Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Về Phát Triển Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Hóa Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


nước và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất và xuất khẩu ra hàng hóa đó.

Công cụ tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là công cụ để Nhà nước khuyến khích hay hạn chế đối với hoạt động xuất, nhập khẩu của một quốc gia tới một quốc gia khác, và ngược lại.

Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch chất lượng hàng hóa

Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch chất lượng hàng hóa bao gồm các các công cụ bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như các tiêu chuẩn vể chỉ tiêu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, và các thông số kỹ thuật đưa nêu ra.

Chế độ bảo vệ thương mại tạm thời

Chế độ bảo vệ thương mại tạm thời bao gồm các biện pháp tự vệ, trợ cấp, và các biện pháp chống bán phá giá mà các quốc gia nước nhập khẩu đưa ra để ngăn, hoặc hạn chế luồng hàng hóa nhập khẩu quá nhiều chảy vào quốc gia. Đây là một công cụ khá phổ biến để để hạn chế và định lượng hàng nhập khẩu như hàng hóa trong một thời gian nhất định nhằm ngăn ngừa hay giảm thiệt hại cho các ngành sản xuất hàng hóa trong nước.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện hàng hóa

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện hàng hóa là hình thức mà quốc gia nhập khẩu yêu cầu quốc gia xuất hạn chế bớt lượng hàng hóa xuất khẩu vào nước mình một cách tự nguyện nếu không nước nhập khẩu sẽ sử dụng các biện pháp trả đũa, hay các chính sách trừng phạt thương mại một cách kiên quyết đối với các quốc gia nước xuất khẩu, đặc biệt là đối với các quốc gia có tiềm lực kinh tế còn non yếu đang mới tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

1.3.2.3. Tiềm năng thị trường


Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2008-2020 - 9

Tiềm năng thị trường xuất khẩu được biểu hiện qua quy mô thị trường, cơ cấu và tình hình tăng trưởng kinh tế của nước nhập khẩu. Các nước xuất khẩu hàng hóa muốn xác định được tiềm năng của thị trường thì cần tìm hiểu kỹ một số vấn đề như khả năng tiêu dùng của thị trường, các mức độ cạnh tranh, và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, các quốc gia nước xuất khẩu và nhập khẩu cũng cần xem xét thêm các yếu tố khác như chi phí vận chuyển hàng hóa tới thị trường xuất khẩu có nằm trong phạm vi đòi hỏi của giá cả cạnh tranh hay không các chi phí dành cho quảng cáo, xúc tiến thương mại, trang thiết bị công nghệ và kỹ thuật cho hàng hóa v.v… tại các thị trường xuất khẩu hàng hóa tiềm năng.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa không phải là vấn đề mới, tuy nhiên nó không hề đơn giản. Nó đang là vấn đề mà chính phủ Lào và rất nhiều các nhà sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa Lào quan tâm. Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm thâm nhập, phát triển và bảo vệ thị trường xuất khẩu hàng hóa của các nước đã thành công là điều hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp Lào. Kinh nghiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ thị trường của các quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại những bài học quí báu cho các doanh nghiệp Lào.

1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong quá trình phát triển, và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình, Thái Lan nói chung, và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói riêng, đã và đang áp dụng nhiều hình thức để tạo cơ sở mở rộng, và chinh phục các thị trường xuất khẩu khó tính trong khu vực và trên thế giới. Trong


các hình thức tạo cơ sở cho phát triển thị trường xuất khẩu có thể kể tới một trong những biện pháp chính đang sử dụng như sau:

Một là, coi trọng trợ cấp theo qui định của URAA;

Trong tiến trình thực hiện từng bước tự do hoá thương mại hàng hóa, Thái Lan coi trọng trợ cấp trong nước, đặc biệt là trợ cấp theo “hộp xanh lơ” theo qui định của URAA, mức trợ cấp đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa này có xu hướng tăng lên theo cách năm. Đây là một biện pháp hiệu quả mà chính phủ Thái Lan áp dụng để tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của mình trên thị trường quốc tế.

Hai là, tích cực tham gia vào các vòng đàm phán quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp trong khu vực và trên thế giới;

Với vai trò là nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới, Thái Lan rất tích cực tham gia vào vòng đàm phán Urugoay về lĩnh vực nông nghiệp bởi Hiệp định nông nghiệp (URAA) có lợi với Thái Lan. Ngay sau vòng đàm phán này, năm 1996 một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan ước tính rằng Thái Lan đã thu được một khoản lợi tức ròng lớn đạt khoảng 482 triệu USD do tăng trưởng kim ngạch hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Một nghiên cứu khác của Văn phòng kinh tế nông nghiệp Thái Lan cũng cho rằng dù sản xuất và xuất khẩu gạo có giảm chút ít, nhưng một số loại hàng hóa khác như thịt gia cầm, rau quả, sữa của nước này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong tương lai gần.

Ba là, hỗ trợ mạnh cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp

Chính phủ Thái Lan có chiến lược hỗ trợ xuất khẩu rất mạnh, thể hiện qua hình thức hợp đồng “ Chính phủ với chính phủ” được ký kết giữa Thái Lan và các nước, đặc biệt là đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan là lúa gạo và cao su.

Năm 1994 khi giá gạo ở Thái Lan giảm, Chính phủ đã lập tức áp dụng


các biện pháp hỗ trợ thị trường gạo trong nước, thiết lập lại chế độ trợ cấp xuất khẩu gạo, tuy nhiên công tác trợ cấp này đã tạm dừng vào tháng 01/1993. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng chủ động tăng cường công tác đàm phán với Nga và Indônêxia để ký hợp đồng xuất khẩu gạo tới hai quốc gia có nhu cầu gạo lớn này. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan còn xây dựng nhà máy xay xát gạo tại Brunei nhằm xuất khẩu gạo trực tiếp sang quốc gia này.

Thêm vào đó, Chính phủ Thái Lan còn dành một khoản ngân sách lớn để phục vụ cho hoạt động quảng bá sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, hỗ trợ công tác thông tin thị trường, tiếp thị, xây dựng chợ hàng hóa tại các thị trường tiêu thụ lớn. Trên cơ sở đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh đất nước Thái Lan nói chung, và hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan tới các quốc gia trên thế giới.

Bốn là, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại

Suy nghĩ của người dân Thái Lan đã thay đổi, giờ đây họ trồng lúa không chỉ để ăn mà để xuất khẩu. Tại Hội chợ gạo 2007, Thủ tướng Thái Lan Sarayud Chulanont nhấn mạnh, “Thái Lan sẽ đẩy mạnh công nghệ ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết kinh nghiệm truyền thống để ổn định sản lượng. Có thể nói, chính việc đầu tư áp dụng công nghệ mới đã quyết định tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, lĩnh vực nông nghiệp của Thái Lan hưởng lợi nhiều từ chính sách khuyến khích của Chính phủ trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được tạo ra với số lượng lớn, và đi kèm với đó là chất lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến, nâng cao. Điều này là một thuận lợi vô cùng to lớn không chỉ tạo cơ sở nền tảng cho tăng tiêu dùng trong nước, mà là một yếu tố quan trọng hỗ trợ và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa.

1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc


Trung Quốc sau 3 thập kỷ mở cửa và cải cách, hiện nay đã là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới với khối lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Hiện, Trung Quốc được coi như một công xưởng của thế giới, tại đây không chỉ sản xuất ra các mặt hàng dân dụng giá rẻ mà đang tiến dần vào các sản phẩm công nghệ cao. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc bằng 3 lần tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 1990. Năm 2007, thay thế vị trí của Canada, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng hoá lớn nhất vào thị trường Mỹ. Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, năm 2004 vượt qua Nhật Bản, 2007 vượt qua Mỹ, năm 2008 Trung Quốc vượt qua Đức về xuất khẩu. Theo số liệu thống kê năm 2008, Trung Quốc xuất khẩu đạt 1.358,07 tỷ USD, tăng 21,9%, tốc độ tăng giảm 11,5% so với năm 2007. Có thể kể đến một số yếu tố chính đã góp phần tạo cơ sở, nền tảng cho sự phát triển vượt bậc về hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc trong những năm qua [5].

Một là, Trung Quốc tập trung xây dựng hệ thống pháp lý và chính sách rõ ràng, đầy đủ để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.

Xây dựng, và thiết lập hệ thống pháp lý, chính sách rõ ràng phù hợp với các thông lệ, hoạt động thương mại quốc tế là một cơ sở quan trọng làm nền tảng cho quá trình xuất khẩu hàng hóa ra thế giới. Chính phủ Trung Quốc trong hơn 3 thập niên đổi mới đã sớm đưa ra các văn bản pháp quy như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng ưu tiên xuất khẩu, hệ thống chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, và nhiều văn bản pháp quy khác làm nền tảng cho hoạt động xuất khẩu.

Thêm vào đó trong thời gian qua, Trung Quốc đã sớm xây dựng được


“chính sách Châu Phi” để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tìm hiểu, và sớm chinh phục thị trường Châu Phi vốn đã bị bỏ quên nhiều năm nay của nhiều quốc gia xuất khẩu. Điều này đang tạo những cơ sở quan trọng cho việc phát triển, mở rộng thêm các thị trường mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc.

Hai là, Chính phủ và các bộ ngành liên quan thường xuyên tổ chức các chuyến thăm cao cấp và trao đổi giữa các đoàn ngoại giao kinh tế, thương mại để thúc đẩy thương mại, mở rộng thị trường giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Một trong các biện pháp mà chính phủ Trung Quốc sử dụng là luôn tích cực tổ chức các chuyến thăm cấp cao tới các quốc gia để thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ ngoại giao kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Kể tới chuyến thăm gần đây của Chính phủ Trung Quốc tới Châu Phi, chuyến thăm này đã tạo đà cho phát triển quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và quốc gia thuộc khu vực này. Trên cơ sở các chuyến thăm cấp lãnh đạo này, hai bên đã đưa ra các sáng kiến hợp tác mới, khai thông bế tắc trong phát triển quan hệ thương mại và là cơ hội để các doanh nghiệp tháp tùng các đoàn cao cấp tìm kiếm cơ hội thị trường và đối tác kinh doanh.

Ba là, thực hiện đăng cai, và tổ chức nhiều cuộc họp thượng đỉnh và thương mại để thu hút, và quảng bá hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế;

Trung Quốc sử dụng các cuộc họp thượng đỉnh và các cuộc gặp mặt chính thức để tiếp cận với các doanh nhân hàng đầu trên thế giới. Châu Phi được coi là một thị trưởng mới mà Trung Quốc đang tìm cách khai thác cho hàng hóa xuất khẩu của mình, và thông qua chính cuộc họp thượng đỉnh và thương mại này, các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đã thiết lập được quan hệ bạn hàng với các doanh nghiệp phân phối tại châu Phi. Hội thảo kinh doanh Trung Quốc - Châu Phi lần đầu tiên được tổ chức thành công vào 12/2003, trong đó có 250 nhà kinh doanh hàng đầu Châu Phi và 150 doanh


nhân Trung Quốc. Sau cuộc họp này, hai bên đã ký kết thành công 20 dự án với tổng giá trị thương mại lên tới 680 triệu USD.

Bốn là, tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm, hợp tác quốc tế

Các cơ quan chức năng Trung Quốc như Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, các hiệp hội và trung tâm xúc tiến thương mại đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tại các thị trường xuất khẩu thường xuyên, tổ chức các cuộc hội chợ triển nhằm giới thiệu thành tựu phát triển kinh tế, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhằm thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp toàn thế giới. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng luôn mở các diễn đàn cho các doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thương mại với các đối tác kinh doanh quốc tế, từ đó giúp doanh nghiệp đa dạng hóa hàng xuất khẩu và nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế.

Muốn thâm nhập, và chinh phục bất cứ thị trường quốc gia nào trên thế giới, vấn đề quan trọng mà các quốc gia nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói riêng đó chính là tạo ra các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng quốc gia đó. Bên canh đó, đi kèm với sản phẩm phù hợp là giá thành và chất lượng sản phẩm. Đây được xem như một bí quyết quan trọng mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã chinh phục thị trường quốc tế, thậm chí là các thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU.

Năm là, liên kết các doanh nghiệp Trung Quốc cùng xuất khẩu hàng hóa và liên kết giữa doanh nghiệp Trung Quốc với các đối tác phân phối hàng hóa tại quốc gia sẽ xuất khẩu tới;

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã sớm chủ động thiết lập các mối quan hệ với bạn hàng quốc tế mà không cần sự thúc giục của Chính phủ, bởi các doanh nghiệp xuất khẩu thấy rõ tầm quan trọng, và khả năng sinh lời của hoạt động xuất khẩu hàng hóa đối với bản thân doanh nghiệp, và nền kinh tế. Do vậy, với sự chủ động liên kết, thiết lập quan hệ với các bạn hàng tại quốc gia sở tại, đặc biệt thông qua mối liên hệ với người gốc Trung Quốc tại quốc gia đó, đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên một Trung Quốc với sự


phát triển hoạt động xuất khẩu hàng đầu thế giới như hiện nay.

Sáu là, luôn đặt lên hàng đầu và coi vấn đề chất lượng hàng xuất khẩu là một yếu tố quyết định tới sự thành công, và chinh phục thị trường xuất khẩu;

Năm 2007 là năm mà nhiều hàng Trung Quốc bị kêu ca về chất lượng ở nhiều mức độ khác nhau tại thị trường ngoài nước. Điều này làm ảnh hưởng đến vị thế là “công xưởng thế giới” của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau năm 2007, với chính sách chinh phục thế giới về chất lượng, giá cả, và mẫu mã hàng hóa của Chính phủ Trung Quốc, bên cạnh đó là 8 nhiệm vụ và 20 mục tiêu cụ thể cho vấn đề này, cho tới nay, hàng hóa của Trung Quốc đã chinh phục nhiều thị trường trên thế giới. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra gắt gao cơ sở sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu, kể cả thắt chặt thủ tục cấp phép, toàn bộ hàng thực phẩm xuất khẩu đều phải có chứng nhận kiểm dịch. Điều này đã và đang giúp Trung Quốc tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, và dần chinh phục và mở rộng thị trường xuất khẩu của quốc gia mình.

1.4.3. Kinh nghiệm của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có hoạt động thương mại hàng hóa phát triển những năm đổi mới. Những kinh nghiệm sau đây của Việt Nam cả những thành công và hạn chế trong phát triển thị trường xuất khẩu chắc chắn sẽ rất hữu ích cho Lào trong quá trình phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình, đặc biệt đối với mặt hàng có thế mạnh, những mặt hàng chủ lực, lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa của Lào ra thị trường quốc tế .

Một là, mở rộng thị trường thông qua các hiệp định thương mại;

Việc tiếp cận tốt hơn các thị trường nước ngoài đòi hỏi một hiệp định thương mại tích cực đối với việc giảm mức thuế và loại bỏ các rào cản thương mại và trợ giá. Đảm bảo sự tương thích giữa chính sách thương mại và chính sách khuyến khích xuất khẩu, các hỗ trợ trong nước và chính sách thương mại phải luôn được giữ vững và bổ sung củng cố cho nhau để tăng cường được tính cạnh tranh cho các nhà sản xuất của mình. Việt Nam đã thực hiện tốt tất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022