chãn, drap và gối khổ full và twin, trong khi thị trýờng Mỹ cần khổ queen và king (các khổ rộng hơn). Hiện nay, rất ít doanh nghiệp Việt Nam có loại máy dệt khổ vải đến 3,6m và khổ in hoa 3,4m để đáp ứng nhu cầu của thị trường này vì phải đầu tư rất nhiều tiền. Vậy, công nghệ vẫn là vấn đề còn tồn tại cần khắc phục nếu ngành công nghiệp Dệt May nước ta muốn thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Mỹ.
Nhập khẩu chủ yếu nguyên phụ liệu
Gia nhập WTO từ năm 2007 đã mở ra cơ hội mở rộng và phát triển ngành Dệt May xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng Việt Nam vẫn chưa khắc phục được vấn đề khó khăn về nguyên phụ liệu.
Mặc dù gần đây sản xuất nguyên phụ liệu trong nước đã tăng lên và tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất Dệt May tăng cao hơn nhưng sự mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may còn là vấn đề nan giải. Do đó, nước ta vẫn phải chịu mức chi phí nhập khẩu nguyên liệu lớn nên hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam còn tương đối thấp. Theo thống kê, Việt Nam hiện nay nhập khẩu 90% nguyên liệu bông, 100% hoá chất nhuộm và thiết bị cho ngành dệt. Ngành dệt chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vải của ngành may xuất khẩu, số lượng và chất lượng sợi trong nước ít và kém nên các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn phải nhập phần lớn sợi của Trung Quốc.
Gia công xuất khẩu là chủ yếu
Sau khi gia nhập WTO với những biến chuyển tích cực về kim ngạch xuất khẩu, gia công xuất khẩu hàng Dệt May vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên hiệu quả chưa cao, giá trị đóng góp trong chuỗi giá trị Dệt May còn thấp. 18Phần đóng góp của phía Việt Nam vào việc hoàn thiện một chiếc áo khoác chỉ vào
18 Trịnh An Huy (2007), Nhìn lại ngành dệt may Việt Nam hội nhập: Cách mạng công nghệ, http://www.chungkhoan247.vn/Desktop.aspx/Tin-DN/Tieu-diem/Nhin_lai_nganh_Det- May_Viet_Nam_hoi_nhap-Cach_mang_cong_nghe/.html [truy cập ngày 21/03/2010]
khoảng 11%, đối với sơ mi là 25%, quần dài là 15% và trong các sản phẩm khác luôn dưới mức 25%.
Chúng ta vẫn duy trì hình thức xuất khẩu này là vì:
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Phát Triển Dệt May Xuất Khẩu Việt Nam Hậu Wto
- Thay Đổi Trong Đơn Vị Mua Sắm Hàng Dệt May Ở Mỹ
- Tỷ Trọng Chi Phí Do Hạn Ngạch Gây Ra Trong Tổng Chi Phí Xuất Khẩu
- Giải Pháp Phát Triển Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Vào Thị Trường Mỹ Hậu Wto
- Giải Pháp Phát Triển Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Vào Thị Trường Mỹ
- Tăng Cường Biện Pháp Liên Kết Chuỗi Giữa Các Doanh Nghiệp Dệt May Việt Nam
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Thứ nhất, chúng ta vẫn còn thụ động trong sản xuất, dựa vào nước ngoài trong việc cung cấp nguyên liệu và mẫu mã. Ngoài ra, việc không tự chủ được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu dẫn đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu cao. Trong khi đó, giá sản phẩm lại có xu hướng giảm để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường có sức mua lớn nhất thế giới này nên các doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng sức lao động để tạo ra phần lớn giá trị gia tăng cho ngành này.
Thứ hai, tuy tạo ra giá trị gia tăng không cao nhưng Việt Nam đã triệt để phát huy lợi thế này vì không đủ sức cạnh tranh với các cường quốc ma y mặc trong khâu ý tưởng và thiết kế. Việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là cơ hội để chúng ta tiếp tục khai thác thị trường ngách này.
Mặc dù vậy, để hàng Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ phát triển bền vững trong dài hạn thì cần có những giải pháp thích hợp để chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời, xuất khẩu theo FOB sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có đối tác phân phối trực tiếp trên thị trường này.
Chính Phủ ngừng thực hiện chính sách hỗ trợ Dệt May theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg trong chương trình tăng tốc Dệt May
Để gia nhập vào WTO và theo cam kết song phương với Mỹ, Chính phủ Việt Nam phải bãi bỏ các biện pháp hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho ngành Dệt May từ ngày 30/05/2006.
Ngành Dệt May không còn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây như các hình thức hỗ trợ xuất khẩu và thưởng xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ
xuất khẩu; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện xuất khẩu; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển...
Các chế độ ưu đãi đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành Dệt May chủ yếu trong Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010. Quyết định 55 của Chính phủ đề ra một số cơ chế chính sách để tăng tốc ngành Dệt May: Trong năm năm, từ 2001-2005, Quĩ hỗ trợ phát triển đã cho ngành dệt vay khoảng 1.950 tỉ đồng, tương đương 118 triệu USD, chiếm khoảng 10% số vốn mà các DN đã đầu tư và chiếm khoảng 5% trên tổng vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của ngành. Việc chính phủ bãi bỏ thực hiện quyết định 55 khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vì thiếu sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước.
Trên thực tế, từ tháng 07/2005, Việt Nam đã bãi bỏ hình thức trợ cấp dưới dạng phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia vào chương trình xúc tiến thương mại. Vậy, Việt Nam đã phải cắt bỏ ba hình thức ưu đãi: đãi về tín dụng; Ưu đãi về đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Như vậy, có thể nói, ngành Dệt May Việt Nam đang bị Chính phủ đối xử bất bình đẳng hơn so với các ngành công nghiệp khác trong chính sách hỗ trợ phát triển. Vì thế, trong thời gian tới, nhận được ít hơn sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành Dệt May xuất khẩu sẽ gặp khó khăn hơn và việc thực hiện chiến lược tăng tốc ngành Dệt May sẽ bị chậm lại.
2.3.2.2. Khách quan
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2007 ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu hiện nay là một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong gần hai thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu này đã làm
ảm đạm bức tranh kinh tế ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng Dệt May. Cuộc suy thoái kinh tế đã làm giảm đáng kể thu nhập của người tiêu dùng Mỹ nên mức chi tiêu cho mặt hàng may mặc cũng giảm đi không ít. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất hàng Dệt May phục vụ xuất khẩu của nước ta vào thị trường tiêu thụ lớn nhất toàn cầu này cũng lâm vào tình trạng khốn đốn.
Tác động rõ rệt nhất có thể thấy là số lượng đơn đặt hàng từ Mỹ giảm đi trông thấy. Trên thực tế, do tình hình suy thoái kinh tế không mấy khả quan nên nước này đã cắt giảm đơn đặt hàng ở hầu hết các nước xuất khẩu hàng Dệt May như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Hơn nữa, thực trạng chung của các doanh nghiệp Dệt May là nếu có ký được đơn đặt hàng thì các doanh nghiệp cũng phải chịu việc giảm giá hoặc số lượng đơn hàng sụt giảm nghiêm trọng. 30% doanh nghiệp buộc phải giảm giờ làm, nhiều nhà máy dệt và kéo sợi chỉ làm 2-2,5 ca19. Tuy nhiên, tình hình cuộc khủng hoảng có diễn biến lạc quan hơn vào năm 2009 nên kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 5 tỷ USD, giảm 5% so với 5,4 tỷ USD của năm 2008.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế này dẫn đến chậm đặt giao hàng nhưng các nhà nhập khẩu của Mỹ vẫn coi trọng thời gian giao hàng đúng hẹn và năng suất lao động cao. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải bảo đảm được yêu cầu về thời gian và năng suất nhằm duy trì việc xuất khẩu đều đặn sang thị trường Mỹ trong bối cảnh kinh tế khó khăn này.
19 Sở Thương mại Thái Bình (2009), Bài toán hóc búa của ngành dệt may, http://www.thaibinhtrade.gov.vn/default.aspx?ID=16&LangID=1&NewsID=2015.html [truy cập ngày 29/03/2010]
Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ:
Một số rào cản pháp luật theo cơ chế nhập khẩu của Mỹ
Mỹ là quốc gia có hệ thống pháp luật rất phức tạp. Luật pháp của Mỹ, cụ thể là luật hải quan đã đưa ra những qui định cụ thể và rõ ràng về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào nước này. Đối với mặt hàng nhập khẩu, Mỹ đưa ra những qui định rất chặt chẽ và khắt khe nhằm đảm bảo an ninh của nước Mỹ, đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người tiêu dùng, bảo tồn động thực vật trong nước và bảo vệ các nhà sản xuất nội địa của Mỹ.
Ngoài thuế nhập khẩu, trước khi gia nhập WTO, hàng hóa Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ bị áp dụng hạn ngạch là trở ngại lớn nhất vào thị trường nước này. Quota Dệt May đối với nước ta đã bị bãi bỏ khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì một số biện pháp quản lý việc nhập khẩu hàng hóa Dệt May sau:
Visa Dệt May
Visa Dệt May (Textile Visa) là việc đóng dấu vào một hóa đơn hoặc đóng dấu vào một giấy phép kiểm soát xuất khẩu do chính phủ nước ngoài cấp. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu sản phẩm dệt may vào Mỹ và ngăn cấm nhập khẩu hàng hoá trái phép vào Mỹ. Visa có thể dùng cho mặt hàng Dệt May cần quota hoặc không cần quota.
Qui định về nhãn hiệu hàng hóa
Hàng dệt:
Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có tem, ghi mark, mã theo quy định tại Đạo Luật “Textile Fiber Products identification Act”, trừ khi được miễn trừ theo Section 12 của luật này:
+ Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi, trừ những trang trí cho phép, lớn hơn 5% trong sản phẩm, theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng, các thành phần sợi ghi “sợi khác” hoặc “các sợi khác” được liệt kê cuối cùng. Các thành phần sợi bằng hoặc nhỏ hơn 5% được ghi là “các sợi khác”.
+ Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Hội đồng Thương mai liên bang (Federal Trade Commission - FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán hoặc giao dịch sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu (trademark) đã được đăng ký tại U.S. States Patent Office có thể được ghi trên nhãn mark thay cho các tên khác, nếu chủ của trademark này đã cung cấp một bản sao Trademark đến FTC trước đó.
+ Tên của nước đã gia công hoặc sản xuất.
Hàng len:
Nhập khẩu hàng len vào Mỹ, trừ thảm, chiếu và các sản phẩm đã được làm từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu, sẽ phải tuân theo các quy định tại luật “Wool Products Labeling Act 1939”:
+ Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len, trừ các thành phần trang trí dưới 5% tổng trọng lượng: phải ghi bao nhiêu % len, len tái chế, các sợi khác không phải len (nếu lớn hơn 5%), và tổng số các sợi khác không phải len.
+ Tỷ lệ tối đa tổng trọng lượng len, các thành phần không phải sợi (nonfibrous), các chất phụ khác.
+ Tên nhà sản xuất hoặc tên người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng ký do FTC cấp, có thể ghi số đăng ký thay cho tên.
Hệ thống tiêu chuẩn:
Mỹ vốn là thị trường rất khó tính với không chỉ hệ thống pháp luật phức tạp mà còn có hệ thống tiêu chuẩn khắt khe. Các mặt hàng Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ cần phải đặc biệt quan tâm và nắm rõ những tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhất những điều kiện đề ra.
Cho đến nay, Mỹ vẫn duy trì áp dụng hai tiêu chuẩn phổ biến sau cho các mặt hàng nhập khẩu:
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000)
Đây là tiêu chuẩ n quố c tế ban hà nh năm 1997, đưa cá c yêu cầ u về Quản lý Trách nhiệm Xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu . Tiêu chuẩn này được Mỹ áp dụng nhằm chú trọng đến điều kiện làm việc của người lao động, không chỉ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp mà cho cả doanh nghiệp gia công xuất khẩu.
Hiện nay, một số doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu nước ta vẫn chưa thực sự chú trọng và thực hiện nghiêm chỉnh theo tiêu chuẩn SA 8000. Họ vẫn phải đối mặt với hiện tượng biến động lao động một phần do không đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người lao động và mức lương còn tương đối thấp so với các ngành công nghiệp khác. Việc thực hiện tiêu chuẩn này còn gặp nhiều khó khăn do chi phí giám sát thực hiện tương đối cao. Ngoài ra, SA 8000 còn yêu cầu các doanh nghiệp công khai thông tin tài chính. Điều này không nhiều các doanh nghiệp nước ta thực hiện được vì hầu hết đều không muốn công khai thông tin này. Do vậy, việc thực hiện tiêu chuẩn SA 8000 của Mỹ vẫn còn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu Việt Nam.
Chương trình trách nhiệm toàn cầu (WRAP)
Đây là tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứ ng xử , được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứ ng xử theo một quy tắc gắn kết và bao
hàm toàn diện. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là xúc tiến và chứng nhận hợp pháp, sản xuất mang tính nhân đạo và đúng nguyên tắc xử thế ở khắp nơi trên thế giới. Cụ thể, chương trình này đề cập đến một tổ chức thứ ba thực hiện việc cấp chứng chỉ cho nhà máy trong sản xuất và chứng nhận tuân thủ đúng pháp luật và qui định của nước sở tại. Đây phải là một tổ chức độc lập, hợp pháp và đầy đủ giá trị. WRAP không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng Dệt May trong nước mà còn áp dụng cho các doanh nghiệp gia công hàng Dệt May cho Mỹ.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những nhà gia công xuất khẩu các sản phẩm Dệt May lớn ở Mỹ. Do vậy, WRAP đương nhiên sẽ phải thực hiện tại các doanh nghiệp nước ta. Vì vậy, ý thức tuân thủ đúng pháp luật và qui định của các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu Việt nam cần được nâng cao.
Cơ chế giám sát chống bán phá giá hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước này
Nguyên nhân áp đặt cơ chế:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là cơ hội thuận lợi lớn để cánh cửa vào thị trường Mỹ mở rộng hơn và dễ dàng hơn. Khi đó, Việt Nam được hưởng qui chế MFN theo qui định của WTO nên các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ sẽ được tính thuế nhập khẩu bình đẳng như các quốc gia xuất khẩu khác. Tuy nhiên, lo ngại nhờ lợi thế này mà hàng may mặc Việt Nam tràn ngập thị trường Mỹ, gây khó khăn cho ngành dệt của nước này nên hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham (Nam Carolina) và Elizabeth Dole (Bắc Carolina) trì hoãn việc thông qua Qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR cho Việt Nam. Đồng thời, động thái này còn nhằm gây sức ép buộc Chính phủ Việt Nam ngừng các trợ cấp cho ngành Dệt May Việt Nam. Tuy nhiên, để thông qua PNTR, Chính phủ Mỹ đã đề xuất áp dụng cơ chế giám sát để có thể áp dụng các biện pháp chống phá giá đặc biệt đối với hàng Dệt May Việt Nam, tránh việc hàng hóa ồ ạt vào thị trường nước này với giá thấp hơn giá thị trường.
Tiến hành:
Cơ chế giám sát mặt hàng Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ được triển khai bắt đầu từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO từ tháng 01/2007 và sẽ kết thúc khi nhiệm kỳ của chính quyền đương thời của Tổng thống Bush kết thúc vào đầu năm 2009.