Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 4


Thổ ngơi, mùi vị, cuộc sống, nếp sinh hoạt của vùng đồng bằng sông Đồng Nai, sông Cửu Long... là đề tài, là nguồn cảm hứng dường như không bao giờ cạn cho những trang viết của Bình Nguyên Lộc, một nhà văn Nam Bộ tiêu biểu. Ông từng nói: "Văn tôi bắt nguồn từ những cảnh đẹp với quê hương và xuất phát từ lòng nhớ nhung tha thiết của tôi với nó..." Tình cảm và "lòng nhớ nhung tha thiết" mà nhà văn nhắc đến ấy còn là nguyên nhân để văn chương ông hướng đến việc lưu giữ hình ảnh con người và những giá trị văn hoá vùng đồng bằng Nam Bộ trong dòng chảy mải miết của thời gian.

Bình Nguyên Lộc hay viết về người nông dân nghèo gắn bó mật thiết với mảnh đất, căn nhà lâu đời của mình. Nếu họ có lìa xa quê hương ra thành phố, sống đời anh "công chức" hay sống bằng những nghề khác, thì trong "căn bổn" họ cũng là người dân quê và sẵn sàng về quê như anh Thuần trong truyện “Đất không chết”. Bà vợ ông giáo Quyền khi chuyển ra sống ở thành phố cũng nhớ đất đến mang bệnh và cuối cùng cả nhà phải dời ra ngoại ô để bà có đất trồng trọt, để đỡ nhớ mùi đất quê hương. Người trông coi nghĩa trang thành phố cũng vậy. Anh ta chỉ ở lại, không bỏ về quê nữa vì tại đây anh ta có đất để trồng bông vạn thọ, để trồng rau, để bận rộn với công việc quen thuộc của mình (truyện “Thèm mùi đất”). Còn cha anh Sáu Nhánh (truyện “Phân nửa con người”) dù đã tuổi cao bóng xế vẫn kiên quyết bỏ con cháu, bỏ cuộc sống trên chiếc ghe thương hồ để lên bờ sống trên đất liền. Ông thậm chí còn cho rằng tình nghĩa với đất còn sâu nặng hơn cả tình nghĩa vợ chồng: "Vợ chồng chỉ ăn ở nhau ba bốn mươi năm là cùng, đất thì nó thấy mình sinh ra lớn lên, già yếu, rồi nó lại ôm mình khi mình chết. Mình cũng thấy nó từ lúc lững chững bước đi cho tới lúc chống gậy mà lê bước..."

Trong mối liên hệ với tự nhiên bao gồm đất đai, sông nước, ruộng vườn, cây cỏ, thời tiết nắng mưa..., Bình Nguyên Lộc luôn cho rằng đất là tình


yêu sâu nặng nhất của con người. Tập quán, nếp sinh hoạt ở một nước nông nghiệp lâu đời dường như đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Tư tưởng sở hữu đất cùng với những nét tâm lý rất đặc trưng của người nông dân Nam Bộ được nhà văn phát hiện trong những chi tiết khá thú vị như cảm giác thèm mùi đất, nỗi khát khao được che chở, bảo vệ đất... Đất đai, cây cối thật thiêng liêng mà gần gũi với con người. Đất quê có khi không nuôi nổi con người nhưng con người vẫn nặng tình với đất. Lão Nghiệm, thím Bảy, thằng Ất và những người dân xóm Gò Rái của làng Tân Định nghèo khó trong truyện “Bám níu” giống như những con cá cố lội ngược dòng nước chỉ để được ở lại nơi chôn nhau cắt rún. Cả một đời cơ cực nhưng lão Nghiệm cho rằng được sống ở nơi mình sinh ra, lớn lên đã là niềm hạnh phúc: "Cái ngày mà ông nội tui quyết định ở lại, tui mừng không biết bao nhiêu, tui chạy đi báo tin lành với các bụi tre ở đầu xóm, với con suối cạn ở cuối thôn, và cả ngày ấy, không có gì ăn tui cũng nghe no tới cổ vì sung sướng". Người dân cần có đất để canh tác nhưng dù luôn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn thì họ vẫn nghĩ đến việc sống hoà đồng với tự nhiên hơn là chinh phục, thống trị nó. Không gian trong truyện Bình Nguyên Lộc thường được trình bày qua góc nhìn văn hoá. Ở đó mỗi chi tiết, địa danh đều lưu dấu thời gian và nếp sinh hoạt, tập quán của con người. Nụ cười cởi mở và thái độ xuê xoa, giản dị, cũng là cá tính của người Nam Bộ trong nhà văn Bình Nguyên Lộc. Ông viết nhiều, viết nhanh về tất cả những gì xảy ra và gần gũi với mình, không cầu kỳ trau chuốt tỉ mỉ cũng không quá hời hợt hay vì ảo tưởng danh vọng.

Nói đến nhà văn Nam Bộ hiện đại không thể bỏ qua Nguyễn Quang Sáng, hầu hết các truyện ngắn của ông đều tập trung phản ánh và khám phá về con người. Nhưng, Nguyễn Quang Sáng có cách nhìn, cách cảm nhận của riêng ông về con người. Đó là, ông thường nhìn nhận con người từ góc độ lịch sử - chính trị và con người của cộng đồng. Ông luôn dừng lại với những nỗi


đau ở mỗi con người trong cuộc chiến và trong cuộc đời. Con người trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thường rất đa dạng, và một trong những loại nhân vật đó là hình tượng người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng đầy hấp dẫn và cũng rất đa dạng. Đó là những con người thông minh, bản lĩnh, gan dạ và những con người cao đẹp với tâm hồn cao thượng, trong sáng, thuỷ chung. Đó là những người phụ nữ luôn sống với phương châm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Khi đất nước có ngoại xâm, họ không nghĩ rằng, mình là người chân yếu tay mềm, mà với một ý thức trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng mẹ già, làng quê cùng bao người thân thuộc để dấn thân vào vòng hiểm nguy. Có khi họ phải bị tù đày, tra tấn, có lúc họ phải hy sinh. Mỗi giọt máu đào của họ đổ xuống cũng nhằm làm cho đất nước hồi sinh và nở hoa. Những nét đẹp đó đã được Nguyễn Quang Sáng ghi nhận và thể hiện trong tác phẩm. Đặc biệt hình tượng người phụ nữ Nam Bộ hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng với những tính cách thật đáng yêu và đáng trân trọng. Trong khói lửa chiến tranh, họ đã thể hiện được bản lĩnh, tấm lòng đối với đất nước, với quê hương. Họ xông pha vào lửa đạn với tất cả sự gan dạ, bản lĩnh và hết sức thông minh. Chính điều đó đã làm nên hình tượng những người phụ nữ Nam Bộ anh hùng. Chị Bảy trong “Người đàn bà Tháp Mười”, bà mẹ của sáu đứa con, một mình quán xuyến mọi việc trong gia đình để chồng yên tâm thoát ly công tác. Những lúc bom đạn, trực thăng càn quét, chị lại nhớ đến chồng, mong chồng trở về bên chị, hòng tiếp sức với chị. Nhưng cuối cùng, chính chị phải tự mình cầm súng để chống lại kẻ thù mỗi khi chúng kéo đến. Chẳng những thế, chị còn cầm súng đối đầu với địch một cách rất hào hùng. Hành động của chị cũng là góp phần bảo vệ quê hương, làng xóm mình: “Chị Bảy thấy ba chiếc trực thăng đang quây quần bắn vùng cây ráo, xóm nhà của chị. Ba chiếc nó thay phiên nhau rà sát và mỗi lúc một siết


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

chặt. Nghĩ đến con, lòng chị như lửa cháy và mặt chị thì tái lại. Môi chị tím bầm hai tay chị nắm chặt và run lên. Chẳng biết cách nào chị hét lên:

- Lành bắn nó!”

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 4


“- Bắn nó! Bắn nó! Bà con ơi!

Chị cầm nọc cấy đánh phập xuống bờ công sự mà nức nở:

- Trời! Chết hết con tôi rồi! Chị như mất hết bình tĩnh, chị lột khăn ném đi, đưa tay vò đầu bức tóc, rồi bất thình lình chị quay lại Lành giật lấy cây súng nhẩy lên công sự chạy về nhà. Chị không chạy len lỏi qua các hàng cây như những người khác, chị chạy băng qua giữa đồng, chạy tát cả nước. Chị vừa chạy vừa bắn, chị bắn không cần ngắm súng, chị cứ hướng về phía trực thăng mà nổ. Bắn một phát chị lại hét lên:

- Bắn nó! Bắn nó! Bà con ơi!”

Nhìn chung, hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng rất đa dạng và nhiều màu sắc. Họ là những người phụ nữ đảm đang, chung thuỷ đồng thời cũng rất thông minh, gan dạ và đầy bản lĩnh. Họ đã thể hiện được vẻ đẹp nhân văn cao quý của người phụ nữ Nam Bộ. “Họ là những con người có tâm hồn trong sáng, giàu nghị lực, có những tình cảm mạnh mẽ ứng xử trong nhiều thử thách gay cấn”.

Trong tác phẩm của mình không chỉ ca ngợi về hình tượng người phụ nữ mà tình cảm gia đình cũng làm sáng bừng lên những trang văn của ông. Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” người đọc không khỏi xúc động trước tình cảm cha con của bé Thu. Ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Khi đến ngày ông Sáu phải đi, con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi

người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm


gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”, vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó. Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ: Nhân vật bé Thu.

Cũng như những nhà văn Nam Bộ khác, Sơn Nam như một con ong rừng chăm chỉ gom từng giọt mật để góp thêm bông hoa, mật ngọt cho văn hóa, cho văn học Việt Nam thêm đa dạng; góp phần làm cho văn hóa, văn học Nam Bộ một sắc thái riêng không thể nào trộn lẫn. Tập truyện “Hương rừng Cà Mau” (tập 1) được đăng báo đầu những năm thập niên năm mươi và xuất bản vào năm 1962. Tập truyện viết hay về đất và những con người miệt vườn Nam Bộ. Một tập truyện mà hầu như ai cũng yêu thích, nó lôi cuốn độc giả từ đầu đến cuối. Tác phẩm không phải là những trang lãng mạn, những câu chuyện tình lâm li bi đát, cũng không đồ sộ nhưng đọc tác phẩm, ta cảm nhận

được thế giới riêng của vùng sông nước, cách dựng truyện đơn giản nhưng


hấp dẫn, mỗi truyện có chi tiết rất ấn tượng và thấy cả sức sống mãnh liệt của những người đi mở đất phương Nam, cái cuộc sống nơi đất rừng “sơn lam chướng khí” và thấy cả hào khí của tầng lớp lưu dân trên vùng đất Nam Bộ. Nhà văn Nguyễn Trọng Tính từng nói: “Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất truyện ngắn “Hương rừng Cà Mau”- Đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của nhà văn Nam Bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp của văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam Bộ”.

Đọc “Hương rừng Cà Mau”, người đọc như được ông đưa về thăm từng ấp, làng của Nam Bộ. Thiên nhiên qua sự khám phá, cảm nhận và phát hiện trong “Hương rừng Cà Mau” đẹp, bình dị nhưng cũng gắn liền với sự hoang dã và nhiều hiểm nguy. Nó phong phú nhưng vô cùng khắc nghiệt. Những rừng tràm thì xanh biếc, hương tràm thoang thoảng, đầy những bất ngờ hấp hẫn và bên dưới thì sấu, cọp, ong, muỗi, rắn, cũng phong phú đa dạng không kém nhưng hễ mà không cẩn thận không biết cách thì có rất nhiều chuyện không may xảy ra. Nhà văn Sơn Nam giúp cho chúng ta cảm nhận và thấy được vùng đất mới khai phá được ưu đãi nhiều sản vật, là một nơi giàu có và phong phú của thiên nhiên. Nó mang đặc điểm vùng miền còn hoang sơ nhưng trù phú. Một vùng lắm kênh nhiều rạch, một vùng tràm bạt ngàn và vô số những điều mà tưởng như rất xưa rồi vậy mà nó hiện hữu như mới xảy ra gần đây bởi: sấu, cọp, ong, tràm, ô rô, cóc kèn, hương tràm, mật ong,...Điều đó đã tạo nên nét đẹp của miền Nam xa xưa một thủa nhưng nó không mất đi. Thiên nhiên dù còn khắc nghiệt, dữ tợn, hoang dã như những ngày đầu của công cuộc mở đất nhưng bây giờ nó vẫn giữ được nét bình dị, nên thơ bình


yên và mang nét đặc trưng của một vùng sông nước rất gần gũi và rất đẹp trong tâm trí con người.

Đọc tác phẩm của ông, người đọc được tiếp xúc với những người Nam Bộ đủ các thành phần, hạng người, nghề nghiệp: giàu sang, nghèo hèn, công chức, trí thức, địa chủ, nông dân, thương gia,…Ông am hiểu những nghề có tính đặc thù gắn với vùng đất như nghề : trị rắn cắn (“Cây huê xà”), bắt sấu (“Bắt sấu rừng U Minh Hạ”, “Sông Giành Hào”), ăn ong, lấy mật (“Hương rừng”), len trâu (“Mùa len trâu”)…Từ những con người ấy, Sơn Nam giúp ta hiểu thêm tâm tình, tính cách và nhiều nét đặc trưng của con người Nam Bộ một thuở.

Con người Nam Bộ hiện lên trong tác phẩm của Sơn Nam là những người siêng năng, chất phác, hiền lành. Họ khai phá vùng đất mới bằng sức lao động dẻo dai, bền bỉ và lòng quyết tâm cao độ. Không chỉ thế họ rất dũng cảm đối mặt với những khó khăn và cũng rất thẳng thắn, chung thủy, tình nghĩa không đổi (“Con bảy đưa đò”, “Hương rừng”, “Tình nghĩa giáo khoa thư”), hồn nhiên ngây thơ như con Lài và thằng Lợi (“Cây huê xà”), chất phác, khí khái, trọng tình nghĩa ấy giúp đỡ người khác không vụ lợi cho riêng mình (“Bắt sấu rừng U Minh Hạ”),…trong nhiều tác phẩm khác. Đặc biệt, điều mà tất cả chúng ta dễ nhận thấy đặc trưng cơ bản của con người Nam Bộ lúc bấy giờ là tình yêu quê hương đất nước. Ở đó không phải là những biểu hiện cụ thể lớn lao, sôi nổi mà ẩn sau lời nói, lời tâm sự, lời hát và qua hành động của những con người nông dân miệt vườn mới thấy một khí khái, một tình yêu nước sâu kín như trong tác phẩm “Đảng cánh buồm đen”, “Người mù giăng câu”, “Ông già xay lúa”, “Hòn Cỏ Tron”,…

Con người Nam Bộ biểu hiện tình yêu quê hương đất nước của mình từ

công cuộc khai phá mở đất, biết sống hòa nhập với thiên nhiên và biết yêu quý hàng xóm, nơi cư ngụ và cao hơn biết yêu ghét, căm thù những gì trái với


đạo lý con người. Họ không chỉ căm ghét những hành động làm biếng (“Đóng gông ông thầy Quýt”), ghét lừa gạt (“Tình nghĩa giáo khoa thư”), ghét sự ganh tị (“Cây huê xà”),… nhưng cũng trân trọng yêu thương những con người tài trí, tốt đẹp và hào hiệp với những con người biết cảm thông với hoạn nạn của người khác, không vì bản thân mình (“Một cuộc biển dâu”, “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”, “Đảng cánh buồm đen”,…). Dù đó không phải là tất cả những nét đặc trưng của con người Nam Bộ nhưng Sơn Nam đã khái quát những nét đặc trưng cơ bản tính cách của một vùng miền mà không phải nhà văn nào cũng có thể cảm và viết được như thế. Nhà văn đã viết lên bằng tất cả sự trân trọng, niềm tin và yêu vào một nét đẹp của con người Nam Bộ từ xưa đến nay không dễ gì đổi thay.

Nguyễn Ngọc Tư đã kế thừa chất văn Nam Bộ, cách nhìn Nam Bộ của các nhà văn ấy một cách tự giác và có khi vô thức, đồng thời chị cũng có đóng góp riêng, tiếp nối cha anh một cách xứng đáng. Trong truyệ n ngắ n củ a nhà văn Nguyễn Ngọc Tư , việ c phả n á nh cá c nế p sinh hoạ t , ngôn ngữ , nế p sinh hoạ t cũ ng như tạ o ra không gian miệ t vườ n sông nướ c vớ i tấ t cả nhữ ng đặc trưng riêng như thú mê há t bộ i củ a ngườ i dân , nế p số ng giản dị, mộ c mạ c không phả i là chủ đí ch củ a tá c giả , và có lẽ thế người viết hẳn cũng không quá cầu kì trong khi miêu tả những chi tiết ấy - điề u nà y khá c hẳ n vớ i cá c nhà văn viế t theo lố i miêu tả phong tụ c kiể u như S ơn Nam, Nguyễ n Tuân, nhữ ng nhà văn coi phong tục cũng là một trong những nét chính yếu trong tác phẩm của mình. Nguyễ n Ngọ c Tư cũ ng khá c ngay vớ i cây bú t miề n Nam lớ p trướ c là Bình Nguyên Lộc khi phản ánh những nét văn hóa , phong tụ c trong tá c phẩ m văn họ c . Bình Nguyên Lộc khi viết về các địa danh , các món ăn luôn muố n tì m hiể u đế n tậ n ngọ n nguồ n sự vậ t . Nói về sông ông Lãnh chẳng hạn , ông giú p ngườ i đọ c biế t đượ c ngà y trướ c ngườ i tây gọ i nó là Rạch Cắc Chú , sau lạ i có người gọi là Kinh Tàu Hủ và mấy người ghe thương hồ thì gọi là

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí