tài trợ trực tiếp và tạo điều kiện tài chính tốt cho ngành du lịch tăng trưởng. Thứ hai, ngành du lịch cần mở rộng và đa dạng hóa các kênh tài trợ để đáp ứng nhu cầu tài chính đa cấp của việc nâng cấp cơ cấu. Ngành cũng cần khuyến khích nguồn vốn xã hội tham gia phát triển ngành du lịch, tăng cường hỗ trợ từ thị trường trái phiếu, thiết lập và hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tài trợ trực tiếp của doanh nghiệp, chuẩn hóa phát triển tài chính Internet, thúc đẩy đa dạng hóa cơ cấu cung ứng tài chính , và đáp ứng hiệu quả các nhu cầu tài chính đa cấp của việc nâng cấp cơ cấu công nghiệp.
Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các NHTM trên thế giới có thể kể đến như: Rodríguez và Carbó (2000) nghiên cứu các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng tại Tây Ban Nha. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố như quy mô ngân hàng, mối quan hệ cho vay, tỷ trọng của quỹ tương hỗ, các biện pháp khác nhau về mức độ tập trung và hiệu quả của ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với cả hoạt động chuyên môn hóa của ngân hàng trong hoạt động cho vay và chênh lệch lãi suất tiền gửi cho vay. Berrospide và Edge (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn ngân hàng với hoạt động cho vay. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ vốn đối với hoạt động cho vay bằng cách sử dụng một biến thể của mô hình VAR. Kết quả cho thấy ảnh hưởng khiêm tốn của việc thay đổi tỷ lệ vốn ngân hàng đối với hoạt động cho vay.
Bin Ghuslan, Muhammad, và Abidin (2010) xem xét thực tiễn cho vay của các ngân hàng thương mại Malaysia trong lĩnh vực nông nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng mối tương quan thứ tự cấp bậc của Spearman để phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động cho vay của ngân hàng. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát từ 202 cán bộ ngân hàng được chọn ngẫu nhiên cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa phân tích tín dụng, chính sách tài sản đảm bảo với hoạt động cho vay của ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Olokoyo (2011) điều tra các yếu tố quyết định hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại tại Nigeria. Nghiên cứu nhằm kiểm tra và xác nhận tính hiệu quả của các yếu tố quyết định chung đến hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại và nó ảnh hưởng như thế nào đến hành vi cho vay của các ngân hàng
thương mại ở Nigeria giai đoạn 1980 - 2005. Mô hình xây dựng các yếu tố: khoản tạm ứng cho vay, khối lượng tiền gửi, danh mục đầu tư, lãi suất (cho vay), tỷ lệ dự trữ tiền mặt quy định và tỷ lệ thanh khoản.
Chernykh và Theodossiou (2011) nghiên cứu các yếu tố quyết định xu hướng cho vay kinh doanh dài hạn của các ngân hàng trong bối cảnh thị trường mới nổi tại Nga. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khoản cho vay kinh doanh dài hạn của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô, vốn hóa và khả năng sẵn có của các khoản nợ dài hạn hơn là loại hình sở hữu.
Gana và Ayari (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tương tác xã hội và quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tunisia. Thật vậy, các tương tác xã hội có thể được coi là yếu tố cung cấp thông tin bổ sung về công ty và có thể giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin cho chủ ngân hàng. Tác giả sử dụng mẫu 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tunisia năm 2008, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố tương tác xã hội, được đo bằng độ dài của mối quan hệ tín dụng, tác động đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng. Giới tính của chủ sở hữu công ty và trình độ học vấn của công ty cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp.
Ladime, Sarpong-Kumankoma, và Osei (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định hành vi cho vay của ngân hàng ở Ghana. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng và cơ cấu vốn có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê với hành vi cho vay của ngân hàng. Các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về tác động tiêu cực và đáng kể của một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tỷ giá cho vay của ngân hàng trung ương và tỷ giá hối đoái) đến hành vi cho vay của ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Lãnh Vực Du Lịch
- Các Lý Thuyết Có Liên Quan Đến Cung – Cầu Tín Dụng Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Có Liên Quan Về Tín Dụng Ngân Hàng Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Mô Hình Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Tín Dụng Nh Đối Với Doanh Nghiệp Trong Lãnh Vực Du Lịch
- Thang Đo Phát Triển Tín Dụng Đối Với Lĩnh Vực Du Lịch Của Các Nhtm
- Các Bước Phỏng Vấn Chuyên Gia Liên Hệ Không Chính Thức:
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Malede (2014) nghiên cứu nhằm xác nhận các yếu tố quyết định chính đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Ethiopia bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 8 NHTM trong giai đoạn từ 2005 đến 2011. Nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ giữa cho vay của ngân hàng thương mại và một số yếu tố quyết định (quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tổng sản phẩm quốc nội, đầu tư, tiền gửi, lãi suất, tỷ lệ thanh khoản và dự trữ bắt buộc tiền mặt). Kết quả cho thấy, có mối quan hệ đáng kể giữa hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại với quy mô, rủi ro tín dụng, tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ thanh khoản.
Rabab’ah (2015) xem xét các yếu tố quyết định hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Jordan. Mẫu nghiên cứu bao gồm 10 ngân hàng thương mại tại Jordan trong giai đoạn 2005-2013. Nghiên cứu sử dụng 11 biến độc lập bao gồm: tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô tài sản, lãi suất cho vay, lãi suất huy động, tỷ lệ dự trữ hợp pháp, lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động đến biến phụ thuộc là tỷ lệ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ khả năng thanh toán và lãi suất cơ bản có tác động tiêu cực và đáng kể đến tỷ lệ cơ sở vật chất tín dụng, đồng thời quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực và đáng kể đến tỷ lệ các khoản tín dụng được cấp bởi các ngân hàng thương mại ở Jordan.
Akther (2016) đưa ra các yếu tố liên quan có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của chủ ngân hàng về quyết định cho vay. Để đạt được mục tiêu này, quy mô mẫu gồm 47 người chủ ngân hàng đã được phỏng vấn riêng và phân tích thông tin bằng cách sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả phân tích đã phát hiện ra 9 yếu tố cơ bản như: tiềm năng của dự án, kinh nghiệm, khả năng tồn tại của dự án, đảm bảo, rủi ro, lịch sử trả nợ, lĩnh vực ưu tiên, độ tuổi và mối quan hệ với ngân hàng ảnh hưởng đến quyết định phê duyệt khoản vay.
Erdogan (2018) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ quan điểm của các chủ ngân hàng. Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện với 25 giám đốc ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, và phân tích chuyên sâu được thực hiện. Kết quả cho thấy rằng cam kết của một doanh nghiệp đối với các nghĩa vụ tín dụng, kết hợp với dữ liệu tài chính của nó, ảnh hưởng đến tiếp cận các khoản vay ngân hàng. Các ngân hàng đánh giá mức độ đầy đủ của vốn chủ sở hữu đối với lĩnh vực hoạt động, khả năng sinh lời của công ty, hệ số nợ và hệ số thanh toán hiện hành, và khả năng tạo ra đủ dòng tiền của công ty. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng bao gồm độ dài mối quan hệ của công ty với ngân hàng, ngành nghề mà công ty hoạt động, độ tuổi của công ty. Các công ty có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng và các công ty lâu đời hơn có khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng tốt hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong lĩnh vực sản xuất có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn.
Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến quyết định đi vay vốn NHTM trên thế giới có thể kể đến như: Kamakodi và Khan (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ của các NHTM tại Ấn Độ. Nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát 292 khách hàng để phân tích, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng. 10 thông số hàng đầu dựa trên tầm quan trọng được tìm thấy là An toàn quỹ, ATM bảo mật, tính khả dụng của ATM, danh tiếng, sự quan tâm cá nhân, cách cư xử dễ chịu, tính bảo mật, gần gũi với công việc, dịch vụ kịp thời và nhân viên thân thiện sẵn sàng làm việc.
Frangos và cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố của NHTM mà khách hàng căn cứ vào đó để quyết định nhận khoản vay từ họ. Nghiên cứu sử dụng hồi quy Logistic nhị phân và kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn là tình trạng hôn nhân của cá nhân, dịch vụ khách hàng, hệ thống của ngân hàng (số lượng máy ATM, chi nhánh ngân hàng và trình độ học vấn) và tỷ lệ lãi suất.
Parvin và Perveen (2012) nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy khách hàng lựa chọn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như: mở tài khoản, dịch vụ cho vay và gửi tiền, dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ quản lý tiền mặt, hỗ trợ khách hàng. Kết quả nghiên cứu khảo sát từ 206 người cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định của khách hàng bao gồm: sự thân thiện, tính cách của nhân viên ngân hàng, dịch vụ tư vấn, sự thuận tiện, đảm bảo, tin cậy và an toàn.
Frangos, Fragkos, Sotiropoulos, Manolopoulos, và Valvi (2012) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiền từ các ngân hàng thương mại của khách hàng tại Hy Lạp. Một số biến số (nhân khẩu học, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng) đã được xem xét như những yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến quyết định vay tiền của khách hàng. Bài viết xây dựng một bảng câu hỏi với các thang đo tự xác định nhằm khảo sát lấy thông tin của công dân Hy Lạp được chọn ngẫu nhiên (n = 277). Kết quả hồi quy logistic cho thấy tình trạng hôn nhân cá nhân, dịch vụ khách hàng, thiết kế cửa hàng và lãi suất là những yếu tố dự báo quan trọng nhất về việc vay vốn. Một số ý kiến cho thấy các nhà quản lý ngân hàng
nên tập trung cho vay đối với các cá nhân đơn lẻ cũng như thay đổi chính sách lãi suất của họ bằng cách giảm lãi suất cho tất cả các lĩnh vực cho vay, đặc biệt là cho vay mua nhà ở.
Saleh, Rosman, và Nani (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng tại Kelantan, Malaysia. Nghiên cứu đã tìm ra những tiêu chí, những tiêu chí đã trở nên quan trọng đáng kể trong việc thúc đẩy sự lựa chọn. Độ tin cậy, khả năng đáp ứng, dịch vụ giá trị gia tăng, sự thuận tiện và đảm bảo là các yếu tố được phát hiện qua nghiên cứu, điều tra khảo sát bằng câu hỏi.
Abdesamed và Abd Wahab (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình được phát triển bằng phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp thử nghiệm giả thuyết-suy luận, áp dụng trên dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu hồi quy logistic chỉ ra rằng kinh nghiệm kinh doanh của chủ sở hữu công ty không có mối liên hệ đáng kể với xu hướng đăng ký vay ngân hàng của công ty. Nền tảng giáo dục của chủ sở hữu công ty, quy mô công ty, tài sản thế chấp và các khoản vay có lãi suất được phát hiện có liên quan tiêu cực đến xu hướng đăng ký vay ngân hàng của công ty. Tuy nhiên, các kế hoạch kinh doanh của công ty và mối quan hệ mới bắt đầu với các chủ ngân hàng được phát hiện có liên quan tích cực đến việc công ty áp dụng các khoản vay ngân hàng.
Ali và Chin-Hong (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn vay ngân hàng của các khách hàng cá nhân tại Pakistan. Nghiên cứu xây dựng mô hình các yếu tố tác động dựa trên mô hình hành động hợp lý (TRA). Mẫu nghiên cứu bao gồm 484 câu trả lời của các khách hàng ngân hàng Hồi giáo chính thức ở thành phố lớn nhất của Pakistan. Dữ liệu này được phân tích thống kê bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng Hồi giáo nên nắm bắt được nhu cầu tài trợ cá nhân trong khi sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp thúc đẩy dịch vụ này cho các ngân hàng Hồi giáo ở Pakistan.
Tolba, Seoudi, và Fahmy (2016) nghiên cứu các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến ý định vay vốn ngân hàng thương mại của chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Ai Cập từ góc độ hành vi của người tiêu dùng. Một mô hình khái niệm dựa trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch giả định rằng ý định của chủ sở hữu-người quản lý SME được xác định bởi kiến thức, kinh nghiệm trước đây, nhận thức, thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức. Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp định tính (phỏng vấn và nhóm tập trung) và định lượng (khảo sát và phân tích hồi quy). Kết quả cho thấy ý định vay ngân hàng thương mại ở Ai Cập thấp và người quản lý chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhận thức tiêu cực về chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp khoản vay. Chuẩn mực và kiến thức chủ quan là những yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định vay vốn.
Barwal (2019) cho thấy việc giải ngân nhanh các khoản vay là yếu tố quan trọng nhất mà người vay nông nghiệp cân nhắc. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác là số tiền mà người đi vay nhận được từ ngân hàng. Ngoài lãi suất này, động cơ và hành vi của các cán bộ ngân hàng, tính phù hợp của các chương trình… là những yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến quyết định của người vay nông nghiệp.
Moahid và Maharjan (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng NHTM của các hộ nông dân tại Afghanistan. Dữ liệu khảo sát 295 hộ nông dân cùng phương pháp nghiên cứu bằng hồi quy Probit. Nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình nhận được tín dụng cho các hoạt động nông nghiệp của họ từ nhiều nguồn chính thức và không chính thức khác nhau.
*Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố tác động đến phát triển tín dụng cũng như quyết định cho vay của NHTM có thể kể đến như sau: Trần Hà Kim Thanh (2011) đã nêu lên thực trạng nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại TP HCM trong giai đoạn 2009 – 2011; tác giả đã tiến hành phân tích mẫu khảo sát tại 132 chi nhánh của NHTM cổ phần, 36 chi nhánh của NHTM quốc doanh, 6 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đi đến kết luận có bốn nhóm nhân tố chính tác động đến việc quyết định cho vay của các NHTM đối
với người có thu nhập thấp đó là (1) nhóm yếu tố đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài, (2) nhóm yếu tố đánh giá năng lực, nguồn lực của NHTM, (3) nhóm yếu tố đánh giá nhận thức của ngân hàng về khả năng trả nợ của khách hàng, (4) nhóm các yếu tố đánh giá giá trị khoản vay.
Đường Thị Thanh Hải (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân bao gồm 3 nhóm nhân tố chính: nhân tố ngân hàng, nhân tố khách hàng và nhân tố ngoài ngân hàng. Trong đó, nhân tố ngân hàng bao gồm: chiến lược kinh doanh; các chính sách, quy định của ngân hàng; chất lượng cán bộ tín dụng; công tác thông tin; công nghệ của ngân hàng. Nhân tố khách hàng bao gồm: năng lực tài chính của khách hàng; nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Nhân tố ngoài ngân hàng bao gồm: đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động; môi trường kinh tế, chính trị.
Tăng Trí Hùng và Đặng Thế Hiển (2019) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định phê duyệt tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu phân tích hồi quy cho thấy các nhân tố: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp; Trình độ học vấn của người đứng đầu doanh nghiệp; và Mối quan hệ của cá nhân người đứng đầu doanh nghiệp với ngân hàng có tác động đến quyết định phê duyệt tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh.
Đỗ Thị Bích Hồng và Hồ Thị Yến Ly (2020) nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tín chấp tại ngân hàng thương mại. Bài viết đã đưa ra các nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tín chấp tại ngân hàng thương mại bao gồm: (1) Nhóm nhân tố từ ngân hàng (chiến lược kinh doanh, chính sách và quy định của ngân hàng, chất lượng cán bộ tín dụng, công tác thông tin, công nghệ của ngân hàng); (2) Nhóm nhân tố từ khách hàng (năng lực tài chính của khách hàng, nhu cầu và thói quen, đạo đức của khách hàng); (3) Nhóm nhân tố ngoài ngân hàng (đặc điểm thị trường, môi trường kinh tế chính trị).
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay vốn NHTM có thể kể đến như: Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016) xác định
những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố Biên Hòa. Dữ liệu nghiên cứu được điều tra trực tiếp từ 285 cá nhân bằng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp. Bằng phương pháp hồi quy Binary Logistic, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy 7 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của các khách hàng cá nhân như: Lợi ích từ sản phẩm, thuận tiện, hữu hình, nhân viên ngân hàng, danh tiếng ngân hàng, ảnh hưởng của những người xung quanh và marketing. Hà Nam Khánh Giao và Bùi Thị Trà My (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay mua nhà ở của khách hàng cá nhân tại NHTM Á Châu Quận 10, TP.HCM. Bằng phương pháp khảo sát và phân tích 246 phiếu khảo sát hợp lệ và phương pháp kiểm định hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn mua nhà ở bao gồm: Sự hiểu biết, tình trạng việc làm, số bất động sản sở hữu, nhóm tham khảo, thu nhập, tài sản thế chấp, trình độ học vấn, giới tính, quy mô nhân khẩu, giá trị nhà mua, tổng chi tiêu, độ tuổi.
Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Lê Thu Thủy (2018) tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính bội thông qua khảo sát 208 doanh nghiệp, kết quả cho thấy nhu cầu vay vốn chịu sự tác động của các nhân tố sau: (1) quy mô; (2) ngành nghề kinh doanh; (3) giá trị tài sản cố định; (4) thời gian hoạt động.
Lê Hoàng Anh và Lê Ngọc Lưu Quang (2019) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của khách hàng cá nhân ở TP. Huế. Nghiên cứu thực hiện khảo sát trực tiếp 330 khách hàng cá nhân đã, đang có giao dịch vay vốn tại các ngân hàng thương mại khác nhau trên địa bàn TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và thông qua mô hình hồiquy Binary logistics, nghiên cứu đã chỉ ra được các biến lãi suất, cơ hội kinh doanh, chất lượng ngân hàng, vay ngoài và độ tuổi là những biếngiải thích tốt nhất cho quyết định vay vốn hay không vay vốn của khách hàng cá nhân. Trong đó, biến cơ hội kinh doanh là biến có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định đi vay của cá nhân và có cơ hội kinh doanh.