Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 19

giọng điệu tôn vinh giá trị người " con người ta, chỉ đích thực khi nó là một cá nhân" [92, tr. 99], "con người ta trước hết là một cá nhân" [92, tr. 99], có lúc lại hoang mang khi chứng kiến những bản năng thấp kém và tội ác của con người với đồng loại: "Con người tầm thường lắm... vị kỉ hơn vị tha, tham sinh úy tử, né tránh cực khổ", "thời nào cũng có bọn bất lương" [95, tr. 176], "con người ngày một trở nên hung tợn, đang ở bước cuối cùng là đánh mất nhân tính" [95, tr. 115], "con người bao giờ cũng có một loại không có chân ngã" [95, tr. 227], "đạo đức là thứ xa lạ với con người... cái ác như một sức mạnh tự nhiên có sẵn ở con người" [95, tr. 117], "con người... là phức tạp và vô cùng khó hiểu. Nó vượt qua mọi răn đe. Nó tàn ác, xấu xa và ngu muội... bị dục vọng chi phối đến mức điên rồ, đánh mất cả lí trí" [95, tr. 184]. Có hoang mang, chua xót nhưng trên hết vẫn là một giọng điệu triết lí thể hiện niềm tin bất diệt vào bản chất tốt đẹp của con người "con người, cái xác phàm thô giản lại cũng là một thực thể tinh thần, gần gụi với thần linh đang chống lại thực trạng suy đốn bằng sự sáng láng đốt lên từ thân thể tâm linh mình" [95, tr. 251], "phẩm giá con người là cái tài sản vô giá, thiêng liêng và tình yêu là cứu cánh, năng lượng của đời sống, cái tinh túy nhất được chắt lọc ra từ bộn bề đau đớn của cuộc đời" [95, tr. 198].

Đi sâu giải phẫu, phân tích tâm lí con người ở khía cạnh bản năng, Ma Văn Kháng còn hướng chủ đề triết lí tới những ngóc ngách sâu kín như đời sống tình dục, ân ái, giọng điệu triết lí đậm chất phân tích khi đối sánh quan hệ mang tính chất cá nhân này ở cả hai phía. Ví dụ, triết lí về quan hệ tình dục giữa vợ chồng "vợ chồng là quan hệ trao xương, gửi thịt cho nhau... Vợ chồng là sự sở hữu lẫn nhau, không thể chia đôi... Hành động tính giao là bữa tiệc giữa hai người" [67, tr. 344], "con người tuyệt đối hóa tinh thần không chấp nhận quan hệ tính giao như một hoạt động thuần túy sinh học" [84, tr. 44]...

Như trên đã nói, hứng thú đi tìm những triết lý nhân sinh qua một hiện tượng đời sống cụ thể, nâng tầm khái quát thành những bài học cuộc sống và đem đến cho văn chương một vẻ đẹp trần thế, chính điều này, cuối cùng

ngược lại, biến nhà văn thành một triết gia của đời sống hôm nay. Những điều này đã đem đến cho giọng điệu triết lý trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng sự đa dạng của đề tài, chủ đề triết lý. Có những triết lý mang tầm khái quát lớn lao, xuyên suốt các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng từ tác phẩm đầu tay đến tác phẩm gần đây nhất như triết lý về con người, triết lý về cuộc đời, về cái đẹp, về phụ nữ. Có những triết lý về những điều mang tính chất cá nhân, đời sống riêng tư, có triết lý về món ăn... Những đề tài triết lý ấy cho thấy Ma Văn Kháng có một năng lực và tham vọng khái quát hiện thực và chân lý đời sống.

Giọng điệu triết lý của ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn xuất hiện ở cả ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Trong ngôn ngữ người kể chuyện, theo mạch trần thuật, Ma Văn Kháng ưa thích đưa ra những triết lí từ giải phẫu, phân tích bộ mặt tinh thần của xã hội. Người kể chuyện ưa thích triết lí đã làm nên giọng điệu triết lí trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Giọng điệu triết lí thường bộc lộ qua những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề mà chúng tôi đã đề cập ở phần trước, ở phần này chỉ chú ý đến giọng điệu triết lí của nhân vật bộc lộ qua đối thoại và độc thoại nội tâm mang đậm dấu ấn chủ quan. Trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, từ người trí thức có học vấn uyên thâm đến những người bình dân, qua đối thoại, đưa ra những triết lý của mình, những chiêm nghiệm của mình về cuộc đời, về con người, về cái đẹp, thiện và ác, về thế thái nhân tình. Một đặc điểm nổi bật trong giọng điệu triết lý của Ma Văn Kháng qua lời nhân vật là thường vận dụng những những hình ảnh so sánh, ví von dựa trên những thành ngữ, tục ngữ đậm chất trí tuệ dân gian, gần gũi với đời sống con người.

4.2.4. Giọng giễu nhại

Giễu nhại, theo Bakhtin trong Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiepxki, đó là một hình thức của tiểu thuyết đa thanh, phức điệu. Ma Văn Kháng từng nói "hài hước, như người ta nói, là sự khôn ngoan, là hương phấn son đặc thù của văn học, nó có tác dụng làm dịu đi sự tàn nhẫn quái đản" [103]. Giễu nhại là một thủ pháp nghệ thuật nằm trong mạch trần thuật của tiểu thuyết Ma Văn

Kháng, nhưng nó không thuộc bè chính, nó là một bè khác, đan xen với những giọng chính, nó làm nên một sức hấp dẫn cho câu chuyện. Giễu nhại là một trong những chất giọng được nhà văn sử dụng để công khai chống lại sự giáo điều, các nguyên tác bảo thủ, cứng đờ, những thói đạo đức giả... cái ác, sự tàn nhẫn đang làm băng hoại xã hội. Đối tượng của giễu nhại trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng phong phú: lãnh đạo, trí thức, bình dân, nam, nữ... Nội dung giễu nhại Ma Văn Kháng hướng tới ở trong các tiểu thuyết ban đầu là những thói tật trong đời sống sinh hoạt của con người như ăn uống, nói năng, ham muốn tình dục... của con người được che đậy ở một hình thức khác, lột bỏ lớp vỏ đạo đức, vai trò mà nhân vật đang đóng như một mặt nạ carnaval, nhà văn đã đi tới sự khám phá bản chất thật sự của đối tượng. Để từ đó đấu tranh với cái xấu trong con người và xã hội. Ở giai đoạn sau này, giọng điệu giễu nhại của Ma Văn Kháng hướng tới những nội dung bên trong của các đối tượng, đó là những dòng tâm tư, những suy nghĩ thầm kín, những ẩn ức tâm lí được che đậy bởi những thói tật, để diễn tả sự căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Nói cách khác, giễu nhại để khám phá những vai ngầm mà nhân vật buộc hay tự nguyện đóng trong cuộc đời. Chất giọng giễu nhại ở mỗi tác phẩm, mỗi giai đoạn có sự khác nhau, nhưng điểm chung nhất ở nhà văn đó là "không có sự cay uất tức tối, gửi được phần khách quan cần thiết... đứng cao hơn sự phẫn nộ cá nhân" [103].

Trước tiên, chúng tôi chú ý đến giễu nhại những thói tật của các chân dung biếm họa bằng thủ pháp cường điệu, phóng đại, qua lời đối thoại (diễn ngôn) của các nhân vật. Đây là một trong những đặc điểm tiêu biểu của giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Có thể thấy điều này qua chân dung Quốc Thanh, Cẩm, Dương, Lại, Thuật, Phô, Quanh, Liệu, Cái Tý Hợi, Khoái, Hói... Những nhân vật bị buộc phải đóng vai không trùng khít với mình. Họ, ở một vị trí quan trọng, nhưng đôi khi không thể che giấu nổi những thói tật xấu xa, những ham muốn tầm thường. Trước tiên, đối tượng Ma Văn Kháng giễu nhại chính là sự thô tục trong ăn uống, một trong những

biểu hiện của sự hạ tiện trong nhân cách con người. Xem chân dung Quốc Thanh được miêu tả trong ăn uống:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Ông Quốc Thanh ăn khỏe lắm, ăn như người rỗng ruột, lại háu đói, vào bữa bưng bát là và lấy và để, chưa nuốt xong miếng này đã nuốt ngay miếng khác vào miệng. Có lúc còn lấy tay bốc cho nhanh, như sợ người khác ăn mất phần. Ăn như ma đói ma khát ăn. Ăn như bị bỏ đói từ tiền kiếp. Lại thêm vừa ăn vừa nhe nhe răng như dọa nạt ai. Trông mà khiếp [78, tr. 372],

Đồng thời với giễu nhại thói ăn uống tham lam, thô tục bằng quan sát và miêu tả những hành động cụ thể, Ma Văn Kháng còn phát hiện ra năng lực biến hóa kỳ tài (đa nhân cách) ở nhân vật này:

Phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng - 19

Đang như một tên du thủ du thực với lớp ngôn ngữ hạ đẳng kinh người, thoắt cái đã có bộ mặt, giọng điệu của một anh cán bộ chính trị thâm niên đứng đắn. Đang là một gã đàn ông đàng điếm, hoàn toàn bị bản năng tính dục chi phối, ngoảnh đi ngoảnh lại, như trong trò chơi hóa trang, ông đã đóng trọn vai chính khách, nhà cách mạng chuyên nghiệp, phái viên đặc biệt của huyện, mang nhãn quan chính trị vô cùng bén nhạy và tinh quái [78, tr. 373].

Lật tẩy chân dung của y bằng một vai ngầm trơ tráo, hạ lưu, đê tiện, dâm ô, trác trụy, tiếng cười giễu nhại đã miêu tả hành động kỳ quặc, ngôn ngữ thô tục khi ngủ chung với Thiêm "mân mó chim anh, cười hê hê: - Bé như quả ớt thế này lấy vợ thế đ. nào được, à này, biết mấy cái bướm rồi" [78, tr. 372]. Đặc biệt, qua quan hệ với Thúy, những cuộc làm tình, nhân vật này đã hoàn toàn bộc lộ bản chất hoang dã, thú vật của y.

Không chỉ qua thói tật ăn uống, Ma Văn Kháng còn giễu nhại diễn ngôn chính trị qua lời nói của nhân vật để phản ứng lại nhân sinh quan sơ lược, giản đơn, duy ý chí về tư tưởng cách mạng, Ma Văn Kháng đã cho các nhân vật trong tiểu thuyết, qua đối thoại, thể hiện sự ngô nghê, dốt nát, giáo điều chủ nghĩa. Nhân vật Quốc Thanh, có lúc đang phát ngôn chính trị bỗng

dưng lại "yêu nhau bốc bải dần sàng, bà con nhất trí hoàn toàn với nghị quyết chứ" [78, tr. 375]. Hay nhân vật Dương, để thể hiện quyền lực chính trị và luôn tỏ ra mẫn cán với vai trò của mình, bất kỳ lúc nào và có cơ hội gì đều lồng ghép tư tưởng một cách giáo điều và thiển cận khiến cho y trở nên vô cùng lố bịch. Chẳng hạn đoạn văn sau: "cuốn phim nói về giáo dục nhà trường chúng ta hay quá. Chủ đề tư tưởng, xét một cách toàn diện là rất sâu. Chỉ tiếc chiếu được có hai phút thì mất điện" [67, tr. 165]. Một ví dụ khác - lời phát biểu của Bí thư Lại: "Hôm nay thị xã ta khai giảng trường cấp ba. Rồi đây chúng ta sẽ mở trường cấp bốn, cấp năm, cấp sáu. Cũng như hiện nay tỉnh ta đã có giống lợn Mường Khương nhiều mỡ, rồi đây ta sẽ có giống lợn lai kinh tế nhiều nạc, tăng trọng nhanh" [67, tr. 118]. Đó còn là giễu nhại kinh nghiệm ứng xử văn hóa không tương xứng với vị trí: "Này, các cô cậu học trò... chớ có mà lên mặt. Và hãy liệu hồn, chớ có nhi nhoe, cậy dăm ba cái kiến thức để vênh váo; trí thức không bằng cục cứt chó khô đâu, các người hãy nhớ lấy" [67, tr. 120], "các anh giáo! Xin nói để các anh biết. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản các anh chẳng qua chỉ là cái sinh thực khí, tức là cái vật thể thối tha của thằng đàn ông. Nghĩa là khi xung trận, được kích thích thì nó cương cứng lên. Rồi sau đó như thằng chết trôi" [67, tr. 120]. Một thủ pháp khác - giễu nhại văn chương - cũng được Ma Văn Kháng sử dụng để tô đậm chân dung biếm họa. Đó là lối ví von so sánh "cái thằng sẵn sàng diễn trò Lã Bất Vi buôn vua" [84, tr. 62], "ba anh thợ da thành một Gia Cát Lượng" [78, tr. 380], hay phân tích diễn giải thô thiển: "Hào khí Đông A thành hào khí Đông Nam châu Á" [67, tr. 133].

Một cách giễu nhại khác- nhại tiếng nói địa phương, phát âm ngọng: iem, huện, truền n thành l. Ví dụ bi hài chính là lời của cái Tý Hợi tố cáo Khiêm: "Lão Khiêm là thằng đệ nhất dâm dê. gạ gẫm tôi bao nhiêu lần... Từ ngày có thủ trưởng Quanh tôi mới được ăn được lói. Tôi căm thù . Tôi vạch tội " [84, tr. 323], "đời chẳng là cái chõ gì" [84, tr. 368], hay lời nhận xét của một nhân vật về Liệu "cậu Niệu nàm việc gì cũng chu đáo... hễ rỗi

đọc sách, viết nách. Chịu khó nàm thơ nắm, nhưng chả hiểu viết nách có nên cơm cháo gì không?" [84, tr. 91]... Giễu nhại bằng lồng giai thoại: "Có ông giáo chính trị nói mácxít là chủ nghĩa Mác cộng với Xit stalin... có ông đại tá... tưởng Lênin là họ Lê, thuộc dòng Lê Lợi, Lê Lai" [67, tr. 168], giai thoại thầy giáo gặp trấn lột được chúng cho tiền ăn phở có thêm đoạn vĩ thanh "Khi hai tên lưu manh đặt ba đồng bạc vào tay nhà giáo, nhà giáo liền lắc đầu quầy quậy. "Lại còn sĩ à" - Một tên lưu manh hỏi gằn. Nhà giáo ngơ ngẩn: "không! Nhưng tôi không nhớ gì nữa. Phở là gì hả hai anh?" [67, tr. 179]. Giễu nhại bằng so sánh "Đồng bào hỏi hợp tác xã có giống cái rế bắc cái nồi thu mua cho đỡ nóng không?" [78, tr. 377]. Có thể nói, hình thức giễu nhại trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng vô cùng phong phú, đa dạng, và hấp dẫn.

Như trên đã nói, ở các tiểu thuyết sau này, giễu nhại của Ma Văn Kháng không hướng tới quan sát bề ngoài mà đi sâu khám phá những nội dung bên trong của các đối tượng, đó là những dòng tâm tư, những suy nghĩ thầm kín, những ẩn ức tâm lí được che đậy bởi những thói tật, để diễn tả sự căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Chẳng hạn, đi sâu khám phá nhân vật Khoái (Bóng đêm), với tư cách đội trưởng đội trọng án, ở khía cạnh đời sống riêng tư, qua thói tật khẩu dâm, thị dâm, thủ dâm, thói quen nghe người bị hại kể lại những chuyện cưỡng bức tình dục một cách thích thú, Ma Văn Kháng đã nhìn thấy ẩn ức trong nội tâm nhân vật - một kẻ phải đóng vai quá sức với mình, y không thể nhân danh và đại diện công lý, cho nên, đối với y, vị trí chỉ là cơ hội để y trả mối tư thù cá nhân và thỏa mãn ham muốn dục vọng xấu xa. Một nhân vật khác, Lý Bân - tục danh Hói (Bến bờ), đó là một tên lưu manh nhưng lại ở vị trí lãnh đạo. Y là điển hình cho một quan niệm "con người luôn luôn không được miêu tả đúng" [96, tr. 25], không chỉ giễu nhại ngoại hình qua chân dung biếm họa được cường điệu, phóng đại đầy dị dạng, Ma Văn Kháng còn đi sâu khám phá nội tâm của nhân vật, đằng sau tấm áo của một người đại diện cho pháp luật, y là một gã đàn ông đồi bại, ác tâm, một con thú người đối với vợ con. Sự giễu nhại hướng tới cái ác với biểu hiện tận cùng

của thú tính qua nhân vật này. Điều chua xót nhất là ở phương diện vị trí xã hội y lại đứng trên những con người chân chính. Đó mới là sự giễu nhại sâu cay nhất, bi hài nhất mà giễu nhại đem lại.

Có thể nói rằng, giọng điệu giễu nhại ở tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã làm nên một sức hấp dẫn cho nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. Mục tiêu của giễu nhại, cao hơn sự đào thải, nó có ý nghĩa thanh lọc con người vượt qua ngu muội, thấp kém về nhận thức và nhân cách, hoàn thiện chính mình. Có thể làm bật lên tiếng cười, nhưng đó không phải là tiếng cười hả hê như Vũ Trọng Phụng, hay chua xót như Nam Cao hay gần hơn, cay độc nghiệt ngã như Nguyễn Huy Thiệp. Tiếng cười từ giọng giễu nhại của Ma Văn Kháng hóm hỉnh mà hồn nhiên, có chất bi nhưng không vì thế mà đen tối, u ám.

TIỂU KẾT

Nghiên cứu về ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy, ở nhà văn, dấu ấn phong cách thể hiện qua các phương diện này rất đậm nét. Ngôn ngữ người kể chuyện của Ma Văn Kháng có những nét riêng độc đáo, có sự vận động từ ngôn ngữ sử thi đến ngôn ngữ thế sự đời tư. Ngôn ngữ vừa có vẻ đẹp bình dị khi miêu tả đời sống thường nhật vừa có tính chất uyên bác sâu sắc khi chuyển tải những vấn đề chính trị xã hội lớn lao. Ngôn ngữ nhân vật khắc họa cá tính, phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật rõ nét. Độc thoại nội tâm qua kỹ thuật dòng tâm tư thể hiện sự nỗ lực và tìm tòi của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật theo tinh thần hiện đại hóa. Giọng điệu tiểu thuyết Ma Văn Kháng có sự vận động, biến chuyển, từ đơn thanh nhiều bè sang đa thanh, đa giọng điệu. Giọng hào sảng trữ tình tha thiết với các giọng điệu ca ngợi, phê phán, thương cảm ở giai đoạn đầu có tính chất đơn âm ở giai đoạn sau đã kết hợp với các giọng hoài nghi, trầm tư khắc khoải, giọng triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc, giọng giễu nhại hóm hỉnh pha chút xuồng xã đã làm nên tính chất đa thanh trong giọng điệu tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

KẾT LUẬN


1. Phong cách tác giả, đặc biệt là những phong cách cá nhân có những ảnh hưởng lớn, có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của văn học là một trong những phạm trù cơ bản tạo nên diện mạo của quá trình văn học. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn có một vai trò quan trọng trong nghiên cứu văn học để làm rõ dấu ấn dân tộc và dấu ấn thời đại mà anh ta đang sống.

Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, gần tám mươi năm tuổi đời, hơn năm mươi năm lao động sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ, cho đến hôm nay, vẫn luôn là một hiện tượng văn học được dư luận bạn đọc quan tâm, thu hút ý kiến phê bình đánh giá gây nhiều tranh cãi. Xuất thân từ nhà giáo, nhà báo, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thể hiện một nhân cách nghệ sĩ nghiêm túc, cần cù sáng tạo, dấn thân và nhập cuộc, có ý thức trong đổi mới về tư duy và hình thức nghệ thuật. Con đường hình thành phong cách tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là con đường của một nhà văn phụng sự cho lý tưởng cách mạng, cho đất nước, nhân dân. Bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn là sự chuyển đổi không gian sáng tác và môi trường sống từ miền núi về thành thị. Bước ngoặt này đã mở rộng vùng thẩm mỹ, tác động đến tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng, đưa ông từ vị trí nhà văn của vùng biên ải và người dân tộc miền núi trở thành một trong những "ngọn cờ đổi mới có sức vẫy gọi" đi sâu và bám sát sự vận động của đời sống xã hội ở nhiều phương diện khác nhau.

2. Song song với hành trình sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã hình thành cho mình một hệ thống quan niệm nghệ thuật văn chương và con người. Trong quan niệm về văn chương, Ma Văn Kháng luôn xác định đích đến của nó là ca ngợi cuộc sống con người dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: "Thôi thúc tôi viết là cái đẹp cuộc sống", "Thuận theo người mà không bỏ mình" và "Tôi viết như tôi nghĩ, tôi hiểu, tôi yêu, tôi ghét". Ma Văn Kháng là nhà

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí