Nội đã liên tục đổi mới từ phương thức quản lý đến phong cách phục vụ khách hàng với phương châm hoạt động: “Ngân hàng mới – Phong cách mới” đồng thời không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa bàn Hà Nội.
Về phương thức quản lý, MHB HN đã phát triển thêm nhiều phòng nghiệp vụ với chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng mang tính chuyên nghiệp hoá cao
Ban giám đốc
Phòng Kế toán
Phòng Kinh doanh
Phòng KSNB
Phòng Hành chính
Hình 2.1. Mô hình hoạt động của MHB – Hà Nội năm 2003
Khi mới thành lập chi nhánh, Hà Nội chỉ có bốn phòng nghiệp vụ, trong đó các mảng kinh doanh của chi nhánh đều tập trung trong Phòng Kinh doanh bao gồm: bộ phận Tín dụng, bộ phận Thanh toán quốc tế, bộ phận Nguồn vốn, bộ phận Kinh doanh ngoại tệ, bộ phận Báo cáo và kế hoạch tổng hợp. Các bộ phận đều hoạt động ở quy mô nhỏ, thương hiệu MHB rất ít ai biết đến. Không chấp nhận với kết quả hoạt động của chi nhánh, ban giám đốc đã nỗ lực không ngừng với nhiều biện pháp: cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm tại các chi nhánh trong hệ thống và học tập ở các ngân hàng bạn; mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với giảng viên là các thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm tại trường Đại học Ngân hàng đồng thời lên kế hoạch tự đào tạo, tự trau dồi kinh nghiệm lẫn
Ban giám đốc
Phòng Kế toán + Tin học
Phòng Kinh doanh
Phòng Hỗ trợ kinh doanh
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Kiểm soát nội bộ
Phòng Hành chính
Các Phòng giao dịch
nhau; cử cán bộ đi học các khoá học về kỹ năng chăm sóc khách hàng, về Marketing sau đó truyền đạt lại cho cán bộ nhân viên toàn chi nhánh; tổ chức các buổi tham quan giãn ngoại với các trò chơi tập thể để tạo tinh thần đoàn kết và thoải mái giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp; Tổ chức các cuộc thi tìm hiều về nghiệp vụ ngân hàng… Mọi nỗ lực của Ban giám đốc đã thu được kết quả rất đáng khích lệ, lợi nhuận của chi nhánh tăng dần qua từng năm, chi nhánh luôn đứng trong top 3 chi nhánh có kết quả hoạt động cao nhất toàn hệ thống. Từ 01/01/2008, chi nhánh đã phát triển thêm nhiều phòng nghiệp vụ để đáp ứng quy mô hoạt động ngày một mở rộng và tính chuyên nghiệp hoá cao.
Phòng Nguồn vốn và KDNT |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Của Các Ngân Hàng Thương Mại.
- Vai Trò Của Tỷ Giá Hối Đoái Đối Với Doanh Nghiệp.
- Thực Trạng Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Tại Mhb Hn
- Tỡnh Hỡnh Thực Hiện Dịch Vụ Thanh Toán Xnk Của Mhb Hà Nội
- Doanh Số Mua Bán Ngoại Tệ Của Mhb Hà Nội So Với Một Số Chi Nhánh Của Nhtm Khác Trên Địa Bàn Hà Nội Trong Năm 2009
- Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Hoạt Động Ngoại Bảng.
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Hình 2.2. Mô hình hoạt động của MHB Hà Nội năm 2008
Bảng 2.1. Lợi nhuận của chi nhánh Hà Nội qua từng năm
(Đơn vị: tỷ VND)
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
5 | 12 | 18 | 24 | 32 | 45 | 63 |
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp, MHB – Hà Nội)
Về phong cách phục vụ khách hàng, thực hiện phương trâm phục vụ “Cho niềm vui toả khắp” được phát động từ Hội sở chính, MHB HN là một trong những chi nhánh dẫn đầu hệ thống về phong cách phục vụ khách hàng bao gồm: trang phục công sở lịch sự ; văn phòng làm việc gọn gàng đầy đủ trang thiết bị; tuân thủ giờ giấc làm việc; khách hàng được tiếp đón và hướng dẫn tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp; sẵn sàng giải quyết thoả đáng mọi thắc mắc, khiếu kiện của khách hàng; không để khách hàng phải đợi quá lâu, giữ chữ tín với khách hàng… Sau một thời gian hoạt động, thương hiệu MHB nói chung và MHB HN nói riêng đã được đông đảo cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng biết đến thể hiện qua số lượng khách hàng đến giao dịch tăng trưởng rõ rệt qua từng năm. Với cuộc thi “Tôi làm tại MHB”, MHB HN đã mang về 02 giải nhì và 06 giải khuyến khích trong tổng số 15 giải thưởng của Ban tổ chức.
Về phát triển mạng lưới, từ con số 28 cán bộ nhân viên và chưa có phòng giao dịch nào trong năm 2004, đến hết 31/12/2009 MHB HN đã có 220 cán bộ nhân viên với 1 chi nhánh và 16 Phòng giao dịch. Trong 16 Phòng giao dịch, trừ một vài phòng mới thành lập từ giữa năm 2009 trở lại đây là hoạt động còn ở mức quy mô nhỏ, các phòng giao dịch khác đã tự đứng vững, làm ăn có lãi tăng dần qua các năm góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Liên tục các năm từ 2005 đến 2009, MHB HN đều nhận được Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, năm 2007 và 2008 còn được nhận bằng khen của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, đến năm 2009 MHB HN được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về việc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh tại MHB HN
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Khi bắt đầu thành lập chi nhánh 2003, MHB HN được hệ thống MHB cho phép huy động vốn từ hai thị trường: Thị trường 1 bao gồm dân cư và tổ chức kinh tế; thị trường 2 gồm các TCTD và các định chế tài chính (công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ…)
Trong hai năm trở lại đây, hệ thống MHB đă đổi mới căn bản cơ chế huy động vốn đi liền với việc đổi mới phương pháp quản lí vốn tập trung. Từ chỗ cho phép các chi nhánh huy động vốn từ cả thị trường I (cá nhân và tổ chức kinh tế) và cả thị trường II (định chế tài chính), đến nay chi nhánh chỉ được huy động vốn từ thị trường I. Hội sở là nơi mua vốn từ chi nhánh và bán vốn cho chi nhánh. Vốn huy động được từ chi nhánh sẽ được điều hoà vào hội sở và được trả lăi cao hơn mức lăi suất huy động. Khi chi nhánh cần vốn giải ngân sẽ nhận điều hoà vốn của Hội sở với mức lăi suất theo quy định của Hội sở từng thời kỳ. Mục đích của việc quản lý vốn tập trung một mặt là để tránh sự cạnh tranh về lăi suất huy động giữa các chi nhánh trong hệ thống với các định chế tài chính khác và làm yếu tính thanh khoản của hệ thống mặt khác khơi dậy thế mạnh của từng chi nhánh trong công tác huy động vốn thị trường I, thị trường vốn được coi là có sự phát triển bền vững và thanh khoản tốt đồng thời là cơ sở phát triển khách hàng và bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.
Nguồn vốn thị trường I của MHB Hà Nội trong thời gian qua tăng trưởng liên tục. Năm 2004 tăng 70%; 2005 tăng 225%; 2006 tăng 73%, 2007 tăng 23%,
2008 tăng 53% và 2009 tăng 70%. Với kết quả này, liên tục trong các năm qua MHB HN là một trong số 3 chi nhánh có tổng th sản lớn nhất toàn hệ thống. Từ năm 2003 đến 2008, bình quân nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ hơn 500 tỷ/năm đạt 3.220 tỷ quy VNĐ tính đến 31/12/2009. Kết quả này phản ánh khả năng cạnh tranh cao của MHB Hà Nội trong hoạt động huy động vốn trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường.
Hoạt động huy động vốn tại MHB Hà Nội luôn được chú trọng, thường xuyên đưa ra các sản phẩm huy động mới phù hợp với nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, lấy ư kiến nhận xét của người dân để thay đổi nhằm phục vụ tốt hơn. Kênh huy động vốn không chỉ dừng lại ở huy động tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm mà còn thông qua kênh phát hành thẻ rút tiền tự động (Thẻ E cash), tuy thẻ e- cash mới ra đời cuối năm 2008 nhưng chi nhánh đă có khoảng 12.000 khách hàng thường xuyên có giao dịch trên thẻ. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn chú trọng đến chính sách khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, vì vậy ngày càng thu hút nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng làm gia tăng nguồn vốn huy động.
Năm 2008 đánh dấu một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế thế giới. Những bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ và Châu Âu đă biến thành cơn băo tàn phá kinh tế toàn cầu. Kinh tế Việt Nam trong năm 2008 đă phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm phát, kinh tế đình trệ vào cuối năm.
Trước bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, trong 06 tháng đầu năm, NHNN đă có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng
bộ và quyết liệt các giải pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, từ tháng 07/2008 đến nay, NHNN đă từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế.
Bảng 2.2 : Nguồn vốn huy động của MHB Hà Nội (2003-2009)
Đơn vị: Tỷ đồng
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |||||||
Giá | Giá | 2004/ | Giá | 2005/ | Giá | 2006/ | Giá | 2007/ | Giá | 2008/ | Giá | 2009/ | |
trị | trị | 2003 | trị | 2004 | trị | 2005 | trị | 2006 | trị | 2007 | trị | 2008 | |
(%) | (%) | (%) | (%) | (%) | (%) | ||||||||
Tổng nguồn | 523 | 1771 | + | 2445 | 138 | 3856 | 158 | 5039 | 131 | 3127 | 62% | 3220 | 103 |
vốn | 338% | % | % | % | % | ||||||||
Vốn thị trường | 79 | 134 | + | 436 | 325 | 756 | 173 | 927 | 123 | 1414 | 153 | 2400 | 170 |
I | 170% | % | % | % | % | % | |||||||
Tỷ trọng (%) | 15% | 7,5% | 18% | 19,6 % | 18% | 45% | 74% | ||||||
Vốn thị trường | 440 | 1630 | + | 2000 | 123 | 3100 | 155 | 4100 | 132 | 1700 | 41% | 800 | 47% |
II | 370% | % | % | % | |||||||||
Tỷ trọng (%) | 84% | 92% | 81% | 80% | 81% | 54% | 25% | ||||||
Vốn khác | 4 | 7 | + 175% | 9 | 128 % | 8 | 89% | 12 | 150 % | 13 | 108 % | 20 | 154 % |
Tỷ trọng (%) | 1% | 0,5% | 1% | 0,4% | 1% | 1% | 1% |
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp, MHB Hà Nội)
Cũng trong năm 2008, Hội sở MHB đă thay đổi cơ chế điều hành sang quản lư vốn tập trung. Một số chi nhánh tại các thành phố lớn (Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ) đang được huy động vốn từ thị trường hai chuyển sang không được
huy động vốn từ thị trường II và phải dần thay đổi cơ cấu số dư huy động thị trường I chiếm tối thiểu 80%/tổng số dư huy động vốn. Trong điều kiện thị
trường vốn hết sức khó khăn trong năm 2008 và ảnh hưởng đến năm 2009, Ban lănh đạo MHB Hà Nội đă kiên định chỉ đạo tăng cường công tác huy động vốn, đặt công tác huy động vốn lên nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Tính đến 31/12/2009 các chỉ tiêu tổng tài sản và huy động vốn từ nền kinh tế của chi nhánh đều đă hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đă được điều chỉnh.
Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2009 đạt 3.220 tỷ quy đồng - cao hơn so với chỉ tiêu điều chỉnh (3.000 tỷ đồng) và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được duyệt từ đầu năm (3.200 tỷ đồng). Trong đó vốn huy động từ thị trường I đạt
2.400 tỷ đồng và vốn từ thị trường II thu hẹp dần còn 800 tỷ đồng theo đúng chỉ đạo của Hội Sở.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc vào loại cao của khu vực trong những năm vừa qua, nhu cầu vốn cho phát triển tăng mạnh, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, rào cản pháp lý trong hoạt động ngân hàng từng bước được dỡ bỏ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và MHB HN nói riêng phát triển. Hoạt động sử dụng vốn của trong các năm qua đã có bước bứt phá mạnh, đáp ứng tích cực nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Qua hơn 6 năm hoạt động, MHB HN đã luôn nỗ lực phấn đấu mở rộng doanh số cho vay góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Vốn tín dụng của
MHB HN đã đến với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội đã chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, lãi suất cơ bản
tăng cao lên tới 14%/năm, lãi suất huy động lên tới gần 19%/năm, lãi suất cho vay 21%/năm, đến năm 2009 lãi suất cơ bản điều chỉnh xuống đi đôi với điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, số dư huy động mức lãi suất cao của năm 2008 vẫn chưa đến hạn thanh toán trong khi lãi suất vay đã phải điều chỉnh giảm theo chỉ đạo của NHNN, đây đó là một thách thức với ngân hàng trong việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.
Chất lượng tín dụng
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn chi nhánh, công tác phân loại nợ của MHB HN được NHNN TP Hà Nội đánh giá cao, kết quả phân loại nợ đó phản ánh trung thực, chính xác chất lượng tín dụng của MHB HN.
Mặc dù dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt, nợ xấu được xử lý về căn bản, nợ quá hạn mới phát sinh trong vòng khống chế của ngân hàng. Đến cuối năm 2009, nợ nhóm 1 của MHB HN chiếm tỷ trọng là 97,91%, nhóm 2 chiếm tỷ trọng 1,8% và nhóm nợ xấu (nhóm 3-5) được kiểm soát ở mức 0,29% tổng dư nợ. So với tỷ lệ 0,33% vào cuối 2008 tỷ lệ nợ xấu năm 2009 đó giảm rõ rệt. Tính đến 31/12/2009, MHB HN đã trích đủ 100% dự phòng rủi ro theo qui định của quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNN. Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