Phát Huy Chức Năng Của Pr Trong Việc Khuếch Trương Thương Hiệu Bất Cứ Nhà Quản Lý Nào Cũng Muốn Sản Phẩm, Dịch Vụ Của Họ Có Một


viên đưa hình ảnh của công ty chứng khoán BIDVvào blog của mình trước tiên phải để họ cảm thấy gắn bó với công ty, phải tạo được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân viên và công ty chứng khoán BIDV. Để tạo động lực cho nhân viên, thì cần thực thi các giải pháp liên quan đến PR nội bộ, thắt chặt mối quan hệ với nhân viên. Biện pháp này nếu thực hiện được sẽ đem lại hiệu quả không ngờ và trở thành nguồn động lực lớn lao của công ty chứng khoán BIDV.

Với xu thế hiện nay, thực hiện các biện pháp PR trực tuyến là một biện pháp thiết yếu, một chiến lược thông minh trong khi thế giới Internet đang phát triển từng ngày với tốc độ chóng mặt. Biện pháp PR trực tuyến vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.Và công ty chứng khoán BIDV cũng không thể nằm ngoài xu thế đó.Nhưng để thực hiện tốt PR trực tuyến ngoài việc đầu tư nhân lực PR tốt còn cần đầu tư thật tốt nhân lực về công nghệ thông tin.Đây là chiến lược rất cần thiết, lâu dài cho công ty chứng khoán BIDV.

4.6.Tăng cường quản trị khủng hoảng

Trong các doanh nghiệp, tổ chức, công ty chứng khoán, quản trị khủng hoảng là nhiệm vụ hàng đầu của bộ phận PR. Với công ty chứng khoán, khủng hoảng càng cần được chú trọng đề cao. Nó ảnh hưởng trực tiếp và tức thì tới hoạt động của công ty chứng khoán.Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nguy cơ khủng hoảng càng dễ dàng xảy ra. Bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ khủng hoảng của ngân hàng Á Châu (ACB) năm 2003 cho tất cả các ngân hàng nói chung và cho ngân hàng nói riêng: Tháng 10 năm 2003, khi có tin đồn Tổng giám đốc ngân hàng ACB bỏ trốn, vậy là toàn bộ hoạt động của ACB bị đảo lộn, các nhà đầu tư tìm mọi cách bán hết số cổ phiếu mình có, khách hàng thu đổ xô đi rút tiền.Trước tình hình ấy, ngân hàng ACB đã tum mọi cách xoay sở, xử lý khủng hoảng nhưng vẫn phải nhờ sự can thiệp


của Thống đốc ngân hàng Nhà Nước Lê Đức Thúy lên truyền hình để trấn an dư luận, Ông Phạm Văn Thiệt - Tổng giám đốc ngân hàng ACB cũng đại diện UBND TP. Hồ Chí Minh phải lên truyền hình trả lời trực tuyến các câu hỏi chất vấn của công chúng. Khoảng hơn một tuần cuộc khủng hoảng được khống chế nhưng việc này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng.Trong vụ khủng hoảng nói trên, ngân hàng ACB đã tỏ ra thụ động, giải quyết chưa nhanh, đã tự cố gắng xoay sở với dư luận nhưng không thành. Mặc dù ngân hàng đã chặn được cuộc khủng hoảng nhưng nếu liên hệ sớm với các công ty PR chuyên nghiệp, nhữngnhân viên PR chuyên nghiệp có kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng, nhanh chóng tiếp xúc với báo chí, truyền thông thì cuộc khủng hoảng sẽ chấm dứt nhanh hơn và không gây thiệt hại quá lớn cho ngân hàng. Có thể thấy, đây là ví dụ điển hình cho việc ứng phó với khủng hoảng, ngân hàng ACB đã gặp phải và giải quyết chưa tốt.Nó đồng thời giúp các ngân hàng, công ty khác phải nhận ra cần quan tâm hơn nữa tới việcquản trị khủng hoảng. Bộ phận PR của các công ty chứng khoán cần lên kế hoạch rõ ràng để phòng ngừa khủng hoảng và đối phó với khủng hoảng kịp thời.

Thực tế cho thấy Ban lãnh đạo công ty chứng khoán BIDV đã nỗ lực để phòng ngừa và đối phó với khủng hoảng. Tuy nhiên, công tác này cần được giao cho một bộ phận riêng: Bộ phận PR để nắm rõ mọi tình hình, đi sâu, quản lý và kịp thời ngăn chặn khủng hoảng khi nó xảy ra. Ban lãnh đạo quan tâm đếnviệc quản lý khủng hoảng là vô cùng cần thiết. Ban lãnh đạo bên cạnh việc quản lý khủng hoảng còn phải quản lý mọi mặt hoạt động của công ty, chính vì vậy càng cần xây dựng một phòng PR riêng với những nhân viên giỏi, năng động, sáng tạo. Họ vừa làm tên hình ảnh của công ty trước công chúng, vừa nghiên cứu những khả năng xấu có thể xảy ra và có những biện pháp kịp thời xử lý cùng những ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc.

Công tác PR tốt nhất là không để khủng hoảng xảy ra, nhưng điều đó


là rất khó, đặc biệt là với tình hình kinh tế hiện nay. Vậy nên, nếu khủng hoảng có xảy ra, bộ phận PR của công ty chứng khoán BIDV cần phải giải quyết triệt để, lập tức, và hạn chế ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Để làm được điều này, trước tiên công ty chứng khoán BIDV cần có bộ phận PR riêng, nghiên cứu, giám sát tình hình chung của công ty để đối phó kịp thời với khủng hoảng.

Thứ hai, bộ phận PR cần xây dựng kế hoạch và chiến thuật quản lý khủng hoảng một cách chi tiết, rõ ràng.

Đối với công tác phòng ngừa khủng hoảng, công ty nên thực hiện một số biện pháp như sau:

Quy trình xây dựng niềm tin: chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công, để họ luôn tin tưởng vào sự phát triển thịnh vượng của công ty.

Cần cập nhật thông tin của các cuộc khủng hoảng xảy ra tại các công tykhác để kịp thời rút ra kinh nghiệm cho công ty chứng khoán BIDV.Cần có những dự đoán các tình huống, nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra khủng hoảng: Để làm tốt nhiệm vụ này, các nhân viên PR phải là những người có tầm nhìn, biết phân tích tình hình của công ty nói riêng và của thị trường chứng khoán Việt Nam nóichung. Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và đối phó với khủng hoảng.Đầu tư thiết bị, phần mềm thông tin tiên tiến hỗ trợ.

Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi nội bộ để kiểm soát lập tức các sự cố phát sinh.Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận PR của các công ty chứng khoán bạn: từ đó, học tập kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng. Chia nhỏ, phân tích đối phó với từng loại khó khăn để giúp việc giải quyết chúng rõ ràng, nhanh chóng và hiệu quả.

Kiểm soát chặt chẽ PR đạo đức: có những cuộc khủng hoảng bắt đầu từ chính những nhân viên trong công ty, từ sự bất mãn trong các công việc của họ có thể gây ra những nguồn tin không tốt công ty, vì vậy bộ phận PR kết hợp


với lãnh đạo quản lý công nhân viên thật tốt, quan tâm đến môi trường làm việc của nhân viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, các nhân viên PR của công ty chứng khoán BIDVtrước tiên phải giữ bình tĩnh, sáng suốt để có thể đưa ra những cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất, giữ vững niềm tin nơi khách hàng. Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của sự việc.Biết rõ nguyên nhân bắt đầu từ đâu sẽ có hướng giải quyết triệt để.Xem xét các yếu tố có liên quan để cùng giải quyết.Ngay lập tức cung cấp thông tin chính xác cho truyền thông, báo chí, đặc biệt là những tờ báo có tiếng và đã cộng tác lâu dài với công ty. Tránh những tờ báo khác có thể làm sai lệch thông tin, từ đó sẽ gây những hậu quả lớn do khách hàng và nhà đầu tư lo lắng.

Huy động lực lượng nhân viên công ty cùng góp sức nếu cần thiết, thực hiện những giải pháp đã đặt ra, nhanh chóng ổn định lòng tin của khách hàng, không để hình ảnh của công ty chứng khoán xấu đi.

Bên cạnh lợi ích của công ty, bộ phận PR cũng cần đặt lợi ích của con người và khách hàng lên hàng đầu. Khi giải quyết xong khủng hoảng: Đưa những thông tin chính xác về công ty, đã bình ổn trở lại, tiếp tục hoạt động thông qua phương tiện thông tin đại chúng để giữ vững hình ảnh ổn định, phát triển của công ty.

Cần tổ chức họp để xem xét lại toàn bộ cuộc khủng hoảng, phần nào xử lýtốt, phần nào chưa tốt cần phải rút kinh nghiệm.Và nguyên nhân của khủng hoảng bắt đầu từ đầu, trách nhiệm thiếu sót từ phía ai.

4.7. Quản lý quan hệ truyền thông

Các công ty đều đề cao tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông.Vậy nên các công ty Việt Nam không ngừng duy trì, tăng cường mối quan hệ mật thiết với các báo, tạp chí chuyên ngành tài chính – chứng khoán.Đồng thời mở rộng mối quan hệ với các báo kinh tế và các báo có số


lượng người đọc lớn khác.Bên cạnh đó, việc quản lý quan hệ báo chí truyền thông phải được thực hiện một cách có hệ thống bằng cách kiểm soát danh sách các cơ quan báo chí, người liên hệ cụ thể tới từng cơ quan đó.

Bộ phận PR của công ty chứng khoán BIDV cần nâng cao chất lượng nội dung tạp chí của công ty mình, duy trì quan hệ với các báo, tạp chí của ngành đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các báo kinh tế và các tạp chí có số lượng người đọc lớn.

Không chỉ công ty chứng khoán BIDV chú trọng mối quan hệ truyền thông, đây là công tác mà công ty chứng khoán nào cũng quan tâm nhiều. Các công ty đều cung cấp thông tin thường xuyên về các sản phẩm, các dịch vụ mới, các hoạt động chính của công ty mình cho các báo in của ngành như: Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tạp chí đầu tư chứng khoán, Bản tin tài chính của Bộ tài chính, Thị trường chứng khoán của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Đây là những nguồn thông tin chính thức và có uy tín trong lĩnh vực tài chính chứng khoán. Đó là những ấn phẩm thân thiết đối với các cán bộ nhân viên của ngành chứng khoán, họ đón xem và đọc chúng hàng ngày vì nó viết về công việc của họ, những khách hàng quan tâm tới công ty chứng khoán cũng tìm được những thông tin mình cần trong đó. Vì vậy, chứng khoán BIDV nên phát huy tối đa lợi thế đó để quảng bá thương hiệu của công ty mình.

Các tạp chí do công ty nghiên cứu về chứng khoán phát hành thường được đặt cạnh nhau,Do vậy sẽ không gây được sự chú ý đặc biệt tới độc giả. Vì vậy cần hướng đến số lượng bạn đọc lớn, thu hút sự chú ý của họ bằng cách hợp tác với những tờ báo lớn, có ảnh hưởng tới công chúng hơn.

Chứng khoán BIDV cần tạo mối quan hệ tốt, tăng cường xây dựng, mở rộng mối quan hệ truyền thông với các Tổng biên tập, các phóng viên của các tờ báo kinh tế, của các tờ báo thường xuyên đăng bài về công ty. Mặt


khác để nâng cao mối quan hệtruyền thông, để công tác PR ngày càng hiệu quả hơn, chứng khoán BIDV có thểhợp tác với những chương trình truyền hình lớn, những kênh truyền hình mục tiêu với vai trò là nhà tài trợ. Qua đây, công ty sẽ thắt chặt thêm nữa mối quan hệ với tòa soạn, đồng thời hình ảnh công ty ngày càng được tôn vinh.

Bộ phận PR của công ty chứng khoán BIDV cần lập kế hoạch theo dõi hoạt động, tin bài của báo chí một cách có hệ thống. Báo chí truyền thông có vai trò hết sức quan trọng với hoạt động PR của công ty, từ những bài viết hàng ngày đến những trường hợp cấp thiết như khi xảy ra sự cố, khủng hoảng. Hoạt động báo chí có liên quan tức thời đến danh tiếng của công ty, vì vậy cần theo dõi liên tục: bằng bảng quản lý quan hệ báo chí truyền thông một cách rõ ràng như sau:

Bảng 4.1: Bảng quản lý quan hệ báo chí truyền thông


Tên cơ quan truyền thông

A

B

C

Thông tin lirn lạc (Địa chỉ,điện thoại..)





Người liên hệ





Chức danh, vị trí công tác của người liên





Thông tin cá nhân của người liên hệ (gia

đình,





Thời gian và nội dung mỗi lần tiếp xúc





Địa điểm, thời gian gặp lần sau. Nội

dung,





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV - 11

Có một bảng quản lý quan hệ báo chí truyền thông là một điều cần thiết với công ty chứng khoán. Bảng mẫu trình bày danh sách rõ ràng, hệ thống. Đây chính là cơ sở để công ty quản lý, duy trì và mở rộng mạng lưới quan hệ, đồng thời đánh giá mức độ gắn bó thân thiết giữa công ty với giới truyền thông.


Danh sách trên có thể thống kể toàn bộ các cơ quan báo chí truyền thông mà công ty đã quan hệ, và những tờ báo mà công ty đang thiết lập mối quan hệ mới.Công ty chứng khoán BIDV cần phát triển mối quan hệ theo hướng nhắm tới nhóm mục tiêu để đạt được hiệu quả truyền thông, đạt được kết quả cao nhất mà kế hoạch đã đề ra. Do vậy nên bảng danh sách trên cần được sắp xếp theo phân nhóm cụ thể, theo thứ tự ưu tiên, theo những lĩnh vực hoạt động khác nhau: thông tin kinh tế, thông tin chuyên ngành tài chính – chứng khoán, thông tin chính trị, xã hội có liên quan.

4.8. Phát huy chức năng của PR trong việc khuếch trương thương hiệuBất cứ nhà quản lý nào cũng muốn sản phẩm, dịch vụ của họ có một

thương hiệu được nhiều người biết đến, tin tưởng.Bởi chính vì tin tưởng, khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ ấy ngay cả khi có những dòng sản phẩm, dịch vụ khác cùng cạnh tranh.Trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc xây dựng và khuếch trương thương hiệu chính là vấn đề chủ yếu được các doanh nghiệp chú tâm và thực hiện nhiều nhất.Để thương hiệu được đánh giá cao trên thị trường thì các doanh nghiệp phải lập một kế hoạch truyền thông hiệu quả, tiết kiệm chi phí và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng.

Trước đây, để khách hàng biết đến thương hiệu của mình, các doanh nghiệp sử dụng quảng cáo như một công cụ hỗ trợ đắc lực đánh bóng thương hiệu.Mặc dù phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn nhưng kết quả mà quảng cáo mang lại không cao như mong đợi.Bởi vì quảng cáo có tính thương mại quá cao, “đánh bóng sự thật”, nên không chiếm được lòng tin từ phía khách hàng.Trên thị trường ngày càng có nhiều loại sản phẩm dịch vụkhác nhau khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn.Ngày nay hoạt động PR được nhìn nhận như một tác nhân chiến lược trong việc xây dựng thương hiệu.Các doanh nghiệp ngày càng thấy được tầm quan


trọng của hoạt động PR. Hoạt động PR được đánh giá cao hơn quảng cáo.Vì một chương trình PR được hoạch định tốt, chi tiết và tỉ mỉ sẽ được sự thừa nhận và đánh giá cao từ phía người tiêu dùng.Chính vì vậy những thông điệp PR sẽ tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Hơn nữa chi phí cũng thấp hơn vì thông thường các thông cáo báo chí của hoạt động PR nhằm thu hút phương tiện truyền thông chú ý đến sản phẩm dịch vụ và đưanhững thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Hơn thế nữa PR còn giúp khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.Doanh nghiệp nên hiểu PR có một sứ mệnh quan trong đặc biệt là xây dựng sự hiểu biết và truyền tải niềm tin đến công chúng và một thương hiệu thành công chính là một thương hiệu thắng lợi.

Như tất cả các công ty chứng khoán khác, công ty chứng khoán BIDV rất coi trọng việc xây dựng và quảng bá thương hiệu.Thực hiện nhiệm vụ ấy, công ty chứng khoán BIDV đã thiết lập một hình ảnh riêng của mình trong lòng công chúng với những nét đặc trưng rất riêng có của công ty chứng khoán BIDV.Tất cả các yếu tố màu sắc, hình ảnh, thiết kế đều thống nhất và thể hiện sự khác biệt của công ty chứng khoán BIDV với các công ty chứng khoán khác. Định hình được hình ảnh và nét văn hóa đặc trưng riêng của công ty mình, công ty chứng khoán BIDV đã tiếp tục duy trì thực hiện và tuyên truyền hình ảnh ấy và những định dạng truyền thông tới công chúng để tạo ra những ấn tượng riêng trước công chúng. Trên thực tế, phòng ISO của công ty chứng khoán BIDV đã có sự đầu tư khá lớn để nghiên cứu xây dựng biểu tượng công ty chứng khoán BIDV với slogan “Lợi ích của khách hàng là lợi ích của BSC”.Logo và slogan của công ty chứng khoán BIDV hướng đến một mục đích duy nhất là truyền tải thông tin đến khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ của công ty.Biểu tượng của công ty chứng khoán BIDV được giải thích rất rõ ràng: Logo thương hiệu công ty chứng khoán BIDVkết

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí