Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Từ Tdtd Trong Giai Đoạn 2015-2019



30/9/2019, góp phần giúp VPBank đạt biên lợi nhuận cho vay 8,7% cao hơn nhiều so với biên lợi nhuận từ hoạt động của riêng NHTM mẹ 4,5% và của ngành ngân hàng nói chung đạt 3%.

Trên thực tế, quy mô dư nợ TDTD và hiệu quả kinh doanh mà các CTTC trực thuộc đạt được trong giai đoạn 2014-2019 không chỉ nhờ những cải cách lớn từ cơ cấu chủ sở hữu, thay đổi mô hình kinh doanh mà còn nhờ phương thức phát triển TDTD phù hợp thông qua các khía cạnh sản phẩm TDTD, kênh phân phối và thị trường, cũng như năng lực tổ chức quản lý đảm bảo chất lượng TDTD. Ngoài ra còn một số nguyên nhân đến từ các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD của CTTC trực thuộc như yếu tố môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, chính trị…Các phân tích chi tiết từ số liệu của CTTC hàng năm và kết quả khảo sát khách hàng, phỏng vấn các chuyên gia/cán bộ của CTTC cho thấy rõ các nguyên nhân này.

3.2.3.4. Tỷ lệ nợ xấu

Rủi ro từ hoạt động TDTD của các CTTC xuất phát chủ yếu từ các khoản cho vay mà KHCN vay tiêu dùng không trả được gốc lãi khi đến hạn. Đây là rủi ro lớn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của CTTC, gây mất vốn và giảm thu nhập từ lãi thuần của các CTTC. Phân tích tỷ trọng nợ xấu (NPL) từ hoạt động TDTD của các CTTC trực thuộc sẽ cho thấy tình trạng các món vay tiêu dùng của các CTTC và tính an toàn trong hoạt động của các CTTC trực thuộc.

Bảng 3.16. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2014-2019


Đơn vị tính: %


STT

Tỷ lệ nợ xấu

2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

FE Credit

4

4,05

6

5

5,98

6

2

HD Saison

3

4,6

5,18

5,73

6,3

6,21

3

MCredit

N/A

N/A

N/A

N/A

5,93

7,9

4

SHB Finance

N/A

N/A

N/A

N/A

2,29

3,52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam - 14

Nguồn: 2014-2018 (Fiingroup), 2019 (tác giả tự tính trên cơ sở thông tin từ Virac)

Về bản chất rủi ro trong hoạt động TDTD đối với KHCN dưới chuẩn, nợ xấu bình quân NPL của các CTTC luôn trong tình trạng gấp đôi so chỉ tiêu này của ngành ngân hàng. Trong giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ NPL của HD Saison và FE Credit dao động trong khoảng 5%-6%% trong khi ngưỡng NPL của ngành là 4,68%. Nguyên nhân xuất phát từ việc tăng quy mô dư nợ TDTD với tốc độ cao của các CTTC này đã



làm phát sinh nợ xấu từ KHCN và khiến FE Credit và HD Saison gánh nợ xấu lên tới

3.365 tỷ và 682 tỷ đồng nợ xấu vào cuối quý III/2019. Nhờ việc tăng trích lập dự phòng và sử dụng phần lớn quỹ dự phòng để xóa nợ nên tỷ lệ nợ xấu của FE Credit tại thời điểm 31/12/2019 duy trì ở mức 6% tương đương năm 2018. Trong khi đó HD Saison có tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ và không có dấu hiệu cải thiện rõ nét trong suốt 6 năm gần đây, từ 4% năm 2014 lên tới 6,21% vào thời điểm 30/9/2019. Riêng MCredit đang là CTTC có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các CTTC trực thuộc tính đến 30/9/2019 với tỷ lệ nợ xấu là 7,9% tương ứng 590 tỷ đồng. Trên thực tế, trong cơ cấu nợ xấu của các CTTC trực thuộc, phần lớn nợ xấu rơi vào nhóm 3 và nhóm 4, tỷ trọng nhóm 5 rất nhỏ, cụ thể, trong 3.365 tỷ nợ xấu của FE Credit thì có tới 3.200 tỷ đồng nợ xấu nhóm 3 chiếm 95% tổng số nợ xấu, trong 682 tỷ nợ xấu của HD Saison thì chỉ có 4% nợ xấu thuộc nhóm 5.

Khác với hoạt động của NHTM tập trung cho vay với lãi suất khá cạnh tranh, biên lãi suất thu về đạt bình quân khoảng 2%-3% thì việc để tỷ trọng nợ xấu cao trên 3% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận, CTTC thường sẵn sàng cho vay với mức độ rủi ro cao với lãi suất cho vay cao gấp 2-3 lần lãi suất cho vay bình quân trên thị trường (19%-44%/năm), và vì vậy vẫn thu được lợi nhuận kỳ vọng. Trong năm 2019, lãi suất cho vay của FE Credit khoảng 40%/năm, NIM bình quân đạt 28%/năm, đủ để đảm bảo cho FE Credit đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 28% dù tỷ lệ NPL 6%.

3.2.3.5. Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Bảng 3.17. Hệ số an toàn vốn CAR trong giai đoạn 2014-2019

Đơn vị tính: %


STT

Hệ số an toàn vốn

2014

2015

2016

2017

2018

2019

1

MCredit

N/A

N/A

N/A

N/A

13,6

12,0

2

FE Credit

13

11

12

13,2

16,1

16,3

3

HD Saison

15,1

10,2

9,1

12,5

19,7

17,7

4

SHB Finance

N/A

N/A

N/A

N/A

84,7

22,2

Nguồn: 2014-2018 (Fiingroup), 2019 (tác giả tự tính trên cơ sở thông tin từ Virac)

Trong giai đoạn 2014-2019 trở lại đây, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các CTTC trực thuộc luôn ở mức cao so với NHTM. Điều này thể hiện mức độ an toàn của các tài sản của các CTTC trực thuộc trước các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt trong điều kiện kinh các CTTC trực thuộc tế bất ổn hiện nay. Đối với FE Credit, hệ số an toàn vốn CAR năm 2019 đạt 16,3% tăng nhẹ so với năm 2018



(16,11%) nhưng cải thiện đáng kể so với năm 2017 (13,2%) nhờ tăng 2,854% vốn điều lệ (tương đương tăng 64%) từ nguồn lợi nhuận để lại (từ 4.474 tỷ lên 7.328 tỷ) nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với CAR trung bình của các CTTC (19%). Như vậy, mức độ an toàn vốn của FE Credit ở mức trung bình và có tính ổn định trong 2 năm liên tiếp vẫn thấp hơn ơn ngưỡng trung bình ngành, cho thấy áp lực cần tăng vốn trong thời gian tới. Đối với HDSaison, CTTC này đã thực hiện tăng vốn liên tục trong giai đoạn 2014- 2018 từ 527 tỷ năm 2014 lên 1.400 tỷ năm 2019 và hiện tại vốn điều lệ đã đạt 2000 tỷ. Nhờ nỗ lực tăng vốn điều lệ, CAR năm 2017 đang đạt trên mức tối thiểu 9% đã tăng lên 19,7% tương đương CAR ngành vào năm 2018. MCredit và SHB Finance đang mới chỉ đạt trên mức CAR yêu cầu không nhiều và vẫn còn khoảng cách khá xa so với CAR bình quân ngành.

Như vậy, trong quá trình hoạt động và cấp tín dụng, các CTTC trực thuộc luôn tuân thủ các quy định về các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động theo các quy định hiện hành của Pháp luật cũng như của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Tuy nhiên, hầu hết các CTTC cần có kế hoạch tăng vốn điều lệ theo lộ trình để đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh.

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

3.3.1.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, các CTTC trực thuộc NHTM áp dụng thành công các phương thức phát triển TDTD truyền thống phù hợp với đặc điểm thị trường TDTD giai đoạn 2014-2019

Từ phân tích thực trạng phương thức phát triển TDTD của các CTTC trực thuộc cho thấy các CTTC trực thuộc đều đã phát triển đúng hướng và đạt được hiệu quả tốt trong phát triển TDTD. Về khía cạnh sản phẩm TDTD, đối với CTTC như FE Credit và HD Saison, chiến lược chuyên môn hóa vào sản phẩm TDTD trọng tâm và phát triển số lượng sản phẩm trọng tâm theo nhu cầu nhiều nhóm đối tượng KHCN đã giúp các CTTC vươn lên chiếm lĩnh thị phần và đứng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn hóa. Các CTTC mới gia nhập như MCredit và SHB Finance với chiến lược sản phẩm tập trung mạnh vào mảng cho vay tiền mặt vốn còn nhiều tiềm năng phát triển, đã có sự phát triển dư nợ TDTD vượt bậc trong thời gian ngắn. Về kênh phân phối, thực trạng phát triển kênh phân phối truyền thống POS dựa trên mô hình kinh doanh liên kết với các đối tác của FE Credit và HD Saison phù hợp với văn hóa và hành vi



tiêu dùng của KHCN trong giai đoạn 2014-2019, giúp CTTC tiến gần với nhu cầu khách hàng và đạt được dư nợ kỳ vọng. Ngoài ra, phát triển kênh phân phối hiện đại theo xu hướng thị trường và tư duy số ngày càng rõ nét của khách hàng trong giai đoạn 2020-2025 giúp CTTC cập nhật và điều chỉnh mô hình kinh doanh kịp thời, chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển TDTD tiếp theo.

Thứ hai, góp phần tạo ra thu nhập chủ yếu của CTTC trực thuộc

Bảng 3.18. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ TDTD trong giai đoạn 2015-2019

Đơn vị tính: %


STT

CTTC

2015

2016

2017

2018

2019

1

MCredit

N/A

N/A

N/A

98,3

95,6

2

FE Credit

93,2

91,8

88

86

86,5

3

HD Saison

97,6

98,8

95,2

84,5

85

4

SHB Finance

N/A

N/A

N/A

96,7

94,2

Nguồn: Tác giả tự tính trên cơ sở báo cáo của Fiingroup và Virac

Giai đoạn 2011-2014, các CTTC thuộc TĐKT chủ yếu cho vay các công ty thành viên của TĐKT hoặc hợp vốn với các NHTM cho vay vốn trung dài hạn, TDTD hầu như không triển khai. Do vậy thu thập của các CTTC trong giai đoạn này không đến từ lãi vay tiêu dùng mà từ lãi vay thu từ các khách hàng doanh nghiệp. Giai đoạn 2015-2019 là giai đoạn các CTTC trực thuộc hoàn toàn bước qua giai đoạn chuyển đổi chủ sở hữu từ TĐKT và chỉ tập trung triển khai các hoạt động TDTD, kết quả thu được hoàn toàn khả quan. Số liệu bảng 3.17 cho thấy thu nhập từ lãi vay tiêu dùng là nguồn thu nhập chính yếu của các CTTC trực thuộc trong giai đoạn 2015-2019. Đối với các CTTC trực thuộc, hầu hết thu thập thuần đến từ thu nhập lãi thuần TDTD, chiếm tới hơn 80% tổng thu nhập trước dự phòng RRTD hàng năm.

Thứ ba, công tác quản trị rủi ro đang dần tiếp cận với thông lệ quốc tế, chất lượng TDTD được duy trì theo hướng an toàn, hiệu quả

Hai trong bốn CTTC trực thuộc bao gồm FE Credit và HD Saison đã thiết lập và triển khai thành công mô hình kiểm soát rủi ro tập trung trong đó mô hình tổ chức có sự phân tách và đủ nhân sự để triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ với 03 tuyến bảo vệ độc lập dù hiệu quả vận hành chưa được kiểm chứng rõ nét do thời gian triển khai còn ngắn. Hơn nữa, hoạt động quản lý rủi ro của các CTTC này đều chịu sự giám sát và chỉ đạo của NHTM mẹ với kinh nghiệm áp dụng chuẩn Basel II nên việc vận hành sẽ dần đi đúng quỹ đạo và đem lại lợi ích lâu dài cho các CTTC. Các CTTC trực thuộc



còn lại cũng đều đang triển khai các dự án tương tự nhằm đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các CTTC trực thuộc sau khi sáp nhập vào các NHTM đã có sự thay đổi rõ nét về chất lượng tín dụng nhờ kinh nghiệm hoạt động và định hướng tốt của các NHTM. Trong giai đoạn 2014-2019, nhóm CTTC gồm FE Credit và HD Saison là các CTTC có tỷ lệ nợ xấu duy trì trong khoảng 5%-6% nhưng vẫn đạt được mục tiêu hiệu quả.

Thứ tư, nâng cao vị thế của NHTM mẹ, khẳng định hướng đi đúng của các NHTM khi triển khai mô hình TDTD tại CTTC

Trong giai đoạn 2014-2019, đối với các NHTM cổ phần, sự phát triển TDTD là chiến lược quan trọng của NHTM nhằm nâng cao vị thế của NHTM trên thị trường. FE Credit là một trong các động lực tăng trưởng chính được VPBank tập trung triển khai trong các năm qua và đã đóng góp lớn vào vị thế của VPBank trên thị trường về dư nợ, doanh thu trước rủi ro và lợi nhuận. Do mô hình TDTD rủi ro hơn cho vay theo chuẩn nên biên cho vay cao hơn NHTM (khoảng 27% so với 3%-4% của khoản vay NHTM), thu thập của FECredit chiếm tới 50% tổng thu nhập hợp nhất dù chỉ đóng góp 23% lợi nhuận, đồng thời góp phần đưa NIM cho vay hợp nhất của VPBank lên top 3 toàn ngành (9,5%) trong năm 2018. Theo thông tin cập nhật từ website vietnambiz.vn ngày 25/6/2019, VPBank đứng thứ 6 trong Top 6 NHTM Việt Nam uy tín và Top 2 NHTM cổ phần uy tín, Top 5 NHTM có lợi nhuận trước thuế, Top 4 NHTM về doanh thu trước rủi ro hợp nhất trong năm 2019.

HD Saison được báo chí đặt tên là “gà đẻ trứng vàng” của HDBank trong suốt giai đoạn 2017-2019, trong đó năm 2018 là năm có bước nhảy vọt về hiệu quả với lợi nhuận sau thuế đạt 719 tỷ, tăng 72.8% so với năm 2017, với ROE 40% khá cao trong ngành tài chính tiêu dùng, đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập hợp nhất của HDBank trong giai đoạn này.

MCredit và SHB Finance mới gia nhập thị trường nhưng có bước tăng trưởng dư nợ tiêu dùng rất khả quan và đảm bảo hoạt động an toàn vốn cho thấy tiềm năng đóng góp vào thu nhập của NHTM mẹ trong thời gian tới.

Thứ năm, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương hạn chế tín dụng đen theo chỉ đạo của Chính phủ

Theo Chỉ thị số 12/CT-Ttg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tín dụng đen ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan đã được ban hành trong nhiều năm qua, nhiệm vụ chống tín dụng đen được yêu cầu triển khai bởi các cơ quan chức năng, trong



đó có nội dung yêu cầu NHNN “đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình thủ tục vay vốn theo hướng thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay khi có yêu cầu”. Trên thực tế, tín dụng đen chủ yếu xảy ra với các đối tượng khách hàng cá nhân có thu nhập thấp, khó tiếp cận nguồn vốn vay NHTM và thiếu hiểu biết về thị trường tài chính. Công tác TDTD của các CTTC trực thuộc đang triển khai với chính các đối tượng này. Với tổng thị phần chiếm tới 74% dư nợ TDTD toàn thị trường trong năm 2019, các CTTC trực thuộc đã cho vay gần

86.000 tỷ đồng tới hàng triệu KHCN có mức thu nhập từ 2 triệu - 7 triệu, mức cho vay bình quân dưới 20 triệu đồng/món vay để mua sắm các vật dụng gia đình như máy giặt, tủ lạnh, tivi hay phương tiện đi lại như xe máy, xe điện, thậm chí cho các nhu cầu làm đẹp, thanh toán điện, nước...Thông qua hoạt động cho vay của CTTC trực thuộc, hoạt động TDTD dưới chuẩn ngày càng có xu hướng minh bạch và được kiểm soát chặt chẽ. Các khách hàng dưới chuẩn vốn là đối tượng dễ chịu tổn thương trong xã hội, có cơ hội được tiếp cận khoản vay để cải thiện đời sống thay vì phải vay vốn xã hội đen và chịu hậu quả nặng nề về cả tiền bạc và tinh thần. Như vậy, mặt tích cực từ hoạt động phát triển TDTD của CTTC trực thuộc là giúp người dân tránh tín dụng đen, đưa các hoạt động dân sự vào khung khổ pháp lý. Đây chính là các thành quả về mặt xã hội mà CTTC nói chung và CTTC trực thuộc nói riêng đem lại.

3.3.1.2. Nguyên nhân thành công

Thứ nhất, chiến lược phát triển của CTTC trực thuộc gắn kết với chiến lược phát triển chung của NHTM mẹ

Một trong các nguyên nhân góp phần giúp CTTC trực thuộc đạt được các thành công trong hoạt động TDTD là chiến lược phát triển của CTTC trực thuộc đã được gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển chung của NHTM mẹ. Hoạt động của CTTC trực thuộc được NHTM mẹ kiểm soát chặt chẽ thông qua các mục tiêu tăng trưởng được thiết lập, giúp CTTC trực thuộc đạt được sự phát triển TDTD theo kỳ vọng, cụ thể :

- FECredit: Trong chiến lược 5 năm với tầm nhìn trở thành NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam năm 2017 trong đó tập trung phát triển phân khúc trọng tâm là KHCN và tập trung chuyển đổi các hệ thống nền tảng như hệ thống kênh phân phối chuyên môn hóa theo phân khúc khách hàng và nhóm sản phẩm. Chiến lược của VPBank đã có tác động tích cực tới phát triển TDTD của FE Credit trong giai đoạn này. Gắn kết với chiến lược của NHTM mẹ, chiến lược FE Credit trong giai đoạn 2014-2017 tập trung vào phát triển TDTD theo quy mô với mục tiêu giành thị phần hàng đầu trên thị trường. Các phương thức phát triển TDTD đã được FE Credit triển



khai thành công bao gồm đa dạng hóa sản phẩm TDTD và phát triển các sản phẩm con nhằm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, phát triển nhanh chóng quy mô POS và DSA, bao phủ thị trường địa lý và triển khai mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng. Nhờ vậy, FE Credit đã tăng thị phần từ 11,3% năm 2014 lên 48.9% năm 2017. Theo thông tin công bố trên website: vpb.com.vn, VPBank công bố “đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018-2022 với tham vọng trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọt vào nhóm 3 Ngân hàng giá trị nhất Việt Nam. VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân và nhóm 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận”. Chiến lược phát triển của VPBank trong giai đoạn mới dẫn tới sự thay đổi chiến lược của FE Credit: từ tập trung vào tăng trưởng quy mô và thị phần trong khi mô hình quản trị rủi ro chưa tương xứng trong giai đoạn 2014- 2017, chuyển sang chiến lược phát triển về quy mô nhưng đảm bảo an toàn (triển khai mô hình kinh doanh sản phẩm số, hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ với tiêu chuẩn chất lượng được nâng cấp và phát triển đồng nhất trong giai đoạn tiếp theo). Kết quả trong giai đoạn 2018-2019, FE Credit duy trì thị phần hiện có, giữ chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ở mức 6%, mức độ tăng trưởng lợi nhuận giảm so với các năm trước đó là kết quả của việc tăng chi phí đầu tư CNTT và trích dự phòng nợ xấu nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng.

- HD Saison: chiến lược đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay của HD Bank đã có ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của HD Saison. Trong giai đoạn 2014-2019, HD Saison không theo đuổi phát triển TDTD về quy mô với mức tăng đột biến như FE Credit mà có sự tăng trưởng ở mức vừa phải. Nguồn lực được tập trung để phát triển mảng kinh doanh sản phẩm hàng lâu bền và phương tiện đi lại nhờ lợi thế của NHTM mẹ, phát triển mạnh số lượng POS. Mục tiêu an toàn vốn được coi trọng dẫn tới HD Saison mặc dù giữ vững được thị phần ở TOP 3 CTTC về quy mô nhưng khoảng cách ngày càng xa với FE Credit, lợi nhuận có sự tăng trưởng tương đối tốt hơn so với FE Credit trong khi chỉ tiêu nợ xấu được kiểm soát ở mức trên dưới 6%.

- MCredit: Giai đoạn chiến lược mới 2017 - 2021, trong đó MB định hướng tầm nhìn "Trở thành ngân hàng thuận tiện nhất" với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiệu quả kinh doanh và an toàn. Trong giai đoạn 2017-2019, MBBank đã triển khai chiến lược kinh doanh với mục tiêu quy



mô và đảm bảo an toàn, các dự án trọng điểm được triển khai như công nghệ thông tin, năng lực quản trị rủi ro, chuyển dịch kinh doanh ngân hàng số.

- SHB Finance: Chiến lược phát triển của SHB Finance gắn kết với chiến lược của SHB với mong muốn xây dựng một công ty tài chính tiêu dùng "thuần Việt", phát triển bền vững, đóng góp cho xã hội và có thứ hạng trên thị trường về hoạt động hiệu quả. SHB Finance đã xây dựng mục tiêu 5 năm thuộc nhóm top đầu CTTC tiêu dùng hiệu quả và an toàn tại Việt Nam.

Thứ hai, CTTC trực thuộc có năng lực phát triển sản phẩm TDTD cơ bản

Năng lực phát triển sản phẩm TDTD cơ bản chính là một trong các nguyên nhân giúp CTTC trực thuộc triển khai thành công các sản phẩm TDTD cơ bản trên thị trường trong giai đoạn 2014-2019. Các sản phẩm TDTD cơ bản được nghiên cứu triển khai khá đầy đủ giúp CTTC trực thuộc đáp ứng hầu hết các nhu cầu chi tiêu của khách hàng, năng lực phát triển sản phẩm cũng giúp CTTC trực thuộc triển khai sản phẩm TDTD theo đúng định hướng kinh doanh và khẩu vị rủi ro, nhanh chóng điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng hoặc yêu cầu quản trị của CTTC.

Theo kết quả phỏng vấn các cán bộ sản phẩm của các CTTC trực thuộc, hoạt động phát triển sản phẩm TDTD luôn được Ban điều hành CTTC trực thuộc chú trọng và kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm TDTD đạt hiệu quả theo đúng định hướng chiến lược kinh doanh của CTTC hàng năm. Công tác phát triển sản phẩm TDTD không chỉ do Đơn vị sản phẩm độc lập triển khai và được Ban điều hành phê duyệt, mà còn phải được tham vấn và nghiệm thu bởi các Đơn vị chuyên môn bao gồm quản trị rủi ro tín dụng, pháp chế, kinh doanh, thẩm định, phê duyệt, vận hành, công nghệ thông tin. Các CTTC trực thuộc đều có mô hình tổ chức quản lý sản phẩm TDTD khá tương đồng, hệ thống văn bản nội bộ sản phẩm và phân cấp phê duyệt sản phẩm. Nhằm đảm bảo hoạt động phát triển sản phẩm TDTD được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo hiệu quả, phòng ngừa rủi ro khi thiết kế các sản phẩm TDTD ban hành ra thị trường, các CTTC trực thuộc đều xây dựng và ban hành Quy trình thiết kế và quản lý sản phẩm với đầy đủ các bước bao gồm: Thiết kế sản phẩm - Phát triển sản phẩm - Thí điểm/triển khai sản phẩm - Quản lý sản phẩm. Kết quả phỏng vấn các cán bộ sản phẩm của một số các CTTC trực thuộc cho biết thời gian bình quân để phát triển một sản phẩm TDTD từ 1 tháng - 6 tháng tùy thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm và yếu tố CNTT khi phát triển sản phẩm.

Thứ ba, các CTTC được hưởng lợi thế từ các NHTM mẹ khi triển khai hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024