Thị Trường Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Với Các Khu Vực Thế Giới.


Bảng 1.8. Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam với các khu vực thế giới.

Đơn vị: %



1986

1990

1995

2000

2005


XK

NK

XK

NK

XK

NK

XK

NK

XK

NK

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Châu Á

22,5

10,6

43,3

37,1

72,5

77,4

60,0

82,4

50,1

59,7

Châu Âu

56,6

79,0

50,5

58,2

18,0

13,3

23,3

11,9

20,5

17,2

Châu Mỹ

1,8

0,3

0,7

0,4

4,3

2,1

6,7

3,0

18,9

10,2

Châu Phi

0,1

0,1

0,2

0,1

0.2

0,1

1,0

0,3

2,1

1,2

Châu Úc

0,5

0,5

0,3

0,3

1,0

1,3

9,0

2,3

7,6

4,2

Tổ chức QT khác

18,5

9,5

5

3,9

4

5,8

0

0,1

1,4

7,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 6

Nguồn: Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà Nội, 2006.


Bảng 1.8 cho thấy sự tương phản trong thị phần xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường quốc tế. Trong giai đoạn từ 1986 đến năm 1990, thị trường ngoại thương của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các nước châu Âu, đặc biệt với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Sau năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô cũ sụp đổ thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam với châu Âu giảm sút mạnh, xuống còn 18% đối với thị phần xuất khẩu và 13,3% thị phần nhập khẩu trong năm 1995. Tương phản với thị trường châu Âu, thị trường xuất khẩu châu Á đã có sự gia tăng đáng kể thị phần từ trong giai đoạn 1995- 2005. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Á tăng từ 22,5% năm 1986 tới mức cao nhất 72,5% trong năm 1995 và giảm xuống 50,1% trong năm 2005. Việt Nam nhập khẩu từ thị trường châu Á cũng gia tăng rất nhanh từ 10,6% năm 1986 lên tới mức cao nhất 82,4% trong năm 2000. Sự gia tăng này có phần đóng góp từ thị trường các nước dầu mỏ GCC. Trong giai đoạn 1990 đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với một số thị trường các nước GCC như: Côoét, UAE, Arập Xêút. Từ năm 2000 đến nay, quan hệ này


mới thực sự phát triển. Năm 2005, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam vào châu Á đã giảm. Việc giảm này chỉ ở một số các nước châu Á truyền thống đã bão hòa, đây cũng sẽ là bước khởi đầu cho quá trình thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng các nước GCC.


CHƯƠNG 2

QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC THUỘC HỘI ĐỒNG HỢP TÁC VÙNG VỊNH

2.1. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước GCC‌

2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Phát triển quan hệ ngoại thương là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược của Việt Nam, một yếu tố góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của ngành, doanh nghiệp, của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong tiến trình hội nhập. Đồng thời phát triển thị trường ngoại thương còn là một vấn đề quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu đối với Việt Nam hiện nay. Để phát triển thị trường ngoại thương, một mặt cần phải từng bước nâng cao khả năng chiếm lĩnh đối với các thị trường truyền thống, thị trường đã có, mặt khác cần phải tìm cách thâm nhập vào các khu vực thị trường mới, thị trường tiềm năng. GCC là một thị trường mới và đầy tiềm năng đối với Việt Nam

GCC nằm trong khu vực Trung Đông, với sáu nước thành viên. GCC là vùng đất giao thoa giữa 3 châu lục Á-Âu-Phi, có diện tích khoảng 1 triệu km2 và dân số tính đến năm 2006 là 37,5 triệu người, trong đó có 8,4 triệu người là nước ngoài. Tuy chỉ có 6 nước thành viên nhưng các chỉ số GDP của tổ chức này được xếp hạng khá cao trên thế giới, đạt 536,223 triệu USD (năm 2005). Khu vực này có mức thu nhập bình quân thuộc mức cao của thế giới là khoảng 16.000 USD/năm (năm 2005). Cơ cấu nông nghiệp của GCC rất nhỏ, xuất khẩu nông sản chỉ chiếm 0,4% GDP. Khu vực này lấy dầu mỏ và các chất khoáng thiên nhiên làm điều kiện chủ yếu để phát triển kinh tế (8).

GCC là mô hình rò nét nhất về liên kết quốc tế của các nước vùng Vịnh

– Arập trong khu vực Trung Đông, được tạo bởi tính đồng nhất về vị trí địa



8 . Theo bảng 1.5


lý, về tín ngưỡng tôn giáo, văn hoá và xã hội. GCC cũng là một thị trường chung thống nhất trong khu vực và là tổ chức có quy mô nhất và toàn diện nhất trong khu vực Trung Đông. Có thể nói, thị trường các nước GCC là thị trường lớn và có mức tiêu dùng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam muốn xâm nhập thị trường tiềm năng này.

Theo như cuộc họp tháng 6 năm 2007 tại Arập Xêút, GCC đã quyết định thành lập một thị trường chung giữa các nước thành viên. Quy định này sẽ miễn thuế cho tất cả hàng hoá của các nước thành viên và áp đặt mức thuế hàng hóa nhập khẩu từ ngoài khối ở mức 5 %. Uỷ ban tối cao của khu vực này dự kiến thành lập một liên minh tiền tệ và một đồng tiền chung vào năm 2010 (9). Có thể nói, đây là một thị trường không phân biệt đối xử về hải quan và việc sử dụng một đồng tiền chung trong khu vực GCC sẽ giúp hàng hóa

của Việt Nam không ảnh hưởng nhiều đến biến động tỷ giá các đồng tiền lớn trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước thuộc GCC đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO sẽ là đà thúc đẩy mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước GCC.

Việt Nam có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước GCC. Nhiều hiệp định, nghị định song phương đã được ký kết với các nước trong khu vực này, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác hai bên gồm các Hiệp định về thương mại, Hiệp định hợp tác khoa học, Hiệp định vận tải hàng hải....Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước GCC đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành một điểm hấp dẫn, thu hút khá nhiều doanh nghiệp Việt nam. Các nước GCC đều có quan hệ thương mại ít nhiều với Việt Nam, nhưng Việt Nam có quan hệ thương mại chủ yếu với 3 thị trường: UAE, Arập Xêút và Côoét. Quan hệ thương mại


9. http://www.globalsecurity.org/military/world/gulf/gcc.htm


giữa Việt Nam với Cata, Ôman, Baranh còn ít và hầu hết hàng hoá của chúng ta chưa xuất khẩu trực tiếp đến thị trường này và quan hệ chủ yếu vẫn là hợp tác lao động.

Việt Nam và Côoét thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 10 tháng 1 năm 1976. Tháng 10 năm 2003, Việt Nam đã chính thức mở Đại sứ quán tại Côoét. Côoét đã mở đại sứ quán ở Hà Nội và Lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh. Côoét là quốc gia có diện tích lớn thứ tư ở khu vực GCC, với diện tích là 17.818 km² (năm 2006) và dân số gần 3,1 triệu người. Côoét nằm trên bờ Vịnh Péc-xích (Persia), giáp với ArậpXêút ở phía Nam và với Irắc ở phía Tây Bắc.. Đây là 1 đất nước có nền quân chủ lập hiến, với Thành phố Côoét là thủ đô chính trị, kinh tế. Côoét là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ năm trên thế giới và là nước giầu thứ sáu toàn cầu. Dầu mỏ ở quốc gia này được khám phá và khai thác từ những năm 30, và sau khi nước này giành được độc lập từ tay thực dân Anh năm 1961, nền công nghiệp dầu lửa ở quốc gia vùng vịnh đã có những bước tiến vượt bậc. Dầu khí và các sản phẩm từ dầu khí chiếm xấp xỉ 95% tổng doanh thu từ xuất khẩu và chiếm gần 80% lợi tức của chính phủ. Nhân dân Côoét rất có cảm tình và khâm phục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam. Thời gian qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn, góp phần củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước. Trong các buổi toạ đàm giữa phái đoàn cấp cao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực đều đưa phát triển thương mại giữa hai khu vực là ưu tiên hàng đầu.

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Ôman từ ngày 9 tháng 6 năm 1992. Ôman là quốc gia có diện tích nhỏ nhất trong khu vực GCC, chỉ chiếm vỏn vẹn 1.374 km2 và dân số thuộc loại cao trong khu vực là 3,2 triệu nguời (năm 2006). Ôman có đường biên giới với Arập Xêut, UAE, Yêmen. Phần lớn đất đai Ôman là sa mạc bằng phẳng, phía Bắc và phía Nam có đồi núi. Khí hậu sa mạc nóng, khô, ven biển ẩm hơn. Khoáng sản chính là: dầu khí,


đồng, asbet, một ít đá vôi, thạch cao. Kinh tế dựa vào khai thác và lọc dầu. Nông nghiệp chiếm 2,6% GDP và 9,4% lao động. Công nghiệp 45,9% GDP và 32% lao động. Thương mại - tài chính - dịch vụ 45% GDP và 57,8% lao động. Hợp tác chủ yếu giữa Việt Nam - Ôman là lao động, tài chính - ngân hàng, dầu khí, than, bất động sản, xây dựng. Về hợp tác thương mại, hàng hóa Việt xuất khẩu trực tiếp tới thị trường này còn rất ít, vẫn chủ yếu thông qua thị trường Dubai. Một dấu mốc quan trọng trong hợp tác thương mại giữa là nước là việc Việt Nam ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Ôman ngày 18 tháng 4 năm 2007. Việc ký kết hiệp định này sẽ tạo môi trường pháp lý và sức hấp dẫn mới đối với sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước trong tương lai.

Việt Nam và UAE đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 1 tháng 8 năm 1993, mở Tổng Lãnh sự quán tại Dubai vào tháng 10 năm 1997 và đang tiến hành nâng Lãnh sự quán thành Đại sứ quán ở Dubai. UAE là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trong khu vực Trung Đông với diện tích là 83.600 km2 và dân số trên 5 triệu người (năm 2007). UAE gia nhập WTO từ năm 1995, tham gia nhiều liên minh quốc tế quan trọng. Sau khi gia nhập WTO, UAE có tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao (gần 10%/năm). UAE đang ngày càng tiến dần đến vị trí như một diễn đàn khu vực về thương mại, vận tải, dịch vụ cho toàn bộ khu vực Trung Đông. Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế Việt Nam, thị trường Dubai của UAE là thị trường trung chuyển lớn nhất của Việt Nam trong khu vực GCC, đây là thị trường chiến lược của Việt Nam, là một thị trường mở, một thị trường trung chuyển đầy tiềm năng đi các nước GCC, Trung Đông, châu Phi và châu Âu…Việc buôn bán trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và UAE thực sự chỉ mới hình thành và phát triển từ năm 1995 trở lại đây Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và UAE có chiều hướng tăng khá mạnh.


Việt Nam và Cata lập quan hệ ngoại giao ngày 8 tháng 2 năm 1993. Đại sứ Việt Nam tại Côoét kiêm nhiệm Cata, Đại sứ Cata tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam. Việt Nam đang dự kiến cuối năm 2008 sẽ lập Đại sứ quán tại Cata. Cata là quốc gia có diện tích lớn thứ năm trong khu vực GCC với diện tích là

11.437 km2. Cata đang phấn đấu để trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính

của khu vực GCC. Cata có chính sách đối ngoại khôn khéo, phát huy vai tró tích cực của mình ở khu vực và trên các diễn đàn quốc tế. Cata đã đăng cai thành công nhiều hoạt động quốc tế và khu vực (WTO, ASIAD 15…). Tài nguyên chính của Cata là dầu lửa. Nền kinh tế Cata chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác, chế biến dầu lửa và hơi đốt. Dầu lửa và hơi đốt đem lại khoảng 85% nguồn thu xuất khẩu và 60% GDP. Cata xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm dầu, phân bón, thép..., nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, thực phẩm, hoá chất. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp 67,6%, Dịch vụ 32%, Nông nghiệp 0,4%. GDP là 50 tỷ USD (năm 2006), GDP bình quân đầu người: 40.000 USD (năm 2006). Năm 2006, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Cata đạt khoảng 29,7 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất 10 triệu USD.

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Baranh từ ngày 31 tháng 3 năm 1995. Baranh là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trong khu vực GCC với

694.000 km2 và dân số ít nhất trong khu vực chỉ với khoảng 1,2 triệu người

(2006). Ngành kinh tế chủ yếu là khai thác, chế biến dầu mỏ, trữ lượng và sản lượng không lớn phải nhập từ Arập Xêut. Nông nghiệp kém phát triển, chỉ trồng trọt ở ốc đảo. Nông nghiệp chiếm 0,9% GDP và 2,3% lao động. Công nghiệp chiếm 30,4% GDP và 25% lao động, GNP đầu người là 8.436 USD. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Baranh còn rất ít, Việt Nam chưa xuất khẩu trực tiếp đến thị trường này, hàng hóa Việt Nam vào thị trường Baranh chủ yếu thông qua thị trường trung chuyển Dubai (UAE) và thị trường Arập


Xêút. Quan hệ chủ yếu của Việt Nam với Baranh là lao động. Thời gian tới Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại với thị trường này.

Việt Nam và Arập Xêút thiết lập ngoại giao từ ngày 21 tháng 10 năm 1999. Cả hai nước đang trong tiến trình thành lập Đại sứ quán của mỗi bên. Arập Xêút là quốc gia lớn nhất trong khu vực GCC xét về cả diện tích, dân số lẫn quy mô nền kinh tế. Arập Xêút có diện tích 2.150.000 km2, với dân số là 27,6 triệu người (năm 2007), có biên giới với Jordan về phía Bắc, với Côoét, Cata, Baranh và UAE về phía Đông, với Ôman về phía Nam và Biển Đỏ nằm về phía Tây. Với vị trí đứng đầu thế giới về sản lượng và khai thác, chiếm 1/4 trữ lượng trên thế giới, đây là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và đóng vai

trò quyết định trong OPEC. Lĩnh vực dầu khí chiếm gần 75% thu nhập, 40% GDP, và 90% nguồn thu từ xuất khẩu...Arập Xêút là trung tâm chính trị Hồi giáo của thế giới, thường được gọi là “quê hương của hai nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng Mecca và Medina". Tiềm năng kinh tế của quốc gia Hồi giáo này đứng đầu khu vực GCC nói riêng và cả Trung Đông nói chung. Đây là thị trường tiềm năng của Việt Nam ở khu vực Trung Đông và Việt Nam luôn phải nhập siêu từ thị trường này.

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước thành viên GCC, quan hệ thương mại hai bên ngày càng phát triển mạnh về chiều rộng lẫn chiều sâu. Quan hệ ngoại giao là sự mở đường cho quan hệ đầu tư, gia tăng quan hệ ngoại giao đồng nghĩa với sự gia tăng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với GCC. Trong những năm gần đây, chính Phủ hai bên đã có nhiều cuộc thăm viếng cấp cao lẫn nhau. Trong những cuộc viếng thăm này, hai bên đã ký kết một số hiệp ước thương mại quan trọng như: Hiệp định thương mại Việt Nam – Côoét được ký vào ngày 3 tháng 5 năm 1995; Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với UAE vào tháng 10 năm 1999 và tháng 7 năm 2004, trung tâm Thương mại Việt Nam được thành lập tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022