Đẩy Mạnh Hoạt Động Pr Có Trọng Tâm


được khá nhiều thành công với những thành tựu to lớn. Có được sự thành công này là nhờ có sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. Đặc biệt là sự đóng góp không nhỏ của bộ phận PR của công ty. Hoạt động PR với việc khuếch trương thương hiệu của công ty thành công là vì có nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty về vai trò của PR, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên trong bộ phận PR của công ty khá năng động, sáng tạo, sôi nổi, say mê với công việc và ham học hỏi. Những thành tựu chủ yếu mà công ty đã đạt được trong lĩnh vực cho đến nay có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, công ty được biết đến là một công ty luôn đem đến “Lợi ích của khách hàng là lợi ích của công ty chứng khoán BIDV” cho khách hàng.Vì vậy, phát triển, xây dựng những cái mới luôn là phương châm hoạt động của công tynhằm đem lại cho khách hàng sự mới mẻ nhưng phù hợp.Bộ phận PR đóng góp một phần không nhỏ trong nhận thức này của công chúng.

Thứ hai, tài trợ cộng đồng là một hoạt động sôi nổi trong công ty. Mỗi năm số tiền công ty bỏ ra để tài trợ không giảm mà còn tăng lên. Việc này không chỉ giúp cho công ty duy trì quan hệ tốt với cộng đồng bên ngoài mà còn xây dựng cho thương hiệu công ty ngày càng lớn mạnh.

Thứ ba, xây dựng phát triển thương hiệu chuẩn mực, có kế hoạch cho từng giai đoạn và triển khai thực hiện đúng tiến độ.

Thứ tư, công ty đánh giá cao hiệu quả của báo chí tới thành công của mình,do đó, quan hệ với báo chí được công ty chú trọng đầu tư. Sử dụng có hiệu quả các loại hình truyền thông, duy trì thông tin hai chiều, tổ chức sự kiện (lễ hội, hội nghị, hội thảo, các hoạt động tài trợ, các loại hình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…),tổchức chuỗi sự kiện có hiệu quả, chuẩn bị sự kiện kỹ lưỡng tạo được dấu ấn, điểm


nhấn, gìn giữ được uy tín, niềm tin của côngchúng đối với công ty .

Thứ năm, biết kết hợp nhuần nhuyễn các lễ hội với tổ chức sự kiện: Lễ ký kết dự án đầu tư; lễ ra mắt chi nhánh/ điểm giao dịch mẫu; lễ động thổ các công trình lớn; lễ ra mắt thương hiệu/ thẻ mới; họp báo về thực hiện chính sách cho vay chứng khoán mới…

Thứ sáu, giữ vững và duy trì tốt mối quan hệ với Chính phủ, các tổ chức đoàn thể (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội ngành nghề,…), các tổ chức phi Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thứ bảy, sáng tạo trong huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động PR (từ chi phí marketing, huy động nguồn lực của cán bộ, nhân viên, các quỹ của đoàn thể). Cuối cùng, việc mỗi tháng phát hành một tờ bản tin nội bộ BSC là một việc làm thiết thực. Bởi việc làm này không chỉ giúp đoàn kết trong nội bộ công ty hơn do bài viết của CBNV từ khắp các chi nhánh gửi về mà còn giúp khuyếch trương thương hiệu công ty so với các công ty chứng khoán khác tại Việt Nam.

Trong nền Văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới, người tiêu dùng sẽ không còn chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn đòi hỏi doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và văn hóa kinh doanh và đây chính là mảnh đất cho PR phát triển. Tiêu dùng thông minh đang ngày càng phổ biến, hành vi tiêu dung này hướng tới bảo vệ lợi ích bản thân, cộng đồng và xã hội. Và với hành vi tiêu dùng này thì kênh truyền thông hiệu quả nhất là PR vì hoạt động này rất phù hợp đề truyền tải các giá trị lợi ích cá nhân, cộng đồng và xã hội. Tiêu dùng có trách nhiệm gắn với hành vi tiêu dùng mang tính xã hội cao. Người tiêu dùng có trách nhiệm biết lựa chọn hàng hóa của những Doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội.Có thể kết luận rằng kênh

PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV - 9


truyền thông bằng PR là kênh có lợi thế vượt trội trong việc truyền tải trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với xã hội và cộng đồng.Những nhận định này càng được củng cố bởi mức sống của người dân Việt Nam được cải thiện đáng kể.

Xét theo trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn cao (Đại học và sau Đại học) có xu hướng đánh giá tầm quan trọng của thương hiệu cao hơn những người có trình độ học vấn thấp. Điều này cho thấy hình ảnh thương hiệu ngày càng có vị trí quan trọng hơn trong hành visử dụng sản phẩm dịch vụ của đời sống xã hội vì đối tượng này luôn được coi là những người dẫn dắt thị trường.

Thái độ tích cực đối với thương hiệu ngoại của người tiêu dùng Việt Nam cũng là một thuận lợi đối với các thương hiệu hàng điện tự. Kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng có xu hướng gán một hình ảnh sang trọng, uy tín cho các sản phẩm được cho là có thương hiệu ngoại. Họ thường tin rằng hàng có thương hiệu ngoại chất lượng tốt hơn, sang hơn, do đó dùng sản phẩm thương hiệu ngoại thể thể hiện sự sang trọng, sành điệu.Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp cho thấy một số thương hiệu có hoạt động quan hệ công chúng hiệu quả, khách hàng biết đến hơn so với các thương hiệu khác.Đây chính là những thương hiệu có mức độ khách hàng trung thành khá cao.Vậy, có thể kết luận rằng thành công trong hoạt động quan hệ với công chúng sẽ tác động tích cực đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Về hiệu quả các công cụ PR thì hoạt động có số lượng khách hàng biết đến đáng kể nhất là đưa thông tin lên truyền hình, hoạt động tài trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường và ủng hộ những người gặp khó khăn là những hoạt động có ý nghĩa vì cộng đồng rất cao.

3.2.3.2. Những bất cập còn tồn đọng

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động PR của công ty còn


có các mặt tồn tại sau:

Thứ nhất, công ty là công ty chứng khoán lớn, quy mô – mạng lưới rộng, vai trò của PR rất quan trọng, vì vậy mà nguồn nhân lực là một trong những vấn đề mà hầu như tất cả các doanh nghiệp, tổ chức đều rất quan tâm, nhưng thực tế cho thấy, bộ phận PR của công ty chỉ có một số cán bộ trực thuộc bộ phận thông tin và truyền thông. Việc bố trí nhân sự như vậy có những hạn chế:

Bộ phận chưa xứng với tầm vóc của công ty, cán bộ chưa có tính chuyên nghiệp dẫn đến việc sử dụng nguồn nhân lực kém hiệu quả và khả năng đáp ứng chậm trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, rủi ro chứng khoán cao, tội phạm quốc tế gia tăng.

Xuất phát từ vị trí của cán bộ PR trong ngành chứng khoán nên đã làm hạn chế trong việc xây dựng mối quan hệ với Chính phủ, Nhà đầu tư, Tổ chức định chế tài chính và các công ty chứng khoán quốc tế. Làm giảm hiệu quả trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc thương hiệu trên tổng thể và quản lý tính nhất quán các dấu hiệu nhận biết của thương hiệu.

Thứ hai, công ty mới chỉ xây dựng kế hoạch ngắn hạn song tính liên kết, định hướng xuyên suốt chủ đạo của PR còn hạn chế; Cần phải xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hơi đan xen kế hoạch ngắn hạn, các chương trình quảng bá nghiệp vụ và xây dựng kế hoạch chi phí cho chương trình.

Thứ ba, thực trạng hiện nay: từng bộ phận nghiệp vụ trong công ty phải chịu trách nhiệm luôn cả khâu PR, marketing của nghiệp vụ đó vì vậy PR chưa được hoàn thiện thành chỉnh thể thống nhất. Cần có định hướng chung và trên cơ sở định hướng chung đó đề ra các hoạt động quảng bá nghiệp vụ, PR nội bộ, PR bên ngoài từđó có trách nhiệm xây dựng chương trình PR thành một chỉnh thể thống nhất.

Thứ tư, việc phát động phong trào của cơ sở vẫn còn mang tính hình


thức dập khuôn theo Trung ương, không căn cứ vào tình hình thực tế những khó khăn,bức xúc của chính đơn vị mình để đưa ra những chỉ tiêu thi đua phù hợp, từ đó dẫn đến kết quả phong trào thi đua đôi lúc còn chưa hiệu quả.

Hoạt động PR của công ty đã đạt được một số những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn tồn tại không ít mặt hạn chế.

Xét theo xu hướng tiêu dùng với đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam là những người trẻ tuổi có xu hướng ít trung thành và thích thay đổi thương hiệu. Điều này làm cho hoạt động PR xây dựng lòng trung thành với thương hiệu trở nên khó khắn hơn.Sự trung thành với thương hiệu của họ có vẻ không bền. Điều này có thể có nhiều lý giải: Họ nhận thức về vai trò của thương hiệu không đầy đủ: với một số, đó chỉ là một cái tên hoặc một yếu tố trang trí bên ngoài sản phẩm, không nói lên hay hứa hẹn gì nhiều.

Với một thị trường có thể coi là rất trẻ, các thương hiệu mới, lạ có sức hấp dẫn lớn, kích thích trí tò mò, tâm lý thử cho biết. Dường như thị trường người Việt Nam, sau bao nhiêu năm sống trong thiếu thốn vẫn chưa qua cơn khát được khám phá lựa chọn dùng thử.

Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất Việt Nam chưa nhìn nhận hết vai trò của thương hiệu và ít đầu tư cho việc xây dựng, quảng bá, khai thác sức mạnh của thương hiệu. Phần đông mới chú trọng nhiều vào khâu giá, khâu sản xuất để nâng cao chất lượng, giảm giá thành trong khi các yếu tố này ngày càng không đủ để tạo ra sự khác biệt lâu dài hay nói cách khác là giữ chân khách hàng.

Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp cho thấy sự đóng góp của hoạt động quan hệ công chúng đến tạo dựng uy tín cho thương hiệu và qua đó tác động đến lòng trung thành của khách hàng đối với 1 số thương hiệu hàng điện tử gia dụng còn hạn chế.


Số lượng khách hàng biết đến các hoạt động quan hệ công chúng đã được các thương hiệu thực hiện là không nhiều.Nói cách khác, hoạt động quan hệ công chúng của một số thương hiệu điện tử gia dụng lớn chưa đóng góp nhiều cho việc cho việc tạo dựng uy tín và sự trung thành với thương hiệu. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do: (1) công tác truyền thông về các hoạt động đó chưa hiệu quả; hoặc (2) đối tượng nhận tin mục tiêu hẹp nên người tiêu dùng thông thường chưa tiếp cận được với thông tin.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả truyền thông đến khách hàng của các hoạt động PR mà các thương hiệu điện tử đã thực hiện nhiều khi không được lĩnh hội và do đó không hình thành nên thái độ và hành vi tích cực đối với thương hiệu. Nói cách khác, hoạt động quan hệ công chúng của một số thương hiệu điện tử gia dụng lớn chưa đóng góp nhiều cho việc cho việc tạo dựng uy tín và sự trung thành với thương hiệu.


CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHUẾCH TRƯƠNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIDV


4.1. Đẩy mạnh hoạt động PR có trọng tâm

Phải thừa nhận rằng chứng khoán BIDV đã có sự đầu tư rất nhiều cho hoạt động PR, đặc biệt những năm gần đây, kinh phí cho hoạt động PR càng tăng lên, điều này cho thấy, chứng khoán BIDV đã thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động PR với hoạt động kinh doanh của công ty mình.

chứng khoán BIDV đã tiến hành rất nhiều các hoạt động PR nội bộ, các hoạt động quan hệ báo chí, truyền thông, tổ chức sự kiện, đã được nhận rất nhiều bằng khen của Nhà nước, Chính phủ. chứng khoán BIDV đã chú trọng tài trợ những hoạt động có ý nghĩa lớn và mang tính xã hội thiết thực: Những chuyến đi mang tên “Hướng về cội nguồn”, “Nghĩa tình côn đảo”,cuộcđua xe đạp “Hướng về Điện Biên Phủ”…Đây là những hoạt động lớn mang tính xã hội cao và thu hút sự quan tâm ủng hộ của rất nhiều người. Nó tạo nên hình ảnh đẹp cho thương hiệu chứng khoán BIDV.Tuy nhiên, chứng khoán BIDV nên liên kết các sự kiện, tạo thành một chuỗi các sự kiện lớn để nhắc đến những hoạt động ấy, mọi người sẽ nghĩ đến ngay thương hiệu chứng khoán BIDV. Đó chính là hoạt động PR trọng tâm, gây được sự chú ýlớn về những nghĩa cử cao đẹp của chứng khoán BIDV .

Chứng khoán BIDV nên tài trợ cho các chương trình lớn và dài hơi, những chương trình từ thiện mang tính chất toàn quốc, nó sẽ tập trung sự theo dõi của đông đảo quần chúng, và việc tài trợ mang nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Bên cạnh những hoạt động PR thường xuyên như tổ chức sự kiện, quan hệ với các nhà đầu tư, với báo chí và truyền thông…trong lĩnh


vực tài trợ thương mại công ty cần có sự đầu tư trọng tâm hơn nữa vì tài trợ thương mại là một công cụ PR hiệu quả để quảng bá thương hiệu. Tài trợ thương mại khác hình thức tài trợ khác ởchỗ: tham gia tài trợ thương mại, các nhà tài trợ sẽ nhận được những quyền lợi nhất định để có thể quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Đây cũng chính là một hình thức quảng cáo tinh tế và ít “lộ liễu”. Hiện nay, quảng cáo đang tràn ngập trên tivi, đài báo thì việc quảng bá một hình ảnh công ty thực sự tin cậy, uy tín, vì cộng đồng xã hội là điều vô cùng cần thiết. Điều này có thể có được qua hoạt động tài trợ.

Ngoài ra, Công ty chứng khoán BIDV nên tài trợ các chương trình truyền hình, các hoạt động liên quan đến tài chính –chứng khoán, hoạt động này sẽ thu hút, tập trung được những nhóm đối tượng quan trọng của công ty, hiệu quả của hoạt động tài trợ sẽ được nâng lên.

4.2. Xây dựng đội ngũ PR chuyên nghiệp

* Tuyển dụng và đào tạo

Trong Xã hội học có một khái niệm: “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Đúng như vậy, con người là nhân tố quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại ở tất cả mọi lĩnh vực. PR cũng không ngoại lệ, chính vì vậy giải pháp cải thiện nhân sự luôn được đề cao.Nhất là ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực PR chuyên nghiệp còn thiếu nên công tác đào tạo là rất quan trọng.Trong hoạt động PR, cần đòi hỏi những ý tưởng mới sáng tạo và không trùng lặp, để có thể tìm ra các cách thức, chiến lược PR hiệu quả tạo đột phá trong việc xây dựng thương hiệu và hunh ảnh của công ty chứng khoán, vì vậy nhân viên PR cần tự học hỏi, trau dồi kiến thức và liên tục sáng tạo.

Các nhà tuyển dụng nhân viên PR cũng không nhất thiết phải tuyển dụng hay đòi hỏi phải bằng cấp cao, nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta có thể chọn những nhân viên PR có tố chất và điều quan trọng là phải thực sự yêu nghề.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí