Cơ Cấu Xuất Khẩu Của Chdcnd Lào Thời Kỳ 2006-2010 Phân Theo Nhóm Hàng


Qua bảng số liệu có thể cho thấy, với tiềm năng về hoạt động xuất khẩu của mình, nước Lào nói chung, và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Lào nói riêng vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Tuy nhiên, với những biến cố bất ngờ từ thị trường tài chính toàn cầu, các bất ổn về kinh tế thế giới giai đoạn vừa qua 2006 đến 2010, bất kể một nền kinh tế nào trên thế giới cũng chịu tác động không nhỏ, và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình thương mại quốc tế. Và quốc gia Lào không ngoại trừ bị ảnh hưởng bởi các bất ổn do nền kinh tế thế giới tác động. Nhưng với thế mạnh về tiềm lực xuất khẩu các mặt hàng, đặc biệt là các hàng hóa chủ lực như cà phê, dệt may, lúa gạo, các mặt hàng nông sản nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu Lào hoàn toàn có nhiều khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu và chinh phục các khách hàng mới tiềm năng.

* Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Lào trong giai đoạn này vẫn tiếp tục có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng xuất khẩu thô, nhưng sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn còn chậm. Cụ thể là nhóm hàng khoáng sản năm 2009 chiếm tỷ trọng xuất khẩu đạt 46,57%, giảm nhẹ so tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này của năm 2008. Bên cạnh đó, nhóm hàng công nghiệp tỷ trọng xuất khẩu chỉ chiếm 14,91% và cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2008. Trên cơ sở này cho thấy rõ ràng xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu mặc dù chậm nhưng đã có chiều hướng tích cực [5] [26].

83


Bảng 2.5: Cơ cấu xuất khẩu của CHDCND Lào thời kỳ 2006-2010 phân theo nhóm hàng

Đơn vị: triệu USD



Nhóm hàng

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

KN

T.trọng

%

KN

T.trọng

%

KN

T.trọng

%

KN

T.trọng

%

KN

T.trọng

%

Nông sản

33,388

3,80

37,047

4,00

44,635

3,41

73,260

6,51

83,516

6,51

Lâm sản

5,939

0,68

4,495

0,48

3,363

0,26

3,909

0,34

4,456

0,34

Gỗ và sản

phẩm gỗ

96,617

11,00

72,529

7,84

59,328

4,31

46,016

4,09

52,458

4,09

Cà phê

9,713

1,11

33,237

3,59

15,656

1,19

13,821

1,23

15,756

1,22

Thủ công

1,126

0,13

0,464

0,05

0,340

0,02

0,477

0,04

0,544

0,04

Công nghiệp

17,870

0,03

50,667

5,47

26,128

1,99

25,449

2,26

29,012

2,26

Năng lượng

điện

101,190

11,52

72,110

7,79

97,134

7,42

274,593

24,42

313,036

24,42

Dệt may

126169

14,37

91,772

9,91

255,011

19,50

141,706

12,60

161,545

12,60

Khoáng sản

485,632

55,31

546,644

59,06

774,720

55,92

523,891

46,59

597,236

46,59

Hàng khác

-


13,005

1,40

27,671

2,11

15,824

1,40

18,039

1,41

Tông

878,008

100,00

925,567

100,00

1.307,459

100,00

1.124,402

100.00

1.281,818

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2008-2020 - 12

Nguồn Bộ Công thương Lào

84


* Phát triển thị trường xuất khẩu

Sau khi gia nhập ASEAN, thị trường xuất khẩu của Lào đã đa dạng hơn và hàng hoá của Lào đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn tại các thị trường thuộc các nước thành viên ASEAN và một số nước khác. Những thị trường truyền thống tiếp tục tăng mạnh. Điều này có thể lý giải bới nguyên nhân do Lào đã trở thành thành viên của ASEAN, một số rào cản về hạn ngạch bị dỡ bỏ, rào cản về thuế suất nhập khẩu vào các nước được cắt giảm và một số các nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, do nhận thức tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đem lại cho doanh nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp xuất khẩu Lào đã tận dụng tốt cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế khu vực này để tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Mặc dù, trong giai đoạn từ 2006 tới nay, bối cảnh kinh tế ảm đạm bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới, nhưng nhìn chung các thị trường xuất khẩu truyền thống của Lào vẫn được duy trì, mặc dù có sự giảm sút nhẹ trong giá trì xuất khẩu tới các thị trường này.

Tại thị trường Châu Á (gồm cả các nước ASEAN), tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Lào tới khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng lớn (74,43% năm 2006; 72,27% năm 2007; 59,71% năm 2008 và 70,02% năm 2010). Do những tác động xấu của tình hình kinh tế thế giới, nên thị trường xuất khẩu của Lào tại khu vực Châu Á đang có xu hướng chững lại và giảm dần, trong đó có thị trường ASEAN, Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản [5].

Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu tới thị trường Châu Âu năm 2006 chiếm tỷ trọng 14,20%, năm 2007 chiếm 16,67%, năm 2008 chiếm 27,05 %, và năm

2009 chiếm 20,75% và năm 2010 chiếm ở mức 20,75%. Đến năm 2009 tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cũng suy giảm 34,02% so với năm 2008, các mặt hàng như dệt may, cà phê gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường EU do thị trường này cũng đang bất ổn về tài chính. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu tới thị trường Châu Âu tăng 14% trong năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 [26].

Thị trường Châu Mỹ và Châu Đại dương là hai thị trường mà từ trước đến nay Lào chưa có khả năng khai thác cũng đã bắt đầu có những tín hiệu tích cực. Các doanh nghiệp của Lào đã quan tâm tới việc xuất khẩu hàng hoá vào hai thị trường mới này với hy vọng đây là những thị trường hấp dẫn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà xuất khẩu hàng hoá.

85


Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 phân theo thị trường

Đơn vị: triệu USD (Tỷ trọng % )



Khu vực thị trường

Năm

2006

2007

2008

2009

2010


KN

Tỷ trọng

%


KN

Tỷ trọng %


KN

Tỷ trọng

%


KN

Tỷ trọng

%


KN

Tỷ trọng

%

Châu á

63,486

7.23

183,413

19,82

188,311

14.40

109,166

9.71

124,449

9.71

ASEAN

590,040

67.20

485,452

52.45

592,409

45.31

678,190

60.32

773,136

60.32

Châu Mỹ

6,935

0.79

16,334

1.76

39,486

3.02

10,240

0,91

11,674

0,91

Châu Âu

124,690

14.20

154,344

16.68

353,718

27.06

233,368

20.75

266,040

20.75

Châu Đại

dương


92,704


10.56


86,024


9.29


133,535


10.21


93,438


8.31


106,519


8.31

Châu Phi

153

0.02

0

0. 00

0

0.00

0

0.00

0

0.00

Tổng

878,008

100.0

925,567

100.0

1,307,459

100.0

1,124,402

100.0

1,281,818

100.0

Nguồn: Bộ Công thương Lào


2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

2.2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng

Nhìn chung có thể thấy rõ trong 10 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Lào nói riêng, và hoạt động mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu nói chung đã có bước chuyển biến rõ rệt. Tại một số khu vực và vùng lãnh thổ, sản phẩm xuất khẩu của Lào đã có mặt và chiếm lĩnh thị trường. Điều này thể hiện rõ, đặc biệt sau giai đoạn nước Lào chính thức gia nhập khối ASEAN.

Nếu như trước kia, nước Lào chủ yếu chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao, trao đổi thương mại với một quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, thì nay, quan hệ thương mại đã được mở rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Thêm vào đó, đặc biệt sau khi Chính phủ Lào điểu chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, số quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Lào cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Lào đã bắt đầu được mở rộng. Tuy nhiên, do nền kinh tế của Lào vẫn chưa phát triển mạnh nên quy mô xuất khẩu của Lào vẫn còn rất nhỏ hẹp.

Trong các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Lào, số quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Lào đạt kim ngạch nhập khẩu trên 100 triệu USD có 04 quốc gia, số đạt trên 50 triệu đến 100 có 06 nước, đứng đầu là Thái Lan, Việt Nam, tiếp đến là Thụy Sỹ, Úc, Hàn Quốc, Anh, Đài Loan, Đức, và một số quốc gia khác. Như vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, theo phương châm đa dạng hoá, việc xác định các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết để giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo.

Ngoài ra, trong các thị trường mà Lào đang thực hiện quá trình xuất khẩu hàng hóa như một số thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường mới, thì kim ngạch nhập khẩu từ Lào cũng không cao. Một phần


nguyên nhân của vấn đề này được cho là do chất lượng và mẫu mã của hàng hóa Lào vẫn chưa bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng tại nước Nhập khẩu. Do vậy thực sự khó đối với Lào trong việc thúc đẩy, mở rộng, phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng, cũng như phát triển thị trường xuất khẩu nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, và sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều quốc gia trên thế giới.

2.2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu

2.2.2.1. Tăng quy mô và tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Lào cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Lào liên tục tăng qua các năm. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Lào là 324,885 triệu USD, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 455,624 triệu USD, tăng 130,739 triệu USD. Nhìn chung, tính tới năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tăng 246,09 % so với năm 2001. Như vậy về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của Lào có tăng nhưng vẫn còn chậm và chưa ổn định trong thời gian từ năm 2001-2010. Giai đoạn 2006-2009, xuất khẩu hàng hoá của Lào tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 28,87 %,

cao hơn tốc độ kế hoạch đề ra của giai đoạn 2001-2005 (197,80 %) [26].

Bảng 2.7: Quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: Triệu USD


Chỉ tiêu

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Trị giá XK

324,885

322,618

352,462

374,620

455,624

878,008

92,567

1,370,459

1.124,402

1.281,818

Tăng trưởng

0,29

-0,70

27,01

6,29

21,62

97,68

5,42

41,26

-14,00

14,00

Nguồn: Bộ Công thươngLào Do tốc độ xuất khẩu hàng hoá tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hoá tăng gấp 3,95 lần trong khoảng thời gian 9 năm qua. Đây là một trong những tăng xuất khẩu tương đối cao so với một nước có nền kinh tế


như Lào. Thêm vào đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo đầu người của Lào cũng tăng đáng kể. Nếu năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo đầu người mới chỉ đạt 56 USD thì đến năm 2009 đã tăng lên mức 194 USD, tăng lên 138 USD.

Có ba nguyên nhân chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong cả giai đoạn 2001 - 2009, đó là do số lượng hàng hoá xuất khẩu tăng nhanh trong giai đoạn này, tiếp theo là do giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng, và nguyên nhân thứ ba là do cả số lượng và giá cả hàng hóa xuất khẩu đều tăng. Kết quả trên đã phản ánh một cách rõ ràng là hàng hoá xuất khẩu của

Lào đã và đang từng bước được người tiêu dùng trên thế giới chấp nhận và tin dùng. Đây là một trong những thành công lớn của Lào trong việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Lào trong giai đoạn đặc biệt từ 2001 tới nay.

2.2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2010

Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu của Lào đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được đa dạng, và phong phú hơn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tất cả các nhóm hàng cũng đều tăng qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng khoáng sản năm 2001 đạt 4,891 triệu USD, năm 2005 đạt 128,353 triệu USD, năm 2009 đạt 597,236 triệu USD tăng 12,11 % so với năm 2001. Nhóm hàng công lâm nghiệp năm 2001 đạt 117,01 triệu USD, năm 2005 đạt 118,96 triệu USD, năm 2006 đạt 135,03 triệu USD, năm 2008 đạt 281,14 triệu USD tăng 88,03 % so với năm 2001.

Bảng dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng và cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2010


Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 được phân theo nhóm hàng của nước CHDCND Lào

Đơn vị: Triệu USD


Nhóm hàng

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng KN

324,89

322,62

352,62

374,62

44.62

878,00

925,56

1.307,46

1.124,40

1.128.82

Nông sản

21,01

17,44

22,04

30,34

32,35

43,43

10,28

60,28

87,08

99,27

Lâm sản

6,63

8,23

5,72

3,91

3,91

25,64

15,64

6,14

3,91

4,46

Gỗ

80,19

77,79

69,95

74,10

74,10

413,38

252,88

95,33

40,02

45,62

Công nghiệp

117,01

116,99

94,29

135,03

135,03

144,04

142,58

281,14

167,16

190,56

Điện

91,31

92,69

97,36

94,63

94,63

101,19

72,11

97,13

274,59

313,03

Thủ công

3,85

2,74

12,49

2,76

2,76

1,24

0,46

0,34

0,48

0,55

Khoáng sản

4,89

3,19

46,50

67,44

128,35

492,89

559,45

802,40

539,72

615,28

Hàng khác

0,00

2,83

4,27

2,67

0,56

1,12

1,53

3,47

5,46

6,22

Nguồn: Bộ Công thương Lào

Qua bảng số liệu có thể thấy, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Lào đã có xu hướng chuyển dịch theo đà tăng dần lên của các sản phẩm chế biến, và giảm dần việc xuất khẩu các sản phẩm thô, và nguyên liệu như giai đoạn trước đây. Trong tương lai, với xu hướng xuất khẩu theo hướng xuất các sản phẩm chế biến thay vì nguyên liệu thô, sẽ tạo điều kiện cho việc tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu, và tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Điều này, tạo cơ sở ổn định, phát triển hoạt động sản xuất, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, và tiến tới tiếp tục mở rộng, và phát triển thị trường xuất nhập khẩu ra các thị trường mới, và thị trường tiềm năng.

2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu hàng hoá của CHDCND Lào giai đoạn 2001-2010

Trong giai đoạn 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường của Lào đều tăng nhẹ. Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng và đa dạng hoá, nhất là đã mở rộng được thị trường xuất khẩu sang EU. Bảng số liệu sau đã thể hiện rõ kim ngạch xuất khẩu của Lào vào một số thị trường chủ lực trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí