Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 12

Dù mật độ và tần số sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong mỗi truyện ngắn không giống nhau nhưng tác phẩm nào cũng có sử dụng: núi lở đá lăn, lời lửa lời gió đổ cây, con dao chém đứt cổ trâu, tìm cái lời gió nhẹ chui vào tai, nói cái điều quả núi to sắp đổ, ngang như cành mác púp, dữ như con hổ đói... (Dưới chân núi Nục Vèn); liềm cùn cứa ruột, áo rách còn biết, bụng đói chẳng nhìn thấy đâu, độc như lá han, cái gió thổi mãi hòn đá cũng phải mòn, cái lời mềm như gió nhẹ, tính cục như gấu... (Âm vang vong hồn)... Điều này đã thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian Tày trong cách viết của nhà văn. Nó góp phần tạo cho tác phẩm một mã ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với lời ăn tiếng nói, cách tư duy mộc mạc nhưng giàu hình ảnh của người dân tộc thiểu số.

3.3.3. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc Tày

Truyện ngắn Cao Duy Sơn được viết bằng tiếng Việt nhưng cho dù như vậy nhà văn cũng ít khi sử dụng lối diễn đạt của người Kinh. Trong các tác phẩm của mình, ông chủ yếu khai thác, sử dụng vốn văn hóa và cách diễn đạt của dân tộc mình. Thậm chí nhiều khi ông còn đưa cả ngôn ngữ Tày vào trong các trang văn. Đây là một điểm đặc biệt, mới lạ làm nên phong cách Cao Duy Sơn.

Nhiều khi, Cao Duy Sơn sử dụng nguyên văn tiếng Tày mà không dịch sang tiếng Kinh. Chẳng hạn như truyện ngắn "Súc Hỷ". Ngay ở nhan đề, từ "súc" là một từ trong ngôn ngữ của người Tày, dùng để gọi chú. Không chỉ ở nhan đề mà khi đọc vào trong tác phẩm, không ít lần nhà văn gọi tên các sự vật, hiện tượng, các trạng thái cảm xúc bằng ngôn ngữ Tày: "pẻng mẻ" (tên một loại bánh làm bằng gạo nếp trộn đều với tro rơm nếp trong dịp tết) hay "khoắn mà" (câu nói mà người Tày thường hay thốt lên khi bị bất ngờ đến giật mình)... Đối với hiện tượng này, chúng ta không chỉ giải thích đơn thuần là do nhà văn muốn tạo không khí miền núi cho tác phẩm mà cần hiểu nguyên nhân sâu xa hơn của nó, đó là vì có nhiều từ ngữ nếu dịch sang tiếng Kinh sẽ làm mất đi cái ý nghĩa nguyên xơ, mộc mạc, cái chất, cái hồn vốn có của từ ngữ ấy. Đây là một điều không thể tránh khỏi khi dịch ngôn ngữ của một dân tộc này sang

ngôn ngữ của một dân tộc khác. Bản thân Cao Duy Sơn - là người am hiểu sâu sắc và thông thạo cả hai thứ tiếng Tày - Việt, ông ý thức rất rõ về điều đó cho nên thay vì dịch sang tiếng Việt, ông đã sử dụng nguyên văn ngôn ngữ của dân tộc mình.

Cao Duy Sơn rất thông minh khi giữa những trang văn viết bằng tiếng Việt, ông điểm vào một vài chi tiết, một vài câu chữ, một vài từ "đắt" gắn bó sâu đậm với văn hóa và lối sống của người Tày mà tiếng Việt không thể biểu hiện được: "Sinh ơi, bây giờ có ai nghe thấy mình "pi noọng" với nhau thế này chắc ngại lắm" (Chợ Tình) hay "Thử cân xem, không đủ ba ki lù, cho mày ngay" (Súc Hỷ)... Chỉ xuất hiện "điểm" thôi nhưng nó cũng đủ để làm sống dậy cả một lối sống, một thái độ, một vỉa tầng văn hóa của người Tày.

Không chỉ sử dụng một vài từ, một vài câu chữ mà trong một số tác phẩm, nhà văn sử dụng cả một đoạn dài ngôn ngữ Tày: "Bươn chiêng pi mấu khai vài xuân a... ngần sèn khảu tu nả à, mò mả khảu tu lăng ơ... cần ké lục đếch khảu pi mấu à a... phù sần au khen slửa lòng dà... khảu, nặm, ngần sèn tim rườm la... cung hỷ phát sòi..." [55, tr.176]. Với việc đưa cả một đoạn dài ngôn ngữ tày vào tác phẩm, Cao Duy Sơn đã tạo cho người đọc một cảm giác thú vị, mới lạ qua đó góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo lưu và phát triển ngôn ngữ dân tộc mình.

Đây là lời đối thoại của đôi vợ chồng mới cưới:

"- Múc dác xằng dè? (Đói bụng chưa?)

- Cưn dá nhằng dác ca lăng mòn! (Ăn rồi làm sao còn đói)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Ờ nỏ! (Ờ nhỉ)

...

Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn - 12

- Múc dác xằng dè? (Đói bụng chưa)

- Bá da vá, xam lăng lai pẩn nẩy? (Điên rồi sao? Hỏi gì nhiều thế)

- Ờ nỏ! (Ờ nhỉ)

- Nắm mì toẹn răng xam nao lỏ? (Không có chuyện gì hỏi sao)

- Mì ớ! (Có chứ)

- Toẹn răng mòn phjuối mà ngòi? (Có chuyện gì nói ra xem)

- Kha nắt bấu dè? (Chân mỏi không)

- Lố, bả a né! (Đúng là điên thật rồi)

- Nắt nắt ca lăng mòn? Đay khua pó (mỏi mỏi cái gì nói nghe buồn cười quá thôi)" [55, tr.63-64]

Đoạn đối thoại không một câu hỏi, một câu trả lời bóng bảy, hoa mỹ, cầu kì, gợi cảm giác xa lạ, gượng ép. Tất cả đều toát lên một vẻ chân chất, thật thà, giản dị. Ẩn sau những câu hỏi, câu trả lời mang đậm phong cách đặc trưng của người miền núi ấy, bạn đọc cảm nhận được một tình cảm chân thành, một niềm hạnh phúc vô bờ bến của đôi vợ chồng mới cưới.

Với việc sử dụng ngôn ngữ Tày ở một chừng mực nhất định, ở những vị trí đắc địa, Cao Duy Sơn đã làm cho tác phẩm của mình mang đậm không khí miền núi. Người đọc qua đó có thể hình dung một cách cụ thể hay khái quát lối sống, phong tục tập quán; cảm nhận được cách cảm, cách nghĩ của những con người dân tộc thiểu số chất phác, hiền lành, chứa chan tình cảm.

Như vậy, có thể nói rằng, ngôn ngữ nghệ thuật được hình thành là nhờ tài năng lao động sáng tạo của mỗi nhà văn. Cũng là ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ nghệ thuật không giống với ngôn ngữ văn hóa ở chỗ nó mang dấu ấn, màu sắc riêng, nét độc đáo không lặp lại của từng tác giả. Qua cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, mỗi nhà văn, nhà thơ có thể tự tạo cho mình một giọng điệu riêng, một cá tính sáng tạo và một phong cách đặc thù.

Tiểu kết chương 3

Nhìn từ nghệ thuật kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật truyện ngắn Cao Duy Sơn được thể hiện nổi bật ở việc xử lý cốt truyện, xây dựng kết cấu và sử dụng ngôn ngữ. Trong việc xử lý cốt truyện, Cao Duy Sơn đã học tập, kế thừa từ trong truyền thống. Nhà văn xây dựng trong các tác phẩm của mình kiểu cốt truyện đơn tuyến. Kiểu cốt truyện này vừa là đặc điểm vừa là hạn chế của truyện ngắn Cao Duy Sơn. Học tập, kế thừa từ truyền thống nhưng không máy móc, đơn điệu, ở mỗi tác phẩm người đọc đều thấy được sự sáng tạo của nhà văn. Đặc biệt với tư duy của một con người hiện đại, bên cạnh

cốt truyện đơn tuyến, nhà văn còn xây dựng kiểu cốt truyện thể hiện mối quan hệ đối chiếu, tương phản giữa những nhân vật với nhau. Đây cũng là một trong những nét làm nên phong cách nghệ thuật của ông.

Cùng với việc xử lý cốt truyện tài tình, độc đáo; để khắc họa thành công chân dung nhân vật những con người miền núi và truyền tải thành công những thông điệp về cuộc sống mà không bị gò bó, lên gân, nhà văn Cao Duy Sơn đã lựa chọn kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện, kết cấu mở và kiểu kết cấu chứa đựng nhiều tình tiết bất ngờ. Với ba kiểu kết cấu này, nhà văn để cho độc giả hoàn toàn tự nhìn nhận, đánh giá và rút ra triết lý sống qua từng tác phẩm.

Về ngôn ngữ nghệ thuật, Cao Duy Sơn thường sử dụng lối diễn đạt hồn nhiên, ví von kết hợp với những thành ngữ, tục ngữ mang sắc thái địa phương trong các sáng tác của mình nhằm khắc họa rõ nét, sinh động bản chất, tính cách, cuộc sống của người dân miền núi. Đặc biệt với việc đưa ngôn ngữ Tày vào trong các trang văn, Cao Duy Sơn đã làm cho các tác phẩm mang đậm không khí miền núi đồng thời cũng tạo một nét mới lạ trong phong cách nghệ thuật của bản thân.

KẾT LUẬN


1. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ về nghệ thuật và sự cách tân, đổi mới của bản thân, Cao Duy Sơn là một trong số ít nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số viết về đề tài miền núi hình thành cho mình được một phong cách riêng độc đáo. Phong cách riêng ấy theo thời gian, cùng với quá trình trưởng thành trong sáng tác của nhà văn ngày càng trở lên ổn định và rõ nét.

Phong cách nghệ thuật của Cao Duy Sơn được hình thành dựa trên những yếu tố khách quan và chủ quan nhất định. Đó là yếu tố quê hương, gia đình; vốn sống, vốn văn hóa cũng như quan niệm nghệ thuật riêng của nhà văn. Đối với Cao Duy Sơn viết văn không chỉ trả nợ cảm xúc mà còn để trả nợ quê hương, ông không cho phép mình bỏ qua bất kỳ một lối sống, một nét đẹp văn hóa cũng như một biến động nào. Tất cả đều được ông nhìn nhận, đánh giá, đúc kết và thể hiện trong các sáng tác của mình.

Nhìn từ phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, Cao Duy Sơn luôn chú ý đến chân dung, ngoại hình và đặc biệt là nội tâm nhân vật. Khác với các nhà văn miền núi như Vi Hồng hay Triều Ân thường dùng thi pháp văn học dân gian để khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu, Cao Duy Sơn mang trong mình lối viết, tư duy của con người sau đổi mới. Nhân vật miền núi trong truyện ngắn của nhà văn hiện lên đa chiều, phức tạp, khó có thể phân định rõ ràng tốt – xấu, thiện – ác trong cùng một bản thể. Mọi mặt khuất lấp của con người dưới mọi góc độ đều được nhà văn soi rọi. Có thể nói phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn mang đậm màu sắc đương đại viết về cuộc sống và con người thời kì đổi mới. Chính điều đó đã làm lên nét riêng không thể trộn lẫn của nhà văn góp phần khẳng định vị trí của một cây bút tài hoa nhất nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Mỗi tác phẩm của Cao Duy Sơn là một sự tìm tòi, khám phá, phát hiện mới mẻ, độc đáo về con người dân tộc thiểu số. Từ đó giúp cho người đọc có thể tiếp cận một cách sâu sắc, đầy đủ và rõ ràng hơn về vùng đất, cuộc sống dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa này.

Bên cạnh đó, Cao Duy Sơn luôn chú ý tới nghệ thuật kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ. Cốt truyện trong truyện ngắn của nhà văn không đơn thuần chỉ là cốt truyện đơn tuyến mà còn được xây dựng dựa trên mối quan hê ̣đối chiếu,

tương phản giữa các nhân vâṭ. Kết cấu truyện thì đa dạng: kết cấu mở, kết cấu truyện lồng truyện và kết cấu truyện chứa nhiều tình tiết bất ngờ. Chính kết cấu này cũng mang đậm màu sắc đương đại. Nhiều truyện ngắn nhà văn thường bỏ ngỏ để cho người đọc tự chiêm nghiệm và nhận định cũng như phán xét các nhân vật một cách khách quan. Đặc biệt, phong cách nghệ thuật truyện ngắn

Cao Duy Sơn được thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ nghệ thuật, nhà văn thường sử dụng lối diễn đạt hồn nhiên, ví von kết hợp với những thành ngữ, tục ngữ mang sắc thái địa phương. Đặc biệt với việc đưa ngôn ngữ Tày vào trong sáng tác của mình, Cao Duy Sơn đã làm nên dấu ấn riêng trong sáng tác của mình.

2. Trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật, để có thể hình thành nên một phong cách riêng, mỗi cá nhân nhà văn không phải chỉ liên tiếp trau dồi vốn sống, vốn văn hóa, vốn kiến thức về cuộc sống cũng như văn chương... mà còn phải tạo ra được một ngòi bút có bản lĩnh, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, những sóng gió của cuộc sống, của dư luận, của thời đại. Nhất là phải tìm ra được những nét đặc sắc riêng cho các sáng tác của mình. Cao Duy Sơn là một trong số những nhà văn làm được điều này. Cũng viết về đề tài miền núi nhưng các sáng tác của Cao Duy Sơn không giống với Vi Hồng hay Triều Ân từ nội dung phản ánh cho đến hình thức thể hiện. Không chỉ mang nét đặc sắc riêng so với các nhà văn khác mà giữa các tác phẩm của ông chúng ta cũng thấy có sự không giống nhau. Bên cạnh việc kế thừa những thành tựu của văn học dân gian, dân tộc, truyện ngắn Cao Duy Sơn mang xu hướng hiện đại: nhân vật đa chiều, phức tạp; cốt truyện đa dạng; kết cấu phong phú; ngôn ngữ cũng đa dạng hơn. Đó là minh chứng cho sự tiến bộ xã hội, giao lưu văn hóa đa dạng và cũng chính là nhân tố thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của văn xuôi Việt Nam.

3. Thông qua đề tài nghiên cứu Phong cách truyện ngắn Cao Duy Sơn chúng tôi muốn nhấn mạnh và khẳng định rằng: Cao Duy Sơn là một trong số những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh, có cá tính sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng các sáng tác của mình, Cao Duy Sơn đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại nói chung, cho văn học các dân tộc thiểu số nói riêng. Với việc không ngừng viết về vùng đất nơi mình sinh ra, Cao Duy Sơn đã thành công trong việc đưa vùng đất dù vẫn còn nghèo khó nhưng giàu truyền thống văn hóa với những con người chân chất, thật thà, giàu lòng vị tha... đến với đông đảo bạn đọc trong cả nước. Đồng thời thông qua thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề lý luận về phong cách cũng như cách thức tiếp cận, xác định phong cách nghệ thuật của một nhà văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Thùy An (2007), Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn, luận văn thạc sĩ, trường đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Phan Chinh An (2009), Đi tìm vẻ đẹp của hoài niệm, Vietnamnet.

3. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

4. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hóa Thông tin và Thể Thao, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội

5. Nguyễn Trọng Báu, Mấy suy nghĩ ban đầu về folklore Cao Bằng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Phạm Vĩnh Cư (2007), Sáng tạo và giao lưu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Cao Thành Dũng (2013), Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn nhìn từ góc độ văn hóa, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

9. Trịnh Thùy Dương (2016), Truyện ngắn Cao Duy Sơn từ góc nhìn phê bình sinh thái, luận văn thạc sĩ (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

10. D.X Likhachev (1970), Thi pháp văn học Nga cổ (Phan Ngọc dịch), tài liệu in rônêô, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Điệp (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục.

12. Trung Trung Đỉnh (2003), Cao Duy Sơn - Từ chú cày hương đến chàng gấu rừng già, (Trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và Văn, Lò Ngân Sủn (chủ biên) NXB Văn hoá DT.

13. Phạm Văn Đồng (1980), Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024