Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 24





93. Mối tình ... Đầm lai


05

Hương rừng Cà Mau, Tập 3

(21 truyện)

NXB Trẻ, 2011

94. Một cuộc biển dâu

95. Một kiểu anh hùng

96. Mùa "len" trâu

97. Ngày mưa đầu mùa

98. Ngôi mộ chôn đứng

99. Người bạn triệu phú

100. Người mù giăng câu

101. Người tình của cô đào hát

102. Nhứt phá sơn lâm

103. Ông Bang Cà Ròn

104. Ông già xay lúa

105. Ruộng lò Bom

106. Sông Gành Hào

107. Tháng chạp chim về

108. Thằng điếm vô danh

109. Thơ núi Tà Lơn

110. Tình bậu muốn thôi

111. Tình nghĩa giáo khoa thư

112. Xóm Cù Là

113. Xuất quỉ nhập thần

114. Yêu cho được


TC

114 truyện

TRUYỆN VỪA


06

Vạch một chân trời Chim quyên xuống đất (02 truyện)

NXB Trẻ, 2003


1. Vạch một chân trời

2. Chim quyên xuống đất


07

Biển cỏ miền Tây & Hình bóng cũ (01 Truyện)

NXB Trẻ, 2009


3. Hình bóng cũ


4 truyện vừa

4. Chuyện tình một người thường dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.




08

(04 truyện)

NXB Trẻ, 2006

5. Truyện ngắn của truyện ngắn

6. Ngôi nhà mặt tiền

7. Âm dương cách trở

TC

07 truyện


09

Dạo chơi & Tuổi già

(02 truyện)

NXB Trẻ, 2006


1. Dạo chơi

2. Tuổi già


10

Hồi ký Sơn Nam

(04 truyện)

NXB Trẻ, 2009

3. Từ U Minh đến Cần Thơ

4. Ở Chiến khu 9

5. 20 năm giữa lòng đô thị

6. Bình an


11

Theo chân người tình &

Một mảnh tình riêng

(7 truyện)

NXB Trẻ, 2003


7. Theo chân người tình

8. Một mảnh tình riêng


TC

08 truyện


PHỤ LỤC 2


1. Tiểu sử


TIỂU SỬ SƠN NAM

Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài (hoặc Tày), sinh ngày 11/12/1926 tại làng Đô Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Sơn Nam sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, tổ tiên của nhà văn cũng từng là những lưu dân đi khẩn đất hoang. Gia đình của tổ tiên nhà văn đã đến lập nghiệp ở Cù lao Ông Chưởng (An Giang). Khoảng năm 1840, ông nội Sơn Nam chạy giặc Pháp, qua Rạch Giá, đến xóm Cù Là rồi xuống U Minh. Vùng đấy này, người Pháp đang cho trưng khẩn đất tự do, nhưng khó có thể sống được vì “đất quá úng”, chưa “có dân lưu tán đến” khai phá, chưa có “kinh đào thủy lợi” nên những người nhận đất rồi trả đất lại cho nhà nước để “khỏi đóng thuế”. Khi tác giả lên 6 tuổi, cha nhà văn là con út của gia đình rời quê hương đi lên phía Bắc, ven vịnh Thái Lan, cách thị xã Rạch Giá khoảng 15km nay được gọi là vùng ven khu Tứ giác Long Xuyên (Rạch Giá – Hà Tiên – Long Xuyên – Châu Đốc) khẩn đất lần nữa. Nơi này vẫn dân cư thưa thớt, nước phèn mặn, ven giồng đất thấp úng lụt… chỉ có một vài gia đình Khmer sống co cụm dọc theo mé biển trên những giồng cát cao ráo. Lúc này kênh Rạch Giá – Hà Tiên vừa được đào xong nhưng chưa được sử dụng. Ngay từ khi còn nhỏ được sống bên cạnh những người di dân và công cuộc khẩn hoang kỳ vĩ của họ. Nên ông đã có sự quan tâm đặc biệt đối với lịch sử khẩn hoang của miền Nam. Dù gia đình nghèo nhưng Sơn Nam là người may mắn, được học hành tử tế. Lại thêm tư chất thông minh, làm việc tận tâm nên ông làm rạng danh cho dòng tộc và quê hương mình.

Khi còn nhỏ, ông học tiểu học ở Rạch Giá. Tuổi thơ của Sơn Nam gắn bó với vùng đất hoang sơ này nên tác phẩm của nhà văn lấp lánh vẻ đẹp tự nhiên, chất đôn hậu, quê mùa của con người ở nơi tận cùng tổ quốc. Sau đó, ông lên học trường Trung học Phan Thanh Giản ở Cần Thơ. Đây là bước ngoặt dẫn đến sự thay đổi của cuộc đời ông sau này. Trong những năm tháng đi học, Sơn Nam đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của vùng đất Tây Đô như thực dân Pháp hành quyết thầy giáo yêu nước Phan Ngọc Hiển giữa lòng thành phố; nhiều vụ bắt bớ, lục soát, tìm bắt những


người yêu nước của chính quyền thực dân; cuộc sống bế tắc của người dân Nam Bộ, Nhật sửa soạn đảo chính Pháp… những điều ấy khiến ông phải suy nghĩ về thời cuộc.


Vùng tứ giác Long Xuyên


Năm 1945 sau khi tốt nghiệp bậc Thành Chung gia đình không đủ điều kiện chu 1


Năm 1945, sau khi tốt nghiệp bậc Thành Chung, gia đình không đủ điều kiện chu cấp cho ông tiếp tục học. Ông dự định về lại Rạch Giá thì Cách Mạng Tháng Tám bùng nổ, ông tham gia thanh niên tiền phong giành chính quyền ở địa phương và công tác ở hội Văn hóa Cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Ông trở thành nhà văn cách mạng tiên phong. Cuộc sống gian khổ và chiến đấu ác liệt ở rừng U Minh và vùng tứ giác Long Xuyên đã cung cấp cho nhà văn một vốn tư liệu ngồn ngộn chất sống. Thời gian này, sự nghiệp sáng tác của Sơn Nam bắt đầu. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhở mình là người phương Nam). Giai đoạn này,


Sơn Nam học tập và rèn luyện rất nhiều để hình thành một nhà văn và nhà biên khảo chuyên viết về lịch sử khẩn hoang và văn hóa Nam Bộ sau này. Năm 1952, ông đoạt luôn hai giải thưởng giải nhất và giải hai cho hai tác phẩm đầu tay là Bên rừng Cù lao Dung Tây Đầu Đỏ do Ủy ban kháng chiến Nam Bộ tổ chức. Điều này càng tạo cho nhà văn niềm hứng khởi trong sự nghiệp văn chương

Sau hiệp định Genève 1954, ông được phân công trở lại Rạch Giá tiếp tục hoạt động văn nghệ và báo chí công khai ở miền Nam. Năm 1955, ông lên Sài Gòn làm việc và hoạt động cách mạng cùng với Viễn Phương, Ngọc Linh, Trang Thế Hy, Lê Vĩnh Hòa… Ông hòa nhập với giới ký giả Sài Gòn, tiếp tục viết, thứ nhất là để kiếm sống và tồn tại ở thành phố, hai là để thỏa mãn đam mê văn chương của mình. Ông cộng tác với nhiều tờ báo ở Sài Gòn như Nhân Loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống….

Năm 1960 – 1961, Sơn Nam lại bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương) về tội “Cộng sản nằm vùng” cùng với những người tham gia kháng chiến cũ. Khi được thả ra, ông tiếp tục làm báo, viết văn, khảo cứu Nam Bộ trên tinh thần yêu nước.

Năm 1974, Sơn Nam một lần nữa bị bắt giam và tra tấn khi tham gia sự kiện “Ký giả đi ăn mày” ở Sài Gòn để phản đối chiến tranh và việc đóng cửa các tòa soạn một cách vô lý. Ông bị nhốt vài tháng, sau đó cùng với các bạn tù phá ngục, tự giải phóng ra ngoài chào đón ngày đất nước thống nhất.

Sau 1975, Sơn Nam là một trong số rất ít nhà văn miền Nam tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ tại hội Nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh. Thập niên cuối thế kỷ XX, Sơn Nam tiếp tục cầm bút vì sinh kế. Ông tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ để kỷ niệm vùng đất Nam Bộ được thành lập 300 năm. Ông theo đoàn làm phim tới Quảng Bình, đến đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1999, ông làm cố vấn về văn hóa phương Nam cho hãng phim truyền hình. Ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”, Sơn Nam là thành viên của hội đồng biên tập phía Nam Tạp chí Xưa và Nay, ông vẫn viết thường xuyên cho chuyên mục Nhà văn Sơn Nam kể chuyện trên đặc san thứ bảy hàng tuần của báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng cộng tác với báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên… Càng về cuối đời cuộc sống của Sơn Nam càng khó khăn, chật vật mặc dù toàn bộ các sáng tác


của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 2008, tại Thành Phố Hồ Chí Minh trong niềm thương tiếc vô hạn của người thân, đồng nghiệp và độc giả.

Những năm tháng được sống tại quê nhà chứng kiến cảnh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội nhưng đẹp đẽ của nên thơ và trù phú của mảnh đất miền Nam; thấu hiểu nỗi vất vả, cực nhọc của lớp người đi khẩn hoang. khi đến Cần Thơ được học và tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ của thế giới…, sau này lên Sài Gòn sống được dịp tiếp cận với nhiều nguồn văn hóa khác nhau của các nước trên thế giới. Tất cả những điều đó đã tạo nên một nhà văn tài năng và có phong cách độc đáo sau này.

Có thể nói rằng, quê hương và gia đình là mảnh đất màu mỡ đã ươm mầm nhân cách, bồi dưỡng tình cảm quê hương đất nước, nảy nở những tư tưởng tiến bộ… của nhà văn Sơn Nam.

2. Sự nghiệp văn chương

Quá trình sáng tác của Sơn Nam có thể được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1945 – 1954, Sơn Nam vừa tham gia kháng chiến, vừa hoạt động văn hóa, văn nghệ, đây là giai đoạn thử nghiệm, tìm tòi chất liệu, hình thức thể hiện cùng với nội dung đề tài, định hướng con đường đi trong sự nghiệp. Giai đoạn này, Sơn Nam sáng tác không nhiều nhưng ông cũng để lại dấu ấn riêng trên văn đàn Nam Bộ với tập thơ đầu tiên Lúa reo (Hội Văn Hóa kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948 ở chiến khu) với những bài thơ đậm chất quê - đồng bằng trù phú Nam Bộ. Tác phẩm thứ hai cũng là một tập thơ “địch vận” với tên Cho lòng em vui. Năm 1951 – 1952, ông đạt giải nhất với truyện ngắn Bên rừng Cù lao Dung, và giải nhì với tác phẩm Tây đầu đỏ trong cuộc thi do Ủy ban Kháng chiến – hành chính Nam Bộ tổ chức. Đây là thời gian mà nhà văn vừa sáng tác, hoạt động cách mạng, vừa chuẩn bị vốn sống và kiến thức cho sự nghiệp văn chương của mình.

Giai đoạn 1955 – 2008 là giai đoạn phát triển rực rỡ trong sự nghiệp cầm bút và cũng là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành và khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Sơn Nam viết nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, hồi ký, biên khảo. Ông tập trung viết về phong tục, về lịch sử khẩn hoang, về tầng lớp nhân nông dân, dân nghèo thành thị… Về thể loại tiểu thuyết và truyện vừa, các tập truyện tiêu biểu: Hình bóng cũ (Truyện vừa, 1963), Chim quyên


xuống đất (Tiểu thuyết - 1963), Xóm Bàu Láng (Tiểu thuyết - 1968), Vạch một chân trời (Tiểu thuyết - 1969), Bà Chúa Hòn - (Tiểu thuyết - 1969), Trời nước bao la (Truyện vừa - 1970), Chuyện tình một người thường dân (Tiểu thuyết - 1990), Ngôi nhà mặt tiền (Tiểu thuyết - 1993), Truyện ngắn của truyện ngắn (Truyện vừa - 1996)…

Về thể Ký, một số tác phẩm tiêu biểu như: Gốc cây, cục đá và ngôi sao (Bút ký - 1973), Theo chân người tình (Bút ký - 1991), Một mảnh tình riêng (Bút ký - 1993), Tuổi già (Hồi ký - 1997), Ở chiến khu 9 (Hồi ký - tập 2, 2001), Từ U Minh đến Cần Thơ ( Hồi ký - tập 1)…

Về thể loại truyện ngắn, Sơn Nam có hơn 300 tác phẩm nhưng chưa được xuất bản toàn bộ, trong đó có hàng trăm truyện ngắn rất thu hút người đọc được in chung trong tuyển tập truyện ngắn như: Hương rừng Cà Mau (Tập truyện ngắn - 1962), Vọc nước giỡn trăng và hai còi U Minh (Tập truyện ngắn - 1965), Người bạn triệu phú (Tập truyện ngắn - 1971), Tục lệ ăn trộm (Tập truyện ngắn - 1988), Biển cỏ miền Tây (Tập truyện ngắn - 2000)…

Trong lĩnh vực biên khảo, Sơn Nam có nhiều công trình biên khảo công phu, khoa học, mà bối cảnh là thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long. Ông dựng lại cảnh tượng bi hùng trong công cuộc khai phá, đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn. Không chỉ chăm chú trên những trang sách úa màu thời gian mà ông già đi bộ rong ruổi trên khắp nẻo đường Nam Bộ để góp nhặt kiến thức từ cuộc sống sinh động. Nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị cho việc tìm hiểu về lịch sử vùng đất Nam Bộ, tiêu biểu như: Tìm hiểu đất hậu Giang (1959), Về quê tìm cổ tích (1968), Nguời Việt có dân tộc tính không? (1969), Văn minh miệt vườn (1970), Miền Nam đầu thế kỷ XX – Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân (1971), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), Cá tính miền Nam (1974), Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa (1985), Bến Nghé xưa (1992), Sài Gòn lục tỉnh xưa (1998), Ấn tượng 300 năm (1998)…

Có thể nói rằng: Toàn bộ tác phẩm của ông làm thành một cuốn “Địa phương chí” đồ sộ, phong phú, đa dạng thấm đẫm hương vị quê hương và tình người Nam Bộ


PHỤ LỤC 3


BÀI THƠ HƯƠNG RỪNG CÀ MAU

(Bài thơ duy nhất còn lại của Sơn Nam)

_ Sơn Nam


Trong khói sóng mênh mông Có bóng người vô danh

Từ bên này sông Tiền Qua bên kia sông Hậu

Mang theo chiếc độc huyền Điệu thơ Lục Vân Tiên

Với câu chữ:

Kiến nghĩa bất vi vô dòng giả Tới Cà Mau - Rạch Giá

Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng Muỗi vắt nhiều hơn cỏ

Chướng khí mù như sương Thân không là lính thú Sao chưa về cố hương?


Chiều chiều nghe vượn hú

Hoa lá rụng buồn buồn Tiễn đưa về cửa biển Những giọt nước lìa nguồn Đôi tâm hồn cô tịch

Nghe lắng sầu cô thôn Dưới trời mây heo hút

Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút

Điệu hò… ơ theo nước chảy chan hòa


Năm tháng đã trôi qua Ray rứt mãi đời ta Nắng mưa miền cố thổ

Phong sương mấy độ qua đường phố Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…


* Sơn Nam*

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022