Sự Cần Thiết Phải Phát Triển Dệt May Xuất Khẩu Việt Nam Hậu Wto

Hiệp định đa sợi (MFA) có hiệu lực áp dụng từ năm 1974 đến năm 1994, là thỏa thuận giữa hơn 40 nước thành viên, trong đó có Mỹ, EU và một số nước đang phát triển xuất khẩu sản phẩm Dệt May10. Theo MFA, các nước nhập khẩu có thể ký kết các thỏa thuận song phương hoặc không đạt được thỏa thuận song phương thì có thể đơn phương áp dụng các biện pháp hạn chế (thiết lập hạn ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng hạn ngạch tùy theo mỗi nước)

khi bất kỳ sự tăng đột ngột hàng nhập khẩu nào có thể gây rối loạn thị trường nhập khẩu. Theo đánh giá của GATT, MFA đã làm méo mó hình thức buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm Dệt May vì đã tạo ra sự phân biệt đối xử với mục tiêu bảo hộ.

1.3.4. Hiệp định Dệt May (ATC)

Năm 1995, Hiệp định hàng Dệt May (ATC) ra đời thay thế Hiệp định đa sợi (MFA). Theo ATC, buôn bán các sản phẩm Dệt May sẽ được áp dụng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, chấm dứt các trường hợp ngoại lệ trong buôn bán quốc tế sản phẩm này. Chỉ có các thành viên của WTO mới phải tuân theo qui định của ATC. Hiệp định này đưa ra một lịch trình hợp nhất dần dần những mặt hàng thuộc phạm vi điều chỉnh của ATC vào khuôn khổ các quy định của Hiệp định GATT 1994. Theo đó, kể từ 1/1/2005 - ngày Hiệp định ATC hết hiệu lực, toàn bộ hạn ngạch đối với hàng Dệt May phải được loại bỏ; hàng Dệt May sẽ được giao thương như các loại hàng hoá thông thường khác trong khuôn khổ quy định của WTO.



10 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (1997), Khái quát về Luật Thương mại Mỹ , Tạp chí điện tử, http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0697.html [truy cập ngày 01/04/2010]

Bảng 1.4. Chương trình nhất thể hóa hàng Dệt May


Giai đoạn


Giai đoạn

Tỷ lệ hợp nhất tối thiểu

(tính trên khối lượng nhập khẩu năm 1990)

Giai đoạn

1

Từ 1/1/1995 đến 31/12/1997

16% (còn lại 84%)

Giai đoạn

2

Từ 1/1/1998 đến 31/12/2001

17% (còn lại 67%)

Giai đoạn

3

Từ 1/1/2002 đến 31/12/2004

18% (còn lại 49%)

Giai đoạn

4

Từ 1.1.2005: nhất thể hóa hoàn toàn

vào WTO. Hiệp định ATC chấm dứt

100% (Không còn hạn

ngạch)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

(Nguồn: WTO – Hiệp định ATC )

Ngoài ra, Hiệp định ATC cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ trong thời kỳ quá độ. Khi hết thời hạn hiệu lực của thời kỳ quá độ, các nước không được áp dụng các biện pháp tự vệ đó nữa. Tuy nhiên, chỉ những thành viên đã tiến hành những chương trình “nhất thể hóa” mới được áp dụng biện pháp này. Việc áp dụng các biện pháp tự vệ chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở đã bảo đảm được hai điều kiện11:

- Thứ nhất, đã chứng minh được có sự tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng do nhập khẩu hàng Dệt May tăng lên đột ngột;

- Thứ hai, có mối liên hệ trực tiếp giữa sự tổn hại nghiêm trọng đó đối với ngành công nghiệp Dệt May của nước nhập khẩu do có sự tăng vọt trong số lượng hàng nhập khẩu từ nước xuất khẩu.

Tất cả những biện pháp này cùng với sự hết hiệu lực của Hiệp định ATC, đã chấm dứt từ ngày 01/01/2005.


11 Điều 6, Hiệp định ATC

1.4. Sự cần thiết phải phát triển Dệt May xuất khẩu Việt Nam hậu WTO

Trong những năm qua, ngành Dệt May có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Những thành tựu mà ngành Dệt May đạt được đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. Các rào cản thương mại được gỡ bỏ sẽ là cơ hội để ngành Dệt May Việt Nam phát triển và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu. Việc phát triển Dệt May xuất khẩu của Việt Nam sau WTO là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nền kinh tế nói chung và của ngành Dệt May nói riêng vì những thuận lợi mà việc gia nhập WTO mang lại.

Thứ nhất, hàng Dệt May của Việt Nam khi xuất khẩu vào một nước thành viên WTO sẽ nhận được đối xử tối huệ quốc theo Qui chế Tối huệ quốc (MFN) mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO khác. Tức là hạn ngạch vào các thị trường như Mỹ sẽ được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu theo khả năng để đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tránh được các tình trạng ứ đọng nguồn hàng khi chưa được phân giao hạn ngạch.

Thứ hai, hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như các sản phẩm nội địa trên thị trường một nước thành viên WTO về các khoản thuế, phí, lệ phí, các qui định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh...Vì thế, chi phí xuất khẩu sản phẩm giảm sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và xuất khẩu.

Thứ ba, khi gặp tranh chấp thương mại, hàng Dệt May xuất khẩu của nước ta có thể nhận được bảo vệ từ cơ chế xử lý tranh chấp trong khuôn khổ WTO và có thể nhận được bảo hộ tạm thời từ cơ chế tự vệ.

Thứ tư, gia nhập WTO mở ra những sự hợp tác kinh tế mới trong ngành Dệt May. Đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May Việt Nam sẽ tăng mạnh cùng với trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ mới.

Như vậy, với những thuận lợi mà việc gia nhập WTO mang lại cho ngành Dệt May Việt Nam, việc phát triển ngành này trong thời gian hậu WTO là cấp thiết và đúng đắn. Dệt May xuất khẩu nước ta sẽ có cơ hội để cạnh tranh trên thị trường thế giới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu

.‌‌

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ HẬU WTO


2.1. Tổng quan về thị trường Mỹ


2.1.1. Khái quát

Mỹ là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học và công nghệ trên toàn thế giới. Là một trong những quốc gia lớn nhất trên thế giới với 9,83 triệu km2 và 305 triệu dân được chia thành 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang, Mỹ là một quốc gia đa văn hóa.

Nền kinh tế quốc dân của Mỹ lớn nhất trên thế giới với tổng sản phẩm quốc dân năm 2009 là 14.463,4 tỷ USD, trong đó chi tiêu dùng chiếm tỷ trọng 70,87%, chi tiêu chính phủ chiếm tỷ trọng hơn 20%. Mỹ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì với các bạn hàng chủ yếu là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật bản và Đức. Nền kinh tế Mỹ là hậu công nghiệp với ngành dịch vụ đóng góp 75% tổng sản phẩm quốc dân. Mỹ còn là siêu cường công nghiệp các sản phẩm hóa học, xuất khẩu năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới, sản xuất dầu đứng thứ 3 thế giới, nông nghiệp chiếm đến 60% sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới.

Về quan hệ ngoại giao, Mỹ chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với rất nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những chính sách của nước này ảnh hưởng tương đối lớn tới an ninh chính trị và kinh tế của từng khu vực.

Về công nghệ - khoa học - kỹ thuật, Mỹ đã và đang dẫn đầu trong việc sáng tạo kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19. Hầu hết các công nghệ phục vụ cho cuộc sống của loài người ngày nay đều do các nhà khoa học Mỹ sáng chế và phát minh. Hiện nay, Mỹ còn phát triển vũ khí nguyên tử, tạo ra những bước tiến mới trong khám phá vũ trụ và nhiều lĩnh vực khác.

Hệ thống giao thông ở Mỹ rất phát triển. Năm 2003, khoảng 759/ 1000 người dân Mỹ sử dụng xe hơi so với 472/1000 cư dân ở EU. Mỹ cũng sở hữu những hãng hàng không lớn nhất trên thế giới, đi đầu là American Airlines.

2.1.2. Đặc điểm thị trường

2.1.2.1. Qui mô thị trường

Là một trong ba nhà nhập khẩu hàng Dệt May lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, Mỹ là thị trường nhập khẩu Dệt May tiềm năng đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Dệt May xuất khẩu Việt Nam nói riêng. Qui mô một số mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Mỹ thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Qui mô thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Mỹ

Đơn vị: Triệu USD


Năm

2000

1999


Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Theo cán cân

Thanh toán

707.638

1.222.880

621.441

937.868

Tăng tuyệt đối

(8.366)

5.490

(10.548)

4.546

Theo số thống kê

716.044

1.117.390

632.988

933.322

Một số hàng

công nghiệp nhẹ chính:





Rượu bia

394

2.696

394

2.366

Thuốc lá

3.052

240

2.987

134

Quần áo

7.621

59.848

7.443

52.028

Giấy

9.958

14.070

9.024

12.282

Vải sợi

12.455

9.718

14.061

8.535

(Nguồn: www.usitc.gov)

(Phụ lục số 1)

Bảng 2.1 cho thấy, trong số các mặt hàng công nghiệp nhẹ chính, Mỹ chi tiêu khá lớn cho mặt hàng quần áo và vải sợi. Mặt hàng quần áo chiếm tỷ

trọng lớn nhất: năm 2000, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng 0,15% so với năm 1999, gấp khoảng 22 lần kim ngạch mặt hàng rượu bia, gấp 249 lần so với mặt hàng thuốc lá, gấp 4,3 lần mặt hàng giấy và gấp 6,2 lần kim ngạch nhập khẩu vải sợi. Mặt hàng quần áo chiếm 0,6% trên tổng số kim ngạch nhập khẩu của thị trường lớn nhất toàn cầu này. Ngoài ra, có thể thấy, Mỹ nhập khẩu tương đối ít vải sợi so với mặt hàng Dệt May thành phẩm là quần áo bởi vì Mỹ có ngành dệt rất phát triển.

Bên cạnh đó, Mỹ là quốc gia đa sắc tộc nên đa dạng về nhu cầu và mức độ sử dụng. Vì vậy, nhằm khai thác có hiệu quả thị trường tiềm năm này trong thời gian tới, chúng ta cần đề ra định hướng giải pháp hợp lý để đa dạng hóa chủng loại, kiểu dáng mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu và xu hướng thời trang của thị trường này.

2.1.2.2. Mức chi tiêu

Là một trong những quốc gia có mức thu nhập trung bình của người dân cao nhất thế giới (GDP trên đầu người năm 2008 là 38.138 USD/ người)12, mức chi tiêu mua sắm hàng tiêu dùng nói chung và hàng may mặc nói riêng của người Mỹ tương đối lớn và ổn định. Biể fđò 2.1 to thấy khoảng 40% người tiêu dùng Mỹ thích đi mua sắm quần áo, thấp hơn hẳn so với một số nước khác như 50% ở Thái Lan, gần 80% ở Anh, xấp xỉ 90% ở Ấn Độ…Tuy nhiên, số lần đi mua sắm quần áo trong năm trung bình ở Mỹ là 22

lần/người/năm, cao hơn so với các quốc gia và khu vực khác ở Châu Á như Thái Lan và Trung Quốc (13 lần), ở Châu Mỹ La tinh như Brazil và Mexico (10 lần), Ấn Độ (7 lần)…


12 The World Bank Group,

http://www.tradingeconomics.com/Economics/GDP-Growth.aspx?Symbol=USD [truy cập ngày 30/03/2010]


Biểu đồ 2.1. Mức độ yêu thích mua sắm hàng may mặc và số lần mua sắm hàng may mặc một năm của người tiêu dùng trên thế giới, năm 2006


Nguồn Global Lifestyle Monitor and Cotton Incorporated’s Lifestyel Monitor TM Thời gian 1


(Nguồn: Global Lifestyle Monitor and *Cotton Incorporated’s Lifestyel MonitorTM)

Thời gian gần đây, do chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ chính nước Mỹ vào cuối năm, mức thu nhập trung bình của người Mỹ giảm nhưng nhìn chung, chi tiêu cho hàng may mặc vẫn tương đối ổn định, chỉ giảm đáng kể ở một số mặt hàng may mặc như quần sooc (giảm 1,8%), áo dệt (2,9%), váy ngắn (21,1%)… như bảng 2.2 sau:

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí