Xây Dựng Mối Quan Hệ Tốt Với Chính Phủ, Các Nhà Đầu Tư


hợp với biểu tượng đồng tiền cổ, thể hiện sự gắn kết hòa hợp giữa Trời và Đất, Âm và Dương. Hình ảnh một buổi sớm ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quỹ đạo chuyển động thể hiện sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa Trời và Đất trong vũ trụ sẽ đem đến cho công ty chứng khoán BIDV những thiên thời, địa lợi trong hoạt động kinh doanh, đồng thời khẳng định uy tín và vị thế của công ty chứng khoán BIDV trong tiến trunh hội nhập.

Câu định vị thương hiệu “ Lợi ích của khách hàng là lợi ích của BSC” nhấn mạnh tính hiệu quả, là mục tiêu hoạt động của công ty chứng khoán BIDV, thể hiện sự tận tâm của công ty chứng khoán BIDV trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho các khách hàng cũng như nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, giàu ý nghĩa.

Chặng đường xây dựng và phát triển bản sắc thương hiệu còn rất nhiều công việc phải thực hiện, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cán bộ, nhân viên công ty chứng khoán BIDV.Với hệ thống nhận diện thương hiệu đã xây dựng được, công ty chứng khoán BIDV sẽ có sức cạnh tranh mạnh hơn. Đồng hành với Hệ thống nhận diện bản sắc thương hiệu nhất quán và chuyên nghiệp, được tiếp thêm sinh lực và sức sống mới, chắc chắn công ty chứng khoán BIDV sẽ gặt hái được nhiều thành quả hơn nữa trên bước đường hội nhập của cả đất nước, phát triển ngày một bền vững, trở thành một trong những công ty chứng khoánhàng đầu tại khu vực Châu Á.

Tóm lại, công ty chứng khoán BIDV phải không ngừng khai thác PR và tạo sự khác biệt của thương hiệu bằng các chiến lược truyền thông như: Truyền tải các thông điệp qua các sự kiện đặc biệt hay hoạt động quảng bá thương hiệu mang tính chất cộng đồng, có sự sáng tạo độc đáo nhằm thu hút giới truyền thông và gây sự chú ý của công chúng. Hoạt động PR mang lại ảnh hưởng tốt, tiếng vang lớn khi truyền tải thông điệp của công ty đến với công


chúng. PR xây dựng niềm tin và sự hiểu biết không những giúp công ty chứng khoán BIDVtương tác với khách hàng mà còn cả cơ quan chính phủ, các nhà đầu tư. Vậy nên, khi gặp khó khăn, việc giữ hình ảnh, uy tín của công ty chứng khoán BIDVcũng sẽ nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ phía cộng đồng nhiều hơn. Đó cũng là lí do để bộ phận PR của công ty chứng khoán BIDV nên nỗ lực hết sức cho công tác quan hệ công chúng của mình.

Việc xây dựng thương hiệu công ty chứng khoán BIDV đã và đang làm rất tốt, đã đạt được những thành công đáng kể qua hoạt động thực hiện các chiến dịch PR vì cộng đồng.Và công tác PR của công ty chứng khoán BIDV sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.công ty chứng khoán BIDV nên kết hợp các chiến thuật PR cũ một cách hợp lí nhất, đồng bộ nhất, mặt khác bộ phận PR của công ty chứng khoán BIDV phải không ngừng nỗ lực tìm ra những chiến thuật PR mới hơn, hiệu quả hơn để định vị và quảng bá thương hiệu đến đông đảo công chúng.

4.9.Xây dựng mối quan hệ tốt với chính phủ, các nhà đầu tư

Chính phủ và nhà đầu tư là hai nhóm công chúng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp các tổ chức nói chung và của công ty chứng khoánnói riêng. Ban lãnh đạo của công ty chứng khoán BIDV đảm nhận công tác đối ngoại với chính phủ. Phòng Quan hệ đối ngoại hỗ trợ Ban lãnh đạo tổ chức các sự kiện gặp mặt với các nhà đứng đầu các cơ quan như: Chính phủ, chứng khoán Nhà Nước, các Bộ, ban ngànhcó liên quan. Chính phủ là tổ chức ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo môi trường hoạt động lành mạnh, an toàn cho các công ty chứng khoán. Chính vì vậy, công ty chứng khoán BIDV tận dụng được sự ủng hộ của chính phủ thu hoạt động kinh doanh của công ty sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Một số sự kiện quan trọng góp phần nâng cao uy tín và xây dựng hình ảnh của công ty chứng khoán BIDV. Việc duy trì tốt mối quan hệ này là vô cùng quan trọng với bộ phận PR của công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


ty chứng khoán BIDV bởi vì từ trước đến nay, mối quan hệ này không chỉ ở công ty chứng khoán BIDV mà ở tất cả các công ty chứng khoán khác. Bộ phận PR nên tư vấn cho Ban giám đốc các phương án, các hướng phát triển và thắt chặt mối quan hệ với chính phủ.

PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV - 12

công ty chứng khoán BIDV cần tạo ấn tượng tốt, nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư. Giống như chiến dịch PR của các công ty chứng khoán khác, trong việc xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư, công ty chứng khoán BIDV đã có những chính sách ưu đãi cho đối tượng này. Tuy nhiên, thể hiện thái độ coi trọng, cùng những nỗ lực xây dựng và duy trì mối quan hệ này cũng giúp công ty tạo được ấn tượng tốt với các nhà đầu tư. công ty chứng khoán BIDV nên tổ chức các cuộc họp, các bữa tiệc gặp mặt các nhà đầu tư thường xuyên hơn nhằm tuyên dương, cảm ơn sự hợp tác gắn bó lâu dài với công ty trong khó khăn cũng như trong thành công.

Trong việc nỗ lực xây dựng mối quan hệ với khách hàng, các nhân viên PR cần lên kế hoạch thiết lập, và tạo ra sự gắn kết bền chặt giữa công ty chứng khoán và các nhà đầu tư: Thường xuyrn gửi các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh củacông ty, những nhận định về ngành, mã cổ phiếu.Tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư lớn trong những dịp lễ đặc biệt, trong các ngày kỷ niệm của công ty. Đầu tư kỹ lưỡng, chu đáo cho các cuộc họp cổ đông. Làm cho các nhà đầu tư thấy được họ có lợi ích như thế nào thông qua các chính sách ưu đãi của công ty.

Bộ phận PR của công ty chứng khoán BIDV cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác hỗ trợ công tythu thập các ý kiến đóng góp, các ý kiến phản hồi từ phía các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thực sự rất kỳ vọng đặt niềm tin vào hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó các nhà đầu tư sẽ giành sự quan tâm lớn tới những hoạt động của công ty. Chính vì vậy, các nhà đầu tư không chỉ là nhà cung cấp vốn giúp phát


triển hoạt động của công ty mà họ còn có những ý kiến đóng góp xác thực, có giá trị và làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.Bằng cách xây dựng một mạng lưới liên hệ giữa nhà đầu tư và công ty, chứng khoán BIDV sẽ thường xuyên thu nhận được những ý kiến đóng góp và từ đó phân tích, nghiên cứu nhằm đưa ra phương hướng kế hoạch kinh doanh hợp lý cho công ty. Có rất nhiều cách để thu nhận những ý kiến từ các nhà đầu tư như họp cổ đông, đường dây điện thoại nóng, thư góp ý, góp ý trực tiếp qua website.

Để các chiến thuật trên đạt hiệu quả cao nhất thì bộ phận PR của công ty chứng khoán BIDVcần làm tốt những hoạt động như:

Trước tiên cần quản lý tốt danh sách thông tin về các nhà đầu tư, những người có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của công ty.Cung cấp các thông tin về công ty, các thay đổi của công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư

Tiếp nhận các thông tin phản hồi, những ý kiến đóng góp từ phía các nhà đầu tư để thống kê, phân tích và báo cáo lên ban lãnh đạo.

Quản lý thông tin của website công ty: liên tục cập nhật các thông tin hàng ngày, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các nhà đầu tư.

Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để thiết kế báo cáo hàng năm riêng cho các nhà đầu tư, chia sẻ các thông tin về hoạt động phương hướng kinh doanh, lợi nhuận… cho các nhà đầu tư.

Xúc tiến hoạt động chăm sóc các nhà đầu tư: tặng quà nhân các ngày kỉ niệm, gửi thiệp chúc mừng trong các dịp lễ tết…

Tóm lại, bộ phận PR của công ty nên ý thức rõ vai trò quan trọng của hai nhóm công chúng này đối với hoạt động kinh doanh của công ty từ đó đưa ra những chiến lược hiệu quả nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và các nhà đầu tư, nhanh chóng lấy được niềm tin từ phía chính phủ.


KẾT LUẬN


Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

Quan hệ công chúng (PR) giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và các nhóm công chúng quan trọng của họ, giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín cho thương hiệu của mình với khách hàng.PR xây dựng thông tin đối thoại hai chiều, tác động và làm thay đổi nhận thức, định kiến, quan niệm…của công chúng một cách có lợi cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, PR là một lĩnh vực hoạt động còn khá mới mẻ nên hoạt động PR của công ty chứng khoán còn nhiều điểm cần hoàn thiện, như: nhận thức về hoạt động PR của công ty chứng khoán còn có sự chưa chính xác, chưa thấy được vai trò của PR hoặc có sự nhầm lẫn PR với các hoạt động khác của Maketing.

Kết quả nghiên cứu hoạt động PR của một số công ty chứng khoán hàng đầu thế giới tại Việt Nam cũng cho thấy quan hệ với các nhóm công chúng của một số công ty chứng khoán còn nhiều hạn chế, điều này làm cho công chúng chưa có sự hiểu biết đúng đắn về họ. Một số hoạt động PR còn chưa được quảng bá tốt vì vậy mặc dù đã đầu tư nhiều nguồn lực cho hoạt động này những hiệu quả truyền thông chưa cao.

Để sử dụng có hiệu quả hoạt động PR trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, các doanh nghiệp hàng điện tử Việt Nam cần đầu tư nhiêu hơn nữa cho hoạt động này. Cần phối hợp hoạt động PR với các hoạt động truyền thông xúc tiến khác để đảm bảo rằng các nhóm công chúng mục tiêu sẽ tiếp


nhận được các thông tin về chương trình PR của doanh nghiệp và có thái độ tích cực đối với hoạt động này qua đó hình thành niềm tin, sự trung thành đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

Trên đây là một nghiên cứu tổng quát về quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Để có thể xây dựng chiến lược và các chương trình PR cho doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý của các doanh nghiệp này cần tiến hành các nghiên cứu chi tiết, gắn với các hoạt động PR cụ thể của doanh nghiệp cũng như những nhóm khác hàng, công chúng riêng của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Al Reis & Laura Ries, 2002. Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ và Thời báo kinh tế Sài gòn và Trung tâm kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương

2. Dayan Armand, 2001. Nghệ thuật quảng cáo. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

3. Jefkin Fank, 2004. Phá vỡ bí ẩn PR. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ

4. Đinh Thị Thúy Hằng, 2008. PR - lý luận và ứng dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội

5. Philip Kotler, 2008. Mười sai lầm chết người trong tiếp thị. Hà Nội: Nhà xuất bản trẻ và Thời báo kinh tế Sài Gòn

6. Richard Moore, 2004. Thương hiệu dành cho lãnh đạo. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ

7. Lê Xuân Tùng, 2005. Xây dựng và phát triển thương hiệu. NXB Lao Động Xã Hội

8. Lưu Thanh Hải, 2007. Quản trị tiếp thị. NXB Giáo Dục.

9. Huỳnh Phú Thịnh, 2006. Chiến lược Kinh Doanh. Giáo trình môn học. Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.

10.Trương Đình Chiến (chủ biên), 2005. Quản trị thương hiệu hàng hóa – Lý thuyết và thực tiễn. NXB Thống Kê. Hà Nội.

Tiếng Anh

11. Anne Gregory, 2004. Planning and managing public relations campaigns, British library cataloguing in publication data

12. Chris Galloway and Kwamena Kwansah – Aidoo, 2000.Thomson social science press


13. Levy Stuart, 2007. Public Relations and Integrated Communications, Lotus Press.

14. Scott M. Cutlip/ Allen H. Center/ Glen M.Broom, Effective Public Relations, 7th Ed., Prentice - Hall, Inc. A Simon and Schuster Company,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí