Một Giọng Văn “Điềm Đạm Mà Thấu Đáo”


kể, mà phần nhiều là lời tả. Điều này đã làm cho truyện của chị gần với tiểu thuyết hiện đại hơn. Sự “giãn nở” trong truyện Nguyễn Ngọc Tư tạo ra yếu tố phi cốt truyện, nhưng chính điều đó đã làm cho truyện ngắn của chị có một không khí rất riêng. Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư người đọc nhiều khi được phiêu lưu cùng với thế giới tâm trạng của nhân vật. Nhà văn thường để cho nhân vật dừng lại để giãi bày, bộc lộ những suy ngẫm, cảm xúc của mình và vì vậy truyện của chị rất giàu cảm xúc. Nó đôi khi là những câu chuyện được kể lại qua hồi ức, qua những kỉ niệm, qua những dòng tâm tư tuôn chảy miên man. Như thế, cái để người đọc khám phá trong truyện Nguyễn Ngọc Tư không phải là sự kiện mà là những dòng tâm trạng, là chiều sâu không cùng trong thế giới tâm hồn mỗi con người. Đến với truyện của chị người đọc dễ dàng biết được nhân vật đang nghĩ gì, đang trong tâm trạng như thế nào, buồn hay vui, đau khổ hay sung sướng. Và nhờ vậy thế giới nhân vật trong truyện của chị luôn tạo được cảm giác gần gũi với bạn đọc. Cũng nhờ vào yếu tố giãn nở cốt truyện qua những dòng tâm trạng mà người đọc luôn được khám phá những vẻ đẹp khác nhau trong đời sống tâm hồn nhân vật khi đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư.

Cũng chính nhờ luôn đan xen dòng cảm xúc, tâm trạng vào giữa những sự việc, sự kiện, tính giãn nở trong cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư còn tạo ra một lối kể chuyện rất linh hoạt. Những câu chuyện thường không kể theo trình tự thời gian, không theo trật tự tuyến tính. Truyện của chị thường được kể theo dòng tâm trạng nên chuyện hiện tại được đan xem với quá khứ, tương lai. Trong “Cánh đồng bất tận” câu chuyện được bắt đầu bằng thời gian trong hiện tại, việc Điền và Nương cứu người đàn bà bị đánh ghen, tiếp đến là quá khứ xa, những kí ức về người mẹ, quá khứ gần, lần lạc đường giữa cánh đồng của hai chị em. Cứ như vậy hiện tại, quá khứ thay đổi luân phiên, khiến cốt truyện hấp dẫn hơn, không nhàm chán. Còn rất nhiều những truyện ngắn khác

của Nguyễn Ngọc Tư mang cốt truyện bên trong (“Cải ơi”, “Biển người


mênh mông”, “Cuối mùa nhan sắc”, “Cái nhìn khắc khoải”, “Dòng nhớ”, “Duyên phận so le”, “Nước chảy mây trôi”, “Một chuyện hẹn hò”…) . Với cốt truyện tâm lí này nhà văn luôn tạo cho người đọc cảm giác về sự gần gũi quen thuộc của từng sự kiện. Những câu chuyện chị kể như vừa xảy ra ở đâu đây quanh ta, thế giới nhân vật của chị ta như đã từng đôi ba lần gặp trong đời. Nói một cách khác, không cầu kì dụng công trong việc tạo dựng cốt truyện, nhưng truyện Nguyễn Ngọc Tư luôn gợi cảm giác gần gũi, chân thực đời thường.

Bên cạnh việc tạo ra một lối trần thuật linh hoạt, kiểu cốt truyện “giãn nở” và “nới lỏng” còn giúp Ngọc Tư đi vào miêu tả không gian, môi trường thiên nhiên đời sống sinh hoạt của con người. Điều đó khiến cho truyện ngắn của chị gần hơn với tiểu thuyết và truyện của chị luôn toát lên một phong vị rất riêng, mang đậm tính địa phương, yếu tố vùng miền. Đó là những câu chuyện về con người và mảnh đất phương Nam. Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư nhiều khi phương thức miêu tả lấn át cả phương thức tự sự. Bởi vậy sức ám ảnh trong truyện của chị không phải là sự kiện, mà là những bức tranh thiên nhiên hay miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người. Chính yếu tố đó đã mở ra trong những trang văn của Ngọc Tư một không gian Phương Nam ngập tràn nắng gió, với những dòng sông thao thiết chảy, vắt ngang qua những cánh đồng mở rộng cuối chân trời. Cảnh sinh hoạt của những gia đình lênh đênh trên sông nước (“Nhớ sông”, “Dòng nhớ”), cảnh chèo đò đi chợ nổi, chợ bán rau trái dậy động cả một khúc sông, cảnh những người đàn bà ngồi giặt giũ dưới bến sông, mang xoong chảo ra bực sông chùi lọ nghẹ (“Cánh đồng bất tận”), săn đón ghe hàng, mua bông, mua rau và bán lại những buồng chuối chín trong vườn. Tất cả những cái đó đều mang đậm nét đặc thù của một vùng đất, nó tạo nên “màu sắc địa phương” trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư.


Bên cạnh đó một điểm hấp dẫn nữa trong cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật của chị thường được đặt trên một hành trình chuyển dịch thường xuyên, đó là những cuộc kiếm tìm đầy phiêu lưu, không có điểm dừng (“Sầu trên đỉnh Puvan”). Theo bước chân nhân vật, những vùng đất mới được mở ra, những cảnh đời con người mới được khám phá (“Của ngày đã mất”). Và như vậy, cốt truyện của chị không ngừng được làm giàu bằng những yếu tố hấp dẫn đến một cách bất ngờ tự nhiên không sắp đặt. Với đặc điểm này cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư có vẻ như không tập trung, không chặt chẽ nhưng ngược lại “cốt truyện phiêu lưu” này đã mang đến cho những trang văn của Ngọc Tư một sự lôi cuốn lạ lùng.

Nói tóm lại, cốt truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường không chia thành phần, sự kiện nhiều khi được trải ra không phân biệt chính phụ. Hơn nữa, truyện của chị lại được làm đầy bởi những yếu tố “phi cốt truyện” đó là những dòng tâm trạng, những dòng độc thoại nội tâm, những bức tranh thiên nhiên miêu tả cảnh sinh hoạt của con người. Điều này làm cho cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư khác với cốt truyện trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh và khác với cốt truyện trong truyện ngắn truyền thống. Nó thể hiện những cố gắng tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật của chị để tìm cho mình một chỗ đứng trong làng văn chương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

3.2. Giọng điệu

3.2.1. Quan niệm về giọng điệu

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 11

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên sự khác nhau giữa các nhà văn và sức hấp dẫn của tác phẩm. Giọng điệu là yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả. Giọng điệu của tác phẩm ở mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm miêu tả cũng như cách cảm nhận về chúng. Chỉ những nhà văn thực sự có tài năng mới có giọng điệu riêng. “Đó chính là đặc điểm chủ yếu

của một tài năng sống độc đáo” (M.B. Khrapchenco)


Cơ sở của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Biểu hiện của giọng điệu rất đa dạng. Ứng với mỗi trạng thái tâm lý của con người là một sắc thái giọng khác nhau. Trong “Thi pháp truyện Kiều”, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Giọng điệu được thể hiện ở tiếng nói, điểm nhìn của chủ thể, ở quan hệ của chủ thể tác giả với cái được miêu tả…Mỗi giai đoạn văn học có giọng điệu riêng. Văn học Trung đại có giọng “Ngôn chí”, thơ trữ tình điệu ngâm. Văn học Cách mạng lại có giọng điệu khẳng định, tự tin, rưng rưng về cái cao cả, anh hùng. Văn học sau chiến tranh lại là giọng điệu vừa phê phán vừa chua chát, thậm chí cay nghiệt. Còn văn học hiện nay, giọng điệu cơ bản là gì? Có lẽ vẫn là sự tiếp nối giọng điệu sau 1975, nhưng đi sâu vào giọng điệu giễu nhại, hoặc từng trải, triết lí.

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư luôn có cảm hứng suy nghĩ, trăn trở về con người, về tình yêu, mối quan hệ giữa con người với con người. Nó được nhìn bằng một tâm hồn đậm phong cách Nam Bộ “nghĩ sao nói vậy”, không màu mè chau chuốt và đậm chất nữ tính. Giọng điệu của Nguyễn Ngọc Tư là một giọng điệu rất riêng, ám ảnh dễ nhớ, chỉ cần đọc một lần cũng có thể nhớ được giọng văn của chị. Đó là giọng văn thủ thỉ, tưng tửng nhưng đầy ám ảnh. Dường như nhà văn không có ý định gửi thông điệp mà cũng chẳng triết lí gì về cuộc sống. Mọi thứ cứ tự phơi bày, lên tiếng thật phóng khoáng, bộc trực. Giọng văn này không bộc lộ trực tiếp mà đan xen pha tạp với nhiều giọng điệu khác như: Giọng điệu Nam Bộ đặc trưng hay giọng văn trong sáng giàu nhạc điệu.

3.2.2. Một giọng văn “điềm đạm mà thấu đáo”

3.2.2.1. Giọng buồn “mênh mang, sâu rứt”

Có thể nói, ngay từ tập truyện đầu tay là “Ngọn đèn không tắt”, người đọc đã nhận ra cái giọng buồn này của chị. Chị buồn cho ông Hai Tương (“Ngọn đèn không tắt”) - ông già năm nào cũng đi kể chuyện lịch sử địa


phương vì sợ thế hệ sau này không còn ai nhớ về các anh hùng đã ngã xuống vì quê hương xứ sở nhưng khi ông mất chẳng người nào nhớ; đồng thời chị cũng buồn vì sự hời hợt của những người “có trách nhiệm” về việc làm qua loa và hình thức của họ nhân dịp kỷ niệm ngày khởi nghĩa hàng năm của xã nhà.

Hay trong “Nỗi buồn rất lạ” người đọc cũng bắt gặp cái giọng buồn tênh của Nguyễn Ngọc Tư khi phải chứng kiến lối sống hờ hững, “dửng dưng và tạnh quẽ với cuộc đời”… của lớp thanh niên trai trẻ trước những bất trắc của người khác:“Thôi buồn quá. Tôi thấy mình thà chết còn sướng hơn, chứ còn trai trẻ mà sống làm chi dửng dưng, tạnh quẽ với cuộc đời như thế này.”

Có thể thấy, xuyên suốt tập truyện này là giọng buồn “mênh mang, sâu rứt” như vậy. Và càng về sau cái giọng buồn “mênh mang, sâu rứt” ấy càng lan tỏa khắp các tập truyện khác của chị. Buồn vì cái nghèo vẫn không chịu buông tha những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” :

“Nhà tôi xiêu vẹo đã lâu. Nhánh khế de trên nóc nhà có bữa rụng

xuống mâm cơm của chúng tôi mấy trái chín rục. Vẻ hiu hắt , cũ kỹ của ngôi

nhà thường cuốn hút khách dừng chân, ghé vào. Tía tôi tạt vào họ một bộ mặt

lạnh tanh, te te bỏ ra vườn, cây gậy dấm dứ trên tay như chực phang vào ai

đó. Tôi cũng khó chịu khi người ta hãi hùng níu vai nhau coi tôi lột da chuột

dưới cầu ao. Tôi thấy hình ảnh mình - một thằng con trai tàn bạo, man rợ

trong mắt họ. Tôi ngọ ngoạy, giãy giụa một cách tuyệt vọng. Bởi suốt một

mùa nắng đó, hai tía con tôi chỉ sống nhờ vào tiền bán chuột đồng nên tôi

không làm sao cải thiện được hình ảnh của mình”. (Thổ sầu)

Và buồn vì những mặt trái của đô thị hóa nông thôn làm nảy sinh nhiều vấn nạn tiêu cực, lối sống thực dụng của con người:

“Hôm ấy Văn không trả lời, hôm sau không kịp trả lời vì Văn đưa bạn ra về rồi không trở lại. Lặng lẽ, như trốn chạy. Trưởng ấp Tư Mốt đứng ở trạm xá, thấy sau trước trống không, trong lòng nghe đau tiếc như vừa thua


một ván bài lớn. Văn không từ giã ông một lời, để nói cháu về vì má cháu đang đau, hoặc cháu ra ngoài trung tâm y tế huyện một tí, rồi lên xe đi luôn cũng được, dù nhìn vào đôi mắt đang cụp xuống kia, biết người ta nói dối, dù trong tâm ông đã vẫy tay để chào xa mãi.” (Thương quá rau răm)

“Nhưng đời đám nhân viên phục vụ bỗng buồn hiu. Khách đến, khách say, tán tỉnh, hôn hít họ rồi về (thì ca hay, phục vụ chu đáo, nên khách thưởng chơi vậy mà). Người ở lại chua chát nghĩ, điệu này rồi sẽ khó lấy chồng, đáng ra đôi má này đôi tay này phải để cho người mình thương iu ấp. Có ai yêu mình, tin mình, chịu cưới mình khi suốt ngày mình đưa mặt cho người ta hôn hít (và cả đáp lại người ta, nếu có yêu cầu). Bà con ở đây cười cợt, dè bỉu đã đành, tệ như mấy anh chàng thợ xây nhà thuỷ tạ ốm tong teo, đen nhẻm vậy mà không thèm chọc ghẹo một lời. Không biết đã đành, thấu hiểu, yêu thương như Khởi một bữa còn đập đàn bỏ Xuyến mà đi.” (Duyên phận so le)

Như vậy, buồn trước hết chính là giọng điệu, là âm hưởng chung chi phối cả hệ thống truyện ngắn của chị góp phần làm nên một “cái nhìn khắc khoải” về thân phận con người, về những nỗi đau, những dâu bể trong cuộc đời người dân thôn quê vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy buồn “mênh mang sâu rứt” chỉ là một khía cạnh trong cái âm hưởng và giọng điệu chung của toàn bộ hệ thống truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy con người tuy phải hứng chịu nhiều bất hạnh, oan trái nhưng trong từng lời nói và trong sâu thẳm suy nghĩ của họ vẫn luôn ánh lên một niềm tin: những khó khăn, vất vả cùng những đau khổ nhất định rồi sẽ qua đi. Người đọc không khó để nhận ra âm hưởng này trong rất nhiều truyện như:

“Bến đò xóm Miễu thay đổi chủ. Lương vẫn mải miết chèo qua chèo lại, càn lên dòng chảy, sóng nước mà đi. Bông ngồi trên bến thu tiền. Nó vuốt phẳng phiu những tờ bạc lẻ cũ mèm vào từng ô của chiếc hộp Lương đóng ngày xưa. Người lạ qua bến nhìn Bông xinh đẹp tươi hồng rồi đọ với vẻ mặt


già háp của Lương mà tiếc hùi hụi, tiếc đôi đũa mốc gác lên mâm son, tiếc bông lài thơm mà cắm nhầm bãi cứt trâu…Người xóm Miễu cự, nói Lương mới thấy thương, mới thiệt thòi, đã cưu mang đứa con gái đã lỡ lầm còn tàn tật. Chớ biết làm sao, lỡ thương quá chừng rồi.” (Bến đò xóm Miễu).

“Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường... Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.” (Cánh đồng bất tận)

Nói cách khác, một cách đầy đủ hơn, giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư tuy là buồn nhưng không chán chường. Vấn đề này nói như Trần Hữu Dũng là: “Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang nhưng rất đủ của một người trẻ bỗng nhiên phát giác bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng”.

Có thể nói, trước những dâu bể thăng trầm của cuộc đời, con người không thể không buồn nhưng quan trọng hơn trước những dâu bể thăng trầm ấy, con người ta biết chấp nhận nó để có thể sống tốt hơn, để hiểu mình và hiểu đời hơn… Giọng buồn nhưng không chán chường trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã góp phần thể hiện cái nhìn của tác giả về những con người luôn hiểu và ý thức được vị trí và thân phận mình trong cuộc đời. Những truyện ngắn như: “Ngày đã qua”, “Ngày đùa”, “Cánh đồng bất tận”, “Gió lẻ”, “Núi lở”, “Sầu trên đỉnh Puvan”… là những trường hợp tiêu biểu cho vấn đề này.

Tóm lại, trong cái nhìn về hiện thực cuộc sống, Nguyễn Ngọc Tư thường hướng cái nhìn xót xa và thông cảm đến những phận người không may trong cuộc đời. Điều này đã tạo nên một giọng buồn trong truyện ngắn của chị. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ xót xa và thông cảm, chị còn


tin yêu và luôn mong mỏi cho những phận người không may ấy có được cuộc sống hạnh phúc dù là những hạnh phúc bình dị và nhỏ nhoi nhất để bù đắp cho sự độ lượng, vị tha và nghĩa khí của họ trong cuộc sống. Đây cũng chính là cái nhìn mang đầy tính nhân văn của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư.

3.2.2.2. Giọng điềm nhiên, trầm tĩnh

Trước hết, có thể thấy giọng điềm nhiên, trầm tĩnh trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện qua nhịp điệu kể chuyện rất từ tốn, chậm rãi của nhân vật người kể chuyện. Mở đầu truyện ngắn “Cải ơi”, người đọc bắt gặp nhịp kể chậm rãi, từ tốn của người kể dù đang thuật lại tình cảnh khó khăn bi đát của các nhân vật - một nhịp kể thể hiện sự tỉnh táo và điềm nhiên của tác giả trong quá trình phản ánh sự khốn khó của con người trong cuộc sống:

Vì vậy mà Trần Hưng mới dắt mọi người ra Gò Cây Quao để quay cảnh kết, anh còn chu đáo rước cả thằng Thảo về. Đất đồng mùa nầy đã cày, bờ mẫu chơ vơ những bụi cỏ ống, bụi rạ bị đốt cháy nham nhở, Một đoàn người lặc lè đi dưới cái nắng tháng ba như chó le lưỡi. Ông Mười ngồi lại dưới xuồng, đốt thuốc, đăm đăm ngó khói lên trời. (Mối tình năm cũ)

Tương tự vậy, trong “Gió lẻ”, người đọc lại bắt gặp sự chậm rãi và từ tốn quen thuộc của người kể thuật lại cái chết của mẹ nhân vật Mỹ Ái:

“Hồi sáu tuổi, có lần em lén lấy dao cạo râu của cha để tỉa lông cho con chó Lu Lu, không ngờ vì chuyện đó mà cha mẹ cãi nhau, cha chỉ vào em, hỏi mẹ, từng từ khít như máu rỉ qua kẻ răng, “cô lấy thằng nào mà đẻ ra cái thứ này?”. Mẹ em không trả lời, lẳng lặng vào phòng, khóa cửa trong. Ba giờ sau cha tìm thấy mẹ treo mình đung đưa trên xà nhà. Lưỡi trả lại cho cuộc đời, bởi người ta không chấp nhận sự vô dụng của nó, nói mà chẳng ai nghe.

Một điểm quan trọng nữa giúp nhận ra giọng điệu điềm nhiên, trầm

tĩnh của Nguyễn Ngọc Tư là lối kể chuyện bình thản, “có sao nói vậy người

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí