s’ .
thời.điểm t0
t0+.∆t s
o s0
M0 ∆s M
Ở thời điểm t0+ t, chất điểm M có hoành độ s0 + s = f(t0 + t)
Vậy trong khoảng thời gian t, chất điểm M đã đi được một quãng đường là:
s = f(t0 + t) f(t0). Nếu chất điểm M có chuyển động đều vận tốc v (v là hằng
số) thì tỉ số
s v . Nếu chuyển động của M không đều thì tỉ số s
t t
được gọi là vận tốc
trung bình vm của chuyển động trong khoảng thời gian t từ thời điểm t0 đến thời điểm
t0 + t: vm
s
t
f t0t f t0
t
Nếu t càng nhỏ thì vận tốc trung bình miêu tả càng đúng tính chất nhanh, chậm của chuyển động trong khoảng thời gian ấy.
Từ đó, lẽ tất nhiên dẫn đến vấn đề tìm giới hạn của vận tốc trung bình
khi t 0. Nếu giới hạn đó tồn tại thì giới hạn đó được gọi là vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t0, ký hiệu là v(t0).
Do đó:
vt
lim s lim
f t0t f t0
0 t0 t t 0 t
+ Đạo hàm tại một điểm: Cho hàm số y = f(x) xác định trong một lân cận của điểm x0. Khi biến số nhận một số gia x tại điểm x0 thì hàm số có số gia tương ứng là:
y = f(x0 + x) f(x0).
Nếu tồn tại giới hạn
lim y , ta nói hàm số có đạo hàm tại x0 và giới hạn đó là
x0 x
đạo hàm của hàm số tại x0, kí hiệu là f’(x0) hay
y' .
x
0
Vậy, ta có định nghĩa đạo hàm:
f ' x
lim y lim
f x0xf x0
0 x0 x x0 x
* Nhận xét: + Khái niệm đạo hàm là một trong những khái niệm ra đời từ thực tiễn, xuất phát từ BT thực tế tìm vận tốc tức thời của một chất điểm chuyển động thẳng, tức là xuất phát từ thực tế “khách quan” nhằm hình thành cho HS tính “khách quan” của TDBC.
+ Từ phát hiện một dạng vận động trong “thực tế”, Toán học đã khái quát và “trừu tượng hóa”, từ đó đưa ra một định nghĩa thuần túy Toán học: Khái niệm đạo hàm. Từ định nghĩa này, khái niệm đạo hàm lại được áp dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn như: Tiếp tuyến với đường cong phẳng, cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm t. Điều này giúp HS cảm nhận quy luật: “Từ trực quan sinh động đến TD trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” với tư cách là quy luật của lôgic BC [85, tr. 294].
VD 3: Xem xét hiện tượng khách quan "Đường thẳng vuông góc với mp" một cách toàn diện. Từ hiện tượng một cây cột cờ chôn thẳng đứng so với mặt đất, Toán học đã khái quát và trừu tượng hoá thành khái niệm đường thẳng vuông góc với mp: "Đường thẳng a được coi là vuông góc với mp (P) nếu nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mp (P)" và xem xét tất cả các dạng của "hiện tượng" này, đưa ra những dấu hiệu để nhận biết nó.
Toán học xây dựng các dấu hiệu này dựa vào các công cụ toán, thông qua các định lí về mối quan hệ song song và vuông góc.
Xem xét đối tượng "Đường thẳng vuông góc với mp" trong mối quan hệ với:
1) Đường thẳng vuông góc:
d a
d b
a b 0
a, b
a
2) Đường thẳng song song:
a
a // b
b
3) Mp song song:
a
//
a
4) Mp vuông góc:
a
a a
a
Qua VD có thể giúp HS hình thành quan điểm "toàn diện" của TDBC.
Qua VD trên ta nhận thấy rằng: Việc học các kiến thức toán, đặc biệt là giải các BT đã góp phần rất đắc lực cho việc rèn luyện TDBC, tức là HS tiếp thu dần các quy luật của TDBC một cách “chưa thật tự giác”, nhưng đây chính là xây dựng cơ sở để hình thành TDBC cho HS. Điều này không chỉ giúp HS học toán và các môn học khác khi đang còn học ở trường PT, mà còn tạo điều kiện cho các em TD một cách BC để vận dụng trong cuộc sống lao động dù là chân tay hay trí óc sau này.
Tuy nhiên, rèn luyện và phát triển TDBC qua DH toán không phải là trình bày trực tiếp, tường minh các tính chất (quy luật), các HĐ của lôgic BC, đây là nhiệm vụ của bộ môn Triết học duy vật BC. Trong phạm vi DH toán cần đạt 2 yêu cầu:
- Qua DH toán hình thành TDBC nhằm góp phần xây dựng cơ sở cho HS hiểu các quy luật, các HĐ của duy vật BC và do đó nâng cao chất lượng DH toán.
- Đến một chừng mực nào đó, khi nắm được các quy luật này (một cách ẩn tàng) HS sẽ tự vận dụng khi học toán và cả khi giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống.
VD 4: Tính “mâu thuẫn và thống nhất” của TDBC thể hiện:
- Khi xét sự hình thành và phát triển các tập hợp số trong Toán học PT.
Sự phát triển các tập hợp số không phải do lí trí chủ quan của các nhà Toán học mà do nhu cầu thực tế trong đời sống hay nhu cầu thực tế trong bản thân nội bộ Toán học.
+ Tập hợp số tự nhiên (Toán 6 ): N = 0; 1; 2; 3; ... Tập hợp N các số tự nhiên tồn tại mâu thuẫn:
* Trong thực tế cuộc sống: Chưa phản ánh được các hiện tượng thực tế của thế giới khách quan như: lãi và lỗ, đi tiến và đi lùi, nhiệt độ nóng và lạnh ...
* Trong nội bộ Toán học: Phép trừ không luôn luôn thực hiện được: 5 – 3 = 2; 3 5 = ?
+ Tập hợp Z các số nguyên (Đại số 7): Z = ...; 3; 2; 1; 0; 1; 2; 3; ...
Sự mở rộng từ N Z hay tập hợp Z các số nguyên ra đời nhằm giải quyết những mâu thuẫn của tập hợp N các số tự nhiên.
Tuy nhiên, trong tập hợp Z các số nguyên xuất hiện những mâu thuẫn mới (mâu thuẫn này mất đi, thì mâu thuẫn khác lại hình thành):
* Trong thực tế cuộc sống: Chưa phản ánh được các hiện tượng thực tế của thế giới khách quan như: do lũ lụt phải chia lại ruộng, đất đai hay chia số con cá đánh bắt được, chia số con mồi săn bắt được, chia quà cho các em nhỏ ... tồn tại những phép chia không là số nguyên.
* Trong nội bộ Toán học:
Phép chia không luôn luôn thực hiện được: 8 : ( 4) = 2; ( 7) : 3 = ?
+ Tập hợp Q các số hữu tỷ (Đại số 7): Q = m/n: m, n Z, n > 0
Sự mở rộng từ Z Q hay tập hợp Q các số hữu tỷ ra đời nhằm giải quyết những mâu thuẫn của tập hợp Z các số nguyên.
Tuy nhiên, trong tập hợp Q các số hữu tỷ lại xuất hiện những mâu thuẫn mới:
* Trong thực tế cuộc sống: Không đáp ứng nhu cầu của phép đo đạc hay tính toán, tồn tại những đoạn thẳng có độ dài không là số hữu tỉ. Chẳng hạn, đo độ dài đường chéo hình vuông có cạnh bằng 1 hay đo chu vi C của đường tròn thì d và C không là số hữu tỉ.
* Trong nội bộ Toán học: Phép khai căn của số không âm không luôn luôn thực
2
hiện được: 4 / 9 = 2/3 Q nhưng
+ Tập hợp các số thực (Đại số 9).
Q.
Sự mở rộng từ Q sang R hay tập hợp R các số thực ra đời nhằm giải quyết những mâu thuẫn của tập hợp Q các số hữu tỷ.
1
Tuy nhiên, tập hợp R các số thực xuất hiện mâu thuận mới:
4
* Phép khai căn không luôn luôn thực hiện được:
= 2;
R nhưng = ?
2
Nhận xét: Qua VD có thể giúp HS hình thành một số quan điểm của lôgic BC:
* HS có thể cảm nhận quy luật "lịch sử" của TDBC: Khi xem xét sự vật phải nhận thức sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động của nó.
* HS có thể cảm nhận quy luật "phủ định của phủ định" của phép BC duy vật. Các tập hợp số mới ra đời thay thế tập hợp số cũ là "kết quả" của những "mâu thuẫn" nằm ngay trong bản thân tập hợp số cũ được "giải quyết”. Vì vậy, các tập hợp số mới ra đời là có tính "khách quan", là một yếu tố tất yếu của sự phát triển.
Các tập hợp số mới ra đời trên cơ sở "kế thừa" các tập hợp số cũ, thể hiện tính
"kế thừa" của phủ định BC.
* HS có thể cảm nhận: "Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực bên trong của sự phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành" là một quan điểm của lôgic BC.
- Xét: hai đối tượng Tam giác và tam giác vuông
Với: “Định lí Pitago” thì tam giác và tam giác vuông là mâu thuẫn (định lí không khi tam giác là tam giác bất kì).
Với: “Định lí côsin” thì tam giác và tam giác vuông là thống nhất (định lí luôn đúng với mọi tam giác bất kì).
VD 5: Tính “toàn diện” của TDBC còn thể hiện khá rõ, khi khuyến khích HS tìm nhiều lời giải khác nhau cho một BT, do nhìn BT theo các khía cạnh khác nhau trong mối liên hệ với nhau.
Cụ thể, cho BT: Trong mp tọa độ Oxy, tam giác ABC có các đỉnh A(4 ; 1); B(2 ; 4); C(2 ; 2). Chứng minh rằng: trọng tâm G, trực tâm H và tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC thẳng hàng [126, tr. 52].
Để chứng minh G, H, I thẳng hàng, nếu GV hướng dẫn và khuyến khích các em nhìn nhận BT chứa nhiều khía cạnh khác nhau, thì BT này sẽ có nhiều cách giải khác nhau:
+ Cách 1. Dùng vectơ: Để chứng minh G, H, I thẳng hàng, ta sẽ chứng minh: GH kGI .
+ Cách 2. Dùng PP tọa độ,
tính tọa độ các điểm G, H, I sau đó kiểm tra các
vectơ GH và GI cùng phương.
+ Cách 3. Chứng minh hai
góc ở vị trí đối đỉnh bằng nhau:
IGM = HGB
(-4 ; 1)A
-4
y 4
I G 1 H O
M
B(2 ; 4)
2 x
bằng cách chứng minh: IGM HGB
+ Cách 4. Sử dụng định lí Talet…
1.2. Hoạt động tư duy trong dạy học môn Toán
1.2.1. Khái niệm hoạt động
-2 C(2 ; -2)
Hình 1.17
HĐ với tư cách là một khái niệm Triết học đã có từ lâu. Nhưng nó mới trở thành một khái niệm tâm lí học từ đầu thế kỷ XX [42, tr. 39].
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về HĐ, chúng tôi nêu hai cách thường dùng: Cách 1: HĐ là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình.
Cách 2: HĐ là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. HĐ là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể) [144, tr. 44].
- HĐ có các đặc điểm sau [144, tr. 44]: HĐ bao giờ cũng là HĐ có đối tượng; HĐ bao giờ cũng có chủ thể; HĐ bao giờ cũng có tính mục đích; HĐ vận hành theo nguyên tắc gián tiếp.
- Các loại HĐ [144, tr. 46]:
Cách phân loại thứ nhất: Xét về phương diện cá thể, có 4 loại HĐ (vui chơi, học tập, lao động, xã hội).
Cách phân loại thứ hai: Xét về phương diện sản phẩm, có 2 loại HĐ lớn (thực tiễn, lí luận). Cách phân loại khác: Có 4 loại (biến đổi, nhận thức, định hướng giá trị, giao lưu).
Cấu trúc của HĐ:
Chủ thể
Khách thể
HĐ cụ thể
Động cơ
Hành động
Mục đích
Thao tác
Sản phẩm
Phương tiện
Sơ đồ 1.4: Dòng Hoạt động
Theo Lêônchiev có thể khái quát cấu trúc chung của dòng HĐ như trên [dẫn theo 144, tr. 48].
- Tâm lí người là sản phẩm của HĐ và giao tiếp [144, tr. 51]:
Sự hình thành và phát triển tâm lí người, được tóm tắt tổng quát bởi Sơ đồ 1.5:
Giao tiếp
Con người (Tâm lí – nhân cách)
Chủ thể hoạt động - Giao tiếp
Đối tượng giao tiếp | |
Đối tượng hoạt động | |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông - 4
- Mối Quan Hệ Giữa Td Sáng Tạo, Td Độc Lập, Td Tích Cực
- Sự Cần Thiết Phải Rèn Luyện Và Phát Triển Tư Duy Biện Chứng Cho Học Sinh Trong Dạy Học Môn Toán
- Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông - 8
- Những Biểu Hiện Của Tdbc Trong Dạy Học Môn Hình Học Ở Trường Thpt
- Nội Dung Môn Dạy Học Hình Học Ở Trường Phổ Thông
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Hoạt động
Sơ đồ 1.5: Sự hình thành và phát triển tâm lí người
1.2.2. Quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán
Trong DH môn Toán, dựa vào hai Sơ đồ 1.4 và Sơ đồ 1.5 ta thấy, DH không thể tách rời HĐ hay nói cách khác để thực hiện được quá trình DH môn Toán thì GV và HS phải HĐ tích cực.
Nguyễn Bá Kim cho rằng: Mỗi nội dung DH đều liên hệ mật thiết với những HĐ nhất định. Đó là những HĐ đã được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó. Phát hiện được những HĐ tiềm tàng trong một nội dung là vạch được một con đường để truyền thụ nội dung đó và thực hiện những mục đích DH khác, cũng đồng thời
cụ thể hóa được mục đích DH nội dung đó và chỉ ra cách kiểm tra việc thực hiện những mục đích này. Điều cơ bản của PPDH là khai thác được những HĐ tiềm tàng trong nội dung để đạt được mục đích DH [74, tr. 65].
- Theo Phạm Gia Đức: HĐ học tập là một HĐ có tổ chức ... HĐ học là quá trình làm việc để tạo ra sản phẩm GD ... HĐ dạy là quá trình tổ chức cho HS hoạt động [42, tr. 39].
- HĐ Toán học: Ở nhà trường PT, dạy cho HS môn Toán là dạy cho HS các HĐ Toán học mà cơ bản là giải toán [42, tr. 40].
- HĐ Hình học: Mỗi HĐ Hình học là một tình huống gợi động cơ học tập HH.
Một HĐ Hình học thường gồm nhiều HĐ thành phần với mục đích riêng, thực hiện xong các HĐ thành phần thì mục đích chung của cả HĐ cũng được thực hiện [42, tr. 40].
1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán
Theo Nguyễn Bá Kim: Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tổ chức cho người học tập trong HĐ và bằng HĐ tự giác, tích cực và sáng tạo. Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong HĐ và bằng HĐ [74, tr. 40]. Trong đổi mới PPDH Hình học, ta quan tâm nhiều hơn đến các HĐ tiếp cận kiến thức mới [42, tr. 40].
1.2.4. Hoạt động hóa người học khi dạy học các tình huống điển hình
Theo Vũ Dương Thụy, trong quá trình DH môn Toán ở trường PT việc DH những khái niệm và định nghĩa, những định lí và chứng minh, việc dạy giải bài tập Toán học được lặp đi lặp lại nhiều lần, ta gọi đó là các tình huống điển hình trong DH môn Toán [40, tr. 134].
a. Hoạt động hóa người học khi dạy học khái niệm Hình học
- Các hoạt độngDH khái niệm HH: Bao gồm 5 HĐ cơ bản (dẫn vào khái niệm– giúp HS tiếp cận khái niệm; hình thành khái niệm– giúp HS có được khái niệm; củng cố khái niệm - thông qua 2 HĐ thành phần: nhận dạng và thể hiện khái niệm; bước đầu vận dụng khái niệm trong bài tập đơn giản; vận dụng khái niệm trong bài tập tổng hợp).
Nhận dạng một khái niệm là phát hiện xem một đối tượng cho trước có thỏa mãn định nghĩa đó hay không [74, tr. 20].
Thể hiện một khái niệm là tạo một đối tượng thỏa mãn định nghĩa đó.
- Rèn luyện và phát triển TDBC cho HS qua các hoạt động DH khái niệm HH