Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 6


Ở Nguyễn Ngọc Tư qua khảo sát cho thấy, những câu những câu chuyện nói về đề tài số phận, cuộc đời những người nghệ sĩ bình dân chiếm 8/32 truyện tức là: 25% số lượng các tác phẩm trong ba tập: “Giao thừa”; “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” “Cánh đồng bất tận”. Người nghệ sĩ trong truyện của chị thường rất yêu nghề, say mê với nghề nghiệp. Họ sẵn sàng hi sinh mọi thứ của cuộc đời để được sống trọn với nghề, với kiếp cầm ca.

Hình tượng nhân vật Đào Hồng trong “Cuối mùa nhan sắc” là một điển hình. Đào Hồng và những người nghệ sĩ tập hợp với nhau trong “ngôi nhà buổi chiều” vì lòng yêu nghề, say mê nghiệp hát mà về ở với nhau. Chiều chiều họ tập hợp lại, hát ở mảnh sân trước nhà cho những khán giả quanh quẩn trong xóm để thỏa lòng mong nhớ sân khấu: “Sân khấu là cái hàng ba trông ra sân rồng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống dành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm ghi ta thùng, cây nhị cũ mèm. Không micro, nghệ sĩ ca bằng giọng của trời cho, nghiệp đãi. Đào Phi tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế mà lấy roi sãy ngựa coi lạ hết biết”[58.88]. Ngọn lửa nhiệt tình say mê nghề nghiệp cháy sáng, soi rọi cuộc đời họ. Nếu không có nghệ thuật, cuộc đời họ trở nên vô nghĩa, không chí hướng. Vì vậy, họ sẵn sàng hát đến mức quên cả thân mình. Đào Hồng dù ốm đến đâu cũng muốn được ra hát. Hát như là hơi thở, như là cuộc sống để bà tìm thấy nghị lực, ý nghĩa cuộc đời.

Đó là những người nghệ sĩ đã từng sống vì nghề, sẵn sàng chết vì nghề. Còn những diễn viên trẻ tuổi, nhiều khi họ cũng buộc lòng phải lựa chọn - những tình huống, những ngã ba đường thật đau lòng. Vì sự nghiệp, vì sân khấu, họ đành nén lòng từ bỏ mọi thứ kể cả những thứ vô cùng thiêng liêng quan trọng với người phụ nữ như những đứa con, để được một điều giản dị nhưng cũng vô cùng thiêng liêng với người diễn viên là vai diễn-sân khấu. Cuộc đời


của Diệu trong “Làm má đâu có dễ” là một số phận như thế. Chị đã sẵn sàng xa lìa núm ruột sơ sinh của mình để mong đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Ngay cả những người chưa được bước vào nghề cũng coi sự nghiệp ca hát là một điều gì đó vô cùng hệ trọng và thiêng liêng. Cũng chính vì yêu nghề, muốn dâng trọn đời mình cho gánh hát cải lương nên San trong “Bởi yêu thương” dù rất thích cải lương, rất muốn trở thành nghệ sĩ nhưng lại không dám đi hát. Không phải vì không biết hát, nghệ sĩ Sáu Tâm đã dạy cô hát rồi. Cô không dám đi hát chỉ vì một lý do đơn giản - đơn giản nhưng vô cùng hệ trọng đối với cô, đối với những người yêu nghệ thuật cải lương chân chính. Đó là vì trước đây, San từng làm tiếp viên ở quán bia. Cô sợ khi hát, lỡ như mình nổi tiếng, người ta nhận ra mình trước đây từng làm tiếp viên ở quán bia thì làm hoen ố đi nền nghệ thuật cải lương nước nhà.

Hình tượng người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường là những người sống trọn vẹn với nghề, dù phải trả giá bằng cả cuộc đời họ vẫn chấp nhận. Chính vì lẽ đó mà người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường có số phận buồn. Xây dựng hình tượng người nghệ sĩ hát tuồng, Nguyễn Ngọc Tư dường như muốn chia sẻ, thông cảm với cuộc đời của người nghệ sĩ bình dân.

Trong thế giới nhân vật gồm những con người luôn khao khát yêu thương của truyện Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta bắt gặp một hình ảnh trở đi trở lại, đó là hình ảnh người nghệ sĩ. Qua khảo sát, nhân vật là người nghệ sĩ trong truyện ngắn của chị chiếm tỉ lệ 9/44. Người đời thường hay có cái nhìn thành kiến về cái nghề “xướng ca” này. Nhưng nhân vật nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư thường được tô đậm ở phẩm chất thủy chung, giàu tình nghĩa, đã yêu ai là yêu hết lòng, sẵn sàng hi sinh cho người mình yêu mà không mong được đáp đền. Nét đẹp của họ thể hiện ở suy nghĩ, ở việc làm, không phô


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

trương, ít khi thể hiện bằng lời nói. Phần lớn những người nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đều phải hi sinh tình cảm riêng để sống trọn với nghề nghiệp, với kiếp cầm ca và những vai diễn trên sân khấu.

Nghề hát tuy có nhiều bạc bẽo nhưng cái tình của người nghệ sĩ thì thật cao đẹp và đáng để chúng ta trân trọng. Con nhỏ Điệp trong “Chuyện của Điệp” rất mê hát, ngoại của cô không cản, nhưng ngoại dạy: “Con muốn diễn hay thì phải sống nhân ngãi trước đã. Mình sống có tình thì đóng vai nào cũng dễ, con à”. Điệp là đứa biết suy nghĩ và có những tìm tòi nghiêm túc trong nghề nghiệp của mình. Bằng sự chiêm nghiệm cuộc đời, nó đã chỉ dạy cho bạn diễn cách đóng vai ác sao cho hay: diễn ác không nhất thiết phải hùng hổ, bởi nhiều người ác ở đời có cái mặt tươi rói. Với cách nhìn đời sắc sảo, Điệp rút ra bài học cho giới nghệ sĩ: người nghệ sĩ nên tùy vào sức của mình, không nên đánh đổi tình thương để lấy sự nghiệp. Suy nghĩ của Điệp cho thấy dù là người nghệ sĩ say mê nghề nghiệp nhưng vẫn luôn tỉnh táo trong khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Chữ “tình” là phẩm chất đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 6

Cuộc đời của Diệu trong truyện ngắn “Làm má đâu có dễ” là một hoàn cảnh trái ngang. Chị đã phải chấp nhận đánh đổi cả tình mẫu tử để có được sự nghiệp ca hát rực rỡ, để đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Vai diễn Trưng Trắc chị đã chờ đợi từ lâu, và chỉ khi được đóng những vai như vậy, chị mới nhanh chóng trở nên nổi tiếng: “Đặt con xuống giường, chị thấy cái miệng nhỏ xíu của nó mút mút. Rồi từ đó chị không dám nhìn thêm một lần nào nữa, sợ mãi mãi không thể nhấc chân đi. Mà, chị thì không thể từ bỏ ước mơ của mình, trở thành cô đào hát nổi tiếng. Làm sao từ chối vai diễn đã từng chờ đợi, nàng Trưng Trắc oai hùng trong “Tiếng trống Mê Linh”[56]. Trong bộ ba quan hệ với má và với con, chị không vẹn được bề nào. Đứa con gái như đòi lại món nợ chị đã vay của má khi chỉ tiếng “má” bình thường mà người nghệ sĩ ấy nửa


cuộc đời không được con mình mở miệng kêu. Rồi sau hết, chị quyết định từ giã sân khấu, trở về nhà “làm con của má, làm má của con”. Khao khát cháy bỏng được sống trong tình mẫu tử với nỗi đau quặn thắt khi đứa con dứt ruột đẻ ra trông thấy chị, nó bảo: “Ủa, chế mới về hả. Hồi sáng này em nấu nước, nghe lửa cười, biết thế nào cũng có khách, hỏng dè là chế”[56], dứt khoát không chịu gọi chị là “má”.

Qua những trang viết về người nghệ sĩ miệt vườn, nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một cái nhìn cảm thông, vừa sâu sắc vừa nhân hậu. Chị đã cho người đọc thấy đằng sau những vẻ đẹp hào nhoáng, rực rỡ của ánh đèn sân khấu không soi rọi tới được. Đó là những khao khát được sống trong tình yêu, khao khát được làm vợ, làm mẹ, được yêu...bên cạnh niềm say mê nghệ thuật. Nhưng có lẽ nghề nghiệp đã không cho họ có được niềm vui trọn vẹn. Họ luôn phải chấp nhận và trả giá cho sự lựa chọn của mình.

Trong truyện Nguyễn Ngọc Tư motip người nghệ sĩ cô đơn. Phẩm chất nổi bật của người nghệ sĩ là nhạy cảm và tha thiết với Cái Đẹp, bởi vậy, họ dễ trở nên lạc lõng giữa đời thường. Người đời sẽ rất khó hiểu, khó đồng cảm và khó lí giải được vì sao chàng công tử Bạc Liêu (“Cuối mùa nhan sắc”) lại từ bỏ cuộc sống “no đủ, giàu sang, không phải làm gì, cả nhà chiều chuộng" để đi theo một gánh hát "lụi hụi kéo màn, dựng cảnh, ăn cơm quán, ngủ sàn diễn”. Càng thấy khó tin, thậm chí muốn lên án những người mẹ như đào Hồng “vì mê hát (…) mà gửi con cho người ta, đến nước nó không thèm nhìn mình nữa”, như Diệu (“Làm má đâu có dễ”) xa lìa cả đứa con còn đỏ hỏn để được diễn vai mà chị đã chờ đợi từ lâu. Chảy trong dòng máu của những người nghệ sĩ là khao khát được cống hiến. Nhưng đồng thời, họ cũng là những người nhiều ảo tưởng, về thế giới, về bản thân mình. Họ đem Cái Đẹp đến giữa cõi đời dung tục, đặt sự mơ mộng giữa những toan tính lạnh lùng, muốn cho cuộc đời tràn đầy tiếng hát và cuộc sống thì như trên sân khấu. Và


họ thất bại. Những thất bại người đời thấy tất yếu, nhưng với họ thật khó mà san sẻ. Câu mà một nhân vật nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư thường nói là : “Tụi bây thì biết gì”.

2.2.2. Người nông dân Nam Bộ

Truyện của Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn đi trước như Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh đa phần hướng tới những tình cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận buồn của những con người nhỏ bé, dù họ là nông dân hay nghệ sĩ. Khảo sát bốn tập truyện: “Giao thừa”, “Cánh đồng bất tận”, “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác”, “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, chúng tôi thấy tỉ lệ những truyện trực tiếp nói về cái nghèo là 28/44, những truyện còn lại người đọc cũng dễ dàng cảm nhận được cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu của những người nông dân lam lũ. Các nhân vật chính trong tác phẩm là người nông dân chiếm tỉ lệ 23/44. Nhân vật trong truyện thường là những con người dưới đáy xã hội, cuộc sống tăm tối nghèo nàn, không tương lai. Họ là những con người thấp cổ bé họng, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những vấn đề thời sự xã hội đương thời. Họ phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống: làm ruộng, chăn vịt chạy đồng, gánh nước thuê, chèo đò,...tuy nhiên vẫn không thể thoát khỏi sự nghèo khổ. Họ không có nhà để nương thân, sống trong những căn chòi tạm bợ, lẻ loi cô độc giữa cánh đồng, hay những căn nhà lá ọp ẹp, cũ mèm, những căn nhà ổ chuột nơi góc cùng tăm tối một ngoại ô, hay nằm sát ngay giữa nghĩa địa vắng vẻ, xác xơ. Đó là không gian sống của những người lao động nghèo.

Gắn bó chặt chẽ với nếp sinh hoạt của các nhân vật là những dòng sông, những cánh đồng với nắng và gió. Chăn vịt chạy đồng là một nghề quen thuộc của người dân miền Tây Nam Bộ. Dân gian có câu “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”, chẳng ai “muốn” nghèo, bởi chăn vịt là một nghề cơ cực và đầy rủi ro, đàn vịt hàng trăm con có thể chết vì dịch


cúm gia cầm bất cứ lúc nào. Biết vậy, họ vẫn phải chăn vịt, và những người làm nghề chăn vịt chạy đồng đều có cuộc sống tạm bợ, phiêu bạt lênh đênh trên sông nước, nay đây mai đó như ông già chăn vịt trong “Cái nhìn khắc khoải”. Ông đã từng tham gia chiến tranh, trở về vợ đã chết vì đạn pháo. Ông sống một mình giữa bầy vịt khiến mấy người bạn lang bạt của ông lần nào cũng cằn nhằn: “Cha nội nầy sống thấy rầu quá trời đất, mai mốt con vị xiêm nó chết rồi, để coi ông sống với ai”.

Cuộc mưu sinh và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt cũng như sự dữ dội, bất chắc của nghề chăn vịt trong “Cánh đồng bất tận” khiến người đọc không khỏi rùng mình. Không như những người chăn vịt chạy đồng khác, thường trở về nhà khi hết mùa lúa chín, cha con Nương vẫn phải sống lang thang: “Đàn vịt đưa chúng tôi đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác. Đôi khi không hẳn vì cuộc sống”. Bởi mục đích người cha chọn nghề này vì muốn lìa bỏ quê hương, để mải miết chạy theo hành trình trả thù đàn bà mà không biết rằng ông đang hủy hoại chính cuộc đời mình và những đứa trẻ vô tội. Hình ảnh “Họ rải vôi trên những hố chôn lớn bằng mấy khẩu đìa cộng lại. Họ chọn những con vịt còn sống, còn giãy giụa, còn gào thét vào bao tải, buộc miệng và quăng xuống đó” không có gì xa lạ trong thời điểm diễn ra dịch cúm gia cầm trên cả nước. Góp thêm vào bức tranh điêu tàn đó là một cảnh tượng đầy ám ảnh: “Sáng sau, người ta tìm được một người chăn vịt nằm sát mép hố, mắt chong chong ngó trời không chớp, miệng sủi ra thứ nước bọt, trong vắt như bọt cua nhưng hôi nồng nặc. Chai thuốc trừ sâu lăn lóc cạnh đó đã cạn tới giọt cuối cùng”[58]. Bối cảnh xã hội hiện thời thấp thoáng đan xen trong cốt truyện của chị là rất thật. Có thể nói, cuộc sống của những người chăn vịt chạy đồng lần đầu tiên được Nguyễn Ngọc Tư phơi bày một cách trần trụi như vậy. Đó là cuộc sống của người dân quê còn đậm vẻ hoang sơ,


hoang dã. Con người ít được học hành, đành tự học cách sống, tự thích nghi với cuộc đời, sống theo bản năng...ngay giữa thời hiện đại.

Hiện thực trong “Thương quá rau răm” lại phơi bày một hiện thực buồn thảm và nghèo nàn của nông thôn Nam Bộ, đặc biệt là ở những vùng cù lao xa tít “nằm gần cuối sông Dài” như Mút Cà Tha. Ở đây thiếu trầm trọng những dịch vụ chăm sóc y tế tối thiểu, thiếu trầm trọng đội ngũ y bác sĩ, thiếu thuốc men, những người tri thức trẻ về được một thời gian rồi sẽ lại ra đi. Người cù lao rất cần và quý bác sĩ, họ níu kéo bằng tất cả tình thương nhưng vẫn không giữ được chân người. Những đứa trẻ lớn lên, đi học thành tài rồi thì cũng không muốn trở lại cái xứ “khỉ ho cò gáy” này nữa. Họ đã phải trả giá cho sự nghèo khổ, cho nơi sinh sống heo hút của mình bằng chính mạng sống của họ. Tuy nhiên, cuộc sống dù còn tăm tối vì thiếu ánh sáng văn minh nhưng không làm vơi đi tình thương của ông già Tư Mốt với Mút Cà Tha này. Đói nghèo thường song hành cùng nỗi buồn. Nếu thể hiện được cái nghèo đặc sắc nhất thì đó là “Thổ Sầu”. Nhiều khi vì đói nghèo mà người ta khinh rẻ, cười cợt, khiến con người cảm thấy nhục nhã muốn chết như cha thằng Đậu. Ông không hiểu nổi tại sao những người khách du lịch khi đến Thổ Sầu lại háo hức đến mức vui sướng ra mặt khi nhìn thấy những căn nhà tả tơi, những đồ vật cũ kĩ, những lũ trẻ gầy nhom và đen đúa, cuộc sống nghèo đến mức không thể tin nổi: “Những căn nhà cột cặm gió thổi lá mục rơi lả tả, chiếc tivi đen trắng sài bình ắc quy làm thót tim bọn trẻ con khi vở cải lương vẫn còn dài mà khung hình chỉ còn chút xíu vì thiếu điện. Những cái cối xay bột bằng đá xám. Những cái vách buồng được đan bằng sậy giập” hay “một chiếc mùng chi chít những miếng vá nhiều màu, mấy cái đèn cóc lụn tim, chiếc giường ngủ ghép bằng thân tre chẻ hai, mắt tre dù đã chuốt kĩ vẫn gù lên lông chông”[59]. Cái nghèo “đạt” đến mức gần như thời nguyên thủy của


Thổ Sầu lại có sức hấp dẫn khách du lịch kinh khủng vậy. Hiện thực cuộc sống chen lẫn hiện thực tâm trạng, một màu sắc tăm tối bao trùm lên những kiếp người nghèo khổ cả đời ngụp lặn trong vũng bùn của đời mình mà không thể thoát ra bởi một lí do hết sức phi lí: chính cái nghèo lại trở thành “cần câu cơm” của họ, để hấp dẫn khách du lịch. Thổ Sầu “không được phép” giàu. Để khách được “thưởng thức” nỗi buồn khổ, sự nghèo khó của đồng loại như một thứ đặc sản quý hiếm không thể tìm thấy ở nơi đô thị. Chung quy của cái buồn và nhục nhã đau đớn ấy cũng chỉ vì nghèo. Điều đáng nói ở đây là những con người đứng đầu một địa phương lại vạch ra một chiến lược kinh doanh kì cục và bất nhẫn đối với thân phận con người, đang tâm dìm Thổ Sầu trở lại nguyên thủy, đày đọa những con người nghèo khổ ngập chìm trong sự thiếu thốn vật chất và sự tổn thương tinh thần. Ngọc Tư đã miêu tả cái tình của con người Nam Bộ thật mặn mà, sâu đậm, đằng sau cái nhìn đó là nỗi đau về một vùng đất tăm tối, nghèo nàn.

Viết về đề tài nông thôn nhưng Nguyễn Ngọc Tư không chỉ đặt người nông dân trong “địa bàn” đồng ruộng, khi đất bị thu hẹp dần, chị còn đặt người nông dân vào những môi trường rộng lớn hơn, xa lạ hơn: đó có thể là ở thành phố, ở tỉnh, ở chợ,...để làm nổi bật sự lam lũ, sự thua thiệt, rủi ro của người nhà quê so với những người thành phố. Truyện ngắn “Giao thừa” hé mở cho chúng ta thấy cuộc sống khó khăn, nhọc nhằn của những con người từ ruộng ra phố bán dưa Tết, bán bông Tết. Công việc cực nhọc đầy may rủi, mà nguy cơ lỗ vốn luôn chực chờ. Họ đều phải bươn chải nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh, họ luôn phấp phỏng với nỗi lo âu “dưa trúng mùa cả núi vầy ăn gì cho hết”, “năm nay chắc thua rồi”[56]. Cảnh những quầy hàng bán dưa, bán bông trên bãi đất xác xơ trống trải đối lập với những tòa nhà cao tầng lộng lẫy, ngất ngưởng khiến người nông dân lam lũ ấy vẫn lạc quan trong tình yêu

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí