Các Quan Điểm Tiếp Cận Về Công Nghiệp Hóa - Đô Thị Hóa

1.1.2. Khái niệm Đô thị hóa

Đô thị hóa là một trong những vấn đề đang được thế giới quan tâm. Quá trình đô thị hóa diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, với tốc độ ngày càng nhanh chóng và trở thành một xu thế toàn cầu tất yếu của nhân loại. Cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người, đô thị hóa là một quy luật tất yếu, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa đã dẫn đến những chuyển biến lớn về kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì vậy đô thị hóa là một tiêu chí phản ánh tổng hợp quá trình vận động và phát triển đi lên của mỗi quốc gia. Mặc dù đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, quá trình đô thị hóa vẫn có sự khác biệt giữa các châu lục, các khu vực và quốc gia trên thế giới.

Quá trình đô thị hóa Việt Nam diễn ra khá sớm nhưng sau khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội thì bộ mặt kinh tế và bộ mặt đô thị nước ta đã chuyển sang một bước ngoặt quan trọng với tốc độ nhanh hơn và diễn ra đa dạng..

Có nhiều cách định nghĩa về khái niệm đô thị hóa ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình là: “đô thị hóa là khu vực dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [32; 12]. Khái niệm này có nội hàm tương đối trùng khớp với những thuộc tính dùng để xác định đô thị tại Việt Nam hiện nay.

Hiện nay đô thị hóa còn được hiểu theo nghĩa khác là quá trình kinh tế- xã hội biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của cư dân đô thị. Quá trình này bao gồm sự thay đổi về lực lượng sản xuất, trước hết là sự phân bổ dân cư trong kết cấu nghề nghiệp, xã hội ,…Đó là quá trình tập trung tăng cường phân hóa các hoạt động đô thị và nâng cao tỷ lệ dân thành thị [30; 28]

Dưới gốc độ động lực phát triển, tác giả Trương Quang Thảo có cách lí giải khá dễ hiểu về quá trình đô thị hóa, đó là “ Công nghiệp hóa làm cho đô thị hình thành và phát triển ngày càng nhiều, càng rộng số người chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản suất công nghiệp ngày càng đông và đến một lúc nào đó

sản xuất nông nghiệp cũng sẽ được công nghiệp hóa. Hiện tượng đó được gọi là đô thị hóa. Ở gốc độ này nhiều tác giả cũng cho rằng, quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước, đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa.

Đô thị hóa quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Định nghĩa về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Tùy theo gốc độ nghiên cứu của các lĩnh vực ở từng thời điểm lịch sử khác nhau mà có cách định nghĩa về đô thị hóa khác nhau.

Đô thị hóa làm cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt. Cơ cấu công nghiệp và dịch vụ tăng lên, nông nghiệp giảm xuống. Đô thị hóa ở vùng này có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng và địa phương khác. Đô thị hóa thu hút lực lượng lớn tập trung dân cư đông đúc, tiêu thụ lượng hàng hóa lớn, nơi sử dụng lực lượng có trình độ chuyên môn hóa cao, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Cơ sở để phát triển kinh tế. Đô thị hóa phát triển giúp tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

Trên thực tế, động lực phát triển của đô thị hoá ở thị xã Tân Uyên- Bình Dương được bắt nguồn từ 2 mặt, là tác dụng lực hút của đô thị và tác dụng lực đẩy của nông thôn do công nghiệp hoá mang lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

1.2. Các quan điểm tiếp cận về Công nghiệp hóa - Đô thị hóa

1.2.1. Khái quát quan điểm về Công nghiệp hóa - Đô thị hóa trên thế giới

Quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1997 - 2017 - 4

Trên thế giới quan điểm về công nghiệp hóa được xem là quá trình chuyển nền kinh tế từ sản xuất thủ công, lạc hậu sang sản xuất bằng máy móc với trình độ kỹ thuật, công nghệ cải tiến. Quá trình công nghiệp hóa làm biến đổi sâu sắc bộ mặt xã hội và môi trường thiên nhiên.

Nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa trên thế giới là trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và theo đó là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Quá trình công nghiệp hóa trên thế

giới gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Cuộc cách mạnh khoa học công nghệ vào những thập niên cuối thế kỷ 20. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự phát triển của các ngành: hóa tổng hợp, điện tử, viễn thông, máy móc tự động và ngành sinh học. Bản chất của cuộc cách mạng này là đổi mới bộ máy sản xuất của nền kinh tế trên cơ sở sử dụng những công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắc. Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước trên thế giới thực hiện công nghiệp hóa.

Cùng với Công nghiệp hóa - Đô thị hóa được xem như một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của xã hội. Trào lưu đô thị hóa rộng lớn ở qui mô thế giới, chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 19. Năm 1975, chỉ khoảng 1/3 dân số thế giới sống ở đô thị. Dự đoán đến năm 2025, tỉ lệ này sẽ tăng đến 2/3. Ở Mỹ, năm 1800, mới chỉ có 6% dân sống đô thị, đến năm 1970, số dân sống ở đô thị và ven đô đã lên đến 75%. Hầu hết sự đô thị hóa gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển (3,5%), còn ở các nước phát triển tăng chậm hơn (91%).

Một số thuận lợi của việc gia tăng đô thị hóa: Đô thị hóa được xem như là trung tâm thương mại và công nghiệp; Trung tâm y tế và chính trị; Thu nhập quốc gia cao. Ngân hàng thế giới dự đoán, ở các nước đang phát triển, khoảng 80% sự phát triển kinh tế trong tương lai sẽ diễn ra ở thành phố lớn và nhỏ; Sức khỏe được cải thiện; Học vấn cao hơn; Cải thiện chất lượng cuộc sống cùng với nhiều thuận lợi khác như thông tin, đa dạng, năng động, và sự đổi mới. Tuy nhiên một số bất gặp của quá trình đô thị hóa: Mật độ dân số ở đô thị ở tầm cỡ chưa từng có, nhu cầu về đất đai gia tăng, dẫn đến diện tích bình quân trên đầu người thu hẹp dần, sản phẩm thải ra môi trường đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ô nhiễm không khí dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính, suy thoái tầng ozone, thiếu nguồn nước sạch…

Để thực hiện Công nghiệp hóa - Đô thị hóa các quốc gia trên thế giới cần tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học – công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển

nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và công nghiệp văn hoá.

1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp hóa - Đô thị hóa

Ở nước ta có rất nhiều quan điểm khác nhau về công nghiệp hóa và đô thị hóa nhưng tất cả đều có nét chung, đây là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.

Đô thị hoá gắn liền với một thể chế kinh tế xã hội nhất định, gắn liền với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn, sự biến đổi ấy thể hiện ở sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… Ở các nước phát triển, đô thị hoá đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố theo chiều sâu, tạo điều kiện để điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi, hạn chế bất lợi của quá trình đô thị hoá, nâng cao điều kiện sống và làm việc, công bằng xã hội, xóa bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn…

Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam chúng ta, biểu hiện của đô thị hoá là sự bùng nổ về dân số, sự phát triển công nghiệp. Công nghiệp hoá là cơ sở cho sự phát triển của đô thị hoá. Đô thị hóa trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp, sau đó là cách mạng công nghiệp đã thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động cao hơn và đã phân công lại lao động xã hội, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, đồng thời, cách mạng công

nghiệp đã tập trung hoá lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ [ 6,174].

Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tác động đến quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước thì sự phát triển đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biển. Trình độ phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong quá trình đô thị hóa. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để xây dựng, nâng cấp, cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn. Nguồn đó có thể từ trong nước hay từ nước ngoài.

Trình độ phát triển kinh tế thể hiện trên nhiều phương diện: quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo dục của dân cư, mức sống dân cư.

Ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.

Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới là hình thức phổ biến với các đô thị của Việt Nam trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới được xem là hình thức đô thị hóa theo chiều rộng và là sự mở đường của quan hệ sản xuất cho lực lượng sản xuất phát triển [ 2; 133]. Với hình thức này dân số và diện tích đô thị tăng nhanh chóng. Sự hình thành các đô thị mới để phát triển đồng đều các khu vực, các đô thị mới được xây dựng trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp và các vùng kinh tế là xu hướng tất yếu của sự phát triển.

Nâng cao trình độ các đô thị hiện có là quá trình thường xuyên và tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển. Các nhà quản lý đô thị và các thành phần

kinh tế trên địa bàn đô thị thường xuyên vận động nhằm làm giàu thêm cho đô thị của mình. Quá trình đó đòi hỏi họ phải điều tiết, tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có và hoạt động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội ở đô thị.

Đại hội XII khẳng định, sau 30 năm đổi mới, quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước ngày càng được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu quan trọng:

“Công nghệ sản xuất công nghiệp đã có bước thay đổi về trình độ theo hướng hiện đại. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm dần cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch phù hợp với tiến trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa” [ 35; 211]. “Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn có chuyển biến, nông nghiệp phát triển toàn diện hơn theo hướng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, ứng dụng khoa học - công nghệ và mức độ cơ giới hóa được nâng lên, xây dựng nông thôn mới có nhiều tiến bộ” [34;135]

“Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh”. Cơ cấu kinh tế theo ngành dần chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, xây dựng.

Đại hội XII nhấn mạnh cần “Xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế (GDP bình quân đầu người, tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, tỷ trọng nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa, điện bình quân đầu người,...); những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội và những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về môi trường (tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ che phủ rừng, tỷ lệ giảm mức phát thải khí nhà kính...).

Như vậy, trên thực tế, động lực phát triển của đô thị hoá được bắt nguồn từ hai mặt: là tác dụng lực hút của đô thị và tác dụng lực đẩy của nông thôn do công nghiệp hoá mang lại. Lực hút của đô thị là vì hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và doanh nghiệp tập trung lên đô thị, công nghiệp hoá tạo ra ưu thế, cơ

hội cho một số lượng lớn người dân rời khỏi nông thôn ra đô thị tìm kiếm việc làm và thu nhập làm cho một số lượng lớn sức lao động nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp, tạo điều kiện cho cả nước đẩy mạnh nhanh quá trình đông nghiệp hóa, đô thị hóa.

Cùng với sự phát triển trong quan điểm của Đảng thì quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa đã có những bước tiến quan trọng. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành, nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được củng cố; diện mạo nhiều vùng nông thôn có thay đổi quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Đặc biệt chúng ta có thể thấy ở một số địa phương, rõ nhất là tỉnh ở Bình Dương tốc độ Công nghiệp hóa - Đô thị hóa diễn ra khá mạnh cụ thể là ở thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương.

1.3. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước ảnh hưởng đến quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa ở Tân Uyên

1.3.1 Bối cảnh quốc tế, khu vực

Trong bối cảnh quốc tế quan điểm toàn diện về Công nghiệp hóa - Đô thị hóa được xem là một mối liên hệ quan trọng không thể thiếu, có tác động lớn đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các quốc gia. Công nghiệp hóa - Đô thị hóa đang diễn ra trong tình trạng kinh tế thế giới diễn biến nhanh chóng và chứa đựng những yếu tố khó lường.

Thứ nhất, chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến cho chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào tình trạng thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất thời đại: loài người vẫn đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn còn tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.

Thứ hai, nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi.

Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ vẫn tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao hơn, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá kinh tế và đời sống xã hội.

Thứ tư, toàn cầu hóa và khu vực hóa đang gia tăng trở thành xu thế và là đặc điểm mới nổi bật của nền kinh tế thế giới, xu thế tất yếu khách quan trong thế kỉ XXI, cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu( bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số, bệnh tật hiểm nghèo, phân hoá giầu nghèo).

Vấn để trên không thể một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết, mà cần có sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia.

Thứ năm, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang có những bước phát triển đầy năng động. Đồng thời khu vực này cũng tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây bất ổn định. Bên cạnh đó hiện nay trong quan hệ quốc tế nổi bật xu thế hoà bình, ổn định hợp tác phát triển, đấu tranh vì hoà bình. Thuận lợi đó tạo ra thế và lực để chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn. Mặt khác, trong môi trường hoà bình và ổn định của khu vực, sự phát triển năng động của vùng Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới trong hoà bình ổn định và hợp tác đang trở thành một xu thế chung, chủ yếu của thời đại, khả năng hội nhập cộng đồng thế giới được mở rộng hơn bao giờ hết.

Cùng với xu thế phát triển của thế giới thì trong những năm gần đây, sự xuất hiện kinh tế tri thức tạo bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất. Đây là xu thế vận động và phát triển khách quan của lịch sử quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở các nước hiện nay. Nhân tố quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức là con người có tri thức, vấn đề không còn là tài nguyên thiên nhiên hay tiền vốn. Đầu tư vào tài nguyên con người chủ thể sáng tạo ra tri thức trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển. Để thu hẹp khoảng cách phải rút ngắn được khoảng cách tri thức và năng lực tạo ra tri thức. Sự xuất hiện kinh tế tri thức đang đem lại những cơ hội lớn cho các nước trên trên thế giới và cả nước ta, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và các nước phát triển.

Có thề nói công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, đô thị đã diễn ra từ lâu trong lịch sử xã hội thế giới. Ngày nay cùng với nền

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí