cuộc sống hoặc là sự đồng cảm, xót thương chia sẻ. Với chị, niềm thương cảm luôn lớn hơn sự phẫn uất, căm giận. Bao trùm trong cái giọng điệu trữ tình, bình thản mà thấm thía nên truyện của chị ít có nhân vật phản diện đáng lên án. Giọng điệu trữ tình tưng tửng mà thấm thía là giọng trời phú cho nhà văn trẻ này.
Và như thế, với chất liệu nội dung quen thuộc, chính giọng điệu, cách diễn đạt của nhà văn đã tạo nên cho truyện của chị một “bầu khí quyển” sống thích hợp, đủ sức gây ấn tượng và tồn tại trong lòng người đọc. Một lần nữa ta thấy trong sáng tạo nghệ thuật, “nói cái gì” có khi không quan trọng bằng “nói như thế nào” - Một chân lí không mới nhưng chưa bao giờ cũ.
3.3. Ngôn ngữ Nam Bộ đặc trưng
3.3.1. Lối diễn đạt Nam Bộ
Vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ: “Ngôn từ trong tất cả truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuần chất Nam Bộ”[50.1]. Số lượng từ ngữ Nam Bộ được dùng trong tác phẩm của chị dày đặc và sử dụng khá thích hợp. Đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị vừa là không khí Nam Bộ đặc trưng, vừa là một văn phong riêng mà nhiều người cảm thấy yêu thích. Văn phong chất Nam Bộ thể hiện thấy rõ qua tương quan giữa từ “toàn quốc” và từ “địa phương”:
Tập truyện | Từ ngữ Nam Bộ/ từ ngữ phổ thông (Xấp xỉ) | Tỉ lệ phần trăm (Xấp xỉ) | |
Cải ơi | “Cánh đồng bất tận” | 117/2859 | 4.09 |
Thương quá rau răm | “ | 118/2882 | 4.09 |
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Tư Với Cốt Truyện - Dòng Tâm Trạng
- Một Giọng Văn “Điềm Đạm Mà Thấu Đáo”
- Giọng Tâm Tình, Tưng Tửng, Hóm Hỉnh Nhưng Thấm Thía
- Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 14
- Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
“ | 131/2767 | 4.73 | |
Huệ lấy chồng | “ | 87/2921 | 2.98 |
Cái nhìn khắc khoải | “ | 96/3293 | 2.91 |
Nhà cổ | “ | 109/2568 | 4.24 |
Mối tình năm cũ | “ | 102/2818 | 3.62 |
Biển người mênh mông | “ | 122/3355 | 2.74 |
Nhớ sông | “ | 135/2457 | 5.49 |
Dòng nhớ | “ | 279/3348 | 6.54 |
Duyên phận so le | “ | 116/1392 | 4.31 |
Một trái tim khô | “ | 52/2328 | 2.23 |
Cánh đồng bất tận | “ | 350/1681 | 0.21 |
Bởi yêu thương | “Giao thừa” | 126/2700 | 4.77 |
Chuyện vui điện ảnh | “ | 93/2590 | 0.34 |
Đời như ý | “ | 115/2555 | 4.50 |
Giao thừa | “ | 45/1760 | 2.55 |
Làm má đâu có dễ | “ | 63/1850 | 3.40 |
Làm mẹ | “ | 119/2466 | 4.83 |
Lương | “ | 116/2402 | 4.83 |
Dòng xuôi mải miết | “ | 73/2551 | 2.86 |
Một mối tình | “ | 183/3287 | 5.56 |
Ngày đã qua | “ | 155/3429 | 4.52 |
Ngày đùa | “ | 36/2160 | 1.66 |
Người năm cũ | “ | 126/3334 | 3.80 |
Lỡ mùa | “Truyện ngắn | 73/2686 | 2.07 |
Chiều vắng | “ | 55/2740 | 2.03 |
Chuyện của Điệp | “ | 45/3022 | 1.49 |
“ | 49/3240 | 1.51 | |
Ngổn ngang | “ | 19/1968 | 1 |
Đau gì như thể… | “ | 57/3894 | 1.5 |
Nước chảy mây trôi | “ | 28/2958 | 0.95 |
Như vậy, từ ngữ, phương ngữ Nam Bộ chiếm một tỉ lệ lớn, khá quan trọng trong văn phong của chị. Đó là những từ ngữ chỉ địa hình, sản vật gắn với một vùng sông nước: “áo bà ba, bà chằn, bình bát, bông, bông súng, bông trang, cà ràng, cải lương, cây còng, cây tra, chàng tắm, chợ nổi, cò cò, dây thun, dừa nước, đất nẻ, đậu hũ, đậu phộng, đèn chong, đờn…” [51.1].
Đó là những từ chỉ hoạt động, sinh hoạt: “bắn đạn, biên thư, biểu, búng thun, chào sân, coi kiếng, cự, day, dùa, đá banh, đánh lộn, đơm nút, giăng mùng, lặn đất, lục, mằn nắn, nhậu nhẹt, thiến heo, thường, tợp, vô…”[51.1].
Đó là những từ chỉ trạng thái, tính chất: “bằn bặt, bịnh, buồn hui, cà chớn, chảnh, đong đưa, giả bộ, lai rai, lãng xẹt, lanh, lẫm lẫm, lỉnh lảng, long chong, lông bông, lừ từ, im re, ngộ, nhẹ hều, ốm, quớt, rã gánh, rớt nhịp, sương sương, tạnh hột, tém tẻ, tệ hệ, thong dong, tròn dình, trớt he, trùng trình, xà quần, xỉn, xửng vửng…”. Đó là những cách gọi mang sắc thái Nam Bộ: “bây, má, tía, qua, chế ,ý…”. Đó là những từ biến âm và biến âm có rút gọn: “bi nhiêu, hông, hổng dè, hy sanh, kinh, mươi mốt, Tết nhứt, thiệt, thí mồ…; ảnh, ban nẩy, bển, chỉ, con mẻ, cổ, hổng, ổng…”[51.1].
Đó là cách diễn đạt kiểu Nam Bộ: “bảnh thiệt, cà lơ phất phơ, cá chốt rỉa, chành miệng, chợ ba bảy chín, coi giò coi cẳng, đã thiệt, đánh lô tô, điệu này, đưa chốt qua sông, mát trời ông địa, mắc mớ, mần chi, miệng cá sặc, mùi rụng rún, mừng húm, quá giang, thử coi, vá chằng vá đụp…”[51.1].
Đó là những tình thái từ có màu sắc Nam Bộ: “hen, nghen, vậy ta, khỉ khô…”[51.1].
Không những thế, từ ngữ phương ngữ Nam Bộ được chị đưa vào sử dụng rất đa dạng, cả trong ngôn ngữ người kể chuyện, trong lời trần thuật và đặc biệt là trong ngôn ngữ nhân vật. Nó làm cho câu chuyện trở nên hiện thực, sinh động và gần gũi hơn, tạo được một giọng điệu Nam Bộ rất riêng. Nhìn từ phương diện nghệ thuật, chị đã sử dụng ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ khá thành công trong sáng tác của mình. Điều này góp phần làm nên một văn phong cách riêng ở chị. Tất nhiên, có thể có người không đồng tình với những nhận định này và cho rằng, trong tác phẩm văn chương mà sử dụng quá nhiều từ địa phương thì sẽ gây trở ngại cho người đọc, hạn chế độc giả. Thậm trí có nhà nghiên cứu còn cho rằng, việc sử dụng từ ngữ Nam Bộ bị coi là: “Lạm dụng từ ngữ địa phương”, hay: “Nguyễn Ngọc Tư còn thiếu sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, kĩ lưỡng đối với câu chữ”[48.134]. Nhưng, để có được những sáng tác phản ánh sinh động thực tại, không gì tốt hơn là phải dùng được chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản ánh. Khi được hỏi, chị có dụng ý gì khi sử dụng nhiều những ngôn từ Nam Bộ trong văn của mình chị đã trả lời: “Tôi sinh ra ở một vùng quê, nhà tôi nằm ngay trên bờ sông, ngày nào tiếng tắc rang, tiếng tàu máy đuôi tôm rồi chợ họp trên sông cũng nhộn nhịp. Tôi đã từng phải hái rau cho bà, cho mẹ đem ra chợ bán. Sống trong môi trường như thế thì cố tạo cho mình giọng văn rặt những ngôn ngữ “sang trọng” mà làm gì? Tôi không cố ý sử dụng nhiều những phương ngữ, từ địa phương. Tôi viết như vậy vì chỉ có ngôn ngữ ấy mới giúp tôi lột tả hết được cái tình của người dân quê.”[55.1]. Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng mà đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ cuộc sống chung quanh. Sự phong phú của phương ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ.
Song, nhìn kỹ, sự hấp dẫn của truyện Nguyễn Ngọc Tư không chỉ ở kho từ vựng miền Nam dồi dào, mà còn ở chỗ sử dụng phương ngữ tối đa và đúng chỗ vào những câu chuyện thật “miền Nam” - Một miền Nam không điêu tàn vì bom đạn mà điêu tàn ở những vết thương trong đời người, một miền Nam với đời sống vật chất và tinh thần đã xuất hiện những tình cảm, suy nghĩ mới; có cả sự rạn nứt trong những mối quan hệ hết sức khốc liệt chứ không phải lúc nào cũng đẹp, buồn và hiền như xưa nữa.
3.3.2. Đặc trưng hệ thống từ vựng địa phương
Có thể nói ấn tượng đầu tiên và dễ thấy nhất trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là khả năng khai thác và vận dụng nhuần nhị và có hiệu quả vốn hệ thống từ địa phương Nam bộ để phản ánh và làm bật nổi những nét văn hóa về vùng đất và con người vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Vấn đề này cũng có khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và bạn đọc xa gần đã đề cập. Trần Hữu Dũng trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”, cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình… Cái đầu tiên làm người đọc choáng váng (một cách thích thú) là phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư” [12,1]. Hay Nguyễn Văn trong “Giao thừa của Nguyễn Ngọc Tư”, cũng cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư có một lối viết văn tự nhiên, không màu mè, không gượng ép, không làm dáng như những người hay quen thói khoe chữ theo khuynh hướng gọi là “hiện đại” để tỏ ra mình “tinh tế”. Văn của Nguyễn Ngọc Tư dùng phương ngữ Nam Bộ tối đa”. Những nhận xét trên là không sai nhưng phần nhiều vẫn còn rất chung chung, vì thế chúng tôi thấy cần phải nói cho rõ hơn như sau:
Trước hết, người đọc không khó để bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư một hệ thống từ địa phương thể hiện cách xưng hô khi giao tiếp rất đặc trưng của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tùy
vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có những lớp từ riêng biệt.
Dễ thấy nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là lớp từ chỉ cách gọi tên người trong quá trình giao tiếp rất đặc trưng của người miền Tây Nam Bộ theo kiểu gọi tên theo thứ tự sinh ra trong gia đình như: “Anh Hai”, “Anh Năm”, “Ông Tư”, “Thiếm Sáu”… Hoặc không thì gọi kèm tên thật với thứ tự sinh như: Hai Nhớ, Tư Bụng, Tư Đờ, Chín Vũ, Út Vũ, Út Thà,…
Trong xưng hô với người trong gia đình, Nguyễn Ngọc Tư rất thường hay sử dụng lớp từ: “má”, “tía”, “chế”,“má sắp nhỏ”, “má con tao”,“má nó”, “ba thằng …”, “ba nó”, “bà nó”, “mầy”, “tao”, “bây”, “tụi bây”, “tụi nó” “mấy đứa nhỏ”, “sắp nhỏ”,…
- “Tao thương Thầy quá. Nhớ Thầy quá. Tao thèm gặp Thầy, gặp anh em.” (Ngọn đèn không tắt)
- “Thằng Tứ Hải, đem mấy đứa nhỏ qua ngủ với má con tao nì. Để không ngói rớt trúng đầu, tội nghiệp tụi nó lắm nghen.” (Nhà cổ)
Nói về việc sử dụng từ địa phương trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không thể không đề cập đến hệ thống từ thể sắc thái biểu cảm của người nói đặt ở cuối những câu cảm hay câu nghi vấn. Đây cũng là lớp từ rất đặc trưng trong ngôn ngữ giao tiếp của người miền Tây Nam bộ như: “á”, “à”, “hen”, “hôn”, “phải hôn”, “vậy”, “nghe”, “nghen”, “vậy nghen”,“chớ”,
“chớ bộ, “mà”, “lận”, “quá chừng”, “quá trời”, “vậy à”, “vậy cà”, „bộ”, “hả”, “ha”…
- “Con Cải tui về đây nè, bà con coi, nó lớn quá chừng hen” (Cải ơi)
- “Cho bỏ tội mê cờ, nghen ” (Hiu hiu gió bấc)
- “Con Huệ nó dứt tình lẹ quá ha, dứt cái “rụp” (Huệ lấy chồng)
- “Tối nay lại chỗ tao nghe cải lương, nghe bây” (Cuối mùa nhan sắc)
- “Mấy cưng thương chị thiệt hả? Tội chưa…!??” (Cánh đồng bất tận)
- “Tôi tháo vách thiệt à, cô Hậu” (Một trái tim khô)
- “Mấy đứa con nít khen dì giống cô Tấm trong truyện cổ tích quá trời”! (Chiều vắng)
Ngoài ra, đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc dễ dàng nhận ra một hệ thống từ biến âm thể hiện rõ đặc trưng ngôn ngữ của người dân vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long so với người dân ở các vùng miền khác như: ổng (ông ấy), bả (bà ấy), ảnh (anh ấy), chỉ (chị ấy), biểu (bảo), bịnh (bệnh), sanh (sinh), gởi (gửi), kinh (kênh), ác nhơn (ác nhân),… Bước đầu chúng tôi cũng thống kê được khoảng trên dưới 40 biến âm trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như thế. Hệ thống từ biến âm này được lặp lại khá thường xuyên trong ý thức sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư góp phần làm cho ngôn ngữ truyện ngắn của chị “thuần chất Nam Bộ”.
3.3.3. Lớp từ gợi ấn tượng về “văn hóa sông nước”
Bên cạnh hệ thống từ địa phương được sử dụng với tần số dày đặt, chúng tôi còn nhận thấy ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư một hệ thống từ thể hiện rất rõ đặc trưng địa hình và văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: kinh, rạch, vàm, xẻo, chợ nổi, ghe, xuồng, vỏ lãi, nước rong, nước kém, vịt chạy đồng, khô cá chạch, mắm, sú, đước, ô rô, dừa nước, cóc kèn,… . Chúng tôi tạm gọi đây là những lớp từ gợi ấn tượng về “văn hóa sông nước” trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Qua khảo sát, chúng tôi tạm thống kê và phân thành ba lớp từ gợi ấn tượng về “văn hóa sông nước” như sau: lớp từ chỉ địa danh và phương tiện đi lại, lớp từ chỉ địa hình, lớp từ chỉ đồ vật, sản vật và văn hóa tinh thần.
Lớp từ chỉ địa danh và phương tiện đi lại | STT | Lớp từ chỉ địa hình | STT | Lớp từ chỉ đồ vật, sản vật và văn hóa tinh thần | |
1 | Sông Dài | 1 | Sông | 1 | Rừng mắm |
Cù lao Mút Cà Tha | 2 | Kinh | 2 | Ô môi | |
3 | Mũi So Le | 3 | Rạch | 3 | Sú |
4 | Cánh đồng | 4 | Ruộng | 4 | Vẹt |
5 | Kinh Mười Hai | 5 | Rẫy | 5 | Đước |
6 | Xóm Xẻo Mê | 6 | Cánh đồng | 6 | Cóc kèn |
7 | Xóm Kinh Cụt | 7 | Cù Lao | 7 | Ô rô |
8 | Xóm Rạch | 8 | Xẻo | 8 | Lục bình |
9 | Xóm Rạch Ruộng | 9 | Bãi bồi | 9 | Bần |
10 | Xóm Chẹt | 10 | Nhánh sông | 10 | Tràm |
11 | Xóm Gò Mả | 11 | Vịnh | 11 | Quao |
12 | Rạch Ráng | 12 | Vàm | 12 | Cây còng |
13 | Rạch Ô môi | 13 | Rốn nước | 13 | Cây tra |
14 | Gò Cây Quao | 14 | Gò | 14 | Bình bát |
15 | Kinh Cỏ Chát | 15 | Hòn | 15 | Bông súng |
16 | Sông Cái Lớn | 16 | Bờ | 16 | Đủng đỉnh |
17 | Chợ nổi Cà Mau | 17 | Đập | 17 | Mồng gà |
18 | Chợ Ba Bảy Chín | 18 | Lung | 18 | Trâm bầu |
19 | Vịnh Dừa | 19 | Bàu | 19 | Bìm bịp |
20 | Bàu Sen | 20 | Đầm | 20 | Bông súng |
21 | Vườn Xóm Lung | 21 | Ao | 21 | Kho quẹt |
22 | Sông Gành Hào | 22 | Bờ mẫu | 22 | Mắm kho |
23 | Bến đò xóm Miễu | 23 | Liếp | 23 | Cá sặc/khô cá sặc rằn |
24 | Rạch Giồng | 24 | Mương | 24 | Cá rô |
25 | Đập Sậy | 25 | Mũi | 25 | Cá chốt |
26 | Lung Dừa | 26 | Giồng | 26 | Tép đất |