Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Tín Dụng Của Ngân


quan khác dẫn đến việc trả nợ chưa thực hiện được đúng thời hạn, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Như vậy, những khoản nợ quá hạn này không phản ánh chân thực hiệu quả tín dụng.

Qui trình thủ tục vay vốn tuy được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng tín dụng của hệ thống NHNo&PTNT nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đặc biệt, việc thẩm định đối với các dự án đầu tư trung và dài hạn tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, còn thiếu kinh nghiệm và những thông tin phục vụ cho việc thẩm định cho vay. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tính khả thi của dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn, các dự án thực hiện cho vay hợp vốn. Chẳng hạn, mặc dù được nhiều tổ chức tín dụng cùng tham gia hợp đồng cung cấp tín dụng, tuy nhiên, đối với một số dự án, quá trình thẩm định ban đầu chỉ tính toàn nhu cầu vốn cố định, chưa tính toán nhu cầu vốn lưu động đối với toàn bộ vòng đời của dự án để cân đối tỷ lệ vốn tự có khách hàng phải tham gia, tỷ lệ vốn Ngân hàng cho vay, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm… Điều đó dẫn đến một số dự án sau khi đã hoàn thành công đoạn đầu tư tài sản cố định không có nguồn vốn lưu động để đi vào hoạt động. Khi ngân hàng xem xét tiếp tục đầu tư vốn, dự án không đáp ứng các điều kiện vay vốn như vốn tự có, giá trị tài sản bảo đảm… dẫn đến khả năng rủi ro rất cao, hiệu quả tín dụng không được đảm bảo.

Việc tính toán vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phương án phục vụ đời sống còn nhiều bất cập. Phương thức xử lý mối quan hệ giữa vốn tự có của khách hàng và số tiền được vay theo qui chế tín dụng còn nhiều vướng mắc. Cụ thể, theo Điểm 14, Điều 3, Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ/HĐQT-TDHo của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam quy định: Vốn tự có tham gia vào dự án vay bao gồm: “Vốn bằng tiền, giá trị tài sản khác. Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân tính thêm chi phí nhân công”. Tuy nhiên, trên thực tế việc


tính toán vốn tự có tham gia vào dự án, phương án SXKD của khách hàng (đối với doanh nghiệp) thông thường cán bộ tín dụng chỉ dựa trên cơ sở số liệu vốn lưu động ròng tại Bảng cân đối kế toán hằng năm. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu hoặc gía trị tài sản khác của doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện phương án SXKD là rất lớn lại không được tính vào vốn tự có. Điều này ảnh hưởng đến tính nhất quán trong việc thực hiện quy chế cho vay đối với khách hàng cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.

Khảo sát của tác giả luận án về đánh giá của cán bộ tín dụng của Ngân hàng về sự phù hợp trong cơ chế cho vay hiện tại của Ngân hàng với thực tế cho thấy có 93% ý kiến được hỏi đánh giá là phù hợp, và 7% ý kiến được hỏi cho rằng cơ chế cho vay chưa phù hợp. 62,31% số cán bộ tín dụng được hỏi cũng cho rằng thủ tục, quy trình cho vay hiện nay của ngân hàng là đơn giản. Trong khi còn tới 37,69% cán bộ tín dụng cho rằng thủ tục, quy trình cho vay của ngân hàng còn phức tạp. Với khách hàng, theo khảo sát gần 22% số người được hỏi cho rằng quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng ở mức trung bình và tương đối phức tạp.

Mười là, hoạt động marketing của Ngân hàng mới chỉ tập trung vào các hình thức tuyên truyền, quảng cáo, chưa xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu nhu cầu thị trường. Ngân hàng còn thụ động, trông chờ khách hàng tìm đến ngân hàng mà chưa chủ động tìm đến khách hàng. Ngân hàng tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu về vốn của khách hàng để xây dựng chiến lược cho vay phù hợp. Hạn chế này cản trở việc mở rộng dư nợ tín dụng.

Mười một là, tỷ lệ thu lãi tại Ngân hàng còn thấp. Bảng 3.18 cho thấy rõ điều đó.


Bảng 3.18: Tỷ lệ thu lãi tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. Lãi phải thu trong năm


264


379


590


631


621

2. Lãi đã thu

trong năm


230


333


535


574


478

3. Tỷ lệ thu lãi = (2/3)*100% (%)

87,12

87,86

90,68

90,96

76,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam - 11

Nguồn: NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam [53].

Bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ thu lãi tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2009: 87,12%; năm 2010: 87,86%; năm 2011: 90,68%; năm 2012: 91,96%. Tuy nhiên, đến 2013, tỷ lệ này chỉ đạt xấp xỉ 77%. Các khoản lãi chưa thu tập trung vào một số dự án cho vay dài hạn hợp vốn, thời gian thu lãi được quy định hàng quý hoặc 6 tháng/lần.

Ngoài nguyên nhân từ phía ngân hàng, còn có nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn và cơ chế chính sách cũng như các nguyên nhân khách quan khác.

Một là, đối với khách hàng vay vốn. Năng lực tài chính của đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như của người vay khu vực nông nghiệp nông thôn khá yếu kém, nguồn vốn chủ yếu dựa vào vốn vay nên rủi ro không trả được nợ khi kinh doanh thua lỗ rất cao. Những người vay này cũng còn nhiều hạn chế trong nhận định về cơ hội thị trường, xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả do đó khả năng rủi ro trong kinh doanh cao. Trình độ thống kê, báo cáo tài chính của những người vay này cũng hạn chế, nhiều trường hợp cố tình khai báo thông tin không chính xác do đó, việc phân tích tình hình doanh nghiệp dù có được ngân hàng thực hiện cẩn thận nhưng vẫn có thể không chính xác. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình không trả nợ Ngân hàng. Người vay vốn hầu như không mua bảo hiểm cho các phương án sản xuất kinh doanh của mình.


Nhiều khách hàng không đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn, dự án, phương án thiếu tính khả thi, chưa đủ tiêu chuẩn để được đầu tư vốn, cho nên việc thẩm định và đưa ra quyết định cho vay khó khăn: Nhiều doanh nghiệp chưa chứng minh được năng lực sản xuất, tài chính đủ điều kiện vay vốn hay không, nhất là điều kiện vốn tự có tham gia dự án, nhiều dự án thiếu tính khả thi hoặc không chứng minh được điều kiện đủ để thực hiện dự án, nhất là ở phương diện thị trường và tài chính.

Trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh của một số khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn hạn chế, thiếu hiểu biết về thị trường khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng một dự án hoặc phương án SXKD khả thi, không gắn với nhu cầu thị trường dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, thiếu thiện chí trong việc trả nợ, làm mất uy tín trong quan hệ vay vốn và gây tâm lý e ngại cho ngân hàng khi xem xét quyết định cho vay. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp do chưa nắm được cơ chế, điều kiện, thủ tục vay vốn, cứ nghĩ có tài sản bảo đảm có giá trị là ngân hàng phải giải quyết cho mình vay vốn nên thường có thái độ thiếu tích cực trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định của ngân hàng nên khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp càng khó khăn hơn.

Việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thật sự khách quan và trung thực, đa phần các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân thường kê khai nguồn vốn kinh doanh rất thấp so với thực tế nhằm hạn chế việc nộp thuế, làm cho cơ cấu và tình hình tài chính thiếu lành mạnh. Trường hợp này ngân hàng rất khó để xem xét giải quyết cho vay với số tiền lớn.

Hai là, môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập. Một số cơ chế chính sách của NHNN chưa phù hợp với thực tiễn. Cơ chế chính sách điều hành của Chính phủ, các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua có nhiều thay đổi quan trọng theo hướng tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi hơn để các NHTM có thể phát huy tối đa nội lực trong cho


vay. Quy chế cho vay mới theo Quyết định 1627 của NHNN đã mở rộng đối tượng vay vốn áp dụng đối với cả pháp nhân và cá nhân nước ngoài; các NHTM tự quyết định thời hạn cho vay (ngắn, trung hay dài hạn) mà không phân biệt vốn lưu động hay vốn cố định; thời hạn gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ thuộc thẩm quyền quyết định của NHTM, không phải xin phép NHNN… NHNN có quyết định cho phép các NHTM tự thoả thuận lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam với khách hàng, khả năng tự chủ nhằm phát huy tối đa khả năng của từng NHTM chắc chắn được nâng cao. Song vẫn còn thiếu đồng bộ, thường hay thay đổi, các văn bản pháp luật còn có sự mâu thuẫn hoặc dùng các cụm từ chung chung mang tính chất định tính, làm giảm tính khả thi của luật, tạo ra nhiều kẻ hở cho những đối tượng khách hàng thiếu thiện chí trả nợ; việc thực thi pháp luật đôi nơi còn không nghiêm, cụ thể một số trường hợp khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ.

Ngân hàng đã khởi kiện ra tòa kinh tế để giải quyết và các bản án cũng đã có hiệu lực thi hành, tuy nhiên việc thực thi pháp luật của cơ quan có chức năng chưa nghiêm gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng trong việc thu hồi nợ, làm hạn chế khả năng cấp tín dụng của ngân hàng. Cơ chế, chính sách pháp luật nước ta còn chưa nghiêm, chưa đủ tính răn đe. Việc kê biên tài sản xử lý thi hành án dân sự còn rất chậm, thiếu tính cương quyết dẫn đến việc khách hàng vay vốn chây ỳ, bất hợp tác và chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Các bản án đã có hiệu lực từ lâu nhưng việc thi hành bản án vẫn liên tiếp vấp phải sự trì hoãn từ phía cơ quan Thi hành án.

Việc xử lý bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do thiếu sự hợp tác của khách hàng cũng như sự cương quyết của cơ quan thi hành án, tài sản không có người mua hoặc mua với giá quá thấp, sau khi xử lý bán tài sản ngân hàn vẫn không thu hồi đủ nợ gốc hoặc lãi. Quy định của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng, chứng thực hồ sơ bảo thế chấp tuy giải quyết được một số quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình giao dịch nhưng cũng gây không ít khó khăn


trong quá trình thực hiện, làm cho thủ tục giải quyết hồ sơ vay vốn của ngân

hàng càng phức tạp và mất nhiều thời gian.

Việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của cơ quan nhà nước cho cá nhân, doanh nghiệp còn rườm rà, phức tạp, chậm chạp và tốn nhiều chi phí (phí, thuế, chi phí ngầm…) làm cho người dân và doanh nghiệp không muốn thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản dẫn đến các điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng bị giảm sút.

Sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật tỉnh Quảng Nam trong việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ chưa tích cực. Việc xử lý tài sản thế chấp phải qua nhiều cấp, ngành dẫn đến thời gian xử lý quá lâu, giá trị tài sản bảo đảm bị sụt giảm, mất giá trị, không có khả năng thu hồi nợ từ bán các tài sản bảo đảm.

Cơ chế bảo đảm tiền vay, tiêu chí phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, pháp lệnh về thống kê, quản lý thông tin chưa phù hợp. Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng cấp trên còn hạn chế.

Khảo sát của tác giả luận án đối với cán bộ tín dụng của Ngân hàng cho thấy có 66,54% người được hỏi cho rằng văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam là rõ ràng. Trong khi đó, có tới 33,46% số người được hỏi cho rằng NHNo&PTNT Việt Nam hướng dẫn chưa rõ ràng về các quy định đối với hoạt động tín dụng.

Cũng theo khảo sát, 35,38% số cán bộ tín dụng được hỏi cho rằng họ gặp vướng mắc khi cho vay là do những yếu tố pháp lý và 49,62 % cho rằng những vướng mắc liên quan đến thủ tục về hồ sơ cho vay.

Ba là, thông tin, số liệu về khách hàng phục vụ cho NH trong việc tính toán, thẩm định tín dụng chưa đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng, về hiệu quả kinh tế - xã hội và tính khả thi của dự án, phương án. Pháp lệnh Kế toán, thống kê chưa được thực hiện nghiêm túc, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân. Các số liệu về doanh nghiệp cũng như về dự án và về các tiêu chuẩn khác thiếu chính xác dẫn đến


kết quả tính toán các chỉ tiêu điểm hoàn vốn, NPV, IRR và mốc để so sánh các chỉ tiêu chưa chính xác. Khảo sát của tác giả Luận án cho thấy, có tới 15% cán bộ tín dụng được hỏi cho rằng họ gặp nhiều khó khăn khi nắm bắt thông tin về khách hàng.

Nguồn thông tin do NHNN cung cấp thiếu đầy đủ, thiếu chính xác và rất nghèo nàn. Ngân hàng dựa vào thông tin CIC từ NHNN là chính nhưng nguồn thông tin có nhiều hạn chế như thông tin cung cấp chỉ tập trung vào quan hệ tín dụng và dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, chưa phản ánh được năng lực tài chính của khách hàng. Nguồn thông tin đơn điệu, nghèo nàn do đó, quyết định cấp tín dụng còn gặp nhiều rủi ro.

Bốn là, môi trường kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng chịu sự ảnh hưởng lớn của môi trường kinh tế. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, các chính sách vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh và liên tục thay đổi. Do vậy, chỉ một sự thay đổi của chính sách vĩ mô cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, biểu thuế suất đối với mặt hàng xuất nhập khẩu thay đổi sẽ làm giá cả hàng hoá thay đổi, ảnh hưởng đến nguồn thu dự kiến của doanh nghiệp cũng như khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Giai đoạn 2009- 2013, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Những bất ổn kinh tế vĩ mô và thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất của doanh nghiệp. Nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ.

Ngày nay hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại, ngoài các yếu tố về vốn, điều kiện trang thiết bị, con người... thị phần hoạt động đóng vai trò rất lớn trong việc đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Trước sự hình thành và mở rộng ào ạt của các NHTM cổ phần về khu vực nông thôn làm cho khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trở nên khốc liệt hơn. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay có đến 20 NH đang hoạt động tạo ra nguy cơ thu hẹp thị phần đối với các ngân hàng lớn, trong đó có NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.


Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM


4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

4.1.1. Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam là NHTM nhà nước duy nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Với lợi thế về thị phần nguồn vốn và dư nợ chiếm tỷ trọng cao so với các NHTM Cổ phần và ngân hàng nước ngoài, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã tạo được vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngoài việc, đảm nhiệm vai trò cung cấp tín dụng cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn phù hợp với mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, thời gian qua NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã mở rộng tín dụng đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam.

* Định hướng đến năm 2020 của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam

- Phấn đấu trở thành chi nhánh hàng đầu trong việc mở rộng thị phần tín

dụng của trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững.

- Hoạt động tín dụng ngân hàng phải bám theo định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, hướng mọi hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở hạn chế thấp nhất rủi ro trong công tác cho vay, đồng thời tiết giảm chi phí hoạt động. Qua đó thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển và góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của NHNN.

- Mở rộng tín dụng phải đi đôi với tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa phương, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam xem huy động vốn là nhiệm vụ


quyết định khả năng mở rộng tín dụng, đây là chiến lược lâu dài nhằm hạn chế rủi ro về lãi suất, đảm bảo một khoản chênh lệch nhất định giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra phù hợp theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hiệu quả về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Trong công tác huy động vốn không hạn chế mức tối đa, phấn đấu thừa vốn để tạo nguồn điều hoà cho NHNo&TPNT.

- Gắn hoạt động tín dụng với định hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh phát triển; trong đó với vai trò của một NHTM nhà nước duy nhất hiện nay trên địa bàn, chi nhánh sẽ đặc biệt ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Đảng và nhà nước như Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X Về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Nghị định 41/2010/ND-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các của văn bản khác của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng là nhiệm vụ thường xuyên được đặt lên hàng đầu trong công tác cho vay tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam theo phương châm "Mở rộng tín dụng phải đi đôi với công tác nâng cao chất lượng tín dụng", trên cơ sở nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc của quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay đối với khách hàng. Trong công tác thẩm định dự án đặc biệt coi trọng khâu đánh giá tính khả thi của dự án và tình hình tài chính của chủ đầu tư và định giá tài sản đảm bảo nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.

- Hoạt động tín dụng phải hướng đến mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo lãi suất thực dương. Trong giai đoạn trước mắt, hoạt động này phải đảm bảo tạo ra nguồn thu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, nhưng về lâu dài đa dạng hóa các nguồn thu ngoài tín dụng sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược kinh doanh tại đơn vị. Mở rộng tín dụng, gia tăng số lượng khách hàng tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng


cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ khác đến với khách hàng, vì khi khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng thì sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ khác có liên quan như dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế dịch vụ mua bán ngoại tệ... góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt theo từng nhóm đối tượng khách hàng như phân theo nhóm khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có nguồn thu ngoại tệ ổn định; nhóm khách hàng có quan hệ truyền thống được xếp loại tín nhiệm A, AA, AAA theo quy định của NHNo&PTNT; nhóm khách hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ và Thông tư 14 của ngân hàng nhà nước... đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác và hiệu qủa từ hoạt động tín dụng. Việc xác định lãi suất cho vay phải đặt trong mối quan hệ với việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, theo hướng ngân hàng phải đưa ra những gói sản phẩm (trong đó sản phẩm chính là tín dụng) đảm bảo mang lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh và đây trở thành nguyên tắc trong việc xác định lãi suất và định giá sản phẩm dịch vụ.

- NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam từng bước hướng đến việc chuẩn hóa tất cả các quy chế và các bước trong quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tín dụng ngân hàng như hoàn thiện quy định cung cấp tín dụng đối với khách hàng, quy trình về bảo lãnh, bao thanh toán, quy định về công tác đảm bảo tiền vay, quy trình về quản lý rủi ro... đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ để thống nhất triển khai trong toàn chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHNo&PTNT tỉnh Quảng nam; đồng thời nâng cao trình độ quản trị ngân hàng hiện đại nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, an toàn và hiệu quả.

- Trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tín dụng nói riêng tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, hai nguồn lực con người và công nghệ luôn được ưu tiên đầu tư để giảm chi phí hoạt động,


hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay đối với khách hàng. Đối với đội ngũ nhân sự cần tạo ra đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ, có trình độ chuyên sâu trong công tác thẩm định, quản lý dự án đầu tư; đồng thời thường xuyên đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng và công nghệ phục vụ hoạt động tín dụng.

4.1.2. Mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Các mục tiêu chủ yếu của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đến năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 15%/năm

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 10% - 15%.

Trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng tối đa 40%/tổng dư nợ

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm từ 15% - 20%.

- Tỷ lệ thu ngoài tín dụng: tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-15%.

- Tỷ lệ nợ xấu: Dưới 5%.

- Lợi nhuận: Tăng trưởng bình quân hàng năm 10%. Đảm bảo đủ hệ số

tiền lương theo cơ chế khoán của ngành.


4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

4.2.1. Nhóm các giải pháp cải thiện các chỉ tiêu về hiệu quả tín

dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam

4.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách hợp lý

- Theo kết quả nghiên cứu ở chương 3, tác giả nhận thấy rằng nhân tố EUC (Hiệu quả sử dụng vốn) có tương quan thuận với hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, nghĩa là có tác động tích cực làm tăng PG (hiệu quả tín dụng). Phần lớn tài sản của các ngân hàng hình thành từ nợ vay và nguồn huy động, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn hợp lý giúp ngân hàng có cơ hội gia tăng thêm lợi nhuận. Do đó, Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ này ở mức trên mức bình quân, khi đó hiệu quả tín dụng sẽ được cải thiện hơn vì nếu tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình làm mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận, lúc đó hiệu quả tín dụng (PG) của ngân hàng sẽ giảm xuống.


Tuỳ theo từng thời kỳ mà ngân hàng cần ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn hay trung dài hạn. Để từ đó hình thành các tài sản tương ứng nhằm giảm bớt rủi ro, đảm bảo lợi nhuận ổn định. Khi chưa đạt đến giới hạn tối ưu thì ngân hàng sẽ có lợi khi sử dụng nợ để gia tăng tài sản sinh lời, còn vượt quá giới hạn nợ tối ưu của mình đồng nghĩa với việc lạm dụng tỷ lệ này dễ dẫn đến gia tăng tài sản chất lượng kém và nguy cơ rủi ro tài chính ngày càng cao.

4.2.1.2. Xác định vòng quay vốn tín dụng phù hợp

Theo kết quả nghiên cứu ở chương 3, tác giả nhận thấy rằng nhân tố ROD (vòng quay vốn tín dụng) có tương quan thuận với hiệu quả tín dụng của NHNo nghĩa là có tác động tích cực làm tăng PG (hiệu quả tín dụng). Nếu như số vòng quay càng nhanh thì sự vận động của sẽ càng tăng lên, lợi nhuận từ sự vận động này cũng từ đó mà được nâng cao. Để duy trì tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tương đối tốt và an toàn như hiện nay, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hồi nợ. Ngân hàng cần có chính sách đãi ngộ nhằm tăng trưởng doanh số cho vay đồng thời đẩy mạnh công tác thu hồi nợ.

4.2.1.3. Gia tăng tài sản có và giảm bớt rủi ro tín dụng

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì Hệ số rủi ro tín dụng (ROD) có tương quan nghịch với hiệu quả tín dụng của ngân hàng nghĩa là khi hệ số rủi ro tín dụng càng cao thì hiệu quả tín dụng của ngân hàng càng giảm. Điều này cũng phù hợp trong một số trường hợp dư nợ ngân hàng tăng nhanh mà tổng tài sản có không tăng nhiều và tình hình nợ xấu tăng dẫn đến hiệu quả tín dụng không cao. Chính từ những nghiên cứu trên tác giả đã đưa ra giải pháp gia tăng tổng tài sản có và giảm bớt tài sản có rủi ro.

Việc gia tăng tổng tài sản có sao cho phù hợp với tổng dư nợ hiện nay rất cần thiết vì nếu tổng dư nợ quá cao so với tài sản có sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Muốn tăng hiệu quả tín dụng, Ngân hàng cần phải cân đối tỉ số này. Phải đảm bảo giữa chất lượng dịch vụ và rủi ro trong hoạt động tín dụng.

4.2.1.4. Giảm tỷ lệ nợ xấu

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có tương quan

nghịch với hiệu quả tín dụng của ngân hàng nghĩa là khi nợ xấu càng tăng thì

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí