Giọng Tâm Tình, Tưng Tửng, Hóm Hỉnh Nhưng Thấm Thía


ơi” có phần dửng dưng của chị. Những lúc như vậy, người đọc bắt gặp nhân vật người kể chuyện có khi đứng ngoài xưng “tôi”, có khi nhập vào nhân vật chính để kể lại những sự việc xảy ra một cách rất thản nhiên đôi khi có phần dửng dưng, lạnh lùng nhưng thực chất trong lòng rất đau đớn, xót xa,... Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vấn đề này thể hiện rõ nhất là ở những câu văn mà tác giả cố tình (để cho nhân vật kể chuyện trong quá trình trần thuật) mở ngoặc đơn để “giải thích”, “chú thích” thêm một vấn đề gì đó. Hoặc không thì “nói thêm vào”, “nói cho rõ hơn” trong lúc trần thuật. Ví dụ như:

- “Ông lấy trời đất, thần phật, rắn rít và cả kiếp sau (mặc dù cũng chưa biết nó ra làm sao) ra thề nhưng bà không tin, giận chẳng nhìn, chớ thèm cười nói.” (Cải ơi)

- “Mơ hồ dường như mình mắc nợ ai đó, cả nhà tôi lúc nào cũng cảm thấy không vui, dù hạnh phúc (hai thứ nầy sao lại không thể đi chung) ”. (Dòng nhớ)

-“Giỏi giắn, tươi tắn đến nỗi không ai tin Hậu còn bệnh (bác sĩ nhiều khi còn không dám tin) nhưng mãi Hậu vẫn chưa nhận ra chồng.” (Một trái tim khô)

Chúng tôi thử làm một thống kê nhỏ về những “dấu ngoặc đơn” trong ngôn ngữ trần thuật ở tập truyện “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư và thu về kết quả như sau:

STT

Tên truyện ngắn

Số lần xuất hiện

dấu ngoặc đơn

1

Cải ơi

5

2

Thương quá rau răm

11

3

Hiu hiu gió bấc

0

4

Huệ lấy chồng

1

5

Cái nhìn khắc khoải

3

6

Nhà cổ

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 12


7

Mối tình năm cũ

5

8

Biển người mênh mông

1

9

Cuối mùa nhan sắc

3

10

Nhớ sông

0

11

Dòng nhớ

0

12

Duyên phận so le

16

13

Một trái tim khô

8

14

Cánh đồng bất tận

59

[4.1]

Có thể nói, đây là nét sáng tạo trong cách trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần làm nên giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh rất độc đáo của chị. Chính sự xuất hiện của những dấu ngoặc đơn làm nhiệm vụ “giải thích, chú thích thêm” hay “nói cho rõ hơn” một vấn đề nào đó đã làm cho câu chuyện mà Nguyễn Ngọc Tư kể với người đọc thêm phần khách quan và sinh động hơn.

Bên cạnh lối kể chuyện với nhịp điệu chậm rãi, từ tốn; lối trần thuật bình thản đôi khi lạnh lùng; người đọc còn nhận ra giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh của Nguyễn Ngọc Tư ở sự cân nhắc trong việc sử dụng ngôn từ mềm mại và đầy “nữ tính”. Đây là một điểm rất khác của Nguyễn Ngọc Tư so với khá nhiều những nhà văn lớp trước như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao trước 1945, hay Nguyễn Huy Thiệp những năm tám mươi của thế kỷ XX. Cũng là hợp lý thôi vì Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ vì thế, so với các nhà văn vừa kể, ngôn ngữ và giọng điệu của Nguyễn Ngọc Tư mềm mỏng và nhẹ nhàng hơn; Nguyễn Ngọc Tư không chửi rủa, không mạt sát, không văng tục, không thóa mạ, không tỏ ra cay cú… khi đề cập đến những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống. Chúng ta thấy rõ vấn đề này ở những những truyện ngắn trong tập “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác” cùng một số truyện như: “Ngọn đèn không tắt”, “Cánh đồng bất tận”, “Lỡ mùa”, “Đau gì

như thể”,… Đây là những truyện ngắn mà Nguyễn Ngọc Tư muốn góp tiếng


nói phê phán những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống nhưng giọng điệu của chị vẫn rất nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Nguyễn Ngọc Tư tuy có bất bình, có không hài lòng về những điều bất công, giả dối của con người trong cuộc sống nhưng chị không lên giọng quát tháo, không văng tục như chúng ta thường thấy ở Nguyễn Huy Thiệp. Ở Nguyễn Huy Thiệp khi không hài lòng một vấn đề gì là ngay lập tức giọng điệu của ông thay đổi một cách rất quyết liệt, mạnh mẽ nhiều khi mất bình tĩnh và trở nên cực đoan.

Không giống như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư thường chọn cách nói nhẹ nhàng và ít khi phát biểu hay bày tỏ thái độ bằng những ngôn từ gân guốc, đầy góc cạnh thậm chí có lúc rất bạo liệt. Đây là ngôn từ nhẹ nhàng, mềm mại của Nguyễn Ngọc Tư thuật về tình cảnh đáng thương của Nương - cô gái mới lớn bị những “người có trách nhiệm” của địa phương hãm hiếp trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”:

“Bọn chúng hơi khó chịu trước một đứa con gái yếu ớt và câm lặng. Sự hưng phấn giảm đi ít nhiều, đến nỗi, chúng tỏ ra đờ đẫn, nghi hoặc khi bóc trần tôi ra. Sao đúng lúc vầy nè, tôi buồn nẫu nê, tôi vừa le lói nhìn thấy con đường dẫn đến cuộc sống bình thường, tôi vừa nghĩ, trên con đường đó, sẽ gặp người con trai nào đó để thương yêu…Nhưng cố không để cảm giác đau tiếc làm mình lịm vào chết, tôi cười cợt, “Chúng mày có lột bỏ có trăm có ngàn, tầng tầng lớp lớp những vỏ bọc, cũng chẳng bao giờ thấu đến tận tao”. Ý nghĩ đó làm tôi bớt nhói cho nông nỗi nầy.”

Còn đây là cách Nguyễn Ngọc Tư kể lại cảnh ông Tám Nhơn Đạo hãm hiếp cô bé Mỹ Ái trong truyện ngắn “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác” - một giọng kể thản nhiên được trình bày qua lối văn nhẹ nhàng nhưng lột tả trọn vẹn nỗi nỗi đau, thất vọng của tác giả trước sự đểu giả của con người trong cuộc sống:


“Lâu ngày em không còn giật mình vì tiếng người nữa. Nên cái bữa ông Tám Nhơn Đạo ra chòi, em không hay. Bỗng dưng thấy mình bị ép chặt xuống tấm ván mối ăn lấm tấm, và một bàn tay lần vào áo em, thì em giật mình. Em gào lên, nhưng giọng tắt trong bàn tay khẳm mùi rượu, thịt và nước tiểu… Giờ một người đàn ông xa lạ đang lúi húi trên em, như con Cò thường lè lưỡi liếm để gọi em than thở chuyện đời nó.”

Có thể thấy, tuy không dùng những lời lẽ đao to búa lớn, không quát tháo, không thóa mạ… nhưng người đọc vẫn cảm nhận được cái nhìn phê phán của Nguyễn Ngọc Tư trước những vấn đề tiêu cực của cuộc sống. Đồng thời cũng cảm nhận được nỗi xót xa và thương cảm, đau đớn của nhà văn dành cho số phận không may trong cuộc đời. Đây là thành công của Nguyễn Ngọc Tư trong việc sử dụng ngôn ngữ mềm dẻo, nhẹ nhàng, đầy nữ tính để tạo nên một giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh nhằm lột tả bản chất của những sự việc mà chị phản ánh. Vấn đề này, nói như nhà văn Dạ Ngân là Nguyễn Ngọc Tư có giọng “điềm đạm mà thấu đáo”. Hay Kiệt Tấn trong “Sông nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc Tư” thì Nguyễn Ngọc Tư có giọng văn “…thành thật hiền hòa, không xốc táp ngang ngược; không có những kiểu nói om sòm mà rỗng tuếch.

3.2.2.3. Giọng tâm tình, tưng tửng, hóm hỉnh nhưng thấm thía

Chúng ta biết rằng, trong mỗi tác phẩm, chủ thể phát ngôn thường xuất hiện trong ba tư thế chính: Hoặc trực tiếp, hoặc thông qua nhân vật chính hoặc ẩn sau cách miêu tả và tái hiện những sự vật bên ngoài nhà văn. Song dù ở tư thế nào, hình bóng tác giả vẫn in vào tác phẩm và cùng với nó là giọng điệu và cái nhìn của nhà văn. Với Nguyễn Ngọc Tư, chị là nhà văn có cái nhìn của người dân quen nói chuyện đời sống dân quê, đồng thời cũng là người có cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều, thẳng thắn, mà thấu đáo trước những góc


khuất, mặt trái của sự thay đổi làng quê trong thời buổi kinh tế thị trường. Nên, Nguyễn Ngọc Tư chọn cho mình một giọng điệu rất riêng, rất nữ tính mà không kém phần ấn tượng. Đó là giọng điệu tâm tình, tưng tửng, hóm hỉnh nhưng thấm thía. Trong khi hầu hết các nhà văn trẻ cố mài rũa để có được giọng văn chững chạc, có phần mỉa mai, có phần triết lí cay nghiệt trước cuộc đời thì Nguyễn Ngọc Tư lại chọn cho mình một giọng văn khá truyền thống nhưng cũng rất ám ảnh người đọc.

Ở mỗi trang văn của mình, Nguyễn Ngọc Tư hiện ra là con người nhẹ nhàng kín đáo mà không kém phần sâu sắc, ráo riết. Chị không viết bằng lời chua chát, đao to búa lớn mà bằng lời thủ thỉ, tâm tình cứ lôi cuốn người đọc không hay biết. Một lối kể chuyện rất nhẹ nhàng thấm thía mà lại rất có duyên. Thủ thỉ, tâm tình nên trước các sự kiện, các hiện tượng tiêu cực cũng được miêu tả với thái độ điềm tĩnh nhẹ nhàng:

Kẹt quá chú ơi, bữa nay chủ tịch phải dự triển khai gì đó, chú hẹn cuối giờ chiều. Chủ tịch dặn mấy chú vô Ủy ban ngồi nghỉ đỡ.

Và Ba Già, trưởng đoàn Trảng Cò, ông già có khuôn mặt khắc khổ, nhăn nhó nhất, mạnh giỏi nhất, ăn nói có vẻ trơn tru bỗng dưng hức lên khóc ngon lành:“Vậy là đất Trảng Cò trễ thêm một mùa nữa rồi mấy chú ơi.”[57.39]

Sự phẫn uất, căm ghét được dồn nén ở bên trong câu chuyện, ẩn dưới thái độ thờ ơ, dửng dưng. Nữ văn sĩ Nam Bộ này kể về nhân vật, về sự kiện với thái độ lãnh đạm, dửng dưng nhưng người đọc vẫn cảm nhận được ở đây thái độ căm ghét phẫn uất của tác giả. Chính vì thế, các nhân vật của chị thường không có bộ mặt mà chỉ có ấn tượng của tâm trạng. Trữ tình, thủ thỉ nhưng không kém phần ráo riết, sắc sảo. Hình ảnh một người đàn bà “làm đĩ” đã thương lượng, chấp nhận “đi đêm” với hai gã cán bộ để cứu bầy vịt thiếu ăn, gia tài của ba cha con du mục trong “Cánh đồng bất tận” đã cho thấy bản lĩnh của chị. Ở đoạn này, Nguyễn Ngọc Tư viết rất khéo. Viết, như một lời kể


lại một cách bình thường, chẳng lên gân dạy trò đạo đức, cũng chẳng kêu gào kết án những ai. Vậy mà lối viết bình thường ấy lôi kéo một cách lạ thường, làm sáng lên hai mặt của đồng tiền. Một, cái thối tha, của những kẻ lúc nào miệng cũng gắn liền: chủ trương, chính sách triệt để, thi đua, sự cố,…nhưng khi cần “đi đêm” thì tất cả quẳng vào sọt rác. Hai, cái nghĩa cử đẹp, cái đạo của phường làm đĩ. Đạo ở đây là đạo làm người. Làm một người tử tế hay sống một đời lương thiện, thời nay, thật khó.

Đi sâu vào đề tài nông thôn, một đề tài truyền thống khá quen thuộc, giống như người ta thâm canh trên mảnh đất mà thiên hạ đã khai thác đến mòn xơ xác phải là người tự tin tìm thấy cho mình một lối đi mới hoặc rất…hồn nhiên. Đúng là hồn nhiên - ta thấy truyện của Nguyễn Ngọc Tư rất nhiều giọng tưng tửng (Tiếng miền Nam gọi là nói “khơi khơi”), cứ như người ta viết trong một cuộc trò chuyện thoải mái với bạn bè, câu chữ rất nhiều khẩu ngữ đến mức tự nhiên. Không chỉ có câu chữ, ngay cả lối ngắt câu, xuống dòng rất phóng túng cũng tạo ra một dòng chảy thật sinh động:

“Những mùa lam lũ. Những mùa cực nhọc. Một mình chống chọi” [58.60] “Nhìn thái độ anh chị vậy, tôi tính điệu nầy chắc mình cũng phải buồn

một chút. Nhưng không phải buồn Phương lấy vợ, tôi buồn vì chiều nay, “Nhân Phủ” đã sụp đổ trong lòng.

Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi”[58.71]

Một chút ngang tàng, một chút bụi bặm, một chút giễu cợt, một chút khinh khi…Tất cả tạo thành một giọng điệu tự nhiên, tưng tửng.

Đằng sau cái vỏ tưng tửng, cợt đùa chẳng mấy nghiêm túc, nghiêm trọng, những tình ý phía sau con chữ vẫn đau đáu một nỗi gì ngược lại, như là nỗi ưu tư, phiền toái và phiền muộn luôn là một phần trong bản chất cuộc sống. Suồng sã với nó, coi thường nó chẳng qua là để có thể sống chung với nó nữa thôi. Giọng văn đó, cứ êm êm nhưng lắng sâu rất ám ảnh. Nó bắt


người đọc phải ngẫm nghĩ. Mới đọc qua, nó không có nước mắt nhưng hình như lại có một mạch chảy ngầm ở trong. Đó là giọng văn vừa tưng tửng vừa thấm thía: “Phi đã gặp biết bao gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến say…nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài” [58.111].

Có điều lạ, những dòng văn đầy ám ảnh, chạm khắc đến thẫm thía ấy, nếu nhiều quá, dễ làm cho người ta nhàm chán. Nhưng trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư, nó lại mê hoặc, cuốn hút con người không gì lí giải mà là những lời nói thốt nhiên, lửng lơ của một người trẻ tuổi đầy ước mơ. Nó bột phát khám phá, nó là con mắt nhìn lần đầu thấy bất hạnh, thấy ngang trái mà vẫn bừng lên hi vọng, nên dù có bồng bột nó cũng vẫn rất hấp dẫn con người. Có người nào đó đã nói: “Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ bỗng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng”[12.1].

Tuy nhiên, thế giới truyện của Nguyễn Ngọc Tư buồn nhưng không quá bi lụy, ám ảnh nhưng không quá nặng nề. Bởi nhà văn biết gia giảm cần thiết những chi tiết hóm hỉnh, tươi mới. Nó làm cho mọi nỗi đau trở nên vợi bớt, thanh thản hơn. Lời bày tỏ tình cảm của anh Nhâm trong “Một trái tim khô” mới có lí và thú vị làm sao:

“Có đám trẻ lội bùn xủm đi qua hát rằng: “Ước gì mình đừng cách ngăn, ước gì nhà mình chung vách…anh khoét tường…hú hí với em”. Hậu lắc đầu, con nít nhà ai mới có tí tuổi đầu mà quỷ quoái. Nhâm cười, sẵn nói luôn, tôi tháo vách thiệt à, cô Hậu”[58.152].

Trên cái nền chung của giọng điệu cảm thương, xót xa cho số phận của người phụ nữ bị phụ bạc, bỏ rơi, cảnh hai người cùng nhau ra sức tát nước


ngập của Hậu và Nhâm thật dí dỏm. Nó làm cho không khí tác phẩm vợi bớt, nhẹ nhàng.

Chuyện vui điện ảnh” kể về nhân vật chú Sa cũng là tình huống dở khóc, dở cười. Khi chú chưa đóng phim, cả xóm ai cũng yêu quý chú. Hôm trình chiếu bộ phim cả xóm nấu cơm sớm chờ xem phim chú Sa đóng. Phim bạo liệt, trần trụi, chú lại đóng vai phản diện, cả xóm “lặng lẽ ra về”. Thế là từ đó, mọi người không ai bảo ai, không còn quý chú như trước nữa. Tình huống lẫn lộn giữa đời thực và phim ảnh rất thuyết phục, rất hóm hỉnh mà cũng thật sâu cay.

Rồi đó cả những chi tiết khôi hài đến tức cười: “Ngày dì út Thu Lý tròn bốn mươi bảy tuổi, dì từ giã thêm một lượt ba chiếc răng. Buồn quá trời đất, dì lại chùa Phấn, than với Sư Huệ bây giờ không biết làm sao giáp mặt anh Tư Nhớ, răng còn trống hơ trống hốc vầy…Bà Sư già nghe xong niệm phật mà không nén được cười. Bây giờ gần hai mươi năm rồi, tóc đã trắng những sợi già, chuyện tình đó vẫn chưa tới đâu”[57.40]. Người ta yêu nhau không màng đến thời gian, tuổi tác. Yêu nhau đến khi “đầu bạc răng long”, đúng cả nghĩa đen với nghĩa bóng. Dường như sự hóm hỉnh, khôi hài là những gia vị cần thiết, đúng chỗ làm đa dạng hương vị cho bữa ăn tinh thần thịnh soạn mà Nguyễn Ngọc Tư đã bày ra cho bạn đọc. Hóm hỉnh, khôi hài làm cho người ta thêm nhớ, thêm yêu một nhà văn có giọng điệu đặc biệt.

Trong các tác phẩm của những nhà văn nữ gần đây như: Dương Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh… bao giờ cũng có giọng chế giễu, châm chọc, đả phá hoặc phẫn uất. Bằng những giọng điệu đó nhà văn muốn chỉ ra những bất công, rung những tiếng chuông cảnh tỉnh, cảnh báo hoặc đem đến tiếng nói đòi quyền sống cho con người. Còn ở Nguyễn Ngọc Tư, với giọng điệu trữ tình bình thản, hóm hỉnh nhưng thấm thía, nhà văn lại nêu lên nỗi khổ của con người, nêu lên thuyết nhân quả, báo ứng trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023