Thang Đo Phát Triển Tín Dụng Đối Với Lĩnh Vực Du Lịch Của Các Nhtm


vay thì hoạt động cho vay sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra.

Giả thuyết H1: Nhóm nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay đối với lĩnh vực du lịch.

Bảng 3.1: Thang đo nhóm nhân tố vĩ mô (môi rường)


STT

Biến quan sát

Ký hiệu

1

Thu nhập bình quân đầu người cao

VM1

2

Tỷ lệ lạm phát thấp

VM2

3

Tỷ lệ thất nghiệp thấp

VM3

4

Chính sách ưu đãi đặc biệt của chính phủ hỗ trợ du lịch

VM4

5

Công tác quản lý chặt chẽ, thủ tục hành chính đơn giản

VM5

6

Chính sách tài chính tiền tệ nới lỏng

VM6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 10

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng: Đây là nhóm nhân tố thể hiện khả năng, năng lực của NHTM. NHTM có khả năng, năng lực càng cao thì khả năng cho vay và khả năng mở rộng hoạt động tín dụng, phát triển sản phẩm mới càng cao. Nhóm các nhân tố về phía ngân hàng liên quan đến khả năng về nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn, đội ngũ nhân sự, công nghệ quản lý và các quy định cho vay của ngân hàng.

Giả thuyết H2: Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay đối với lĩnh vực du lịch.


Bảng 3.2: Thang đo nhóm nhân tố từ phía ngân hàng


STT

Biến quan sát

Ký hiệu

1

Nguồn vốn

NH1

2

Chi phí sử dụng vốn thấp

NH2

3

Đội ngũ nhân sự

NH3

4

Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ

NH4

5

Quy định của Ngân hàng

NH5


Chinh sách, chiến lược của NH về phát triển TD


(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Năng lực của khách hàng: Nhân tố này thể hiện khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng phải đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu của ngân hàng và pháp luật.

Giả thuyết H3: Năng lực khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay đối với lĩnh vực du lịch.

Bảng 3.3: Thang đo năng lực khách hàng


STT

Biến quan sát

Ký hiệu

1

Độ tuổi khách hàng/Số năm thành lập công ty

KH1

2

Trình độ chuyên môn/Lĩnh vực kinh doanh

KH2

3

Thời gian cư trú tại địa bàn/Pháp lý của tổ chức

KH3

4

Nguồn thu nhập (Mức lương, chi phí cuộc sống/Doanh thu

thuần, chi phí SXKD,…)

KH4

5

Tính ổn định của nguồn thu nhập

KH5

6

Thu nhập ròng/Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

KH6

7

Khả năng tham gia vốn tự có vào phương án

KH7

8

Uy tín của khách hàng

KH8

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


Nhóm nhân tố thuộc về khoản vay: thể hiện khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của NHTM. Để đánh giá hiệu quả một sản phẩm tín dụng, ngân hàng cần xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của khoản vay như: đo lường khả năng sinh


lời hoặc rủi ro của sản phẩm tín dụng đó (thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao, lãi suất cao thì khả năng sinh lời cao, quy mô khoản vay càng lớn thì khả năng sinh lời càng lớn …).

Bảng 3.4: Thang đo nhóm nhân tố thuộc về khoản vay


STT

Biến quan sát

Ký hiệu

1

Giá trị khoản vay

KV1

2

Kỳ hạn vay

KV2

3

Lãi suất

KV3

4

Phương thức thanh toán

KV4

5

Tài sản đảm bảo

KV5

6

Khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro

KV6

(Nguồn: tác giả tổng hợp)


Giả thuyết H4: Nhóm nhân tố thuộc về khoản vay có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định cho vay đối với lĩnh vực du lịch.

Phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch: Khả năng cho vay và phát triển một sản phẩm tín dụng cụ thể tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Để quyết định phát triển, mở rộng một sản phẩm tín dụng, NHTM cũng cần phải đánh giá về thị trường, khả năng sinh lời, độ rủi ro.

Bảng 3.5: Thang đo phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch của các NHTM


STT

Biến quan sát

Ký hiệu

1

Thị trường tiềm năng

PT1

2

Lợi nhuận cao

PT2

3

Rủi ro thấp

PT3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Từ việc định nghĩa, xây dựng thang đo và giải thích các giả thuyết nghiên cứu, nhóm tác giả xây dựng mô hình gồm 4 nhân tố tác động đến việc phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch được biểu diễn bằng hàm số:

f(PT) = f(VM, NH, KH, KV)


Trong đó: PT là biến phụ thuộc; VM, NH, KH, KV là các biến độc lập.


Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, theo Hair và cộng sự (1998) kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát, còn đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n=50 + 8*m, với m là số biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 1996). Theo số lượng biến quan sát và số biến độc lập trong mô hình đề xuất, mẫu nghiên cứu tối thiểu là n=140. Vì vậy, kết quả khảo sát thu về 194 phiếu với mẫu nghiên cứu n = 194 là phù hợp với điều kiện mẫu tối thiểu.

3.2.2. Biện minh cho thiết kế nghiên cứu hỗn hợp

Việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu hỗn hợp đã và đang nhận được sự ủng hộ ngày càng nhiều từ phía các nhà nghiên cứu. Vì mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những hạn chế và mang một số vấn đề cố hữu, việc sử dụng duy nhất một phương pháp để tiếp cận vấn đề có khả năng cho ra kết quả hạn chế.

Phương pháp hỗn hợp được cho là phù hợp và có khả năng phục vụ cho mục đích nghiên cứu tốt hơn là chỉ sử dụng một phương pháp định lượng hay định tính duy nhất. Nghiên cứu này chọn phương pháp hỗn hợp tuần tự. Theo Tashakkori và Teddlie (1998), một thiết kế phương pháp hỗn hợp tuần tự với nghiên cứu định tính tiếp sau là nghiên cứu định lượng là một loại trình tự phổ biến, bởi vì trong hầu hết các nghiên cứu, các công cụ định lượng được sử dụng sau khi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn định tính với một mẫu nghiên cứu thích hợp và các số liệu định tính đã được phân tích.


3.3. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu hỗn hợp được trình bày trong Hình 3.2.


Khảo sát chuyên gia

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Phân tích dữ liệu thống kê từ dữ liêu cấp tín dụng ngân hàng về du lịch, và tổng hợp các kết quả từ khảo sát chuyên gia

Phát triển các giả thuyết


Kết luận

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

Khảo sát các đối tượng NC bằng bảng câu hỏi

Phân tích dữ liệu

Kiểm định giả thuyết

Nguồn: Tashakkori và Teddlie (1998)


Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), có thể thực hiện quy trình nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng như sau:

(1) Nghiên cứu định tính (Qualittative study) để điều chỉnh thang đo.

(2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ (Quantitative pilot study) để đánh giá sơ bộ thang đo. Các thang đo được kế thừa từ các quốc gia phát triển để áp dụng tại các quốc gia đang phát triển thì bước nghiên cứu định lượng sơ bộ là rất quan trọng (Hair, 2010).

(3) Nghiên cứu định lượng chính thức (Main study) để kiểm định lại thang đo và mô hình lý thuyết.


Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện quy trình nghiên cứu theo sơ đồ sau:


Vấn đề nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết và

các nghiên cứu trước


Mô hình nghiên

cứu dự kiến

Thảo luận với các

chuyên gia

Nghiên cứu định lượng

- Khảo sát các đối tượng

Mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu Phân tích thống kê mô tả Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Viết báo cáo


3.3.1. Nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả đề xuất

Điều chỉnh mô hình

Mô hình nghiên

cứu chính thức

Hình 3.3 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính hướng đến hai nội dung chính là:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các DNNVV ngành du lịch tại Lâm Đồng của các NHTM và Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn ngân hàng của các DNNVV trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng .

Hoàn thiện thang đo - đo lường: hoàn thiện thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng ngân hàng cho các DNNVV kinh doanh lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng của các NHTM, và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn các NHTM của DNNVV trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng.

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu định tính đối với đề tài này là: phương pháp phỏng vấn chuyên gia.


Theo Hair và cộng sự (2010), nghiên cứu định tính đặc biệt quan trọng khi các thang đo sử dụng ở các quốc gia phát triển được kế thừa và áp dụng tại các quốc gia đang phát triển.

*Phương pháp phỏng vấn chuyên gia


Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thảo luận và lắng nghe người trả lời để thu thập thông tin. Theo Kavale (1983), cuộc phỏng vấn nghiên cứu định tính là "một cuộc phỏng vấn nhằm mục đích thu thập các mô tả về quan điểm, nhận thức của người được phỏng vấn liên quan đến diễn giải ý nghĩa của hiện tượng được mô tả". Trong cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu thường hỏi những câu hỏi mở bằng cách tập trung vào vấn đề nghiên cứu chính.

Theo Saunders và cộng sự (2009), có bốn loại phỏng vấn: phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn phi cấu trúc, và phỏng vấn không có chỉ thị.

Các cuộc phỏng vấn có cấu trúc là cuộc phỏng vấn trong đó tất cả được phỏng vấn được hỏi những câu hỏi tương tự với cách diễn đạt tương tự và trong cùng một chuỗi (Corbetta, 2003).

Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc thường được sử dụng trong điều tra định tính mà nhà nghiên cứu thường không tiến hành nghiên cứu để đánh giá các giả thuyết cụ thể (Saunders và cộng sự, 2009; David và Sutton, 2004).

Phỏng vấn không có cấu trúc thông thường là một phương pháp linh hoạt và không trực tiếp và thường xuyên hơn các loại cuộc phỏng vấn nêu trên. Mỗi cuộc phỏng vấn không có cấu trúc khác nhau vì vậy việc sử dụng hướng dẫn phỏng vấn là không cần thiết trong cuộc phỏng vấn này.

Trong cuộc phỏng vấn không chỉ thị, người được phỏng vấn sẽ dẫn dắt các cuộc thảo luận không theo tiêu chí cụ thể (Lazar và cộng sự, 2017). Trong trường hợp này, người phỏng vấn cẩn thận lắng nghe người được phỏng vấn và sự tham gia của người phỏng vấn là rất ít.

Theo hiểu biết của tác giả, phỏng vấn bán cấu trúc phù hợp với nghiên cứu này, vì người phỏng vấn có thể thay đổi thứ tự các câu hỏi khi theo dõi cuộc phỏng vấn để tìm hiểu hành vi của người được phỏng vấn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu có sự tự do để chọn câu hỏi từ danh sách và cũng để chính thức tìm kiếm dữ liệu khác mà


không được đề cập trong câu hỏi. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể điều tra sâu hơn vào tình huống cụ thể để làm rõ sự hiểu biết

*Chọn mẫu nghiên cứu


- Số lượng mẫu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), khi sử dụng nhà nghiên cứu lựa chọn người được phỏng vấn và tiến hành thảo luận với họ cho đến khi thông tin thu thập được hầu như không có gì khác biệt so với thông tin thu thập được trong các cuộc phỏng vấn trước đó. Số lượng mẫu ở điểm này được gọi là điểm tới hạn (bão hòa). Sau đó tiếp tục chọn thêm một đối tượng phỏng vấn nhằm khẳng định điểm bảo hòa. Nếu không phát hiện thêm thông tin gì mới thì sẽ ngừng lại và xác định được kích thước mẫu cho nghiên cứu lý thuyết.

Trong nghiên cứu này, tình huống thứ 9 được xác định là điểm bão hòa. Nghiên cứu tiếp tục với tình huống thứ 10 và không phát hiện được thêm thông tin mới. Như vậy, số lượng mẫu cho nghiên cứu định tính là 10.

- Chọn chuyên gia cho nghiên cứu

Đối tượng tham gia thảo luận được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:

Có kinh nghiệm trong các cơ quan quản lý và có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tại các NHTM, được kỳ vọng giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay vốn của DNNVV tại các NHTM.

Có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch đặc biệt am hiểm về du lịch tại Lâm Đồng với đối tượng là các DNNVV, được kỳ vọng giúp xác định những nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của các DNNVV trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng.

Căn cứ vào các tiêu chí trên, tác giả lựa chọn các nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn gồm: Chuyên gia từ các NHTM, chuyên gia từ nhà quản lý cấp cao phụ trách khối DNNVV, các chuyên gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu.

* Các giai đoạn trước phỏng vấn


- Xác định các câu hỏi cần điều tra

Weber (1990) khuyến cáo rằng các nhà nghiên cứu đầu tiên xác định các câu hỏi nghiên cứu cần được điều tra.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023