Các Yếu Tố Thuộc Về Ngân Hàng Thương Mại Sở Hữu Công Ty Tài Chính


Nguồn nhân lực

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của CTTC trực thuộc, thể hiện qua trình độ, phẩm chất, động cơ, mức độ trung thành và chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực. Trên thực tế, sự tồn tại và phát triển của CTTC trực thuộc phụ thuộc lớn vào sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất và người lao động, các nguồn lực này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác động qua lại lẫn nhau. Những yếu tố như vốn có thể huy động được, cơ sở vật chất có thể mua sắm được, khoa học công nghệ có thể sao chép được nhưng không thể làm được những điều này đối với nguồn lực con người. Con người là chủ thể ra các quyết định các chiến lược kinh doanh, các quyết định đầu tư hay mua sắm và các nguồn lực khác. Các CTTC trực thuộc muốn cung cấp được các dịch vụ chất lượng cao phải có trong tay đội ngũ cán bộ có năng lực cả về số lượng và chất lượng, nắm vững chuyên môn và am hiểu các mặt nghiệp vụ. Để có được nguồn nhân lực tốt, đòi hỏi các CTTC trực thuộc phải luôn có kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới và đào tạo kiến thức chuyên môn cho các nhân sự đang có. Ngoài ra, để có thể giữ chân nhân sự tốt và lôi kéo các nhân sự giỏi và có kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh, CTTC trực thuộc cần có các chính sách lương thưởng cạnh tranh, các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và môi trường làm việc thuận lợi.

Năng lực công nghệ thông tin

Năng lực công nghệ trong hoạt động TDTD phản ánh năng lực cạnh tranh của CTTC trực thuộc trên thị trường. Trên thực tế, năng lực công nghệ giúp các CTTC trực thuộc quyết định chiến lược kinh doanh của mình và xác định lợi thế kinh doanh của mình. Năng lực công nghệ thông tin của CTTC trực thuộc thể hiện thông qua khả năng thiết lập và quản lý các hệ thống nền tảng, đảm bảo quá trình vận hành an toàn thông suốt, đáp ứng được các yêu cầu xử lý khoản vay ở quy mô lớn (hàng trăm ngàn giao dịch trong ngày), ví dụ như các hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm, hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng, hệ thống xử lý hồ sơ khách hàng, hệ thống xếp hạng tín dụng scorecard, hệ thống phát hiện và phòng ngừa tội phạm tài chính…

Yếu tố cho vay có trách nhiệm

Cho vay có trách nhiệm được thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật đồng thời dựa trên sự tự nguyện triển khai của các CTTC trực thuộc. Khác với CTTC độc lập, CTTC trực thuộc hoạt động trong sự gắn kết mật thiết với hình ảnh và thương hiệu của NHTM mẹ, nguyên tắc cho vay có trách nhiệm là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới phát triển TDTD của CTTC trực thuộc. Thông thường, pháp luật chỉ quy định các



nội dung khá chung về trách nhiệm của CTTC khi cho vay, không có quy định rõ ràng về trách nhiệm của CTTC đối với khách hàng như quy định về đòi nợ, nhắc nợ, trách nhiệm giải thích rõ sản phẩm và toàn bộ nội dung hợp đồng vay vốn ký kết với khách hàng. Vì vậy, với các CTTC trực thuộc chủ động trong việc xây dựng các quy chế cho vay có trách nhiệm, xây dựng nội dung cho vay có trách nhiệm thành văn hóa công ty, đào tạo truyền bá các nguyên tắc tới các nhân viên, triển khai các chương trình hành động cụ thể thì sẽ đem lại lợi ích cho khách hàng và giảm bớt các khiếu kiện, khiếu nại phát sinh trong quá trình cho vay từ khách hàng. Nhờ vậy, CTTC trực thuộc luôn giữ được uy tín, hình ảnh với khách hàng, từ đó, bảo vệ được uy tín và hình ảnh của NHTM mẹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Chất lượng dịch vụ

Ngày nay các KHCN ngày càng có nhu cầu khắt khe đối với các loại hàng hóa dịch vụ mình tiêu dùng, dịch vụ của CTTC trực thuộc cũng không phải là một ngoại lệ. KHCN không chỉ đòi hỏi được CTTC trực thuộc cung cấp các sản phẩm có nhiều tính năng tốt ưu việt và cạnh tranh mà còn đòi hỏi được phục vụ với chất lượng tốt nhất. Các CTTC trực thuộc có được các dịch vụ trước bán hàng và sau bán hàng tốt đều là lợi thế để KHCN nhớ tới mình và tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ của mình trong tương lai. Chất lượng dịch vụ tín dụng hiện đang được đánh giá qua một số tiêu chí như hình ảnh và thông tin về CTTC và sản phẩm dịch vụ của CTTC thu hút dễ tiếp cận, cơ sở vật chất tiện nghi, nhân viên tại POS thân thiện, lịch sự chu đáo, kênh điện tử dễ thao tác và tạo cảm giác thoải mái cho KHCN, giao dịch với CTTC tin cậy, an toàn và nhanh chóng, sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của KHCN, cán bộ nhân viên chuẩn mực và chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc KHCN luôn sẵn có, kênh bán hàng đa dạng. Có thể nói chất lượng phục vụ là một trong các yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa sống còn đối với các CTTC trực thuộc nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 9

2.1.4.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng thương mại sở hữu công ty tài chính

Đối với các CTTC trực thuộc, các yếu tố thuộc về NHTM có những tác động nhất định đối với phát triển TDTD của CTTC. Sau đây là các yếu tố thuộc về NHTM sở hữu CTTC có tác động tới phát triển TDTD của CTTC trực thuộc.

Chiến lược phát triển của NHTM

Mục tiêu và chiến lược phát triển của CTTC trực thuộc chính là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng nên chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Mục tiêu và chiến lược phát triển ngắn hạn và trung dài hạn ảnh hưởng tới quyết định CTTC trực thuộc cần phải phát triển tín dụng ở quy mô nào và chiếm lĩnh thị phần thế nào trong từng



giai đoạn phù hơp với nguồn lực nội tại của CTTC trực thuộc. Mục tiêu và chiến lược phát triển tín dụng là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của CTTC trực thuộc trong một thời kỳ dài và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn thị trường nhưng không làm thay đổi bản chất và kết quả của chiến lược.

Do CTTC là thành viên trực thuộc NHTM nên chiến lược của CTTC trực thuộc phụ thuộc nhiều vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh chung của cả tập đoàn.

Uy tín và thương hiệu của ngân hàng thương mại

Uy tín là một trong các yếu tố khiến cho KHCN tìm đến CTTC trực thuộc và trung thành với CTTC. Khi một CTTC đã có uy tín trên thị trường sẽ tạo ra lòng tin đối với KHCN và từ đó giúp CTTC hoạt động kinh doanh thuận lợi. Đối với ho ạt động huy động vốn, các CTTC có uy tín thường dễ dàng tìm kiếm nguồn tài trợ từ các NHTM hoặc từ các tổ chức với hạn mức cao hơn và lãi suất với chi phí hợp lý hơn. Thậm chí với các CTTC trực thuộc có uy tín cao có thể huy động được vốn nhưng không cần có tài sản bảo đảm cho các khoản vay đó. Đối với hoạt động TDTD, các CTTC trực thuộc có uy tín thường thu hút được một lượng KHCN truyền thông trung thành và dễ dàng mở rộng đối tượng KHCN mới thông qua chiến lược mở rộng mạng lưới, kênh phân phối và đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ. Đối với các CTTC trực thuộc, uy tín của NHTM là yếu tố quan trọng giúp các KHCN đặt lòng tin vào CTTC. Các NHTM càng có uy tín và vị thế trên thị trường càng đảm bảo cho hoạt động của CTTC trực thuộc.

Theo Richard Stim, thương hiệu là một từ ký hiệu, họa tiết, biểu tượng, logo hay một khẩu hiệu để xác định phân biệt một sản phẩm hay dịch vụ này với một sản phẩm hay dịch vụ khác. Thương hiệu đáp ứng được ba mục đích quan trọng bao gồm xác định nguyên bản gốc của sản phẩm, cung cấp một sự bảo đảm chất lượng, và tạo ra sự trung thành của KHCN. Thương hiệu cũng chính là một tài sản vô hình của CTTC, có vai trò tiên quyết trong việc bán hàng và thu hút KHCN. Nếu CTTC có được thương hiệu nổi tiếng, thương hiệu này có thể được sử dụng như một trong các phương tiện hữu hiệu để thực hiện cạnh tranh với các CTTC khác trên thị trường. Gần như đã thành một thông lệ trên thị trường, các tập đoàn tài chính sở hữu ngân hàng thường gắn tên của ngân hàng với các công ty thành viên. Việc gắn tên như vậy không những chứng minh sự sở hữu đối với các công ty trực thuộc mà còn góp phần giúp các công ty thành viên tăng sự nhận diện thương hiệu trên thị trường, từ đó giúp quá trình xâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực



ngân hàng tài chính, các NHTM thường là đơn vị tích cực trong hoạt động marketing và đẩy mạnh nhận diện thương hiệu liên tục trong năm thông qua các chiến dịch quảng cáo rầm rộ và đa phương tiện. Do vậy, các KHCN đã có quan hệ giao dịch hoặc đã nhận biết thương hiệu của NHTM cũng sẽ dễ dàng nhận diện thương hiệu của các CTTC trực thuộc. Đây là lợi thế chỉ các CTTC trực thuộc có được và tận dụng trong quá trình hoạt động và phát triển TDTD.

2.1.4.3. Các yếu tố thuộc về khách hàng vay vốn

Nhu cầu của khách hàng

Một CTTC trực thuộc cho dù có nền tảng công nghệ hiện đại hay nguồn nhân lực có chất lượng cao nhưng nếu sản phẩm dịch vụ bán ra không phù hợp với nhu cầu KHCN hoặc không có thị trường chắc chắn gặp thất bại. Nguyên do KHCN luôn là thượng đế, là yếu tố trung tâm để các CTTC trực thuộc hướng tới. Hầu hết các chiến lược, các quyết định kinh doanh quan trọng trong CTTC trực thuộc đều phải lấy KHCN là trung tâm, đều dựa trên nhu cầu của KHCN và xu hướng tiêu dùng của KHCN.

Rủi ro đạo đức của khách hàng

Theo nhà kinh tế học Paul Krugman (2009), rủi ro đạo đức trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được hiểu là trường hợp khi bên đi vay hoặc bên cho vay đưa ra các quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro bên còn lại phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại. Rủi ro đạo đức nảy sinh từ chính hoạt động kinh doanh của CTTC và KHCN vay vốn tiêu dùng của CTTC. Hậu quả của rủi ro đạo đức thể hiện ở việc KHCN vay sử dụng những khoản vay không đúng mục đích cam kết trong hợp đồng vay nợ, sử dụng vốn sai trình tự, đầu tư vào những hạng mục rủi ro nhưng không thông báo cho bên cho vay. Hậu quả đối với rủi ro đạo đức của KHCN còn nghiêm trọng hơn nếu rủi ro đạo đức biểu hiện ở những hành vi gian lận, lừa đảo của KHCN. Trên thực tế, để đạt được mục tiêu va y vốn của mình, nhiều KHCN đã làm giả hồ sơ và làm giả các nguồn thu nhập chứng minh khả năng trả nợ của mình để có thể vay được vốn từ ngân hàng. Đây chính là sự bất cân xứng về thông tin, nếu CTTC trực thuộc không nắm rõ được nguồn thông tin có thể dẫn tới tiềm ẩn rủi ro đạo đức sau khi hợp đồng vay vốn được kí kết. Tất cả các rủi ro đạo đức nói trên đều dẫn tới kết cục là CTTC trực thuộc không thu hồi được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi đã cho KHCN vay vốn, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

Hiểu biết của khách hàng



Hiểu biết của khách hàng bao gồm hiểu biết về các sản phẩm tài chính, hiểu biết về quản lý tài chính và hiểu biết trách nhiệm của người đi vay.

- Hiểu biết về các sản phẩm tài chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp khách hàng nắm bắt được các sản phẩm tài chính có trên thị trường, lựa chọn các sản phẩm tài chính của các CTTC có lãi suất và điều kiện cho vay phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Bản thân các khách hàng hiểu được về các sản phẩm về tài chính cũng sẽ biết được khả năng đi vay của mình trước khi thực hiện vay vốn.

- Hiểu biết về quản lý tài chính là kiến thức đã được các nước phương tây đưa vào các chương trình giáo dục phổ thông cho trẻ em ở độ tuổi phổ thông cơ sở. Theo đó, các khóa học về quản lý tài chính giúp nâng cao kiến thức cho người dân về cách quản lý tiền và chi tiêu dưới khả năng cho phép, cách thiết lập ngân sách, các chọn lựa ưu tiên trong chi tiêu, cách tiết kiệm thông minh và tiết kiệm cho hưu trí. Liên hệ với nhu cầu TDTD, hiểu biết về quản lý tài chính giúp người có nhu cầu vay xác định được khoản chi tiêu nào ưu tiên, số tiền cần vay và khả năng tiết kiệm để trả nợ các khoản vay trong thời gian xác định. Đồng thời, xác định được các nghĩa vụ tài chính cần phải thanh toán định kỳ để đảm bảo không gặp phải các rủi ro về tín dụng. Tại các nước đang phát triển, hiểu biết về quản lý tài chính không được dạy ở các chương trình phổ thông, đa số các khách hàng có trình độ văn hóa phổ thông không nắm được các kiến thức này tại giai đoạn phát sinh nhu cầu vay vốn tiêu dùng.

- Hiểu biết về trách nhiệm của người đi vay: bao gồm các yêu cầu đối với người đi vay nắm được toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn tiêu dùng từ CTTC. Nhờ hiểu về trách nhiệm cá nhân rõ ràng khi vay vốn, khách hàng không chỉ có cơ hội có xếp hạng tín dụng cá nhân tốt và được vay vốn khi cần, mà còn giúp bản thân tránh khỏi các rắc rối về mặt luật pháp trong thời gian vay vốn. Trách nhiệm của KHCN khi vay vốn CTTC bao gồm các nội dung sau: tìm hiểu kỹ các điều khoản và điều kiện quan trọng trong hợp đồng TDTD, yêu cầu nhân viên tư vấn giải thích kỹ lưỡng các điều khoản nếu không hiểu, chỉ ký các hợp đồng mà mình vay vốn, theo dõi kỹ lịch trả nợ để thực hiện trả nợ đúng hạn, hợp tác và cung cấp thông tin cho các CTTC khi khả năng trả nợ bị suy giảm và khả năng không trả được nợ….

Thông tin khách hàng

Các CTTC có được thông tin đầy đủ về KHCN góp phần xác định được đối tượng vay vốn và ra các quyết định cho vay nhanh và an toàn. Do CTTC trực thuộc hướng tới một phần lớn đối tượng KHCN dưới chuẩn, chưa từng hoặc ít sử dụng sản phẩm TDTD, các thông tin KHCN rất sơ khai và khó thu thập ảnh hưởng đến việc định vị KHCN tiềm năng và có các chiến lược bán hàng phù hợp.



2.1.4.4. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh

Môi trường kinh tế, pháp lý, chính trị

Môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người… Sự biến động của môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định tiêu dùng của người dân, từ đó ảnh hưởng tới chiến lược và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và CTTC trực thuộc nói riêng.

Môi trường pháp lý bao hàm nhiều yếu tố cấu thành như yếu tố lập pháp, hiểu và thực thi pháp luật, hệ thống các cơ quan tổ chức quản lý và các dịch vụ pháp lý. Yếu tố có tác động lớn tới hoạt động tín dụng tiêu của CTTC trực thuộc chính là yếu tố lập pháp. Hoạt động TDTD của các CTTC trực thuộc có nhiều thuận lợi nếu có hệ thống văn bản pháp luật không những đủ về số lượng mà còn có chất lượng tốt, có hiệu lực, hiệu quả và có tính thống nhất cao làm nền tảng pháp lý hoạt động của CTTC. Tại Việt Nam hiện nay, đã có một số văn bản quy pháp luật hiện đang điều chỉnh hoạt động TDTD như Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 39/NĐ-CP/2014 về hoạt động của CTTC và công ty cho thuê tài chính.

Hoạt động của CTTC trực thuộc chịu nhiều biến động của môi trường chính trị trong và ngoài nước. Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện giúp cho các CTTC trực thuộc xác định được các chiến lược kinh doanh dài hạn. Ngược lại, sự biến động và bất ổn chính trị khiến cho CTTC trực thuộc khó có thể phát huy được vai trò của mình.

Đối thủ cạnh tranh

Quan tâm tới chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của nhà quản trị. Các CTTC khác nhau thường lựa chọn hướng đi khác nhau dựa trên lợi thế cạnh tranh của riêng mình. Tuy nhiên, cho dù với lợi thế cạnh tranh nào, đa phần các CTTC đều có cùng nghiệp vụ tín dụng và nhắm tới đa số KHCN có nhu cầu vay tiêu dùng trong xã hội. Như vậy, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, chiến lược kinh doanh của CTTC trực thuộc đều phải được xây dựng trong mối tương hỗ với chiến lược của đối thủ cạnh tranh nhằm mục tiêu giành thị phần và KHCN. Việc theo dõi sát sao sản phẩm và hoạt động của đối thủ cạnh tranh giúp CTTC trực thuộc thấu hiểu các sản phẩm TDTD đang có nhu cầu cao trên thị trường, nhận biết các xu hướng vay tiêu dùng của KHCN từ đó có các chiến lược cạnh tranh hợp lý. Các CTTC trực thuộc chịu tác động của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp bao gồm: các NHTM và các CTTC tại Việt Nam, các công ty Fintech (nền tảng cho vay ngang hàng), các tổ chức cho vay không được pháp luật công nhận.


2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng và bài học rút ra cho Việt Nam

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng tiêu dùng

2.3.1.1. Về các phương thức phát triển tín dụng tiêu dùng

Công ty tài chính Santander thuộc Ngân hàng Banco Santander

Công ty tài chính Santander là CTTC hàng đầu thế giới được thành lập năm 1963, đang hoạt động tại 15 quốc gia tại Châu Âu. Công ty tài chính Santander thuộc sở hữu của Ngân hàng Banco Santander, một trong các ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa. Cho tới hết năm 2019, Ngân hàng Banco Santander có tổng tài sản đạt 1,523 nghìn tỷ Euro, lợi nhuận 8,116 tỷ Euro, 145 triệu khách hàng (trong đó có 37 triệu khách hàng kênh số), 12.000 chi nhánh và 200.000 nhân sự. Công ty tài chính Santander cung cấp đa dạng các sản phẩm TDTD cơ bản như cho vay tiền mặt tín chấp, cho vay mua hàng trả góp và thẻ tín dụng. Do Công ty tài chính Santander tập trung mạnh vào các sản phẩm cho vay trả góp nên Công ty chủ yếu sử dụng các kênh phân phối truyền thống để bán hàng bao gồm các điểm giới thiệu dịch vụ, các chi nhánh, trung tâm telesales và tiếp nhận yêu cầu vay vốn qua website. Cho tới nay, Công ty tài chính Santander đã và đang phục vụ 20 triệu khách hàng với 130.000 điểm giới thiệu dịch vụ có hợp tác với các đối tác bán lẻ trên nhiều quốc gia và 15.300 nhân viên. Tính đến hết niên độ kế toán 2019, Công ty tài chính Santander có tổng tài sản là 109 tỷ euro, thu nhập lãi thuần là 1,7 tỷ euro và đạt lợi nhuận 735 triệu Euro, đóng góp không nhỏ vào tổng tài sản và lợi nhuận của Ngân hàng Banco Santander trong năm.

Công ty tài chính ô tô Capital

Tập đoàn Capital One là công ty sở hữu NHTM có trụ sở tại Mỹ, đã niêm yết trên sàn chứng khoán New York. Theo xếp hạng của tạp chí Forbes năm 2017, về hoạt động TDTD hợp nhất, Capital One chỉ đứng vị trí thứ hai sau American Express trong nhóm 10 công ty dịch vụ tài chính tiêu dùng lớn nhất thế giới theo 4 tiêu chí kết hợp bao gồm doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường. Trong năm 2001, Tập đoàn Capital One mua lại PeopleFirst Finance LLC và đổi tên thành Công ty tài chính ô tô Capital One (sau đây gọi tắt là Capital One) trong năm 2003. Đối với mảng cho vay ô tô, Capital One cung cấp các sản phẩm cho vay trả góp mua ô tô mới và ô tô đã qua sử dụng hoặc tái tài trợ các khoản vay ô tô của khách hàng được cung ứng từ các tổ chức tài chính khác. Thay vì cung cấp tín dụng tài trợ mua xe theo kiểu truyền thống là thông qua đại lý bán xe hơi, khách hàng cần phải đến gặp đại lý bán xe hơi rồi mới tiến hành vay vốn thông qua đại lý bán xe, Capital One triển khai hệ thống Auto Navigator,



cho phép người vay tiềm năng nộp hồ sơ vay vốn và xem xe chỉ trong cùng một ứng dụng trên website hoặc APP của Capital One. Nhờ ứng dụng, người vay tiềm năng hoàn toàn có thể tiếp cận mạng lưới đại lý bán xe hơi hợp tác với Capital One để xác định chiếc xe cần mua, xác định nhu cầu vay vốn và gửi hồ sơ chứng minh thu nhập được hoàn toàn bảo mật. Việc xử lý hồ sơ online chỉ diễn ra vài phút sau khi khách hàng hoàn thành nộp hồ sơ nhờ các thuật toán được thiết kế để xác định hạn mức cho vay theo hồ sơ khách hàng nộp và các dữ liệu có sẵn trong hệ thống để lọc các khách hàng đủ điều kiện cho vay. Ngay sau đó, khách hàng sẽ nhận được thư xác nhận hạn mức có thể cho vay tối đa và lãi suất tham chiếu có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định qua email hoặc thư qua đường bưu điện, khoản vay sẽ được xác lập khi khách hàng sử dụng thư xác nhận và đàm phán với đại lý xe về giá bán và lãi suất khoản vay, và chính thức ký kết đề nghị vay vốn. Capital One sẽ cấp khoản vay theo các điều khoản đã được xác lập trong thư xác nhận hạn mức miễn là các thông tin trong đề nghị vay vốn của khách hàng tương thích với các thông tin đã được xác lập tại thời điểm nộp hồ sơ online. Như vậy, Capital One đã tạo ra sự khác biệt với các công ty tài chính khác khi ứng dụng công nghệ để tạo ra một ứng dụng cho vay tiện ích, có sự kết nối với hàng nghìn đại lý xe đang có thỏa thuận hợp tác với công ty để khách hàng có thể so sánh và lựa chọn, cho phép khách hàng nhận được ngay chủ trương cho vay xe trong vài phút với hạn mức và lãi suất cho vay được xác lập tự động, nộp hồ sơ online với mức độ bảo mật cao. Ngoài ra, Capital One còn có thể thu hút các khách hàng đang có khoản vay ô tô từ các CTTC khác nhờ việc cung cấp chủ trương cho vay tái tài trợ khoản vay ô tô online, các khách hàng có thể so sánh lãi suất đang vay vốn với lãi suất mà Capital One chấp nhận và ra quyết định vay tái tài trợ từ Capital One nếu lãi suất cho vay cạnh tranh hơn, toàn bộ hồ sơ cho vay đều được xác lập online và việc thẩm định khoản vay nhanh chóng nhờ hệ thống dữ liệu sẵn có cho phép phân tích và đánh giá, cho phép khách hàng nhận được đề xuất cho vay trong thời gian ngắn.

Như vậy, mặc dù Capital One cung ứng sản phẩm TDTD cơ bản là cho vay trả góp mua ô tô nhưng đã ứng dụng công nghệ để triển khai nhận và xử lý hồ sơ online, kết hợp với kênh phân phối truyền thống là đại lý bán xe để hoàn thành cung ứng khoản vay cho khách hàng.

2.3.1.2. Về chiến lược phát triển

Công ty Tài chính Alpus thuộc Ngân hàng Shinsei, Nhật bản

Ngân hàng Shinsei là một trong các tổ chức tài chính hàng đầu của Nhật bản, tiền thân là Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật bản thuộc sở hữu của Chính phủ Nhật bản. Năm 2000, ngân hàng Shinsei được tư nhân hóa và bán cho một công ty của Mỹ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022