Sản phẩm xây lắp hoàn thành không nhập kho mà lại tiêu thụ ngay theo giá dự toán (giá thanh toán với chủ đầu tư bên A) hoặc giá thoả thuận (cũng được xác định trên dự toán công trình), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ. Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp lâu, đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán phải chặt chẽ, đảm bảo chất lượng công trình và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại chỗ, không nhập kho. Sản phẩm tiêu thụ trong xây lắp vừa là sản phẩm hoàn chỉnh, vừa là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước. Quá trình tiêu thụ sản phẩm trong xây lắp là quá trình bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho khách hàng.
Thông thường công tác xây lắp do các đơn vị kinh doanh xây lắp nhận thầu và chỉ được tiến hành sản xuất sau khi có đơn đặt hàng (hợp đồng giao thầu) của chủ đầu tư (người giao thầu, người mua sản phẩm) nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công là khác nhau giữa các công trình. Công trình thi công ở các địa điểm khác nhau với điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của mỗi công trình cũng khác nhau nên kế toán phải tính chi phí giá thành và kết quả thi công cho từng công trình riêng biệt.
Hoạt động xây lắp thường tiến hành ngoài trời, chịu tác động trực tiếp và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên,do đó việc thi công xây lắp có tính thời vụ và có nhiều rủi ro làm phát sinh các khoản thiệt hại phải làm lại hoặc ngừng sản xuất, những khoản thiệt hại này đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp phải hạch toán riêng, phải giám sát chặt chẽ và hạch toán phù hợp.
Hoạt động xây lắp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là tiền đề tạo nên vật chất để phát triển các hoạt động. Vì vậy, hiểu được đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng tới công tác kế toán như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ, quản lý tốt hơn và hiệu quả hơn. Từ những đặc điểm trên đây, đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng những yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán một Doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp đặc trưng riêng của ngành XDCB
nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cố vấn lãnh đạo cho việc tổ chức quản lý để đạt hiệu quả cao trong sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động xây lắp
Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đắc biệt theo đơn hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ.
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong - 1
- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong - 2
- Giá Thành Sản Phẩm Và Phân Loại Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp
- Đối Tượng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Đối Tượng Tính Giá Thành Sản Phẩm.
- Kế Toán Chi Phí Trong Điều Kiện Khoán A, Nội Dung
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp. Từ đặc điểm này, kế toán xây dựng xây lắp phải tính đến việc theo dõi ghi nhận chi phí, tính giá thành và kết quả thi công cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình, hạng mục công trình) hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu trên cùng một địa điểm nhất định. Nắm được đặc điểm này, kế toán dễ dàng xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách dễ dàng hơn.
Đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài.
Kì tính sản phẩm xây lắp không được xác định hàng tháng giống như các lại hình DN khác, mà được xác định tuỳ thuộc vào đặc điểm kĩ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí, phản ánh đúng đắn tình hình quản lý và thi công trong từng thời kì nhất định. Đồng thời tránh tình trạng căng thẳng vốn đầu tư cho nhà thầu.
Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường trực tiếp, do vậy thi công xây lắp mang tính thời vụ.
Các yếu tố môi trường thời tiết có ảnh hưởng đến kỹ thuật và tiến độ thi công đồng thời nhà thầu còn phải chú ý đến các biện pháp quản lý máy thi công và vật liệu ngoài trời. Việc thi công diễn ra dài và thi công ngoài trời còn tạo nhiều nhân tố
gây nên những khoản thiệt hại bất ngờ. Vì vậy kế toán phải chọn những phương pháp hợp lí để xác định những chi phí mang tính chất thời vụ và những thiệt hại một cách đúng đắn.
Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành vật chất khác.
Trong quá trình thi công nhà thầu phải thường xuyên thay đổi địa điểm, do đó sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết như chi phí điều động công nhân, máy thi công, chi phí chuẩn bị mặt bằng…Kế toán phải ghi nhận các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lý.
1.2 Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp
1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất xây lắp
1.2.1.1. Khái niệm
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiêu hao các nguồn lực ( tài sản, nhân công). Quá trình tiêu dùng các nguồn lực đồng thời là quá trình phát sinh các chi phí. Khi đó, doanh nghiệp cần ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động. Mọi chi phí đều được biểu hiện dưới dạng giá trị, trong đó chi phí về tiền công là biểu hiện bàng tiền của hao phí lao động sống, còn chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, điện nước, chi phí về khấu hao tài sản...là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp phát sinh trong tất cả giai đoạn của sản xuất nhưng chỉ có các chi phí phát sinh trong giai đoạn biến đổi yếu tố đầu vào thành các sản phẩm, dịch vụ mới gọi là chi phí sản xuất.
Theo ủy ban tiêu chuẩn Kế toán quốc tế ( IASC) : Chi phí là sự giảm đi của các lợi ích kinh tế trong một kỳ kế toán dưới các hình thức mất đi hoặc giảm giá trị của tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ, chi phí sẽ làm giảm vốn của chủ sở hữu ngoại trừ các khoản giảm do phân phối cho chủ sở hữu. Theo định nghĩa này, chi phí được xem xét là theo từng kỳ kế toán và là các khoản mục trong báo cáo tài chính. Theo
cách đó thì chi phí được ghi nhận, phản ánh theo những nguyên tắc nhất định. Định nghĩa chi phí như vậy phù hợp khi đứng trên góc độ của đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính, chủ yếu là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Vậy để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp phải huy động, sử dụng các nguồn nhân lực như lao động, vật tư, tiền vốn,…để tạo ra sản phẩm hay hoàn thành công việc, lao vụ của mình. Những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất sản phẩm, hoàn thành công việc, lao vụ đó được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ nhu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phải được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm.
Theo VAS 01 và IAS01 “Chuẩn mực chung” thì: Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ, dưới hình thức các khoản tiền chi ra hoặc giảm tài sản hoặc làm phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản phân phối cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Trên góc độ KTTC: Chi phí sản xuất hay chi phí chế tạo sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tới việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất. Toàn bộ các chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm. Chỉ những chi phí dùng để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất và là bộ phận quan trọng trong chi phí SXKD của DN. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản mục khác nhau, thông thường gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Trên góc độ KTQT: Chi phí có thể là dòng phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định, chi phí cũng có thể là dòng phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi doc chọn lựa phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh . Như vậy, chi phí có thể đã thực tế phát sinh, cũng có thể chưa phát sinh mà mới chỉ ước tính; có thể là những cơ hội bị mất đi do chúng ta đã lựa chọn một cơ hội khác. Chi phí không phải gắn liền với một kỳ cụ
thể nào mà nó được xem xét gắn liền với các phương án, cơ hội kinh doanh gắn liền với một quyết định cụ thể mà nhà quản trị phải đưa ra. Chi phí là các hi sinh về các lợi ích kinh tế, phản ánh các nguồn lực mà đơn vị sử dụng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,…Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: Chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng…
Trong doanh nghiệp xây lắp, để làm ra các công trình có kết cấu và thiết kế kiến trúc đã được đặt hàng bởi chủ đầu tư thì doanh nghiệp xây lắp phải hao tổn các chi phí về vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị…và khi công trình hoàn thành đươc chủ đầu tư thanh toán.
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp.
Việc phân loại chi phí sản xuất không chỉ dựa vào các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo từng công trình ,hạng mục công trình theo từng thời điểm nhất định.
a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung của chi phí.
Theo cách phân loại này, các yếu tố có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố không phân biệt chi phí sản xuất được phát sinh ở đâu hay dùng vào mục đích gì trong sản xuất nhằm tổng hợp và cân đối mọi chỉ tiêu kinh tế và kế hoạch của doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đối với doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: Quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ hàn, ván, khuôn…
Chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu mỡ, khí nén…
Chi phí sử dụng nhân công: Là chi phí về tiền lương phải trả người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ theo lương của người lao động.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất xây lắp của mỗi hợp đồng xây dựng của doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các dịch vụ mua ngoài sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như tiền điện, tiền nước, tiền tư vấn,…
Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí dùng chi hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố chi phí đã nêu trên.
Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu, tỷ trọng trong từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất với tổng chi phí sản xuất doanh nghiệp. Số liệu chi phí sản xuất theo yếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất để các nhà đầu tư xác định nhu cầu về vốn của mình, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài sản… trong doanh nghiệp. Nó còn là cơ sở để các nhà kinh doanh phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để lập thuyết minh áo cáo tài chính (phần chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố), từ đó để tính và tổng hợp thu nhập quốc dân…
b, Phân loại các chi phí theo khoản mục chi phí
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ dùng trực tiếp vào việc xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình như: vật liệu xây dựng: là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng… Vật liệu khác: bột màu, a dao, đinh, dây… Nhiên liệu: than củi dùng để nấu nhựa rải đường… Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn… Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm… (kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị).
Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng, lắp đặt các công trình và công nhân phục vụ thi công các công trình (kể cả công nhân thực hiện việc vận chuyển, bốc dỡ các vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công, thu dọn hiện trường), bao gồm:
+ Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ. Công nhân chính như công nhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông…; công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đà giáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ sắt thép, nhúng gạch…
+ Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc hại…
+ Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của DNXL, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ, quản lý …).
Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân viên trực tiếp xây lắp. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Trong trường hợp trong DNXL có các hoạt động khác mang tính chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ thì vẫn được tính vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp.
Chi phí sử dụng máy trong thi công: Gồm toàn bộ chi phí liên quan đến sử dụng máy trong thi công để xây dựng, lắp đặt công trình. Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công – khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung.
Chi phí sử dụng máy thi công cũng không bao gồm các khoản sau: lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy; vật liệu là đối tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình máy ngừng sản xuất, các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy móc thi công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị khác và các chi phí có tính chất quản lý, phục vụ chung.
Trường hợp doanh nghiệp thi công toàn bằng thủ công hoặc thi công toàn bằng máy, các chi phí phát sinh không đưa vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà được tập hợp vào các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong tổ đội xây dựng hoặc xí nghiệp xây dựng như:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện