Vai Trò Của Tỷ Giá Hối Đoái Đối Với Doanh Nghiệp.


động ngân hàng gắn liền với sự lưu thông của đa dạng các đồng tiền tệ và do đó, nếu có sự biến động tỷ giá , tổng tài sản của ngân hàng có thể tăng hoặc giảm, lợi nhuận của ngân hàng cũng theo đó thể hiện lãi hoặc lỗ tại thời điểm ra cân đối.

Thứ hai: Tỷ giá hối đoái làm thay đổi doanh số hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ bao gồm doanh số mua bán ngoại tệ, doanh số thanh toán quốc tế, doanh số cho vay và huy động bằng ngoại tệ, doanh số chi trả kiều hối ... Lý do: khi tỷ giá thay đổi, nó tác động trực tiếp đến doanh số xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến hàng loạt các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tỷ giá.

Thứ ba: Tỷ giá hối đoái làm thay đổi mức thu lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận mang lại cho ngân hàng có liên quan đến ngoại tệ bao gồm: thu lãi kinh doanh ngoại tệ, thu lãi cho vay bằng ngoại tệ, thu lãi nhờ vào chênh lệch tỷ giá do trạng thái hối đoái ròng (NPEi) ở trạng thái mở (âm hoặc dương). Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, các chỉ tiêu trên sẽ thay đổi theo và ảnh hưởng đến lợi nhuận.

1.1.2.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với doanh nghiệp.

Tỷ giá hối đoái làm thay đổi doanh thu bán hàng và thay đổi mức thu lợi nhuận doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế. Nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của hàng hoá và dịch vụ sản xuất tại các nước khác nhau. Giá cả hàng xuất khẩu của một nước được tính theo giá tại nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá của đồng tiền hai nước đó.

Khi đồng nội tệ mất giá, doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều lợi thế do giá hàng xuất khẩu của doanh nghiệp rẻ đi và có cơ hội cạnh tranh với mặt hàng cùng loại ở nước khác còn nếu doanh nghiệp giữ nguyên giá xuất khẩu thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn dự kiến. Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phải trả giá cao hơn cho các mặt hàng nhập khẩu và lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút.


Hiệu quả sẽ có tác động ngược lại đối với doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu khi đồng nội tệ lên giá.

Các doanh nghiệp không trực tiếp xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng tương tự về doanh số và lợi nhuận khi mua hàng từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Với việc phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và tác động trở lại của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế, ta thấy rằng có sự tác động tương hỗ giữa tỷ giá hối đoái, các chính sách của chính phủ và các yếu tố của nền kinh tế.

Các chính sách tài khoá và tiền tệ của chính phủ

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 4



Tỷ lệ lãi suất Tương ứng

Tỷ lệ lạm phát tương ứng

Mức độ thu nhập quốc gia tương ứng


Dòng chảy vốn quốc tế

Tỷ giá hối đoái

Thương mại quốc tế


Chính phủ mua

Sự can thiệp của chính phủ

Sức hút của các hàng hoá

Mua bán quốc tế

và bán tiền tệ


Sức hút của các chứng khoán giao dịch quốc tế

Các luật thuế

Thuế quan hạn


ngạch


Hình 1: Sơ đồ minh họa sự tác động qua lại của tỷ giá hối đoái với chính sách của chính phủ và các yếu tố của nền kinh tế.

(Nguồn: Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2008), “ Giáo trình Tài chính quốc tế”, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.229)


1.2. Khái quát chung về rủi ro tỷ giá .

Đặc trưng của ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, vì vậy hoạt động cơ bản và xuyên suốt của nó là dẫn chuyển vốn (nội tệ, ngoại tệ) từ người thừa vốn sang người thiếu vốn, tạo ra hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn, tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Ngân hàng dùng kỹ năng chuyên môn của mình để thiết lập một danh mục các dịch vụ cung cấp cho xã hội như: huy động, cho vay, bảo lãnh trong nước, bảo lãnh quốc tế, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, tư vấn… Ngoài ra, ngân hàng còn phải tối đa hoá lợi nhuận bằng cách đa dạng các danh mục đầu tư: đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ… Có thể nói, hoạt động ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín, rủi ro chiến lược… thì hoạt động ngân hàng còn phải chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền với hoạt động ngân hàng.

1.2.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá

Rủi ro là những tổn thất, sai lệch so với dự tính xảy ra nằm ngoài ý muốn của con người.


Rủi ro tỷ giá là khả năng thiệt hại, tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu do sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.

(Nguồn: Nguyễn Kim Anh (2008), “giáo trình Rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro hối đoái”, Nxb Thống kê, tr. 34)

Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào tỷ giá hối đoái biến động thì NHTM sẽ gặp rủi ro hối đoái. Sự biến động của tỷ giá hối đoái chỉ là một điều kiện cần để có thể làm cho ngân hàng gặp phải rủi ro tỷ giá bởi vì nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đơn thuần chỉ liên quan đến nội tệ và diễn ra trong nước thì rủi ro tỷ giá lúc này là bằng không. Trên thực tế, NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ bao gồm nội tệ và ngoại tệ do vậy phần tiếp theo sẽ nghiên cứu điều kiện đủ hay là những nguyên nhân chính làm cho một ngân hàng thương mại gặp phải rủi ro về tỷ giá khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.

1.2.2.Nguyên nhân phát sinh rủi ro tỷ giá

1.2.2.1. Rủi do từ hoạt động nội bảng

Hoạt động nội bảng của các NHTM sẽ gây ra rủi ro tỷ giá là do sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài sản có bằng ngoại tệ bao gồm: các khoản cho vay bằng ngoại tệ; các chứng khoán bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng khác; tiền mặt bằng ngoại tệ… Tài sản nợ bằng ngoại tệ bao gồm: chứng chỉ tiền gửi ghi bằng ngoại tệ do ngân hàng phát hành; tiền gửi bằng ngoại tệ từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng; các khoản vay bằng ngoại tệ; các hình thức huy động vốn khác bằng ngoại tệ…

Tài sản ròng bằng ngoại tệ = TSC bằng ngoại tệ – TSN bằng ngoại t


Trường hợp 1: Tài sản ròng bằng ngoại tệ > 0: TSC bằng ngoại tệ lớn hơn TSN bằng ngoại tệ. Khi tỷ giá tăng (ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm giá): NHTM


có lãi. Ngược lại, khi tỷ giá giảm (ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng giá): NHTM bị lỗ.

Trường hợp 2: Tài sản ròng bằng ngoại tệ < 0: TSC bằng ngoại tệ nhỏ hơn TSN bằng ngoại tệ. Khi tỷ giá tăng (ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm giá): NHTM bị lỗ. Ngược lại, khi tỷ giá giảm (ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng giá): NHTM có lãi.

Trường hợp 3: Tài sản ròng bằng ngoại tệ = 0: TSC bằng ngoại tệ bằng TSN bằng ngoại tệ. NHTM sẽ không gặp rủi ro về tỷ giá cho dù tỷ giá có biến động như thế nào đi chăng nữa.

1.2.2.2. Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng

Sự tham gia của một NHTM vào thị trường ngoại hối được thực hiện chủ yếu thông qua 4 hoạt động sau:

Thứ nhất, mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện và thanh toán các hợp đồng ngoại thương.

Thứ hai, mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Thứ ba, mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính ngân hàng nhằm cân bằng trạng thái ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Thứ tư, mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động.

Trong 4 giao dịch trên, 2 giao dịch đầu tiên ngân hàng thực hiện mua hộ và bán hộ cho khách hàng để thu phí (hay thu lãi KDNT) do đó rủi ro tỷ giá


không phát sinh. Giao dịch thứ 3 nhằm mục đích cân bằng trạng thái ngoại tệ là nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì vậy nó sẽ làm giảm mức độ rủi ro xuống. Như vậy, thực chất rủi ro tỷ giá của NHTM chủ yếu do những hoạt động đầu cơ


mang lại. Khi đó, NHTM sẽ duy trì một trạng thái ngoại tệ mở (dương hoặc âm) và tỷ giá trên thị trường là biến động.

Trạng thái ngoại tệ ròng = Ngoại tệ mua vào – Ngoại tệ bán ra

Trường hợp 1: Trạng thái ngoại tệ ròng > 0: doanh số ngoại tệ mua vào lớn hơn doanh số ngoại tệ bán ra. Khi tỷ giá tăng (ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm giá): NHTM có lãi. Ngược lại, khi tỷ giá giảm (ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng giá): NHTM bị lỗ.

Trường hợp 2: Trạng thái ngoại tệ ròng < 0: Doanh số ngoại tệ mua vào nhỏ hơn doanh số ngoại tệ bán ra (ngân hàng đang mượn ngoại tệ từ nguồn khác để bán trước). Khi tỷ giá tăng (ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm giá): NHTM bị lỗ. Ngược lại, khi tỷ giá giảm (ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng giá): NHTM có lãi.

Trường hợp 3: Trạng thái ngoại tệ = 0: Doanh số mua ngoại tệ bằng doanh số bán ngoại tệ. NHTM sẽ không gặp rủi ro về tỷ giá cho dù tỷ giá có biến động .

Như vậy, một NHTM sẽ gặp phải rủi ro về tỷ giá khi ngân hàng đó duy trì sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ, khi trạng thái ngoại tệ là mở và tỷ giá trên thị trường biến động.

Công thức tổng quát xác định trạng thái rủi ro hối đoái ròng (NPE – Net Position Exposure) đối với ngoại tệ thứ i như sau:

NPEi= Tài sản ròng bằng ngoại tệi + Trạng thái ngoại tệ ròngi

= (TSC bằng ngoại tệi – TSN bằng ngoại tệi) + (Doanh số mua vào ngoại tệi

– Doanh số bán ra ngoại tệi)


Trường hợp 1: Nếu NPEi > 0: Khi tỷ giá tăng (ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm giá): NHTM có lãi. Ngược lại, khi tỷ giá giảm (ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng giá): NHTM bị lỗ.

Trường hợp 2: Nếu NPEi < 0: Khi tỷ giá tăng (ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm giá): NHTM bị lỗ. Ngược lại, khi tỷ giá giảm (ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng giá): NHTM có lãi.

Trường hợp 3: Nếu NPEi = 0: NHTM sẽ không gặp rủi ro về tỷ giá cho dù tỷ giá có biến động .‌

(Nguồn: Nguyễn Kim Anh (2008), “giáo trình Rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro hối đoái”, Nxb Thống kê, tr. 39)

1.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

1.3.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng

Như chúng ta đã biết, rủi ro tỷ giá do các hoạt động nội bảng gây ra với nguyên nhân chính là sự chênh lệch tỷ giá giữa TSC và TSN bằng ngoại tệ. Để phòng ngừa loại rủi ro này, chúng ta cần làm cân xứng TSC và TSN bằng ngoại tệ. Cụ thể hơn, ta đi phân tích một vài nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng:

+ Nghiệp vụ huy động vốn nhằm mục đích cho vay. Nếu ngân hàng sử dụng toàn bộ doanh số huy động bằng ngoại tệ để cho vay bằng ngoại tệ với kỳ hạn huy động và kỳ hạn cho vay là như nhau thì sẽ không có rủi ro tỷ gía trong nghiệp vụ này. Càng thu hẹp chênh lệch giữa doanh số huy động ngoại tệ và cho vay ngoại tệ thì mức độ lãi hoặc lỗ về tỷ giá càng nhỏ.

+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Mua ngoại tệ để bán ngoại tệ ăn chênh lệch giá. Nếu doanh số mua và bán là bằng nhau tại một thời điểm và tỷ giá mua thấp hơn tỷ giá bán, rủi ro tỷ giá bằng không. Càng thu hẹp chênh lệch giữa doanh số mua ngoại tệ và doanh số bán ngoại tệ thì mức độ lãi hoặc lỗ về tỷ giá càng nhỏ.


+ Các khoản phải thu bằng ngoại tệ và các khoản phải trả bằng ngoại tệ luôn ở mức cân bằng sẽ giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Các khoản phải thu bao gồm thu lãi cho


vay, thu lãi tiền gửi nơi khác và các khoản phí. Các khoản phải trả bao gồm trả lãi tiền gửi , trả lãi tiền đi vay, trả thuế…

Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể thực hiện biện pháp cân xứng TSN và TSC bằng ngoại tệ vì việc huy động đủ vốn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu cầu vay ngoại tệ là khó thực hiện chưa kể đến các khoản dữ trữ tiền mặt, dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ… đảm bảo thanh khoản theo quy định của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, ngoài biện pháp phòng ngừa nội bảng các ngân hàng thương mại còn thực hiện những biện pháp phòng ngừa ngoại bảng.

1.3.2. Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng

1.3.2.1. Phòng ngừa bằng hợp đồng giao ngay (Spot)

Hợp đồng ngoại hối giao ngay là sự thoả thuận giữa hai bên chủ thể đồng ý mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá của NHTM niêm yết tại thời điểm ký hợp đồng hoặc do hai bên thoả thuận nhưng nằm trong biên độ cho phép của mỗi quốc gia.

Giao dịch ngoại hối giao ngay có thời hạn thanh toán chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch được phép thoả thuận cụ thể thời điểm chuyển tiền trong phạm vi hai ngày làm việc quy định trên.

Giao dịch giao ngay thường là mua thực bán thực và nhìn thấy ngay kết quả kinh doanh của việc mua bán, các NHTM sử dụng giao dịch này để cân bằng trạng thái ngoại tệ của mình. Giao dịch giao ngay là biện pháp phòng ngừa rủi ro sớm nhất và là cơ sở hình thành nên các biện pháp phòng ngừa rủi ro khác.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí