1.4. Khái quát về Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 29
1.4.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 29
1.4.2. Dân số và lao động 33
1.4.3. Quá trình hình thành và phát triển 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 41
CHƯƠNG 2 42
TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - ĐÔ THỊ HÓA 42
Ở THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (1997 - 2017) 42
2.1. Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa giai đoạn: 1997 - 2012 42
2.1.1. Nghành công nghiệp - xây dựng 44
2.1.2. Khu vực dịch vụ 50
2.1.3. Ngành nông lâm thủy sản 53
2.1.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng 54
2.1.5. Văn hóa – xã hội 56
2.2. Quá trình giai đoạn 2012 - 2017 58
2.2.1. Nghành công nghiệp - xây dựng 59
2.2.2. Khu vực dịch vụ 63
2.2.3. Nghành nông lâm thủy sản 63
2.2.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng 64
2.2.5. Văn hóa – xã hội 66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3 70
MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 70
(1997- 2017) ..................................................................................................................70
3.1. Thành tựu 70
3.2. Hạn chế và nguyên nhân 73
3.2.1. Hạn chế 73
3.2.2. Nguyên nhân 74
3.3. Định hướng Công nghiệp hóa - Đô thị hóa thị xã Tân Uyên đến năm 2030 ...76
3.4. Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 95
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.4.1 Dân số trung bình huyện Tân Uyên (cũ) giai đoạn 2000-2010 33
Bảng 1.4.2 Lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế- xã hội 2000-2010 36
Bảng 1.4.3 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo loại hình kinh tế năm 2014-2015 36
Bảng 2.1.1 Tổng giá trị tăng thêm huyện Tân Uyên ( 2000 - 2008) 47
Bảng 2.1.2 Đóng góp của ngành công nghiệp – xây dựng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế từng năm ( ĐVT: %) 48
Bảng 2.1.3 Hoạt động thương mại giai đoạn năm 2000 -2008 50
Bảng 2.1.5 Xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn 2001-2008 52
Bảng 2.1.6 Doanh thu du lịch trên địa bàn năm 2001 - 2008 52
Bảng 2.2.1. Tỷ lệ lấp kín các KCN trên địa bàn thị xã Tân Uyên đến năm 2015 61
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CHỮ VIẾT TẮT | CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ | |
1 | BC- BQL | Báo cáo Ban quản lí |
2 | BOT | Xây dựng-thai thác-chuyển giao |
3 | BQ | Bình quân |
4 | BT | Xây dựng-chuyển giao |
5 | Cty | Công ty |
6 | CN | Công nghiệp |
7 | DT | Diện tích |
8 | DTXD | Diện tích xây dựng |
9 | ĐVT | Đơn vị tính |
10 | GTSX | Gía trị sản xuất |
11 | KCN | Khu công nghiệp |
12 | KD | Kinh doanh |
13 | NQ | Nghị Quyết |
14 | NTM | Nông thôn mới |
15 | ODA | Hỗ trợ phát triển |
16 | P | Phường |
17 | PPP | Đối tác công tư |
18 | QĐ | Quyết định |
19 | ST | Siêu thị |
20 | TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
21 | TP.HCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
22 | TTTM | Trung tâm thương mại |
23 | TX | Thị xã |
24 | UBND | Ủy ban nhân dân |
25 | VLXD | Vật liệu xây dựng |
26 | X | Xã |
27 | XD | Xây dựng |
28 | XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
29 | FDI | Đầu tư nước ngoài |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 1
- Nguồn Tài Liệu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Các Quan Điểm Tiếp Cận Về Công Nghiệp Hóa - Đô Thị Hóa
- Quá Trình Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghiệp hóa - Đô thị hóa là quá trình vận động, biến đổi phức tạp về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, môi trường,…. Quá trình này vừa là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, vừa là biểu hiện sinh động của sự phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia. Công nghiệp hóa và Đô thị hoá là một trong những vấn đề đang được thế giới quan tâm. Quá trình này diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, với tốc độ ngày càng nhanh chóng và trở thành một xu thế toàn cầu tất yếu của nhân loại .
Cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người, Đô thị hóa là một quy luật tất yếu, gắn liền với quá trình Công nghiệp hóa đã dẫn đến những chuyển biến lớn về kinh tế - văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì vậy đô thị hóa là một tiêu chí phản ánh tổng hợp quá trình vận động và phát triển đi lên của mỗi quốc gia. Mặc dù đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa vẫn có sự khác biệt giữa các châu lục, các khu vực và quốc gia trên thế giới.
Quá trình Đô thị hoá của Việt Nam diễn ra khá sớm, đặc biệt từ khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, thực hiện quá trình Công nghiệp hóa thì bộ mặt kinh tế và bộ mặt đô thị nước ta đã chuyển sang một bước ngoặc quan trọng với tốc độ nhanh hơn và diễn biến đa dạng. Tuy nhiên nước ta vẫn là nước có mức độ đô thị hóa thuộc loại thấp nhất của khu vực và thế giới. Do yêu cầu phát triển với xu hướng quốc tế và theo đúng quy luật quá trình Đô thị hóa nước ta song hành với quá trình Công nghiệp hóa. Mặc dù quá trình Đô thị hóa nước ta mới ở giai đoạn đầu của đô thị hóa công nghiệp, nhưng phần nào đã khẳng định được vai trò trong sự thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước, đồng thời cũng bộc lộ nhiều hệ quả đáng lo ngại. Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa là một trong những vấn đề đáng được quan tâm của giới nghiên cứu địa lí hoc, kinh tế học, xã hội học cũng như sử học hiện nay.
Trước đây thị xã Tân Uyên là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bình Dương một huyện còn nghèo, có nhiều xã thuộc khu vực vùng sâu vùng xa nơi được
mệnh danh là chiến khu Đ anh hùng. Kể từ sau năm 1997 khi tỉnh Bình Dương được tách ra từ tỉnh Sông Bé cũ, Bình Dương bước vào vùng kinh tế mới với biết bao đổi thay. Huyện Tân Uyên cũng từ đó thay đổi diện mạo một cách nhanh chóng. Trong những năm qua Đảng bộ và Chính quyền cùng người dân huyện Tân Uyên đã tích cực vận động, khai thác lợi thế vị trí, đất đai, huy động nội lực và tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực để trở thành huyện công nghiệp gắn với đô thị quan trọng của tỉnh Bình Dương.
Cùng với chính sách Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội qua các thời kỳ, huyện Tân Uyên đã đưa vào thực hiện một số các dự án quan trọng về giao thông, về xây dựng các khu cụm công nghiệp, chuyển đổi các vùng sản xuất, tạo tiền đề cho việc phát triển Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và tiến đến Đô thị hóa toàn huyện một cách tích cực, theo định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương và cả nước.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Thị xã Tân Uyên được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Tân Uyên, do đó quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Tân Uyên đến năm 2020, đã được Uỷ Ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt. Việc thành lập thị xã từ việc điều chỉnh địa giới hành chính của một huyện nông nghiệp đặt ra nhiều vấn đề mà thị xã Tân Uyên cần giải quyết.
Tình hình trên đòi hỏi cần có cơ sở lý luận mang tính hệ thống và phân tích thực trạng biến đổi trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Huyện. Nghiên cứu quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa thị xã Tân Uyên nhằm cung cấp những luận cứ khoa học về mục tiêu, phương án phát triển kinh tế- xã hội, môi trường thị xã Tân Uyên nói riêng và trong quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa tỉnh Bình Dương nói chung, giúp đề ra giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của thị xã, đặc biệt là vị trí địa lý, tài nguyên đất, điều kiện tự nhiên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa tỉnh Bình Dương, qua đó nhằm nâng cao tiềm lực lợi thế sẵn có và khắc phục
khó khăn nhằm hướng đến sự phát triển đô thị hóa theo hướng bền vững ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong tương lai.
Với quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên cho đến nay vẫn còn nhiều bỏ ngỏ với nhiều nội dung cần được làm rõ. Đó là lý do tôi chọn đề tài Luận văn Thạc Sĩ, Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam “Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (1997-2017)” để nghiên cứu, triển khai thành luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Một là, trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình phát triển đô thị ở Thị xã Tân Uyên trước năm 1997 từ đó thấy được tiềm năng phát triển Công nghiệp hóa - Đô thị hóa của Thị xã Tân Uyên, Bình Dương.
Hai là, nhận diện, phân tích quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa 1997 - 2017 dựa trên thực trạng biến đổi tình hình kinh tế- xã hội thị xã qua các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông – lâm – thủy sản, kết cấu hạ tầng, môi trường, giáo dục, an ninh quốc phòng,.. ở thị xã Tân Uyên trong quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa giai đoạn năm 1997- 2017, 20 năm đổi mới và phát triển.
Ba là, triển vọng phát triển Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, trong đó đưa ra một số nhận xét đánh giá, từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thuận lợi, đồng thời khắc phục khó khăn nảy sinh cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thị xã Tân Uyên góp phần vào tiến trình thực hiện Công nghiệp hóa - Đô thị hóa trong tương lai.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công nghiệp hóa và Đô thị hoá là một trong những vấn đề đang được thế giới quan tâm. Bởi vậy, đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đề cập đến Công nghiệp hóa và Đô thị hoá ở các khía cạnh khác nhau.
Trước tiên là nhóm các công trình nghiên cứu chung về vấn đề công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Những nghiên cứu về đô thị hóa trong quá trình Công nghiệp hóa, Đô thị hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng gần đây mới được các cá nhân, tổ chức, nhà nước, chính quyền, đoàn thể các ban ngành đặc biệt quan tâm. Trước kia có một vài tác giả nghiên cứu, nhưng chủ yếu là nghiên cứu phạm vi rộng cả nước có thể kể tới một số tác giả như: “ Nguyễn Duy Quý với “ Đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa (1998); Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử với “ Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (1998); Đào Hoàng Tuấn (2008) với “ Phát triển bền vững đô thị”. Bên cạnh các công trình nghiên cứu được công bố của các cá nhân, nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn, các bài viết trên nhiều tạp chí trong nước cũng lấy vấn đề công nghiệp hóa, đô thị hóa làm chủ đề thảo luận: “ Hội thảo khoa học quốc tế “ Phát triển đô thị và xã hội bền vững – trách nhiệm của giáo dục, nghiên cứu và quản lí tại thành phố Hồ Chí Minh; diễn đàn đô thị Việt Nam được thành lập ngày 22/10/2003 nhằm đúc kết kinh nghiệm, kết hợp toàn diện lợi ích của các đối tác trong nước và quốc tế trong công tác quản lí và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam: “Hội thảo đô thị Việt Nam năm 2000”, “ Hội thảo quốc tế về các xu hướng đô thị về vùng ven Đông Nam Á” Tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2008,…và nhiều cuộc hội thảo khác cũng liên quan.
Một số hội thảo khoa học cấp quốc gia liên quan đến chủ đề công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương được triển khai rộng rãi năm 2015 tại Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức Hội thảo khoa học “Công nghiệp hóa, đô thị hóa qua thực tiễn ở Bình Dương”. Hội thảo do Giáo sư - Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới và ông Nguyễn Hữu Từ, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương chủ trì, các nhà khoa học; lãnh đạo các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, một số sở, ban, ngành của Bình Dương và TP.HCM.
Tại hội thảo đã thông qua hơn 10 tham luận của các đại biểu, gồm: Công nghiệp hóa, đô thị hóa qua thực tiễn của Bình Dương qua 30 năm đổi mới; quy