Phát Triển Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Du Lịch


Tín dụng ngắn hạn: Là hình thức tín dụng ngân hàng có thời hạn vay tối đa đến 12 tháng. Tín dụng ngắn hạn sử dụng chủ yếu để bù đắp nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu của các doanh nghiệp hoặc nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng ngân hàng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng ngân hàng với thời hạn trên 5 năm. Cho vay trung và dài hạn nhằm bù đắp thiếu hụt vốn trung dài hạn phục vụ mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng,…

Căn cứ vào hình thức bảo đảm tín dụng:

Tín dụng không bảo đảm (cho vay tín chấp): Ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở uy tín, tín nhiệm của bản thân khách hàng vay. Người đi vay không cần bất cứ một sự bảo đảm nào bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Như vậy, người đi vay đã bảo đảm cho khoản tín dụng bằng chính uy tín của mình.

Tín dụng có bảo đảm: Ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở phải có sự bảo đảm bằng tài sản của người đi vay hoặc sự bảo lãnh của bên chủ thể thứ ba. Tài sản bảo đảm hoặc chủ thể bảo lãnh trong quan hệ tín dụng chính là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng.

Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn có thể phân loại theo các tiêu chí khác như: Căn cứ vào hình thức cấp vốn tín dụng, căn cứ vào phương pháp hoàn trả, căn cứ vào tính chất hoàn trả,..

2.1.2. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch

2.1.2.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

lịch


Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 4

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch do cách tiếp cận khác nhau. Qua

nhiều thời kỳ phát triển, khái niệm du lịch đã có những thay đổi để ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển của ngành du lịch.

Theo Hangiker và Kraff, tại Hội nghị lần V của các nhà khoa học trong lĩnh vực du lịch của thế giới đã phát biểu rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,


hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể, nơi họ lưu trú không phải là nơi họ ở thường xuyên và là nơi làm việc để kiếm tiền”.

Theo Luật Du lịch của Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 khái niệm: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách hàng ngày càng cao cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội, hoạt động du lịch ngày càng đa dạng và phong phú. Du lịch không còn bó hẹp trong hoạt động vui chơi nghỉ dưỡng, mà du lịch còn kết hợp với hội thảo, hội nghị, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh như kết hợp với việc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, và có một cái nhìn mới hơn về nơi mình đến.

Như vậy, có thể xem du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, ngoài ra du lịch còn kết hợp với hội thảo, hội nghị, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại nơi đến.

*Khái niệm về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch ngày nay rất đa dạng và phong phú, nó có thể là sản phẩm nhìn thấy được và cũng có thể là sản phẩm không nhìn thấy được.

Theo Kotler va Turner (1994) cho rằng: “Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng”.

Vậy có thể cụ thể hoá sản phẩm du lịch thường bao gồm: nơi lưu trú, điểm du lịch, tuyến du lịch, dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm…Nơi lưu trú ở đây là các khách sạn, nhà nghỉ được đưa vào kinh doanh dưới nhiều hình thức. Nơi lưu trú hiện nay là một trong những vấn đề được các nhà kinh doanh du lịch quan tâm rất nhiều. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch, nhất thiết cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lưu trú. Nơi lưu trú, có thể


hiểu rằng, đó là một địa điểm được xây dựng nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng và thu lợi nhuận.

Sản phẩm du lịch lưu trú không chỉ bao gồm vấn đề phòng ốc, ăn uống, vui chơi giải trí mà còn thể hiện ở thái độ phục vụ, thẩm mỹ, cảnh quan, độ an toàn (phòng cháy chữa cháy, cơ sở y tế, giao thông, an ninh…) sự tin tưởng đối với khách hàng… Sản phẩm lưu trú du lịch có những đặc tính khác biệt so với các sản phẩm khác, cụ thể như Khách mua sản phẩm hay đặt hàng sản phẩm trước khi thấy sản phẩm; Sản phẩm lưu trú du lịch là sản phẩm dễ bị bắt chước; Khoảng thời gian mua, thấy, sử dụng sản phẩm thường lâu; Sản phẩm thường ở xa nơi khách hàng cư trú; Sản phẩm lưu trú du lịch có lượng cung cố định; Khách mua sản phẩm thường ít trung thành với sản phẩm; Nhu cầu của khách hàng sử dụng sản phẩm dễ thay đổi và biến động, nó phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, biến động chính trị, trào lưu tiêu dùng…

Cũng theo Kotler va Turner (1994) thì việc hiểu rõ các sản phẩm du lịch thì những nhà quản lý du lịch mới có thể chủ động đưa ra những định hướng trong kinh doanh, thay đổi môi trường dịch vụ, tìm những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

*Doanh nghiệp kinh doanh du lịch


Xét về mặt bản chất thì kinh doanh du lịch là mối quan hệ giữa hiện tượng kinh tế của các hoạt động liên quan đến du lịch. Các hoạt động này được hình thành dựa trên sự phát triển của các sản phẩm và quá trình trao đổi mua bán du lịch trên thị trường. Sự vận hành hoạt động kinh doanh du lịch là việc trao đổi sản phẩm liên quan đến du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (người kinh doanh du lịch).

Đặc điểm của sản phẩm kinh doanh du lịch : Có tính chất tổng hợp (là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống,…); Chất lượng không đồng nhất (do cấu thành phụ thuộc vào tâm lý và cảm nhận của khách hàng); Có tính chất vô hình (không bảo quản, lưu kho, lưu bãi và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao); Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.


Luật Du lịch của Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 , có quy định về điều kiện kinh doanh đối với từng dịch vụ du lịch cụ thể.

*Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành


Dịch vụ lữ hành bao gồm hai hình thức là: Dịch vụ lữ hành nội địa và Dịch vụ lữ hành quốc tế.

*Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa


Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải đáp ứng các điều kiện sau: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng; Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

*Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế


Điều kiện bao gồm: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng; Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

*Điều kiện thành lập công ty kinh doanh vận tải du lịch


Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải du lịch phải đáp ứng các điều kiện sau: Đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật; Điều kiện về quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; Điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.

*Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch


Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm : Khách sạn; Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Tàu thủy lưu trú du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; Bãi cắm trại du lịch; Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

*Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch


Điều kiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch : có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

*Điều kiện kinh doanh các dịch vụ du lịch khác


Điều kiện doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ du lịch khác bao gồm: Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ thể thao; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch; Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động để phát triển các dịch vụ du lịch khác.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

*Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch


Dựa vào những đặc điểm riêng biệt mà có thể phân ra nhiều loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố liệt kê sau đây sẽ có các loại hình phù hợp, đó là: Mục đích chuyến đi như: du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch xã hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng,… Đặc điểm địa lý của điểm đến: du lịch núi, du lịch biển, du lịch nông thôn (miệt vườn, trang trại,…); Theo thời gian: du lịch ngắn ngày và dài ngày; Hình thức tổ chức hoạt động: du lịch gia đình, du lịch lữ hành,…; Loại hợp đồng: du lịch từng phần, du lịch trọn gói.

*Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch


Doanh nghiệp kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề sau: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển


khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

Doanh nghiệp phải kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch theo đúng ngành, nghề đăng ký.Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch. Thực hiện báo cáo thống kê, lưu trữ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp được lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch, đăng ký một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh du lịch, được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.Tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch, được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch, tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và ngoài nước.

2.1.2.2 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch


*Tín dụng đối với du lịch


Căn cứ khái niệm về sản phẩm du lịch nêu trên và mục đích sử dụng vốn, tín dụng đối với vực lĩnh vực du lịch có thể phân thành các trường hợp:

Tín dụng sản xuất kinh doanh (SXKD): Mục đích cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu SXKD của các chủ thể trong lĩnh vực du lịch như đầu tư bất động sản làm cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng…làm nông trại trà, hoa, cà phê các loại cây ngắn ngày , công nghiệp phục vụ du lịch, đầu tư khu nghỉ dưỡng sinh thái, resort cao cấp…bổ sung vốn lưu động tạo ra sản phẩm ngắn ngày trồng hoa, nguyên vật liệu bổ sung cho nhà hàng, khách sạn…

Tín dụng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch: là khoản tín dụng cấp cho các DN dịch vụ lữ hành như: cho vay, cho thuê mua phương tiện vận chuyển hành khách, cho vay mở văn phòng lữ hành, nông trại du lịch, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề..

Tín dụng tiêu dùng: Mục đích cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân để trang trải các chi phí đi du lịch thông qua nhiều hình thức như: trả góp, phát hành thẻ tín dụng, hạn mức thấu chi,…


Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tín dụng đối với lĩnh vực du lịch được hiểu như là hoạt động cho vay của ngân hàng cấp cho khách hàng (KH) là các chủ thể SXKD trong nền kinh tế (các doanh nghiệp kinh doanh du lịch,…) để bổ sung vốn lưu động, đầu tư bất động sản phục vụ hoạt động SXKD trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2.1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực du lịch

Tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực du lịch đóng góp nhiều vai trò quan trọng có thể liệt kê một số vai trò chính như sau:

Thứ nhất là, cầu nối quan trọng trong việc huy động các nguồn lực đầu tư, theo Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Đức Hưởng (2015), vai trò của tín dụng ngân hàng nói chung và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực du lịch thể hiện qua hoạt động ngân hàng được coi là cầu nối quan trọng trong việc huy động các nguồn lực đầu tư, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Không những thế, với các dịch vụ tài chính hiện đại, đa dạng, ngân hàng cũng đang cung cấp những dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ cho các du khách trong nước, quốc tế, đảm bảo an ninh an toàn thanh toán đã góp phần tăng thương hiệu cho quốc gia. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng giúp tạo điều kiện phát triển ngành du lịch, khai thác tiềm năng du lịch địa phương, từ đó hỗ trợ phát triển KT-XH. Bởi vì không chỉ cấp tín dụng cho các công ty du lịch, các dự án bất động sản, ngân hàng còn ưu tiên tài trợ phát triển làng nghề tại địa phương, cấp tín dụng cho DN chuyên sản xuất/kinh doanh các sản phẩm địa phương hay các hộ kinh doanh sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách địa phương... Ngành ngân hàng cũng luôn chủ động đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo sự phát triển bền vững của đôi bên.

Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy, hệ thống ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp du lịch, nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng cần tham gia tích cực hơn trong kênh dẫn truyền vốn cho phát triển du lịch. Theo đó Bộ Du lịch, Nghệ thuật và Văn hoá Malaysia (MOTAC) hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch với Quỹ Berhad (BPMB). Quỹ hỗ trợ dự án du lịch (SFT3) với mức vốn tương tự quỹ phát triển cơ


sở hạ tầng du lịch là 1 tỷ USD, nhằm hỗ trợ tài chính đối với các DNNVV thông qua Ngân hàng Phát triển DNNVV Malaysia Berhad.

Thứ hai là: dịch vụ về tài chính ngân hàng đi kèm phục vụ cho ngành du lịch rất nhiều như từ thanh toán điện tử, thẻ tín dụng.. Thực tế, bản thân ngành du lịch cũng như việc kết nối các ngành phục vụ cho ngành du lịch mang lại rất nhiều sự phát triển dịch vụ cho ngân hàng. Một điểm cần lưu ý là lĩnh vực thanh toán thời gian gần đây phát triển rất nhanh và đạt được nhiều kết quả ấn tượng, đặc biệt là làn sóng thanh toán qua mobile. Với hệ sinh thái thanh toán trên mobile sẽ góp phần rất lớn cho quảng bá du lịch khi kết hợp các khâu lựa chọn địa điểm, đặt phòng khách sạn, các hình thức thanh toán phong phú khi mua hàng hoá dịch vụ....

Thanh toán điện tử cũng mang lại cho du lịch một số hướng phát triển như hợp tác bán chéo sản phẩm để tạo ra sản phẩm đồng thương hiệu, sản phẩm ngân hàng hiện đại. Quan trọng ở việc hợp tác giữa các NHTM, trung gian thanh toán trong nước với các tổ chức nước ngoài (như AliPay, Wechat Pay...), tạo điều kiện thuận lợi về thanh toán cho khách du lịch đến .

Thứ ba là, xu hướng công nghệ và hợp tác quốc tế của tín dụng ngân hàng đối với du lịch: các ngân hàng hiện đang đẩy mạnh công nghệ nhằm triển khai dịch vụ kết nối với các tổ chức thẻ trên thế giới, đẩy mạnh doanh số thanh toán trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt trong phạm vi kích cầu thẻ tín dụng cá nhân, thông qua các đơn vị làm “ tour” du lịch.Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hợp tác các nước ASEAN, NHNN cũng đang nghiên cứu giải pháp chuẩn hoá kết nối hệ thống QR Code của các nước khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện công dân ASEAN khi du lịch, công tác có thể sử dụng được smartphone để thanh toán QR Code cho nhu cầu mua sắm, đặt phòng khách sạn.

2.1.2.4. Phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lãnh vực du lịch


Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm xuống về số lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí