hạ tầng trong các KCN. Hiện tại, có 19 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN.

Phát triển KCN gắn với phát triển đô thị, dịch vụ. Quan điểm phát triển KCN gắn với khu dân cư và đô thị lần đầu tiên được Bình Dương thực hiện từ năm 2002 đối với quy hoạch KCN Mỹ Phước. Chỉ trong hai năm, KCN Mỹ Phước đã trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư và là tiền đề để phát triển tiếp KCN Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3 theo mô hình quy hoạch trên và phát triển tiếp các khu đô thị Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3, Bàu Bàng, Việt Nam - Singapore II. Các mô hình quy hoạch KCN gắn với đô thị như hiện nay đã đánh dấu sự phù hợp của quan điểm mới và cách nhìn mới về phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ.

Đặc biệt, việc hình thành Khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ với diện tích khoảng 4.196 ha; trong đó đã quy hoạch 7 KCN và xây dựng Khu đô thị mới với diện tích 1.000 ha. Đây sẽ là đô thị văn minh, hiện đại và là nền tảng để Bình Dương trở thành đô thị loại I trước năm 2020. Đến nay, cơ sở hạ tầng

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí