Giải Pháp Phát Triển Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Vào Thị Trường Mỹ Hậu Wto‌

Mục đích của chương trình giám sát này là nhằm xác định có đánh thuế chống bán phá giá hay không đối với các sản phẩm Dệt May nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp chống phá giá đặc biệt đối với hàng Dệt May Việt Nam nhưng chưa từng được áp dụng đối với bất cứ nước xuất khẩu Dệt May nào khác.

Hàng tháng, Mỹ sẽ khảo sát số lượng, giá cả hàng Dệt May Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, so sánh với nước thứ ba để đưa ra căn cứ áp dụng biện pháp chống phá giá, sẽ hai lần trong năm xem xét và có biện pháp tự vệ nếu cần thiết như cho phép áp dụng mức thuế sơ bộ có tính hồi tố. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, 5 mặt hàng bị giám sát bao gồm áo sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ lót, áo thun len được phân thành 500 sản phẩm đơn lẻ tại thị trường Mỹ và chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May nước ta vào Mỹ. Nếu xảy ra việc bán phá giá và hàng hóa nhập khẩu gây tổn thất vật chất thì Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra chống bán phá giá các sản phẩm liên quan20.

Các biện pháp giám sát của Mỹ đối với hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam thực sự là một bất lợi cho phía Việt Nam trong bối cảnh hàng Dệt May của ta không bị hạn chế bởi hạn ngạch. Vì hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ trong thời hạn áp dụng cơ chế giám sát này có thể tăng đột biến về số lượng, giảm đơn giá xuất khẩu trên đơn vị sản phẩm do các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Dệt May của ta dễ dàng nhận làm các đơn hàng giá rẻ, mẫu mã đơn giản, chất lượng thấp, vải vóc nguyên liệu rẻ tiền, có thương hiệu không nổi tiếng bán cho tầng lớp người nghèo ở Mỹ. Khả năng lượng tăng và giá giảm rất dễ khởi động hệ thống tự vệ của nước này.



20 Thanh Xuân (2009), Nguồn cung của hàng Dệt may Việt Nam bảo đảm, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nguon-cung-hang-det-may-cua-Viet-Nam-bao- dam/200911/24404.vgp.html [truy cập ngày 01/03/2010]

Trên thực tế, việc làm này của Mỹ thể hiện sự phân biệt đối xử với Việt Nam, trái với quy chế đối xử bình đẳng đối với các nước WTO. Hơn nữa, việc làm này vi phạm điều khoản về phân biệt đối xử (MFN) trong Hiệp định về thuế quan và thương mại (GATT).

Việc Mỹ khởi động hệ thống giám sát đã khiến các công ty nhập khẩu nước này lo ngại và cắt giảm nhiều đơn hàng từ Việt Nam, nhất là đơn hàng từ quý 3/2007 để tránh khả năng bị khởi kiện, truy thu hồi tố số thuế cho lượng hàng đã nhập từ tháng 6/2007 (thời điểm dự kiến sơ kết giám sát và có thể đưa ra quyết định khởi động điều tra).

Kết quả:

Sau các đợt rà soát, Bộ Thương mại Mỹ thấy không đủ bằng chứng để tiến hành việc điều tra chống bán phá giá hàng Dệt May của Việt Nam nên đã hủy bỏ cơ chế giám sát trên. Sau khi chương trình giám sát này chấm dứt, các công ty nhập khẩu hàng Dệt May của Mỹ đã yên tâm về nguồn hàng của Việt Nam.

Rào cản kỹ thuật

Sau chương trình giám sát chống bán phá giá đối với hàng Dệt May xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ, các doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu nước ta lại đối mặt với những rào cản mới.

Thứ nhất, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 14-8-2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15-8-2008 với các quy định có lộ trình hiệu lực khác nhau. Mỹ đã tăng cường giám sát và áp dụng các qui định nghiêm ngặt hơn tức là yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính an toàn của sản phẩm.

