Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 21


cụ thể hoá thành những chủ trương, chính sách, đề án, văn bản ở địa phương mình. Quá trình thực tiễn hoá đường lối, chủ trương phản ánh tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ trong nhận thức và hành động. Các khâu của công tác cán bộ DTTS được thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả. Nhờ làm tốt và sớm công tác quy hoạch nên các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có tính sát hợp với thực tiễn địa phương và phù hợp với đối tượng người học, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng có những đổi mới theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, hạn chế sự hàn lâm, kinh viện, chưa phù hợp với đặc thù đối tượng cán bộ người DTTS của các địa phương. Trong điều kiện nguồn lực còn khó khăn nhưng các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều cố gắng dành những ưu tiên với con em các DTTS. Điều này thể hiện cụ thể toàn diện trong tất cả các khâu của công tác cán bộ.

Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, bên cạnh vai trò trực tiếp của cả hệ thống chính trị, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã linh hoạt, sáng tạo trong phát huy hiệu quả sự tham gia của lực lượng toàn xã hội. Trong bối cảnh nguồn lực các địa phương còn hạn hẹp, lại phải san sẻ với nhiều nhiệm vụ cấp bách thì những nguồn lực và sự đóng góp cả trực tiếp và gián tiếp của nhân dân, của xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, kết quả có được của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS còn là nhờ ý thức tự vươn lên của chính bản thân các cộng đồng dân cư DTTS. Vượt lên cái đói nghèo chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn, vượt qua những hủ tục lạc hậu, trong các gia đình, dòng họ DTTS đã có tinh thần động viên con em mình tham gia học tập để nhận thức và từng bước nâng cao trình độ hiểu biết, trở thành những người cán bộ tương lai, góp phần trực tiếp, quan trọng trong xây dựng quê hương.

Với cách làm chủ động, sáng tạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội ở các tỉnh Tây Bắc; sự tham gia hiệu quả, tích cực của


các lực lượng xã hội; ý thức tự vươn lên của các nhóm dân cư DTTS và cá nhân mỗi cán bộ DTTS, nhìn chung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi Tây Bắc trong 10 năm cùng cả nước thực hiện CNH, HĐH (2006-2016) có những chuyển biến mạnh mẽ. Sự vươn lên của đội ngũ cán bộ DTTS không chỉ thể hiện ở sự gia tăng về số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng của đội ngũ này có sự chuyển dịch so với các thời kỳ trước. Số cán bộ có trình độ đại học và sau đại học ngày càng tăng. Đặc biệt, đã có nhiều cán bộ DTTS nỗ lực học tập, vươn lên đạt học vị tiến sĩ. Số lượng cán bộ DTTS làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ngày càng tăng, trong đó, nhiều đồng chí đảm trách những vị trí lãnh đạo cao ở cấp tỉnh. Vai trò đóng góp của đội ngũ cán bộ DTTS có ý nghĩa quan trọng vào sự vươn lên và phát triển của các địa phương Tây Bắc trong thời kỳ đầu thực hiện CNH, HĐH.

Bên cạnh những kết quả tích cực thì do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc vẫn còn một số hạn chế. Việc nhận thức và xác định chủ trương, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở một số nội dung còn những bất cập. Quá trình tổ chức chỉ đạo, thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc còn có tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ và triệt để. Điều này đã dẫn tới kết quả thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở một số nội dung cụ thể của công tác chưa đáp ứng được yêu cầu. Ở các địa phương Tây Bắc, tình trạng mất cân đối trong tỷ lệ cán bộ DTTS với cán bộ người Kinh, giữa tỷ lệ cán bộ DTTS với dân số của dân tộc mình, mất cân đối giữa đội ngũ cán bộ các cơ quan Đảng và Nhà nước, mất cân đối về giới tính, độ tuổi,... vẫn còn diễn ra. Trình độ đội ngũ cán bộ DTTS có sự chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên ở cấp cơ sở, dấu ấn này còn chưa thực sự rõ nét. Còn có tình trạng chưa phù hợp giữa khâu tuyển dụng với khâu bố trí và sử dụng cán bộ, trong điều kiện nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp, các chính sách ưu đãi dù đã có nhưng nhìn chung còn thấp, chưa thực sự đáp


ứng đủ cho đội ngũ cán bộ DTTS, khi mà điều kiện công tác, làm việc tại cấp cơ sở là hết sức khó khăn.

Quá trình quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ trong 10 năm (2006- 2016) đã để lại cho các Đảng bộ tỉnh khu vực nhiều kinh nghiệm quý báu. Đó là phải luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Phải thống nhất nhận thức và phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Phải thực hiện toàn diện, đồng bộ các khâu trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra, cũng cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ của đội ngũ cán bộ người DTTS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Như vậy, thực tiễn 10 năm (2006-2016) các Đảng bộ tỉnh miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đã để lại những kết quả quan trọng. Dựa trên nền tảng kết quả đó, đồng thời tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ mới để kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách, những giải pháp trong thực tiễn sẽ là điều kiện quan trọng để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh Tây Bắc có sự chuyển mình trong giai đoạn tiếp theo.


Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 21

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Lê Tuấn Vinh (2019), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về: đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc”, Tạp chí Giáo dục lý luận, ISSN 0868-3492, số tháng 3 (289), tr.25-31.

2. Lê Tuấn Vinh (2020), “Đảng lãnh đạo vận động nhân dân miền xuôi lên phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi Tây Bắc những năm 1960- 1975”, Tạp chí Giáo dục lý luận, ISSN 0868-3492, số tháng 3 (306), tr.56-62.

3. Lê Tuấn Vinh (2020), “Quan điểm về tộc người của Hồ Chí Minh”,

Tạp chí Lịch sử Đảng, ISSN 0936-8477, số tháng 5 (354), tr.97-101.

4. Lê Tuấn Vinh (2020), “Lý luận về dân tộc, tộc người trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin”, Tạp chí Khoa học chính trị, ISSN 1859-0187, số tháng 6, tr.55-59, 65.

5. Lê Tuấn Vinh (chủ nhiệm) (2020), Vận dụng kinh nghiệm coi trọng tổng kết thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1975-1986 vào nâng cao chất lượng công tác xây dựng, phát triển đường lối đổi mới đất nước của Đảng giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị Khu vực I (mã số: CSTC. 06-20), Hà Nội.

6. Lê Tuấn Vinh - Lê Thị Điệp (2020), “Tổng kết thực tiễn phục vụ nghiên cứu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới - một số thành tựu và kinh nghiệm”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số tháng 9.

7. Lê Tuấn Vinh (2020), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của một số Đảng bộ tỉnh Tây Bắc (2010-2015)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 12 (361).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Ngọc An (2009), “Lai Châu xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”,

Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, số 10.

2. Ngô Vương Anh (2002), “Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ công chức Việt Nam”, Tạp chí Hoạt động khoa học, Hà Nội, số 4.

3. Nguyễn Thị Mai Anh (2015), “Yêu cầu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản (bản điện tử), Hà Nội, ngày 01 tháng 4.

4. Thuỷ Anh (2009), “Phát triển đảng viên để xây dựng tổ chức đảng ở Sơn La”, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, số 12.

5. Trịnh Gia Ban, Phạm Văn Trường, Tô Văn Giai (1997), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2005-2010, Hoà Bình, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Hoà Bình.

7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015, Hoà Bình, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Hoà Bình.

8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005-2010, Sơn La, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Sơn La.

9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015, Sơn La, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Sơn La.

10.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005-2010, Điện Biên, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Điện Biên.

11.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015, Điện Biên, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Điện Biên.


12.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005-2010, Lai Châu, lưu Văn phòng tỉnh uỷ tỉnh Lai Châu.

13.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015, Lai Châu, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Lai Châu.

14.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005-2010, Lào Cai, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Lào Cai.

15.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015, Lào Cai, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Lào Cai.

16.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010, Yên Bái, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Yên Bái.

17.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 Yên Bái, tháng 12, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Yên Bái.

18.Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo Tây Bắc (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, nhiệm vụ năm 2011, lưu Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Yên Bái.

19.Ban Dân vận Tỉnh uỷ Yên Bái (2006), Tỷ trọng người dân tộc thiểu số của tỉnh Yên Bái năm 2005, Yên Bái, lưu Văn phòng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Yên Bái.

20.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai (2010), Báo cáo số 16-BC/TU, ngày 30- 12-2010 về kết quả thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2006-2010, Lào Cai, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Lào Cai.

21.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái (2006), Về chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, Yên Bái, lưu Văn phòng Tỉnh uỷ Yên Bái.

22.Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hoà Bình (2006), Về thực hiện kế hoạch số 04- KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác quy hoạch cán bộ lãnh


đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hướng dẫn số 02-HD/TC, Hoà Bình, ngày 07 tháng 6, lưu Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.

23.Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hoà Bình (2009), Về việc thực hiện rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương, Công văn số 297- CV/TC, Hoà Bình, ngày 23 tháng 2, lưu Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.

24.Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Lào Cai (2003), Về việc thực hiện chính sách vùng dân tộc thiểu số, báo cáo số 66/BC-TCCQ, Lào Cai, ngày 24 tháng 6, lưu Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.

25.Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26.Thái Bảo (2011), “Bốn giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Đồng Nai”,

Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, số tháng 8.

27.Trần Xuân Bảo (2015), Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý, Kinh nghiệm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28.Phan Xuân Biên (chủ nhiệm) (2010), Tác động của quan hệ tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX02-18/06-10, cơ quan chủ trì, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

29.Bộ Chính trị (2002), Về việc luân cán bộ lãnh đạo và quản lý, Nghị quyết số 11-NQ/TW, Hà Nội, ngày 25 tháng 01.

30.Bộ Chính trị (2012), Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020, Kết luận số 26-KL/TW, ngày 02 tháng 8.

31.Bộ Nội vụ (2015), Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”, Đề án 402, Hà Nội.

32.Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Nxb Lao động, Hà Nội.


33.Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34.Trịnh Quang Cảnh (2009), “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, số 11.

35.Thiên Cầm (2014), “Giải bài toán nhân lực”, Báo Yên Bái (bản điện tử). 36.Nguyễn Văn Chính (2014), “Vấn đề tộc người ở các nước phương Tây và

cái nhìn tham chiếu cho Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, Hà Nội, số 1&2 (185).

37.Mai Văn Chính (2016), “Nét mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng (bản điện tử).

38.Chính phủ (2006), Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Nghị định số 134/2006-NĐ-CP, Công báo số 25+26, Hà Nội, ngày 25 tháng 11.

39.Chính phủ (2011), Nghị định về công tác dân tộc, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, Công báo số 71 + 72, Hà Nội, ngày 28 tháng 01.

40.Nguyễn Văn Chỉnh (2011), “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số trong Quân đội - mấy vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (bản điện tử), Hà Nội, ngày 24 tháng 8.

41.Nguyễn Văn Chương (2005), “Lai Châu đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số”,

Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, số 1.

42.Nguyễn Cúc (chủ nhiệm đề tài): Đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội.

43.Trịnh Cư - Nguyễn Duy Hùng - Lê Văn Yên (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44.Phạm Thị Kim Cương, Lê Thanh Bình (2015), “Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc”, Tạp chí Xây dựng Đảng (bản điện tử), Hà Nội, ngày 19 tháng 11.

45.Vũ Xuân Cường - Tạ Quang Đạo (2014), “Tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số ở Lào Cai - từ cách làm đến hiệu quả”, Tạp chí Cộng sản, số 88 (4).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023