Liên Hệ Với Điều Kiện Lớp Hs Của Anh (Chị) Để So Sánh Về Khả Năng Thực Hiện Kiểu Bài Tập Này.

3.4. Liên hệ với điều kiện lớp HS của anh (chị) để so sánh về khả năng thực hiện kiểu bài tập này.

3.5. Nêu những điểm anh (chị) thu hoạch được sau khi xem đoạn băng.


TOÁN


A. Tổng quan về tiểu mô đun


1 Mục tiêu của tiểu mô đun Sau khi học xong tiểu mô đun này học viên cần 1

1. Mục tiêu của tiểu mô đun

Sau khi học xong tiểu mô đun này, học viên cần đạt được :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

1.1 Kiến thức

- Nêu những đặc điểm chủ yếu của chương trình và sách giáo khoa (SGK) Toán lớp

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 13

5.

- Trình bày được các nội dung cơ bản, cấu trúc và mức độ dạy học từng mạch kiến

thức của môn Toán ở lớp 5.

- Nêu những định hướng đổi mới PPDH và đổi mới đánh giá kết quả học tập toán của HS lớp 5.

1.2 Kỹ năng

- Lập kế hoạch bài học và tổ chức dạy học từng bài học trong Toán 5 theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng đối tượng HS.

- Sử dụng được SGK, sách giáo viên (SGV) Tóan 5 theo đặc điểm của từng lớp học, của trường học, của địa phương.

- Bước đầu biết phân tích chương trình, SGK, SGV môn Toán lớp 5.

1.3 Thái độ

- Chủ động và linh hoạt trong dạy học Toán lớp 5.

- Kiên trì dạy học và kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Tóan lớp 5, thực hiện dạy học phù hợp với từng đối tượng HS.

- Hợp tác với đồng nghiệp và với HS.


2. Cấu trúc của tiểu mô đun

2.1 Giới thiệu các chủ đề của tiểu mô đun

Tiểu mô đun bồi dưỡng GV dạy học môn Toán lớp 5 gồm các chủ đề sau :

Chủ đề 1 : Tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của chương trình và SGK môn Toán lớp 5

Chủ đề 1 gồm các nội dung :

1. Tìm hiểu mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5

2. Tìm hiểu đặc điểm chung của chương trình và SGK môn Toán lớp 5 bao gồm:

* Đặc điểm chung về nội dung dạy học

* Đặc điểm chung về đổi mới PPDH

* Đặc điểm chung về đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 5.

Chủ đề 2 : Dạy học số học ở lớp 5

Chủ đề 2 gồm các nội dung chủ yếu:

1) Dạy học phân số và các phép tính với phân số ở lớp 5

* Xác định nội dung chủ yếu về dạy học phân số và các phép tính với phân số ở lớp 5.

* Đặc điểm của dạy học phân số và các phép tính với phân số ở lớp 5.

* Một số vấn đề cụ thể về dạy học phân số và các phép tính với phân số ở

lớp 5.

* Biết thiết kế kế hoạch của một bài học về phân số ở lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

2) Dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân ở lớp 5

* Xác định nội dung chủ yếu về dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân ở lớp 5.

* Đặc điểm của dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân ở

lớp 5.

* Một số vấn đề cụ thể về dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân ở lớp 5.

* Biết thiết kế kế hoạch của một bài học về số thập phân ở lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

Chủ đề 3 : Dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5

* Xác định nội dung chủ yếu về dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5

* Đặc điểm của dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5

* Một số vấn đề cụ thể về dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 5

* Biết thiết kế kế hoạch của một bài học về đại lượng vfa đo đại lượng ở

lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Chủ đề 4 : Dạy học một số yếu tố thống kê ở lớp 5

* Xác định nội dung chủ yếu về dạy học một số yếu tố thống kê ở lớp 5.

* Đặc điểm của nội dung dạy học một số yếu tố thống kê ở lớp 5.

* Một số vấn đề cụ thể về dạy học một số yếu tố thống kê ở lớp 5.

* Biết thiết kế kế hoạch của một bài học về yếu tố thống kê ở lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

Chủ đề 5 : Dạy học yếu tố hình học ở lớp 5

* Xác định nội dung chủ yếu dạy học các yếu tố hình học ở lớp 5.

* Đặc điểm của nội dung dạy học các yếu tố hình học ở lớp 5.

* Một số vấn đề cụ thể về dạy học các yếu tố hình học ở lớp 5.

* Biết thiết kế kế hoạch của một bài học về yếu tố hình học ở lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

Chủ đề 6: Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5

* Xác định nội dung chủ yếu về dạy học giải tóan có lời văn ở lớp 5.

* Đặc điểm của dạy học giải tóan có lời văn ở lớp 5.

* Một số vấn đề cụ thể về dạy học giải tóan có lời văn ở lớp 5.

* Biết thiết kế kế hoạch của một bài học về giải toán có lời văn ở lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

2.2 Cách thức triển khai từng chủ đề

Mỗi chủ đề gồm:

- Mục tiêu của chủ đề:

- Nguồn: Các tài liệu GV cần có dể học từng chủ đề.

- Quá trình: Chỉ rõ nhiệm vụ học tập và các hoạt động để thực hiện từng nhiệm vụ đó.

- Sản phẩm: Dự kiến các sản phẩm do GV làm, sau khi học xong từng chủ đề


3. phương pháp học tập tiểu mô đun

Hướng dẫn, động viên GV học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, thể hiện trong quá trình:

1. Làm việc cá nhân

2. Thảo luận nhóm

3. Nêu ý kiến, nhận xét, bình luận, thắc mắc, ....

4. Nêu cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập, hợp tác cùng đồng nghiệp, chọn giải pháp hợp lý cho từng vấn đề đó.

5. Xem băng hình, trao đổi ý kiến về những trích đoạn của băng hình.

6. Lập kế hoạch bài học và thực hành dạy minh họa một số dạng bài.


B. Triển khai tiểu mô đun (học trong 30 tiết)

Chủ đề 1

Tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của chương trình và SGK môn toán lớp 5 I Mục 2

Tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của chương trình và SGK môn toán lớp 5

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên nhận biết được:

- Mục tiêu dạy học và yêu cầu cơ bản cần đạt khi dạy học môn Toán lớp 5.

- Sự kế thừa và phát triển của môn Toán lớp 5 so với môn Toán các lớp dưới.

- Một số đặc điểm chủ yếu về nội dung dạy học, đổi mới PPDH, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập theo chương trình và SGK môn Toán lớp 5 và vận dụng để dạy học Toán lớp 5 theo các đặc điểm đó.

II. Nguồn

1. Chương trình Giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học: Phần chương trình môn Toán, từ trang 43 đến trang 116 (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

2. Bộ SGK, SGV, Vở bài tập Tóan 5 của các tác giả: Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy, Lê Tiến Thành, Kiều Đức Thành (NXB Giáo dục, Hà Nội 2006)

4. Các băng hình minh họa (trích đoạn hoặc toàn bộ tiết học) một số dạng bài trong dạy học Toán 5.

III. Quá trình

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Đọc mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5 tr 4 và 5 – Toán 3Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Đọc mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5 (tr 4 và 5 – Toán 5 (Sách giáo viên), NXB Giáo dục, 2006)

Nhiệm vụ 2 Đọc Tóm tắt chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Toán lớp 5 từ 4

Nhiệm vụ 2: Đọc “Tóm tắt chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Toán lớp 5” (từ tr 23 đến 25 – Toán 5 (SGV), NXB Giáo dục, 2006)


Thông tin phản hồi

Mục tiêu dạy học Toán lớp 5

Dạy học Toán lớp 5 nhằm giúp học sinh:

1. Về số và phép tính

Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.

Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập

phân.

Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (kết quả phép tính là số tự nhiên hoặc

số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân).

Biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, .... của phép cộng và nhân các số thập phân.

Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để: tính giá trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiện nhất; nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10, 100, 1000, … (bằng chuyển dấu phẩy trong số thập phân).

Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng cơ bản về số và phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân).

2. Về đo lường

Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng (chẳng hạn, giữa km2 và m2, giữa ha và m2, giữa m3 và dm3, giữa dm3 và cm3).

Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân.

Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị; nhân (chia) các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với (cho) số tự nhiên (khác 0).

3. Về hình học

Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác.

Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.

Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

4. Về giải bài toán có lời văn

Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có:

- Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ (khi giải các bài toán thuộc quan hệ ”tỉ lệ thuận”, ”tỉ lệ nghich” không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách ”rút về đơn vị” hoặc ”tìm tỉ số”.

- Các bài toán về tỉ số phần trăm: tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước; tìm một số biết một giá trị tỉ số phần trăm của số đó.

- Bài toán về chuyển động đều.

- Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.

5. Về một số yếu tố thống kê

- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.

- Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ.

6. Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh

- Biết diễn đạt một số nhận xét, qui tắc, tính chất, ... bằng ngôn ngữ (nói, viết dưới dạng công thức, ...) ở dạng khái quát.

- Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo; phát triển trí tưởng tượng không gian,...

- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm chung của chương trình và sGK môn Toán lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Đọc các tài liệu Chương trình Giáo dục phổ thông cấp 5Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Đọc các tài liệu:

- Chương trình Giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học: môn Toán, từ trang 43 đến trang 116 (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

- Toán 5 - SGV, NXB Giáo dục, 2006 (Phần "Giới thiệu SGK Toán 5")

- SGK Toán 5, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006

Nhiệm vụ 2 Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn về đặc điểm chung của 6

Nhiệm vụ 2: Trao đổi ý kiến trong nhóm chuyên môn về đặc điểm chung của chương trình và SGK môn Toán lớp 5


Thông tin phản hồi

Đặc điểm của chương trình và SGK môn Toán lớp 5.

1. Quán triệt quan điểm dạy học tăng cường thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản

Để quán triệt quan điểm trên Toán lớp 5 đã:

- Tinh giản các nội dung dạy học lí thuyết, chỉ lựa chọn các nội dung cơ bản và thiết thực nhất. Khi dạy học các nội dung này đều yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức và kĩ năng cơ bản đã học, đặc biệt là các kiến thức có nội dung thực tế gần gũi với học sinh.

- Dành 58,9% tổng thời lượng dạy học Toán 5 để luyện tập, ôn tập,...

- Tổ chức các hoạt động thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản ngay trong tiết dạy học bài mới; mỗi tiết thường có 3 bài tập thực hành, vận dụng trực tiếp kiến thức mới đã học. Nếu tính cả thời lượng thực hành, vận dụng trong các tiết dạy học bài mới thì thời lượng luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, kiểm tra các kiến thức và kĩ năng cơ bản chiếm khoảng 74% tổng thời lượng dạy học Toán lớp 5.

Có thể khẳng định rằng, quan điểm dạy học tăng cường thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản đã được quán triệt trong suốt quá trình dạy học môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5.

2. Bảo đảm tính thống nhất của môn Toán ở Tiểu học

1) Môn Toán ở Tiểu học lấy mạch số học làm “hạt nhân” của toàn bộ chương trình môn học; các mạch nội dung khác (như đo lường, yếu tố hình học, giải bài toán có lời văn) được sắp xếp xen kẽ với “hạt nhân” số học để vừa dựa vào số học vừa hỗ trợ, củng cố cho số học trong quá trình dạy học toán ở Tiểu học theo các quan điểm khoa học và sư phạm thống nhất. Đó là đặc điểm chung về tính thống nhất của môn Toán ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5.

2) Trong Toán lớp 5, mạch số học vẫn là trọng tâm, là “hạt nhân” vì chiếm tới 51,42% tổng thời lượng dạy học Toán 5; các mạch nội dung khác, kể cả “yếu tố hình học” tuy sắp xếp tập trung thành một chương, nhưng đó không phải là những “phân môn” vì:

- Nhìn chung trong cả 5 chương của Toán 5, các mạch nội dung đều sắp xếp xen kẽ nhau, quanh “hạt nhân” số học. Ngay ở chương ba, tuy chuyên về hình học nhưng cũng có các nội dung đo lường sắp xếp xen kẽ trong đó (chẳng hạn: thể tích; các đơn vị đo thể tích: cm3, dm3, m3); ngoài ra trong quá trình dạy học vẫn dạy học xen kẽ giải bài toán có lời văn (bài toán có nội dung hình học) với nhiều cơ hội sử dụng, ôn luyện, củng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2023