Theo đó, nếu các sản phẩm vi phạm an toàn khi nhập khẩu vào Mỹ thì quy định mới cho phép Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (Consumer Product Safety Commission – CPSC) có quyền tiêu hủy các sản phẩm này, không như luật cũ chỉ yêu cầu tái xuất các sản phẩm đó. Đạo luật cải tiến an

toàn sản phẩm tiêu dùng áp dụng đối với ngành dệt may có hiệu lực từ 10/02/2010 ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp. Ví dụ, liên quan tới gần 200 hóa chất bị cấm nhập lẫn sử dụng trong ngành dệt may và da giày, việc thực hiện đăng ký hóa chất làm cho các doanh nghiệp lúng túng do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó bởi các doanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng. Mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng Dệt May của Mỹ khi vi phạm cũng sẽ tăng lên đến 15 triệu đô la Mỹ, trước đây mức phạt này tối đa là vài triệu đô la Mỹ. Luật mới đặc biệt nhấn mạnh tính an toàn đối với quần áo trẻ em, không chỉ đối với loại vải tính dễ cháy mà còn đối với dây kéo, dây nơ, tua, ren trang trí trên áo trẻ em21. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý và tuân thủ nghiêm ngặt đạo luật này.

Thứ hai, theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, ngành Dệt May nước ta sẽ phải đối mặt với Đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ kể từ ngày 01/01/2010. Theo đạo luật này, các lô hàng xuất khẩu vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Đồng thời, nhà sản xuất cũng phải chịu bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi ngành Dệt May gấp rút chạy đua với thời gian để kịp đáp ứng yêu cầu khắt khe này của thị trường Mỹ.

Cạnh tranh từ Trung quốc trên thị trường Mỹ

Đối thủ lớn nhất của hàng Dệt May Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ vấn là Trung Quốc. Là nhà xuất khẩu hàng Dệt May lớn thứ hai về một số mặt hàng dệt kim và lớn thứ tư về hàng dệt thoi của thị trường Mỹ, Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ “nước láng giềng” khi muốn thâm nhập sâu rộng hơn và nâng cao thị phần ở thị trường tiềm năng này. Trên thực tế, hiện

21 Hương Loan (2009), Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới, http://vneconomy.vn/200908120947796P0C10/xuat-khau-vao-my-phai-tuan-thu-luat-moi.htm [truy cập ngày 12/04/2010]

nay, ngành Dệt May xuất khẩu của Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc vì:

Thứ nhất, Trung Quốc chủ động được nguồn nguyên liệu, bông họ trồng được; hoá chất nhuộm và thiết bị sản xuất họ cũng tự túc được với cơ sở công nghiệp phát triển hơn.

Thứ hai, chênh lệch về năng lực xuất khẩu. Trong 9 tháng đầu năm 2005, khi Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch với Dệt May Trung Quốc thì ngành này đã tăng trưởng tới 76%, còn Việt Nam xuất khẩu âm vào thị trường này. Khi Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ (áp dụng hạn ngạch với 28 mặt hàng Dệt May của Trung Quốc đến năm 2008) thì xuất khẩu của Việt Nam mới tăng trưởng trở lại, nhưng cũng chỉ chiếm được 3,2% thị phần Dệt May Mỹ. Theo số liệu thống kê sơ bộ được công bố gần đây của Phòng thương mại Dệt May thời trang Mỹ, 3 tháng đầu năm 2009, tốc độ giảm của hầu hết các loại hàng Dệt May nhập khẩu của Mỹ đều ở mức hai con số, nhưng các sản phẩm đến từ Trung Quốc như vải dệt kim, quần cotton, áo sơmi dệt kim cotton, áo dệt kim

...tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái, chứng tỏ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế của ngành Dệt May thời trang xuất khẩu Trung Quốc.

Thứ ba, nội tại sản xuất của Dệt May Việt nam yếu kém từ nhiều năm qua, đồng thời, sự hỗ trợ của Nhà nước cũng không còn nữa làm cho đầu tư vào ngành này giảm đi nhiều. Trong khi đó, hàng Dệt May xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ có sức cạnh tranh lớn do một số thuận lơi mang lại như duy trì ưu thế xuất khẩu nhờ cuộc phá giá đồng nhân dân tệ năm 1994, chi phí kinh doanh thấp hơn ở Việt Nam và có những công nghệ tiên tiến, hiện đại được chuyển giao từ những nước sớm phát triển ngành Dệt May ở khu vực Đông Á.

Vậy, việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đóng vai trò như động cơ thúc đẩy sự thay đổi lớn đối với Dệt May xuất khẩu nước ta khi cánh

cửa vào thị trường Dệt May quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng đang rộng mở. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam phải đứng trước một số khó khăn, thách thức từ sau khi gia nhập WTO. Vì thế, Dệt May xuất khẩu Việt Nam cần có phương hướng để tận dụng những lợi thế có được, đồng thời tìm ra các giải pháp để khắc phục những trở ngại đó để tiếp tục phát triển và khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế nước nhà trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ HẬU WTO‌


3.1. Định hướng phát triển Dệt May Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO

Với quan điểm coi Dệt May là ngành hàng xuất khẩu trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Chính phủ luôn chú trọng cải tiến Dệt May xuất khẩu và đưa ra đường lối chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn. Trong đường lối chiến lược chung phát triển Dệt May xuất khẩu Việt Nam, tầm quan trọng của việc xuất khẩu vào Mỹ luôn được nhận thức đúng đắn. Mỹ là thị trường tiềm năng lớn của ngành Dệt May xuất khẩu nước ta. Trong những năm gần đây, thị trường này luôn có kim ngạch tăng trưởng hàng năm nhanh nhất và chiếm thị phần lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May Việt nam. Nhằm tạo bước đột phá thâm nhập và mở rộng thị trường này trong thời gian tới, việc định hướng phát triển hàng Dệt May nước ta vào Mỹ là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Đảng, Chính phủ và cơ quan các cấp đã đề ra định hướng phát triển hàng Dệt May xuất khẩu nước ta vào Mỹ nằm trong nội dung chung của Qui hoạch phát triển ngành Dệt May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:

Quan điểm phát triển chung

a) Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững, hiệu quả;

b) Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu; lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành;

c) Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn;

d) Đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hoá quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển ngành Dệt May Việt Nam.

đ) Phát triển ngành Dệt May theo hướng đầu tư chuyên môn hoá, hiện đại, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm;

e) Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu Dệt May, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành;

g) Phát triển ngành Dệt May gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn;

h) Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam.

Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Đảm bảo cho các doanh nghiệp Dệt May phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1. Kim ngạch XK

Tr.USD

12.000

18.000

25.000

2. Sử dụng lao động

1000 ng

2.500

2.750

3.000

3. Sản phẩm chủ yếu





- Bông xơ

1000 Tấn

20

40

60

- Xơ, sợi tổng hợp

1000 Tấn

120

210

300

- Sợi các loại

1000 Tấn

350

500

650

- Vải các loại

Tr. m2

1.000

1.500

2.000

- Sản phẩm may

Tr. SP

1.800

2.850

4.000

4. Tỷ lệ nội địa hoá

%

50

60

70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Phát triển xuất nhập khẩu may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hậu WTO - 9

(Nguồn: Bộ Công Thương (2008), Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT, Quyết định phê duyệt Qui hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020)

Giai đoạn 2008 đến 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12,0 tỷ USD vào năm 2010;

Giai đoạn 2011 đến 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015;

Giai đoạn 2016 đến 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020.

3.1.1. Giải pháp cho ngành dệt:

Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó ưu tiên xây dựng các vùng trồng bông có tưới tại các tỉnh có tiềm năng;

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí