nước ngoài trong khi trình độ phát triển kinh tế của Nhật Bản còn non yếu so với các nước Âu - Mỹ. Chính phủ Nhật Bản thấy rằng không có con đường nào khác, chỉ có cách là chấp nhận hội nhập và đặt kế hoạch giảm bớt thách thức, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Nhật Bản có tiềm năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chiến lược mở cửa, hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản gồm ba bộ phận không thể tách rời là:
Thứ nhất, việc mở cửa phải đảm bảo để hàng nhập không cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước.
Thứ hai, việc mở cửa phải kết hợp với chiến lược, chính sách làm sao cho các ngành công nghiệp ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Thứ ba, để hội nhập có hiệu quả, tranh thủ được nhiều cơ hội của thị trường thế giới phải có chiến lược và tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu.
Sự phát triển kinh tế “thần kỳ” và sự tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của một số ngành công nghiệp chủ yếu của Nhật Bản trong thời kỳ này chứng minh sự thành công của chiến lược mở cửa, hội nhập nêu trên.
1.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển thị trường cho xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc:
Để thực hiện công nghiệp hoá theo hướng mở cửa trong điều kiện của nền kinh tế chuyển đổi, bên cạnh việc có một thị trường nội địa khổng lồ (với dân số đông nhất thế giới, diện tích lãnh thổ lớn thứ hai thế giới, qui mô sản lượng sản xuất của nhiều sản phẩm đứng hàng đầu thế giới), Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc khai thác và mở rộng thị trường quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế và phát triển ngoại thương sau hơn hai thập kỷ đổi mới, cải cách đã đưa nền kinh tế Trung Quốc lên hàng thứ 4 trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và với giá trị xuất khẩu đứng hàng thứ 8 trên thế giới (chiếm 3,95% tổng giá trị xuất khẩu của thế giới năm 2000), hàng đầu trong số các nước đang phát triển (10,72% tổng giá trị xuất khẩu của các nước đang phát triển).
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 1
- Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 2
- Năng Lực Cạnh Tranh Của Việt Nam Dựa Vào Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Của Wef:
- Mức Độ Cạnh Tranh Giữa Các Ngân Hàng Trong Nước
- Xếp Hạng Khả Năng Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng - Tài Chính Việt Nam Và Các Nước Xét Theo Khả Năng Gia Nhập Thị Trường, 2000
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Trong hơn hai thập kỷ qua, những vấn đề quan trọng làm tăng mức xuất khẩu ra thị trường thế giới của Trung Quốc, bao gồm:
Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện một chiến lược khai thác thị trường toàn cầu một cách hợp lý theo hai hướng: tìm kiếm thị trường xuất khẩu và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường hiện có. Trong chiến lược khai thác thị trường toàn cầu, Trung Quốc phân chia thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau, như:
+ Theo trình độ phát triển, Trung Quốc chia thị trường thế giới thành 3 nhóm: nhóm A gồm các nước công nghiệp phát triển; nhóm B gồm các nền kinh tế mới công nghiệp hoá (nhóm NIEs) và các nước SNG, Đông Âu, Nam Phi, Ixrael; Nhóm C gồm những nước còn lại.
+ Theo dung lượng thị trường, Trung Quốc chia thị trường thế giới thành 2 cấp: cấp 1 gồm các nước có dung lượng thị trường lớn như Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á và Đông Nam Á; cấp 2 gồm các nước tuy có dung lượng nhỏ nhưng có tiềm năng lớn như các nước SNG và Đông Âu, Trung Đông, Australia và Niu Di lân, Mỹ la tinh, châu Phi.
+ Theo vị trí địa lý, hàng hoá của Trung Quốc chủ yếu được đưa sang 6 khu vực thị trường là: Hồng Kông, Ma Cao; Nhật Bản; Bắc Mỹ; Tây Âu; SNG và Đông Âu; Đông Nam Á.
Việc phân loại thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau như trên đã giúp cho Trung Quốc đề ra kế sách khai thác thị trường một cách có hiẹu quả hơn. Ngay từ khi mới mở cửa, Trung Quốc đã chủ trương tăng cường quan hệ buôn bán với các nước và vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao về công nghiệp do các thị trường này có nhiều cơ hội và điều kiện mậu dịch tốt. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu mở cửa, các thị trường Hồng Kông và Ma Cao là những cơ sở tái xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc sang Đài Loan và sang các thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Sau giai đoạn này, các thị trường Hoa Kỳ và Tây Âu đã trở thành những thị trường xuất khẩu trực tiếp chủ yếu của Trung Quốc.
Bên cạnh các chiến lược khai thác thị trường cơ bản, xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế thị trường được triển khai muộn, cuộc tranh giành thị trường thế giới đã bước sang giai đoạn “bổ khuyết cuối cùng”, Trung Quốc còn thực hiện các chiến lược “bổ khuyết’ để tìm cho mình một phương hướng thị trường thích hợp. Chiến lược này dựa trên luận điểm cơ bản là ở kỳ thị trường nào cũng đều có những “mảng trắng”, ở đó thị trường chưa được khai thác, hoặc chưa được chiếm lĩnh một cách có hiệu quả. Từ đó, theo thuyết “bổ khuyết”, Trung Quốc phát triển thị trường mặt hàng mới cho xuất khẩu hàng hoá của mình theo cả hai hướng: mở rộng thị trường xuất khẩu hiện tại trên cơ sở những hàng hoá có sức cạnh tranh cao của Trung Quốc và những hàng hoá mới do Trung Quốc sản xuất ra.
Song song với việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường đúng đắn như trên, Trung Quốc còn đặc biệt chú trọng đến các chính sách và chiến lược như: chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu; áp dụng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cường xuất khẩu; áp dụng chính sách tỷ giá và kiểm soát ngoại hối hợp lý. Ngoài ra, các chính sách phát triển khác của Trung Quốc cũng được xem là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thị
trường xuất khẩu mới, như: Thả nổi giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Giá thu mua hàng xuất khẩu được bên mua và bên bán thoả thuận theo giá thị trường.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về chính sách cạnh tranh cho Việt Nam
Nghiên cứu chiến lược mở cửa, hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Nhật Bản và từ thực tiễn thành công của Trung Quốc trong việc làm tăng mức xuất khẩu ra thị trường thế giới trong hơn hai thập kỷ qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho chúng ta tham khảo như sau:
1.2.2.1 Kinh nghiệm từ Nhật Bản:
Một là, từng bước thực hiện “tự do hoá mậu dịch” và bảo hộ sản xuất để tăng dần sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp: Từng bước tự do hoá mậu dịch liên quan tới việc Nhật Bản gia nhập GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch); Điều kiện để gia nhập OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) là không được hạn chế FDI của xí nghiệp nước ngoài vì vậy Nhật đã xin hoãn chương trình tự do hoá, song song với việc trì hoãn tự do hoá tư bản và để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và để đối phó với khả năng các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Nhật Bản theo chương trình tự do hoá tư bản, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) đã tích cực khuyến khích, sắp xếp các công ty trong nước tạo thành các công ty lớn đủ sức cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia sau khi mở cửa thị trường đầu tư ra nước ngoài.
Hai là, xây dựng chiến lược phát triển và tăng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp: Nhật Bản đã sớm nhận thức rằng, để mở cửa, hội nhập có hiệu quả phải tăng sức mạnh cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp và của các công ty trong nước. Vì vậy, song song với chiến lược, kế hoạch phát
triển công nghiệp nhằm xây dựng ngành này ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và thị trường thế giới.
Ba là, xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá công nghiệp: Từ lâu Nhật Bản đã nhận thức được vai trò quan trọng của xuất khẩu trong sự phát triển kinh tế. Ở Nhật Bản trong mấy chục năm qua nền kinh tế thành công hầu hết là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu. Cùng với chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của chính phủ là sự tồn tại và lớn mạnh của các Tổng công ty thương mại đã góp phần rất lớn vào việc đẩy mạnh xuất khẩu của Nhật Bản.
Cuối cùng, sự thành công trong phát triển kinh tế nâng cao sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp Nhật Bản là do việc thực hiện các chiến lược trên có hiệu quả cao nhờ huy động được sức mạnh tổng hợp, thể hiện ở năng lực, phẩm chất của công chức nhà nước, của lãnh đạo doanh nghiệp, ở sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ với doanh nghiệp và trí thức trong việc định ra chiến lược, ở sức mạnh của các tập đoan kinh tế.
1.2.2.2 Kinh nghiệm từ Trung Quốc:
Một là, Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện một chiến lược khai thác thị trường toàn cầu một cách hợp lý theo hai hướng: tìm kiếm thị trường xuất khẩu và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường hiện có. Trong chiến lược khai thác thị trường toàn cầu, Trung Quốc phân chia thị trường thế giới theo các tiêu thức khác nhau, như: Theo trình độ phát triển; Theo dung lượng thị trường; Theo vị trí địa lý. Trung Quốc còn thực hiện các chiến lược “thị trường bổ khuyết’ để tìm cho mình một phương hướng thị trường thích hợp.
Hai là, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cường xuất khẩu cho thấy cần thực hiện chính sách thu hút mạnh đầu tư nước ngoài cùng với chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp FDI đẩy mạnh xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI thường là các công ty đa quốc gia, họ có mạng lưới sản xuất và phân phối tiêu thụ khắp toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp FDI có khả năng xuất khẩu hàng hoá đến cả những thị trường mà Chính phủ của nước nhận đầu tư chưa thực hiện những đàm phán về mở cửa thị trường, hay khó có khả năng thâm nhập do những qui định chặt chẽ của nước nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá; xuất xứ hàng hoá hay mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng về nhãn mác hàng hoá nổi tiếng.
Ba là, kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ để đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc được xem là một điển hình trong nghệ thuật “chớp thời cơ”, nó có thể là bài học quý giá đối với Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, việc áp dụng biện pháp này cần phải hết sức thận trọng. Bởi vì: (a) năng lực sản xuất của Việt Nam chưa tạo ra sự dư thừa về nhiều hàng hoá để buộc phải phá giá đồng nội tệ để tăng khả năng xuất khẩu; (b) nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế vẫn khá lớn và hơn nữa là nhập khẩu phục vụ sản xuất để xuất khẩu là chủ yếu, nghĩa là nếu phá giá đồng nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu thì có thể làm giảm khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp sản xuất đang dựa vào nhập khẩu và còn mang lại bất lợi cho xuất khẩu trong gia đoạn tiếp theo.
Đối với Việt Nam, mặc dù đã qua gần hai thập kỷ đổi mới và phát triển nền kinh tế hướng về xuất khẩu, nhưng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, về cơ bản vẫn là các thị trường nhập khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô, sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Hơn nữa, các nước nhập khẩu nhiều khi vẫn viện dẫn những “điều khoản” thương mại của WTO hay của các Hiệp định thương mại khu vực để đưa ra những phân biệt đối xử bất lợi cho hàng hoá của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam bên cạnh việc tích cực tiến hành các cuộc
đàm phán thương mại song phương, cần phải đẩy nhanh tiến trình đàm phán để gia nhập WTO.
Kinh nghiệm của các nước trên đây cho thấy, việc lựa chọn đúng giai đoạn phát triển của nền kinh tế để tích cực tham gia đàm phán song phương, hoặc đa phương để trở thành thành viên của tổ chức thương mại khu vực hay thế giới là hết sức quan trọng. Đồng thời, trong giai đoạn thực hiện chính sách tự do thương mại, hay tự do hoá nhập khẩu cần phải có lịch trình cụ thể phù hợp với các giai đoạn chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu các ngành công nghiệp trong nước.
Các nền kinh tế trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thường là các sản phẩm nguyên liệu thô và sản phẩm sử dụng nhiều lao động, trong khi các nước này lại có nhu cầu nhập khẩu cao về máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá. Xét về lợi thế so sánh trong xuất khẩu và hiệu quả nhập khẩu cũng như tính hiệu quả trong quan hệ thương mại (theo nguyên tắc “có đi, có lại”) thì thị trường của các nước công nghiệp phát triển có vị trí hết sức quan trọng đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu của các nước đang thực hiện công nghiệp hoá. Sau đó, khi trình độ phát triển công nghiệp ở các nước công nghiệp muộn đã được nâng lên, thì sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ thay đổi chuyển dần sang các sản phẩm sử dụng nhiều vốn và công nghệ. Kinh nghiệm của Trung Quốc về thực hiện chiến lược khai thác thị trường toàn cầu và chiến lược phát triển sản phẩm là bài học quý đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hướng về xuất khẩu hiện nay.
Chương 2:
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thể hiện cụ thể ở khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tạo ra hàng hoá đó. Đến lượt mình, hoạt động của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào luật lệ, thể chế và điều hành của Chính phủ, vào môi trường kinh tế vĩ mô, tức là phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu cuối cùng là phải tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao, tuy nhiên những giải pháp quan trọng cần tháo gỡ là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xét về các chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, theo đánh giá của WEF bắt đầu xếp hạng kinh tế Việt Nam từ năm 1997 và liên tục xếp hạng cho đến nay, một số nền kinh tế khác không đủ dữ liệu nên không thể xếp hạng được mặc dù WEF có nguyện vọng xếp hạng tất cả các nền kinh tế trên hành tinh này nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Mặc dù sau những năm đổi mới và mở cửa nền kinh tế nước ta đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với các nước, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam còn thấp kém và chậm được cải thiện. Bảng 2.1 sau đây cho thấy vị trí xếp hạng của Việt Nam qua các năm cho đến nay như sau: