thế phủ định của phủ định. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự tăng lên về số lượng và chất lượng.
Tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ phân phối nguồn vốn còn lại của ngân hàng sau khi thiết lập dự trữ cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, nhằm điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế, đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Phát triển tín dụng NHTM là hoạt động của ngân hàng nhằm tìm cách tăng số lượng khách hàng, tăng số dư tín dụng bằng cách xâm nhập vào những thị trường mới, tiềm năng hoặc cạnh tranh, thay thế. Việc mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng có thể được thực hiện theo 2 cách:
+ Phát triển tín dụng theo chiều rộng: Là việc ngân hàng thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, thị trường mà khách hàng chưa biết đến sản phẩm của ngân hàng mình, ở đây, có thể mở rộng hoạt động theo vùng địa lý, theo đối tượng khách hàng. Mở rộng hoạt động tín dụng theo vùng địa lý: là việc mở rộng theo khu vực địa lý hành chính nhằm làm tăng số lượng khách hàng, sản phẩm được sử dụng nhiều hơn. Mở rộng hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng: là việc thu hút các khách hàng của các tổ chức tín dụng khác, các khách hàng mới sử dụng sản phẩm, dịch vụ tín dụng của mình.
+ Phát triển tín dụng theo chiều sâu là việc ngân hàng khai thác tốt hơn thị trường hiện có của mình, phân đoạn thị trường để thỏa mãn nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của khách hàng. Việc thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng theo chiều sâu bằng cách đa dạng hóa sản phẩm tín dụng. Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng là việc mở rộng danh mục sản phẩm, nó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm, nhằm đảm bảo NHTM thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, các ngân hàng có thể gia tăng doanh số và dư nợ cho vay để phát triển CVDL. Bên cạnh đó, song song với việc gia tăng doanh số và dư nợ, mở rộng tín dụng còn phải gắn liền với chất lượng tín dụng, thể hiện qua việc kiểm soát nợ xấu trong cho vay lĩnh vực này. Và phát triển tín dụng theo chiều sâu là bên cạnh sự tăng trưởng thị phần tín dụng, sự hợp lý hóa về cơ cấu tín dụng, ngân hàng cần quan tâm đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ tín dụng, ngân hàng cần chú trọng nâng cao sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng tham gia vay vốn trong lĩnh vực du lịch trên cơ
sở kiểm soát rủi ro của các khoản cho vay, giúp ngân hàng thu hồi vốn cho vay an toàn, hiệu quả và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cho khách hàng
* Tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch
Với cách định nghĩa trên, để đánh giá sự phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch của NHTM thì có hai nhóm chỉ tiêu đánh giá như sau: (1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá mở rộng quy mô cho vay khách hàng trong lĩnh vực tín dụng du lịch; (2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với lĩnh vực du lịch.
+Nhóm chỉ tiêu đánh giá mở rộng quy mô cho vay khách hàng trong lĩnh vực tín dụng du lịch, bao gồm: (1) Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay du lịch; (2) Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay đối với lĩnh vực du lịch; (3) Tỷ lệ dư nợ cho vay du lịch thực tế so với kế hoạch; (4) Cơ cấu dư nợ cho vay du lịch phân chia theo mục đích vay, sản phẩm, thành phần kinh tế; (5) Thị phần dư nợ cho vay du lịch của các chi nhánh NHTM trên địa bàn.
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với lĩnh vực du lịch giồm các chỉ tiêu sau: (1) Cơ cấu nợ nhóm 2, nợ xấu (nhóm 3-5) trong cho vay du lịch; (2) Thu lãi từ hoạt động cho vay du lịch.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá mở rộng quy mô cho vay khách hàng trong lĩnh vực du lịch, bao gồm:
+Tốc độ tăng trưởng số lượng KH vay liên quan du lịch
+ Mức tăng, giảm số lượng KH = St - S(t-1)
Tốc độ tăng trưởng số lượng KH (%) | St - S(t-1) | |
= | x 100 | |
S(t-1) |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Phát Triển Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Các Lý Thuyết Có Liên Quan Đến Cung – Cầu Tín Dụng Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Có Liên Quan Về Tín Dụng Ngân Hàng Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 8
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
(St: Số lượng KH năm thứ t, S(t-1): Số lượng KH năm thứ t-1)
(t-1)
Ý nghĩa
+ Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số lượng KH vay du lịch năm t so với năm (t-1)
+ Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng hay giảm số lượng KH vay du lịch năm t so với năm
+ Chỉ tiêu này cho biết tốc độ thay đổi số lượng khách hàng vay vốn của năm nay so với
năm trước là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng năm nay số lượngkhách hàng vay vốn tăng hơn so với năm trước. Điều này còn thể hiện ngân hàng có chính sách mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng này. Nếu tỷ lệ này giảm thì cho thấy số lượng khách hàng vay vốn có tăng nhưng tăng với tốc độ giảm hơn trước.
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay du lịch (CVDL)
+ Mức tăng, giảm dư nợ CVDL = DNt - DN(t-1)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVDL (%) | DNt - DN(t-1) | |
= | x 100 | |
DN(t-1) |
(DNt: Dư nợ CVDL năm thứ t, DN(t-1): Dư nợ CVDL năm thứ t-1)
Dư nợ cho vay KH | X 100 |
= | |
Tổng dư nợ |
Dư nợ CVDL năm t | |
= | Số lượng KH vay du lịch năm t |
Ý nghĩa
+ Phản ánh lượng thay đổi dư nợ của các năm, đánh giá mức độ mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng.
+ Phản ánh tốc độ tăng dư nợ tín dụng ngân hàng năm nay so với năm trước.
dụng
+ Phản ánh dư nợ CVDL chiếm bao nhiêu trong tổng số dư nợ của ngân hàng.
+ Phản ánh mức độ mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng đối với 1 KH vay du lịch.
+ Gia tăng dư nợ cho vay du lịch là một trong các chỉ tiêu qun trọng của phát triển tín
+Tỷ lệ dư nợ CVDL thực tế so với kế hoạch
= | Dư nợ CVDL thực tế | x 100 |
Dư nợ CVDL kế hoạch |
Ý nghĩa
+Tỷ lệ này đo lường mức độ thực hiện kế hoạch CVDL tại ngân hàng.
+ Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ cho vay khách hàng trong CVDL chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của NHTM. Nếu tỷ trọng này tăng tức là NHTM mở rộng cho vay với khách hàng trong CVDL.
+ Cơ cấu dư nợ CVDL phân chia theo mục đích vay, sản phẩm, thành phần kinh tế
Cơ cấu dư nợ CVDL (%) | Dư nợ CVDL thực tế | x 100 |
Dư nợ CVDL kế hoạch |
Ý nghĩa
+Tỷ lệ này đo lường khả năng đa dạng hóa các sản phẩm CVDL của ngân hàng
+Thị phần dư nợ CVDL của các chi nhánh NHTM trên địa bàn
Dư nợ CVDL của chi nhánh | |
Tổng dư nợ CVDL của các NHTM trên địa bàn | x 100 |
Ý nghĩa
Chỉ tiêu này đánh giá được thị phần CVDL của ngân hàng trên địa bàn. Thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động CVDL trên thị trường mục tiêu, đánh giá sự quan tâm của NHTM đối với lĩnh vực CVDL.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với lĩnh vực du lịch bao gồm
Tỷ lệ nợ nhóm 2 CV DL (%) | Tổng nợ nhóm 2 CVDL | x 100 |
Tổng dự nợ CV DL |
+ Cơ cấu nợ nhóm 2, nợ xấu (nhóm 3-5) trong CVDL
Tỷ lệ nợ xấu CV DL (%) | Tổng nợ xấu CVDL | x 100 |
Tổng dư nợ CVDL |
Số tiền trích lập DPRR | x 100 |
Tổng dư nợ |
Ý nghĩa
+ Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu là các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Trong quan hệ TD việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ gia tăng đồng nghĩa với việc một phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong các khoản nợ này. Việc tồn đọng này làm cho ngân hàng mất đi cơ hội kinh doanh khác mà có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nó làm giảm vòng quay vốn TD. Nói cách khác nợ quá hạn phát sinh đã làm giảm doanh số cho vay của NHTM từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
+ Khi mở rộng quy mô tín dụng phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, muốn cho khoản vay có chất lượng tốt, NHTM phải có giới hạn mở rộng quy mô tín dụng vì nếu mở rộng quá giới hạn cho phép sẽ làm cho chất lượng tín dụng bị giảm thấp.Khi NHTM đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt, tạo điều kiện TD được thuận lợi và chất lượng tín dụng được đảm bảo hơn.Ngoài ra NHTM cần có chính sách TD phù hợp đáp ứng được nhu cầu khách hàng mới có thể nâng cao được chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ.Với những yếu tố trên sẽ góp phần làm cho TD ngân hàng được mở rộng nhưng vẫn đảm bảo tốt chất lượng tín dụng.
+Thu lãi từ hoạt động CVDL
Thu lãi CVDL | x 100 |
Tổng thu lãi cho vay |
Ý nghĩa
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả trong hoạt động CVDL.
2.1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng ngân hàng đối với lãnh vực du lịch
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng tại các NHTM nói chung và trong lĩnh vực tín dụng du lịch nói riêng. Tuy nhiên, có thể phân chia thành các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển tín dụng của NHTM bao gồm nhóm nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng và nhóm nhân tố khách quan.
*Nhóm nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng
Đây là các yếu tố thuộc về bản thân, nội tại của NHTM ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng nói chung và tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực du lịch nói riêng (Hồ Diệu, 2002). Nhóm nhân tố này cơ bản thường bao gồm các nhân tố như Chính sách tín dụng của NHTM; Quy trình tín dụng của NHTM; Công tác thẩm định khách hàng vay vốn; Mô hình đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng; Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự của ngân hàng; Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ; Hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng; Hoạt động marketing, tiếp thị của ngân hàng.
Chính sách tín dụng của NHTM: Chính sách tín dụng đối với du lịch của ngân hàng là nền tảng để phát triển hoạt động tín dụng thuộc lãnh vực này. Một chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau của các khách hàng khác nhau, sẽ thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng tín dụng và đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng và ngược lại chính sách tín dụng chưa phù hợp thực tiễn sẽ làm hạn chế sự phát triển. Vì vây, để có thể phát triển tín dụng đối với du lịch cả về hai mặt mặt lượng lẫn mặt chất, bất cứ một NHTM cũng đều phải có chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với điều kiện của ngân hàng mình nhưng phải đảm bảo đúng quy chế, các điều kiện về an toàn tín dụng, tuân thủ pháp luật và đường lối, chính sách của nhà nước.
Hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng: Để tín dụng ngân hàng đối với du lịch hoạt động có hiệu quả, an toàn, phát triển, song song với việc nâng cao chất lượng, hoạch định chính sách, công tác tổ chức ngân hàng, kiểm soát nội bộ cần phải chú ý tới công tác thông tin, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động tín dụng. Nhờ có công nghệ ngân hàng hiện đại, hệ thống thông tin được xây dựng thành một hệ thống đầy đủ, linh hoạt, sẽ cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời phục vụ yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ, giúp cho cấp quản lý nhanh chóng nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng trong đó có tín dụng đối với du lịch để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, cũng như tăng cường khả năng bảo mật, phòng ngừa rủi ro, phát triển tín dụng ngân hàng đối với lãnh vực này.
Hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng: là hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ bao gồm các hệ thống các quy định nội bộ về ma trận kiểm soát dọc (cơ cấu tổ chức phân quyền kiểm soát) và ma trận kiểm soát ngang (quy trình kiểm soát), trong đó lãnh đạo và nhân viên ngân hàng đều tham gia vào hoạt động kiểm soát để ngăn ngừa, phát hiện nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong lĩnh vực du lịch.
Hoạt động Marketing của ngân hàng: Để có thể phát triển tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi NHTM phải có kế hoạch rõ ràng cụ thể về chi phí để tiếp thị, quảng cáo, tăng một lượng nhân sự làm công tác tiếp thị, tư vấn nhằm thu hút, đồng hành cùng khách hàng không chỉ trong khâu tiếp thị để cho vay mà còn là tư vấn cho khách hàng trong chuỗi khép kín đầu ra, đầu vào, các các dịch vụ, sản phẩm giải trí đi kèm như các nông trại hoa, rau, củ, vận tải, du lịch, bất động sản du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, tái tạo, nhà hàng, cà phê, quá bar... Từ đó, ngân hàng có thể duy trì khách hàng hiện hữu và mở rộng khách hàng mới, góp phần phát triển hoạt động tín dụng trong lãnh vực này.
Tổ chức hoạt động tín dụng ngân hàng và chất lượng nguồn nhân lực:
Việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với du lịch nói