Nhtmcp | Ngân hàng thương mại cổ phần | ||
29 | Nhtm | Ngân hàng thương mại | |
30 | Nostro Account | Tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng nước ngoài | |
31 | Npe | Trạng thái hối đoái ròng | |
32 | Nv & khth | Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp | |
33 | Option | Quyền chọn | |
34 | PPP | Thuyết ngang giá sức mua | Purchasing Power Parity |
35 | Rdf | Dự án hỗ trợ tài chính nông thôn | Rural Development Fund |
36 | Spot | Hợp đồng giao ngay | |
37 | Swap | Hợp đồng hoán đổi | |
38 | Tsn | Tài sản nợ | |
39 | Tsc | Tài sản có | |
40 | Ttqt | Thanh toán quốc tế | |
41 | Treasury | Nguồn vốn – Ngân quỹ | |
42 | Ttntlnh | Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng |
Có thể bạn quan tâm!
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 1
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Của Các Ngân Hàng Thương Mại.
- Vai Trò Của Tỷ Giá Hối Đoái Đối Với Doanh Nghiệp.
- Thực Trạng Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Tại Mhb Hn
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Usd | Đồng Đô la Mỹ | US Dollar | |
44 | Vcb | Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam | Vietcombank |
45 | Vnd | Đồng Việt Nam | Viet Nam Dong |
46 | Xnk | Xuất nhập khẩu | |
47 | Wto | Tổ chức thương mại Thế giới | World Trade Organization |
Danh mục bảng
Mục lục | Tên bảng và hình | Trang | |
Bảng 2.1 | II.1.1.1 | Lợi nhuận của chi nhánh qua từng năm | 31 |
Bảng 2.2 | II.1.2.1 | Nguồn vốn huy động của MHB HN (2003 – 2009) | 34 |
Bảng 2.3 | II.1.2.2 | Dư nợ tín dụng của MHB HN (2006-2009) | 37 |
Bảng 2.4 | II.1.2.3 | Tình hình thực hiện dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu của MHB HN | 41 |
Bảng 2.5 | II.1.2.4 | Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MHB HN | 43 |
Bảng 2.6 | II.1.2.5 | Doanh số mua bán ngoại tệ của MHB HN so với một số chi nhánh của NHTM khác trên địa bàn | 44 |
Danh mục hình
I.1.1 | Tác động của chính phủ đến tỷ giá hối đoái | 15 | |
Hình 2.1 | II.1.1 | Mô hình hoạt động của MHB HN năm 2003 | 29 |
Hình 2.2 | II.1.1 | Mô hình hoạt động của MHB HN năm 2009 | 30 |
Danh mục đồ thị
II.4.3 | Lãi suất mục tiêu đồng USD của FED FUND (2003-2008) | 73 |
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh quốc tế là một tất yếu khách quan nhằm mục tiêu tối đa lợi nhuận. Lợi ích cơ bản từ kinh doanh quốc tế là mang lại sự thịnh vượng kinh tế ngày càng cao nhờ phát huy lợi thế so sánh của quốc gia, tiết kiệm chi phí nhờ mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng sản phẩm tham gia kinh doanh quốc tế.
Bên cạnh lợi ích của của kinh doanh quốc tế xuất hiện một rủi ro dễ nhận thấy nhất so với kinh doanh nội địa, đó chính là rủi ro tỷ giá. Những biến động không lường trước của tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá) ảnh hưởng rất lớn đến doanh số, giá cả, lợi nhuận của bên xuất khẩu cũng như bên nhập khẩu. Xét trên góc độ vĩ mô, sự biến động tỷ giá có tác động nhiều chiều đến nền kinh tế các quốc gia tham gia kinh doanh quốc tế như: thay đổi cán cân thanh toán quốc tế, thay đổi khối lượng vay nợ nước ngoài, thay đổi tỷ lệ lạm phát hoặc thiểu phát, thay đổi tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài, thay đổi dự trữ ngoại tệ của quốc gia… Xét trên góc độ vi mô, sự biến động tỷ giá ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thay đổi kết quả lợi nhuận, thay đổi doanh thu hàng năm, thay đổi tổng tài sản nợ tài sản có… Vì các lý do này, các nhà quản lý thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế, các nhà kinh doanh tiền tệ luôn quan tâm đến tính nhậy cảm của tỷ giá để đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hối đoái.
Mức độ hội nhập kinh tế thế giới của các quốc gia càng sâu rộng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia càng gia tăng. Một sự kiện xảy ra dù ở bất cứ
đâu đều có ảnh hưởng đến quy mô toàn cầu mà ảnh hưởng đầu tiên chính là sự biến động tỷ giá hối đoái.
Từ 11/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực của Việt Nam nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế. Thị trường ngân hàng Việt Nam cũng chuẩn bị một thời kỳ mới: thời kỳ cạnh tranh bình đẳng và toàn diện hơn giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.
Việc mở cửa thị trường ngân hàng sẽ làm tăng rủi ro về thị trường giá cả, lãi suất, tỷ giá, chu chuyển vốn... Hệ thống ngân hàng thương mại trong nước sẽ đối mặt với rủi ro khủng hoảng, các cú sốc tài chính kinh tế khu vực và trên thế giới lan truyền, mất dần lợi thế khách hàng và kênh phân phối, đặc biệt từ sau năm 2010 những phân biệt về huy động vốn, sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng nước ngoài và trong nước sẽ bị loại bỏ. Để không bị tụt hậu về trình độ, không bị sát nhập, bị mua lại, các ngân hàng Việt Nam bắt buộc phải trang bị cho mình các kiến thức tiên tiến về quản trị hoạt động ngân hàng, đổi mới công nghệ thông tin, học hỏi kinh nghiệm quản trị ngân hàng của các ngân hàng bạn...
Đứng trước bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, Ban lãnh đạo ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), một ngân hàng non trẻ 100% vốn của nhà nước thành lập năm 1997 nhận thấy tầm quan trong trong việc điều hành quản trị hoạt động ngân hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh của MHB trên thị trường tài chính.
Định hướng của ban lãnh đạo MHB là: cần thiết phải đổi mới tư duy trong công tác điều hành và quản trị hoạt động ngân hàng, lợi nhuận phải luôn đi kèm với tính an toàn và phát triển bền vững; Đổi mới toàn diện hệ thống ngân hàng
lõi (core banking) để đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng
ngang tầm thế giới; Thuê chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ngoài tổ chức lại mô hình quản lý theo kinh nghiệm các nước tiên tiến; Tiến hành cổ phần hoá MHB trong năm 2009.
Là một cán bộ của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội (MHB HN), đặc biệt là đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 với sự sụp đổ dây chuyền của hàng loạt ngân hàng lớn tại Mỹ… tôi nhận thức được giá trị to lớn của việc quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, trong đó có quản trị rủi ro tỷ giá. Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại MHB HN.
2.Tình hình nghiên cứu
Quản trị rủi ro tỷ giá không còn là khái niệm mới mẻ đối với hệ thống ngân hàng và đối với các cơ quan ban ngành thuộc lĩnh vực tài chính tiền tệ, do vậy đã có rất nhiều cuốn sách, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả không chỉ làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, hay trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà nó còn thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả trong lĩnh vực khác như: chứng khoán, bảo hiểm, công ty quản lý quỹ… Tôi xin liệt kê một số công trình nghiên cứu đã công bố sau:
1/ Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Học viện ngân hàng, sách tham khảo: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, nhà xuất bản Thống kê 2005. Cuốn sách đã liệt kê, phân tích các loại rủi ro phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng và cách quản trị
các rủi ro đó nhưng cũng mới đúc kết trên cơ sở các mô hình hoạt động ngân hàng chung nhất, chưa phân tích được sự khác nhau trong đặc thù hoạt động của NHTMQD, NHTMCP, NHLD, NH 100% vốn nước ngoài… để đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với từng mô hình ngân hàng.
2/ Thạc sĩ Phạm Bảo Khánh, Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Đề tài: “ Hạn mức giá trị chịu rủi ro trong quản lý rủi ro tỷ giá của các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng số 2 tháng 01 năm 2006. Đề tài đã đưa ra một bức tranh đầy đủ về các loại rủi ro tỷ giá mà ngân hàng phải đối mặt và đề xuất thêm một biện pháp phòng ngừa, đó là: các ngân hàng nên giao hạn mức giao dịch, hạn mức dừng lỗ/ lãi và trách nhiệm cụ thể tới từng bộ phận, cá nhân có liên quan để phát huy tính năng động sáng tạo, khả năng tư duy phân tích biến động tỷ giá của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu và đề xuất một biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, chưa mang tính tổng hợp đầy đủ các yếu tố tạo ra biến động tỷ giá và các hình thức phòng ngừa chúng.
3/ Thạc sĩ Tạ Ngọc Sơn, đề tài: “Bàn về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng số 3 tháng 02 năm 2007. Đề tài đi sâu nghiên cứu các loại rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và đóng góp một phần nhỏ các giải pháp phòng ngừa. Đề tài không mở rộng nghiên cứu các rủi ro tỷ giá ở các lĩnh vực khác trong hoạt động ngân hàng.
4/ Phạm Thị Việt Hằng (2007) “Rủi ro hối đoái và các giải pháp phòng ngừa của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Học viện ngân hàng. Đề tài đi sâu nghiên cứu toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, ngân hàng Ngoại thương là một ngân
hàng lớn đã có thế mạnh trong lĩnh vực ngoại hối, mặt khác ngân hàng Ngoại thương còn được NHNN chỉ định là kênh bán ngoại các NHTM tùy từng thời kỳ.
Trong một chừng mực nhất định, hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng ngoại thương không thể áp dụng đối với các NHTM khác.
5/ Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Học viện Ngân hàng, giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối”, nhà xuất bản Thống kê 2008. Giáo trình này chuyên sâu vào các kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, rất hữu ích cho những cán bộ thực hành làm trong lĩnh vực KDNT. Tuy nhiên, giáo trình cũng mới đề cập đến một vế của phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đó là các hình thức mua bán ngoại tệ phái sinh, chưa đi sâu nghiên cứu khi nào áp dụng các hình thức phái sinh được hiệu quả nhất.
6/ Tiến sĩ Nguyễn Kim Anh, Học viện ngân hàng, giáo trình “Quản trị rủi ro hối đoái của ngân hàng thương mại ”, 2008. Giáo trình này phân tích rất chi tiết về các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tuy nhiên số liệu trong giáo trình đã bị cũ (từ năm 2003 trở về trước) nên việc phân tích mới dừng ở nghiên cứu lý thuyết.
7/ Ngoài ra còn có một số bài viết khác đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Vũ, đề tài: “Sử dụng các chiến lược quyền chọn ngoại tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái”, tạp chí Ngân hàng số 10 tháng 05 năm 2007. Thạc sĩ Phạm Thị Hoàng Anh, đề tài: “ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt nam”, tạp chí Ngân hàng số 10 tháng 05 năm 2008. Thạc sĩ Lê Thị Huyền Diệu, đề tài: “Rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam – một số giải pháp và kinh nghiệm phòng ngừa”, Tạp chí Ngân hàng số 23 tháng 12 năm 2008.