Tác Động Của Việc Trung Quốc Gia Nhập Wto Đối Với Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Quốc:


CHƯƠNG II‌‌

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUÓC GIA NHẬP WTO VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM


I. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC:

1. Chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi là thành viên WTO

1.1. Chính sách thương mại chung:

Tính đến thời điểm này, Trung Quốc gia nhập WTO đã được gần 5 năm. Điều đó có nghĩa là đất nước này đã đi gần hết con đường quá độ mà WTO dành cho họ để thích nghi với những định chế của WTO, xóa bỏ dần mọi rào cản thuế quan và phi thuế quan, chuẩn bị mở đường toàn diện cho thị trường hàng hóa và dịch vụ. Với Trung Quốc thời kỳ quá độ này kéo dài từ 11-12-2001 đến 11-12-2006, và được các nhà lãnh đạo chia thành 2 thời kỳ với mốc ở giữa là năm 2004.

Bảng 14: Hai thời kỳ quá độ của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO


Thời kỳ

Thực hiện cam kết


Thời kỳ đầu:


11-12-2001

đến

11-12-2004

Hoàn thiện hệ thống luật pháp và hệ thống chính sách phù hợp với nguyên tắc của WTO.

Từng bước giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, bỏ dần sự bảo hộ với các ngành xe hơi, dệt may, đồ chơi, ...

Bắt đầu cho phép mở cửa thị trường dịch vụ


Thời kỳ sau:


11-12-2004

đến

11-12-2006

Phần lớn các ngành nghề kết thúc thời kỳ quá độ, không còn được bảo hộ.

Một số các ngành then chốt vẫn được bảo hộ

2005: Chấm dứt bảo hộ một số ngành nhạy cảm

Từng bước xóa bỏ hạn chế khu vực, số lượng quyền cổ phiếu, đầu tư nước ngoài.

Cuối năm 2006, đạt tới những cam kết cuối cùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - 6

Nguồn: Lê Thu Hà, Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, Tạp chí Những vấn

đề kinh tế thế giới, tháng 11-2005.

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc chủ trương tiếp tục thực hiện cam kết gia nhập WTO, áp dụng nhiều biện pháp tích cực hơn trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường phù hợp với yêu cầu, quy tắc quốc tế và mở cửa thị trường. Những biện pháp này thể hiện trên 2 phương diện là đối nội, đối ngoại.


Về đối nội, Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, pháp quy, đẩy nhanh chuyển đổi chức năng của chính quyền, tạo môi trường mở cửa lành mạnh, điều chỉnh chính sách đối với các ngành nghề. Các khu vực miền Đông được khuyến khích mở cửa hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn lực ở miền Tây để dần dần giảm bớt sự phân hoá giữa miền Đông và miền Tây, giữa thành thị và nông thôn hay còn gọi là “hiệu ứng Ma- tai”(người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo đi)...Đến năm 2006, Trung Quốc đã xóa bỏ tất cả các loại thuế nông nghiệp, chấm dứt việc đánh loại thuế này trong 2.600 năm qua. Việc bãi bỏ thuế này diễn ra sớm hơn 4 năm so với lịch trình (Năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cam kết xóa bỏ tất cả các thuế nông nghiệp trong vòng 5 năm tới) với mục đích giúp giảm gánh nặng tài chính đối với 800 triệu nông dân Trung Quốc, đồng thời là nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập đang tăng lên giữa các hộ gia đình nông thôn và thành thị.

Nhằm xây dựng thị trường thống nhất, cạnh tranh công bằng, Trung Quốc đã thành lập cơ quan chuyên quản lí việc chống chủ nghĩa bảo hộ địa phương, ban hành các văn bản pháp quy nhằm thúc đẩy hình thành trật tự kinh tế thị trường thống nhất trong toàn quốc.

Về đối ngoại, tích cực tham gia đàm phán toàn cầu đa phương về tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực, tăng cường quan hệ kinh tế với các nước và khu vực xung quanh, phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực theo đuổi chính sách ngoại thưong tự dựa vào sức mình và những nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, dựa trên sự tôn trọng tập quán và qui định của đối tác, dần cải cách luật pháp và hành chính “một cách hợp lý công bằng và đồng bộ”, không phân biệt đối xử, “thiên vị” cho các doanh nghiệp trong nước...

Chính sách đối với hàng nhập khẩu:

* Thuế quan:

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tiếp tục cải cách hệ thống thuế quan và các biện pháp quản lý. Trước tiên, Trung Quốc từng bước giảm mức thuế quan theo các cam kết, mức thuế quan của Trung Quốc sẽ được giảm theo mức trung bình của các nước đang phát triển và mức thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp sẽ là 10% hoặc trong khoảng đó.


Từ năm 2005, Trung Quốc bước vào thời kỳ hậu quá độ sau khi gia nhập WTO. Theo cam kết năm 2005, Trung Quốc sẽ giảm mức thuế quan từ 10,4% năm 2004 xuống còn 9,8%. Trong đó mức thuế quan ngành công nghiệp sẽ giảm từ 15,6% xuốn còn 15,3%. Mặc dù, khi đã là thành viên của WTO, Trung Quốc không thể nâng mức thuế cao hơn mức giới hạn nhưng có thể quyết định áp dụng mức thuế suất thấp hơn giống như các thành viên khác từng làm để khuyến khích nhập khẩu một số sản phẩm bổ sung cho nền kinh tế.

Sự nhượng bộ thuế quan đặc biệt là trong ngành chế tạo sẽ mang lại nhiều cơ hội cho việc mở rộng thương mại đối với các yếu tố đầu vào cũng như các sản phẩm đầu ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực. Nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng do giảm bảo hộ nhưng XK sẽ mở rộng do chi phí sản xuất giảm. * Định giá hải quan:

Trung Quốc đã có sự chuẩn bị đầy đủ về luật pháp để thực hiện đầy đủ các quy tắc về định giá hải quan và cũng đã tập trung nghiên cứu các biện pháp tiến hành cụ thể. Do đó, Trung Quốc đã đồng ý thực hiện theo các quy định trong Hiệp định về định giá Hải quan (Hiệp định về thực hiện điều VII của GATT) ngay từ trước khi gia nhập WTO mà không yêu cầu một giai đoạn cần thiết để chuyển đổi. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng chấp nhận không dùng “trị giá tối thiểu” cũng như “giá tham khảo” trong việc xác định trị giá hải quan. Hiện nay, ở Trung Quốc, nguyên tắc cơ bản của việc định giá hải quan là ưu tiên áp dụng giá giao dịch thực tế trên hợp đồng nhập khẩu và điều tra trên cơ sở giá giao dịch thực tế này, sau đó, giá giao dịch sẽ được áp dụng để tính thuế. Nếu cơ quan hải quan không thể áp dụng được trị giá giao dịch để tính thuế thì sẽ áp dụng giá thay thế. Mặc dù vậy, trên thực tế, nhiều nhân viên Hải quan nước này khi xác định giá tính thuế vẫn áp dụng bảng giá tối thiểu và bảng giá tham khảo hơn là sử dụng trị giá giao dịch.

* Quyền kinh doanh nhập khẩu

Hàng hoá được NK một cách thận trọng và có chọn lựa, khuyến khích NK nhằm củng cố sự phát triển của đất nước, tăng thu ngân sách và dự trữ ngoại tệ. Trong lĩnh vực quản lý hành chính ngoại thương, nhà nước tiến hành phân quyền và mở rộng quyền tới các xí nghiệp khác nhau ở các cấp khác nhau.

Mặc dù quyền kinh doanh XNK đã được mở rộng hơn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO nhưng trong quy chế về xuất nhập khẩu được ban hành sau đó, Trung Quốc vẫn quy định 5 nhóm mặt hàng (cao su thiên nhiên, gỗ dán, lông cừu, sợi dệt


chứa hợp chất hữu cơ và thép) vẫn do DNNN được chỉ định thực hiện. Ngoài ra, còn 16 mặt hàng xuất khẩu do Nhà nước chỉ định DN làm đầu mối (dầu thô, xăng dầu, than đá, gạo, ngô...).

* Hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu:

Ngày 10-12-2003, Bộ Thương mại TQ, Tổng cục Hải quan TQ đã thông báo Danh mục hàng hóa quản lý giấy phép nhập khẩu năm 2004, theo đó:

- Kể từ 1-1-2004, xóa bỏ quản lý giấy phép hạn ngạch NK đối với các mặt hàng thành phẩm, cao su thiên nhiên, săm lốp ô tô, và đối với một số mã số thuế của mặt hàng ô tô và linh kiện liên quan đến ô tô.

- Kể từ 1-1-2004, thực hiện quản lý giấy phép NK đối với 2 loại vật chất làm tổn hại tầng ôzôn.

- Năm 2004, tổng cộng có 5 loại hàng hóa thực hiện giấy phép hạn ngạch NK và quản lý giấy phép NK, tổng cộng có 123 mã vạch hàng hóa và 8 đơn vị.

Hàng hóa được thực hiện quản lý giấy phép NK gồm: thiết bị sản xuất đĩa CD, VCD, hóa chất do cơ quan Nhà nước quản lý, hóa chất dễ gây độc và vật chất gây tổn hại tầng ôzôn.

Ngày 16-12-2004, Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông báo, bắt đầu từ ngày 1-1-2005 sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu với 2 loại sản phẩm là ô tô, linh kiện quan trọng của ô tô và thiết bị sản xuất CD. Từ năm 2005, chỉ có 3 loại sản phẩm đặc biệt thuộc hàng hóa thông thường vẫn chịu sự quản lý bằng Giáy phép hạn ngạch nhập khẩu, đó là: hóa chất thuộc diện bị quản lý, hóa chất dễ bị sử dụng chế tạo ma túy và hóa chất phá hủy tần ôzôn. Điều đó có nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp có quyền kinh doanh về ngoại thương nào đều có thể xin được nhập khẩu hàng hóa thông thường. Theo ông Kim Thạch Sinh, Chủ nhiệm Viện nghiên cứu Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Trung Quốc, sau khi bãi bỏ hoàn toàn hạn ngạch nhập khẩu của hàng hóa thông thường, thuế suất các loại hàng hóa này sẽ được giảm dần theo từng năm.

Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn giành quyền nhập khẩu sách, báo, tạp chí cho các DN trong nước căn cứ vào những loại trừ chung nhằm bảo vệ giá trị đạo đức theo điều XX, Hiệp định GATT 1994. Bên cạnh đó, TQ vẫn chưa thực hiện các cam kết về “thương quyền” liên quan đến lĩnh vực dược phẩm mặc dù trong Hiệp định gia nhập WTO của TQ không có loại trừ đối với các sản phẩm dược, và qui định các công ty dược phẩm nước ngoài phải được quyền


kinh doanh XNK dược phẩm vào ngày 11-12-2004 nhưng đến nay, Trung Quốc vẫn yêu cầu các công ty dược phẩm nước ngoài phải “thuê” các nhà NK Trung Quốc làm trung gian để NK dược phẩm (finished products) vào thị trường nội địa, và phải bán các sản phẩm này trong thị trường nội địa thông qua các công ty của TQ7.

Theo cam kết gia nhập WTO, Trung Quốc phải tăng hạn ngạch đồng thời hạ thấp thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với gạo, dầu thực vật, dầu cọ, đường; xóa bỏ các hạn chế hiện hành về hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu và việc chỉ định đầu mối kinh doanh đối với nhiều hàng hóa trong đó có cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su... Năm 2003, Trung Quốc đã ban hành hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng trên và qui định: Mức thuế nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ là 9% đối với dầu cọ, dầu đậu nành, dầu dừa và 15% đối với đường. Thuế nhập khẩu 4 mặt hàng này trong trường hợp nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ ở mức từ 30-49%.

Vừa qua, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia TQ (NDRC) mới công bố hạn ngạch NK ngũ cốc và bông cũng như yêu cầu đối với việc xin cấp và nguyên tắc phân bổ hạn ngạch các mặt hàng trên năm 2007. Theo đó, hạn ngạch NK lúa mỳ, ngô, gạo của TQ năm 2007 lần lượt là 9,636 triệu tấn, 7,2 triệu tấn và 5,32 triệu tấn, trong khi hạn ngạch bông là 849 nghin tấn. Các công ty quốc doanh sẽ được cấp phép nhập khẩu 90% lượng lúa mỳ, 60% ngô, 50% gạo và 1-3 lượng bông trên. Nếu các mặt hàng trên được nhập vào kho ngoại quan hay khu chế xuất thì doanh nghiệp sẽ không cần nộp đơn xin cấp hạn ngạch nhập khẩu.

Theo cơ quan giám sát quá độ Trung Quốc thuộc WTO, tuy TQ đã sửa đổi hay ban hành nhiều pháp quy, luật lệ để thích ứng với WTO, nhưng đó thường là những luật lệ, quy định, nguyên tắc chung, còn những văn kiện cụ thể thì chưa có hoặc không được thông báo đầy đủ. Hải quan và các cơ quan kiểm soát xuất nhập khu vẫn làm việc tùy tiện, không hợp lý với các thủ tục mập mờ, khó hiểu. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng kêu ca là họ gặp phải vô vàn trở ngại, mất thời gian và tốn kém. Thậm chí, họ lo là TQ đang tìm kẽ hở trong các cam kết với WTO để hạn chế và trì hoãn việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Về mặt thời gian, có lẽ Trung Quốc sẽ chưa thể xử lí được vấn đề này khi kết thúc giai đoạn quá độ.

Chính sách đối với hàng XK: Trung Quốc đã đưa ra chiến lược khuyến khích XK hàng hóa. Chính sách này thực hiện theo các giai đoạn:


[7] United States Trade Representative (12-11-2005), 2005 Report to Congress on China’s WTO Compliance.


- Giai đoạn đầu: XK chủ yếu những loại hàng sơ chế, ít sử dụng kỹ thuật cao. VD: sản phẩm quặng và nông sản, hàng công nghiệp nhẹ, dệt may và những sản phẩm sử dụng nhiều lao động.

- Giai đoạn tiếp theo:

+ Cải thiện cơ cấu sản phẩm XK.

+ Từng bước chuyển từ XK sản phẩm sơ chế sang XK thành phẩm và bán thành phẩm, XK những sản phẩm gia công thô sang XK những sản phẩm gia công tinh chế, có hàm lượng kỹ thuật cao.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nhẹ.

+ Tăng cường XK thực phẩm và sản phẩm cơ khí điện tử.

Kể từ 15-9-2006, chính phủ Trung Quốc đã xóa bỏ việc giảm thuế XK với các sản phẩm than đá, khí đốt tự nhiên và gỗ thô nhưng lại tăng mức giảm thuế XK đối với các sản phẩm công nghệ cao và nông sản đã qua chế biến. 1-1-2005, Trung Quốc đã đánh thuế XK một số chủng loại hàng dệt may nhằm tạo ra một bước chuyển dần trong XK cũng như xoa dịu nhóm các nước sản xuất và XK đang lo sợ sự sụp đổ của ngành dệt may trong nước. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1-6-2005, sau khi Hoa Kỳ và EU áp dụng các hạn chế đối với hàng dệt may Trung Quốc, nước này sẽ lại bãi bỏ thuế XK đối với 81 mặt hàng dệt may và hủy thông báo ngày 20-5-2005 về việc tăng thuế XK lên tới 400% vào 74 mặt hàng dệt may nhằm hạn chế tình trạng XK ồ ạt vào Hoa Kỳ và EU gây căng thăng thương mại.

Có thể nói, chính sách thúc đẩy XK của Trung Quốc luôn có sự thay đổi trong từng giai đoạn, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và quốc tế. Qua đó, giúp Trung Quốc khơi thông được nguồn lực đất nước, tạo lập và phát triển những lợi thế cạnh tranh mới, khai thác một cách tích cực vai trò của tỷ giá hối đoái và các biện pháp đòn bẩy khuyến khích tài chính để thúc đẩy XK.

1.2. Chính sách thương mại đối với Việt Nam:

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã công bố biểu thuế xuất nhập khẩu gồm có 4 mức là: tối huệ quốc, thuế khu vực hợp tác, thuế ưu đãi đặc biệt và thuế suất phổ thông.

Trong Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa (11-1999), 2 nước cam kết dành cho nhau quy chế đã ngộ tối huệ quốc (điều 2). Tuy nhiên, Hiệp định này mới chỉ điều chỉnh quan hệ mậu dịch chính ngạch trên cơ sở các hợp đồng kí kết giữa các công ty ngoại


thương và thực thể kinh tế khác có quyền kinh doanh ngoại thương của hai nước trên cơ sở luật pháp hiện hành và tập quán quốc tế.

Ngày 29-12-2000, Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam đã kí “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa” và nhiều văn kiện quan trọng khác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ thương mại Việt Trung theo phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Tháng 7-2005, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, hai nước đã kí Hiệp định về việc Việt Nam gia nhập WTO, chấm dứt quá trình đàm phán song phương giữa hai nước. Trung Quốc cũng tuyên bố ủng hộ Việt Nam trong vòng đàm phán đa phương. Đây là một thành quả hết sức quan trọng vì qúa trình đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt so với các nước khác. Đó là, Việt Nam vừa phải đàm phán với Trung Quốc trong khuôn khổ WTO, vừa đàm phán với Trung Quốc theo lịch trình giảm thuế giống như các nước ASEAN trong khuôn khổ Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc8. Đây là hai quá trình gắn kết, đan xen với nhau nên đàm phán rất khó khăn. Hơn nữa, Việt Nam là một thị trường lớn, tiếp giáp Trung Quốc nên Trung Quốc đưa ra nhiều điều kiện khó khăn hơn so với các đối tác lớn khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ ACFTA, Việt Nam đã được hưởng nhiều ưu đãi từ việc cắt giảm thuế từ Trung Quốc. Năm 2006, có đến 30% tổng số mặt hàng thuộc danh mục thông thường của Trung Quốc có mức thuế suất 15% sẽ giảm xuống mức 8%. Trong đó, có nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thủy sản...Có thể nói, việc tham gia Hiệp định này đã tạo điều kiện ổn định hoạt động XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, thay vì cơ chế xuất khẩu thường xuyên thay đổi trong khuôn khổ giao dịch biên mậu như trước đây.

Cho đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã kí hơn 30 văn bản thỏa thuận, trong đó có các Hiệp định tạo hành lang pháp lý cho quan hệ thương mại 2 nước như: Hiệp định thương mại, Hiệp định mua bán hàng hóa tại vùng biên giới, Hiệp định về thành lập ủy ban hợp tác kinh tế...Các Hiệp định này được ký kết cùng với việc khai thông nhiều cửa khẩu trên nhiều tuyến biên giới Việt-Trung tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế qua biên giới 2 nước.



[8] Từ ngày 1-1-2004, Việt Nam và Trung Quốc thực hiện việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu đối với hàng loạt mặt hàng. Những mặt hàng tham gia vào chương trình này là nông sản và thủy sản, đều là những thế mạnh của các nước ASEAN và Trung Quốc, trong đó Việt Nam có 484 mặt hàng, Trung Quốc có 500 mặt hàng.


a. Về thuế quan:

Từ 2-2002, Trung Quốc đã cam kết dành cho Việt Nam quy chế MFN của WTO. Hơn nữa, là nước láng giềng gần gũi, Việt Nam cũng đang được hưởng chính sách ưu đãi hơn theo những cam kết trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) - kể từ khi Hiệp định này kí kết, đây là lần đầu tiên hai nước cùng cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ một Hiệp định tự do khu vực. Như vậy, dù chưa là thành viên WTO, nhưng Việt Nam đã được hưởng những ưu đãi về thuế trong việc tiếp cận thị trường Trung Quốc, thậm chí còn hơn cả các nước thành viên khác. Về thuế quan, việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ không ảnh hưởng đến XK hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Theo lộ trình giảm thuế quan, chỉ trong 5 năm, mức thuế suất tối đa Trung Quốc áp dụng cho hàng hóa của ASEAN cơ bản chỉ là 0%. Xét theo mức độ cắt giảm thuế, biểu thuế của Trung Quốc, số lượng các dòng thuế trên 20% chiếm khoảng 29,9%, biểu thuế từ 11-20% chiếm 32,8% và dưới 10% chiếm 3,1%. Mức thuế này thấp hơn nhiều so với thuế suất TQ áp dụng cho các thành viên WTO. Đặc biệt, tháng 1-2004, TQ đã hạ thuế NK đối với nhiều mặt hàng của ASEAN và miễn thuế NK cho gần 300 mặt hàng nông sản của bốn nước mới gia nhập ASEAN là Việt Nam, Lào, Campuchia, và Myanmar.

Tuy nhiên, kể từ năm 2001 trở lại đây, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách thuế NK như nâng thuế NK tiểu ngạch từ 0-5% lên 2-15% tùy theo loại hàng. Và kể từ đầu năm 2004, Trung Quốc đã bãi bỏ ưu đãi thuế quan đối với hàng biên mậu, áp dụng một cơ chế quản lí XNK chung. Trong khi đó, rau quả Việt Nam chủ yếu vào Trung Quốc qua đường biên mậu - vốn trước đây được hưởng ưu đãi 50% thuế suất NK, nay đã bị xóa bỏ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO. Đây là một khó khăn rất lớn cho các DN và thương nhân Việt Nam trong cuộc chạy đua vào thị trường TQ. Trong khi đó, Thái Lan, một nước có nhiều mặt hàng XK giống VN đã tìm ra con đường khác đưa hàng hóa vào thị trường TQ là đường không; và cùng với Trung Quốc đầu tư để cải tạo sông Mêkông thành một đường thủy vận chuyển an toàn, chi phí rẻ cho các mặt hàng cồng kềnh, đòi hỏi cao về bảo quản như rau quả.

b. Về hàng rào phi thuế quan:

Những biện pháp kiểm dịch động thực vật mới mà TQ áp dụng từ năm 2002 đến nay đã ảnh hưởng đáng kể đến XK nông sản của Việt Nam. Năm 2002, Cục

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí