Đây chính là số vốn khách hàng tham gia vào phương án. Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với phương án đầu tư của mình, Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn tham gia vào dự án đủ lớn, điều này cho thấy sự tự tin và cam kết của người đi vay đối với phương án triển khai, càng nhiều vốn tự có thì người đi vay càng ít khả năng từ bỏ phương án nếu gặp phải tình trạng khó khăn. Các tổ chức tín dụng thường xác lập một mức đóng góp tối thiểu vào dự án.Thậm chí trong những khoản vay cá nhân để mua nhà, ngân hàng cũng thường đòi hỏi ít nhất 20% tiến đóng góp của khách hàng trong tổng số tiền mua nhà. Vốn này có thể được tích luỹ trong quá trình làm việc trước đây của khách hàng.
Collateral (Tài sản đảm bảo nợ vay. Xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo hay không và khả năng thanh lý tài sản mà khách hàng dùng để thế chấp hay cầm cố như thế nào). Tài sản đảm bảo được biết đến như là nguồn trả nợ thứ hai. Khi mà khoản vay không được hoàn trả bởi nguồn trả nợ thứ nhất, các tổ chức tín dụng sẽ lấy quyền sở hữu của các khoản thế chấp, chuyển nhượng nó và sử dụng phần tiền thu được để trừ vào khoản nợ chưa trả. Theo nghĩa đen của từ colatteral là “ đi kèm theo”, tức nói đến tính an toàn kèm theo khoản vay nợ. Việc xử lý tài sản thế chấp của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợ khác. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khác ngoài tài sản hình thành từ phương án vay làm tài sản thế chấp. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh cùng với tài sản đảm bảo. Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảo lãnh cam kết thanh toán nếu người vay không trả được nợ.
Character (Tư cách của khách hàng vay vốn. Xem xét sự trung thực, ý thức trách nhiệm và sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng). Là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tượng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không. Những người có tư cách tốt, sẽ nỗ lực đến cùng để hoàn trả nợ vay, đồng thời sẵn lòng hợp tác cũng như công khai với ngân hàng nếu cá nhân đang gặp khó khăn về tài chính. Không giống như những chỉ báo về năng lực tài chính được thể hiện qua nguồn thu nhập, tư cách của
khách hàng là yếu tố bên trong, có thể được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh như trách nhiệm, đạo đức, danh tiếng, dữ liệu quá khứ của người đi vay, lịch sử giao dịch tại các tổ chức tín dụng…
Conditions (Các điều kiện khác - Xem xét những yếu tố kinh tế và hoàn cảnh môi trường có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng như: sự ổn định của nền kinh tế, ổn định nghề nghiệp của khách hàng,…) Việc quyết định cho vay thường dựa vào việc phân tích các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài. Đối với những khoản vay càng rủi ro thì các điều kiện vay và thời hạn vay cần được xem xét phức tạp hơn. Xem xét các điều kiện và nhân tố bên ngoài có thể ảnh hường đến tình hình công việc và nguồn thu nhập của người đi vay, từ đó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoàn trả nợ cho khoản vay. Các yếu tố cần được xem xét như
:Tình hình nền kinh tế hiện tại cũng như trong tương lai, chính sách của nhà nước….Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét các yếu tố bên trong như :tình trạng nguồn vốn của ngân hàng, chi phí sử dụng vốn, đội ngũ nhân sự, trang thiết bị hiện tại của ngân hàng….
Hình 2.1: Mô hình 5C
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Lãnh Vực Du Lịch
- Các Lý Thuyết Có Liên Quan Đến Cung – Cầu Tín Dụng Ngân Hàng
- Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 8
- Mô Hình Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Tín Dụng Nh Đối Với Doanh Nghiệp Trong Lãnh Vực Du Lịch
- Thang Đo Phát Triển Tín Dụng Đối Với Lĩnh Vực Du Lịch Của Các Nhtm
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Capacity
Character
Capital
5C
Condition
Collateral
(Nguồn: Peavler (2013))
*Mô hình CAMPARI
Theo Brown và Moles (2008), Mô hình CAMPARI - là viết tắt của Character, Ability, Means, Purpose, Amount, Repayment, Insurance.
Character: đặc tính, nhân cách của khách hàng (như mô hình 5C)
Ability: Năng lực của khách hàng (như mô hình 5C)
Margin: (Lợi nhuận biên mà khách hàng mang lại) Đây là khoản lợi nhuận thu được của tổ chức tín dụng khi thực hiện cấp phát tín dụng, bao gồm lợi nhuận thu được từ lãi vay, lợi nhuận từ các dịch vụ khác như : chuyển tiền, dịch vụ thẻ… hoặc lợi ích thu đượ từ mối quan hệ của khách hàng vay.
Lợi nhuận biên là một trong những tiêu chí mà tổ chức tín dụng đánh giá xem xét rất kỹ khi quyết định cấp tín dụng hay không, lợi nhuận biên sẽ quyết định kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, có những khoản vay có lãi suất thấp nhưng thu được phí dịch vụ cao hoặc từ đó có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng khác thì các tổ chức tín dụng vẫn quyết định cho vay.
Purpose: (Mục đích vay vốn) Mục đích vay vốn phải phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với chủ trương phát triển của cơ quan Nhà nước và đồng thời phải phù hợp với định hướng ngành nghề, chỉ tiêu về dư nợ vay theo mục đích của mỗi Tổ chức Tín dụng.
Amount: (Số tiền vay) Số tiền vay phải phù hợp với quy định về giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như những quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu. Bên cạnh đó số tiền vay phải cũng phải phù hợp với nhu cầu vốn mà khách hàng còn thiếu để triển khai dự án, cũng như phù hợp với giá trị tài sản thế chấp.
Repayment: (Khả năng hoàn trả của khách hàng) Trong hoạt động kinh doanh của mình vấn đề làm cho các ngân hàng lo ngại là các khoản nợ quá hạn, các khoản vay không có khả năng thu hồi. Vì vậy các tổ chức tín dụng luôn tập trung vào việc đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng tạo ra thu nhập , chi phí, nhân thân, tài sản đảm bảo..
Insurance: (Các khoản đảm bảo cho tín dụng) Là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản (Cầm cố, thế chấp
bằng tài sản của khách hàng vay; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay) hoặc cho vay không có bảo đảm.Khách hàng vay được tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, tổ chức tín dụng phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn. Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
*Mô hình quyết định tín dụng
Theo Lê Văn Tề (2009), quyết đinh tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Cơ sở để ra quyết định tín dụng trước hết dựa vào thông tin thu thập và xử lý hồ sơ tín dụng do giai đoạn trước chuyển sang, kế đến, dựa vào những thông tin khác hoặc thông tin cập nhật hoá có liên quan, thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau đã được cập nhật hoá, đặc biệt là các thông tin đáng tin cậy từ các công ty nghiên cứu thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, các quy định về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn của ngân hàng, kết quả thẩm định các hình thức bảo đảm tiền vay để ra quyết định tín dụng, có cho khách hàng vay hay không (Hình 2)
Hình 2.2: Mô hình quyết định tín dụng
Người đi vay
Phân tích, thẩm định tín dụng
Chính sách của NH
Quyết định tín dụng
Tình hình tài chính
Tài sản đảm bảo
Mục đích vay vốn
Uy tín
Môi trường kinh tế
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1. Các nghiên cứu có liên quan về tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực du lịch
*Nghiên cứu quốc tế
Đối với các nghiên cứu về tín dụng dành cho du lịch có thể nói là chưa nhiều, theo lược khảo các nghiên cứu trước của tác giả thì có rất ít các nghiên cứu về lĩnh vực này, như ở Kenya của Norah Buyaki Ratemo và ctg (2013), ở Romania của Badulescu, D., và ctg (2016). Sự khác nhau trong kết quả của các nghiên cứu chỉ ra rằng một trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau, thì các yếu tố ảnh hưởng tìm ra là khác nhau. Cụ thể:
Norah Buyaki Ratemo và ctg (2013), nghiên cứu ảnh hưởng của tài sản thế chấp đối với việc cấp vốn tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại 40 NHTM có tài trợ cho lĩnh vực du lịch ở Kenya. Bằng mô hình hồi quy OLS, kết quả chỉ ra rằng tài sản thế chấp theo quy mô khách sạn vừa và nhỏ ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tài sản cá nhân của đại diện của khách sạn được xem xét khi gia hạn tín dụng cho khách sạn, và hầu hết ngân hàng đều yêu cầu bảo lãnh cá nhân của người quản lý khách sạn hoặc giám
đốc trước khi mở rộng các khoản tín dụng cho các khách sạn. Các khách sạn vừa và nhỏ nên đảm bảo rằng lịch sử trả nợ, xếp hạng tín dụng và uy tín của họ trên mức trung bình. Họ phải đảm bảo rằng điểm tín dụng của họ không thuộc nhóm chú ý để khi họ tìm kiếm nguồn tài chính, hoặc bị từ chối hoặc cung cấp tài chính với chi phí cao. Cuối cùng, các khách sạn vừa và nhỏ cần đảm bảo rằng họ tuân thủ báo cáo và công bố tài chính thận trọng để giảm sự bất cân xứng thông tin giữa họ và các NHTM làm tăng chi phí tín dụng. Hơn nữa, các khách sạn vừa và nhỏ nên có sự tham gia của ban lãnh đạo có năng lực, những người không chỉ tạo mối quan hệ tốt với các NHTM mà còn hướng khách sạn đến lợi nhuận.
Badulescu, D., và ctg (2016) nghiên cứu vấn đề cung tài chính để phát triển du lịch nông thôn ở Romania với bộ dữ liệu chính bao gồm 67 câu trả lời từ các nhà quản lý đang làm việc tại 20 ngân hàng tại Romania. Nghiên cứu điều tra các vấn đề liên quan về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn và các ngân hàng, các vấn đề tài chính theo ngành cụ thể (rủi ro kinh doanh du lịch, các đặc thù có thể ảnh hưởng đến chính sách tín dụng) loại ngân hàng thích hợp nhất cho các DNNVV trong lĩnh vực du lịch. Kết quả cho thấy các DNNVV ở lĩnh vực du lịch nông thôn để thu hút các nguồn tài chính từ phía ngân hàng, cần đa dạng hóa các nguồn thu nhập, liên kết và tuân thủ các thương hiệu được công nhận và duy trì tỷ lệ đòn cân nợ hợp lý. Sự tham gia của các ngân hàng điện tử trong việc đồng tài trợ cho các dự án của EU có thể là một cách để thúc đẩy và củng cố các DNNVV phát triển du lịch nông thôn, và các ngân hàng tư nhân trong nước có thiện chí và xu hướng cấp vốn cho lĩnh vực du lịch nông thôn lớn hơn.
Ngoài ra, còn các nghiên cứu gần về các mối quan hệ giữa du lịch và sự phát triển trong khu vực tài chính tại Fiji của Kumar và Kumar (2013; Liao, K. C. và ctg (2018) tại Trung Quốc; Ngoasong và Kimbu (2016) tại Cameroon; Ohlan, R. (2017) tại Ấn Độ; Thổ Nhĩ Kỹ của Katircioglu, S. và ctg (2017); Liao, K. C. và ctg (2018) tại Trung Quốc. Cụ thể:
Kumar và Kumar (2013) đã điều tra sự đóng góp của du lịch với các động lực đương đại khác như phát triển tài chính và đô thị hóa trong tăng trưởng kinh tế ở Fiji trong giai đoạn 1981-2009 bằng mô hình ARDL. Họ phát hiện ra rằng du lịch
chiếm 0,13% trên đầu ra của mỗi lao động, trong khi phát triển tài chính có sức mạnh đóng góp lớn nhất với 0,71% trên mỗi 1% tăng trong dài hạn. Kumar (2014) đã khám phá các động lực của mối quan hệ giữa công nghệ chuyển đổi thông tin (ICT), du lịch và phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1980–2010 bằng cách sử dụng mô hình kiểm định giới hạn ARDL. Kết quả cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả hai chiều tồn tại giữa du lịch và sản lượng trên mỗi lao động cho thấy rằng cả du lịch và sản lượng trên mỗi lao động đều hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, du lịch chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, trong khi phát triển CNTT và tài chính có ảnh hưởng lâu dài đến sản lượng trên mỗi lao động.
Ridderstaat và Croes (2015) đã điều tra xem liệu chu kỳ cung tiền ở Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến chu kỳ nhu cầu du lịch đối với Aruba và Barbados hay không. Kết quả cho thấy rằng các chu kỳ cung ứng tiền có thể tác động đến các chuyển động theo chu kỳ của cầu du lịch và các tác động đó là không đối xứng, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của các chu kỳ.
Başarir và Çakir (2015) đã điều tra mối quan hệ ngẫu nhiên giữa du lịch, phát triển tài chính, tiêu thụ năng lượng và phát thải carbon ở Thổ Nhĩ Kỳ và bốn quốc gia Liên minh châu Âu, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp, trong giai đoạn 1995– 2010. Họ phát hiện ra sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả kiểu phản hồi giữa lượng khách du lịch và sự phát triển tài chính. Shahbaz và ctg (2016) đã xem xét mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng đối với Malaysia bằng cách kết hợp phát triển tài chính và mở cửa thương mại trong giai đoạn 1975–2013. Kết quả của họ cho thấy sự hiện diện của quan hệ nhân quả hai chiều giữa du lịch và sản lượng bình quân đầu người, phát triển tài chính và du lịch và mở cửa thương mại và nhu cầu du lịch, chỉ ra phản hồi hoặc tác động tăng cường lẫn nhau giữa các biến số và cung cấp bằng chứng rằng du lịch là trọng tâm để nâng cao các ngành chính và mức thu nhập chung. Ngoasong và Kimbu (2016) đã để phân tích vai trò của các tổ chức tài chính vi mô phi chính thức đối với hoạt động kinh doanh du lịch do sự phát triển ở Cameroon. Họ nhận thấy rằng hành động tập thể trong các tổ chức tài chính vi mô phi chính thức đã tạo điều kiện cho các thành viên khởi nghiệp thành lập các công ty du lịch nhỏ.
Ohlan, R. (2017) nghiên cứu về mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ bằng cách xem xét tầm quan trọng tương đối của phát triển tài chính trong giai đoạn 1960–2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng du lịch, tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính được gắn kết với nhau, kết quả này hàm ý rằng du lịch trong nước làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ cả trong dài hạn và ngắn hạn. Katircioglu, S. và ctg (2017) nghiên cứu về tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng trong ngành du lịch và khách sạn của Thổ Nhĩ Kỳ thông qua kiểm định quan hệ nhân quả Granger. Dữ liệu được sử dụng trong bài viết này là số liệu hàng năm trong giai đoạn từ 1960 - 2015. Các biến là tổng số khách du lịch quốc tế đến và lưu trú tại các cơ sở du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ (T), chỉ số tài chính tổng hợp làm đại diện cho sự phát triển tài chính (FD ), Dòng vốn FDI tính theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và độ mở thương mại quốc tế (OPEN). Các biến T, FDI và OPEN được lấy từ TURKSTAT (2017). Phát hiện chính của nghiên cứu này là phát triển du lịch và phát triển tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong mối quan hệ cân bằng dài hạn. Lĩnh vực tài chính có tác động tích cực và cao đến phát triển du lịch. Phát hiện này ủng hộ thực tế rằng FDI và các chuyến công tác đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ, và hệ thống tài chính có vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các hoạt động và đầu tư tập trung vào du lịch. Govdeli, T., & Direkci, T. B. (2017). Cũng cho thấy tăng doanh thu từ du lịch có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn tại 34 quốc gia OECD trong giai đoạn 1997 - 2012.
Liao, K. C. và ctg (2018) sử dụng dữ liệu từ năm 2000 - 2016 của ba thành phố du lịch ở Trung Quốc cũng cho thấy du lịch có ảnh hưởng đến sự phát triển của tài chính với những tác động tích cực hoặc tiêu cực tạm thời. Nghiên cứu cũng cho thấy các tổ chức tài chính cần đa dạng hóa các công cụ tài chính và công cụ tài trợ để nâng cao hiệu quả phân bổ vốn tài chính trong tăng trưởng của ngành du lịch. Do chu kỳ đầu tư của ngành du lịch dài nên việc thu tiền chậm; nhưng thu nhập ổn định trong giai đoạn cuối và các ngành tài chính cần phát triển các sản phẩm tài chính để cải thiện nguồn vốn tài chính. Ngoài ra, các ngành tài chính cần cân đối sự phát triển phối hợp giữa tài trợ gián tiếp và tài trợ trực tiếp để có thể không ngừng tối ưu hóa cơ cấu tài chính, đẩy nhanh việc xây dựng thị trường vốn đa cấp, tăng tỷ trọng