Áp Dụng Các Cải Tiến Công Nghệ Để Hỗ Trợ Phát Triển Phương Pháp Trong Hoạt Động Xếp Hạng Doanh Nghiệp


- Phát triển các dịch vụ XHTN mới khi thị trường đã phát triển và khách hàng đã tiếp cận nhiều với hoạt động XHTN

Xếp hạng triển vọng rủi ro tín dụng: Xếp hạng triển vọng rủi ro tín dụng được một số các tổ chức CRA lớn thực hiện để kết quả xếp hạng được nhanh chóng và đưa ra các dự báo của CRA một cách khái quát nhất đến thị trường. Nếu các tổ chưc CRA có đưa ra các dự đoán xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp có thể thay đổi trong thời gian tới (thường là 6 đến 24 tháng tới), thì CRA sẽ thực hiện việc đưa ra cập nhật đánh giá xếp hạng triển vọng, trong đó đưa ra ý kiến của họ về việc liệu thay đổi có thể là tích cực, ổn định hoặc có thể là tiêu cực hoặc đưa ra các ý kiến về sự không chắc chắn việc xếp hạng có thể tăng hay giảm. Ví dự như S&P (2018b) sử dụng hệ thống ký hiệu sử dụng đối với XHTN triển vọng trong ngắn hạn (Outlook) bao gồm Tích cực (Positive): triển vọng mức xếp hạng có thể tăng. Tiêu cực (Negative): triển vọng Mức xếp hạng có thể giảm. Ổn định (Stable): triển vọng Mức xếp hạng có thể không đổi. Phát triển (Developing): triển vọng Mức xếp hạng có thể tăng hoặc giảm. Trong trường hợp khác, nếu các sự kiện hoặc hoàn cảnh xảy ra có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm trong thời gian tới (thường là trong vòng 90 ngày) thì các CRA thường sử dụng các công cụ đưa ra ý kiến dự báo tức thời như xếp hạng CreditWatch của S&P đưa ra do cho sự thay đổi tiềm năng và mức độ thay đổi, tăng hoặc giảm có thể xảy ra. Đồng thời, nếu CRA có tất cả thông tin có sẵn để chắc chắn đưa ra thay đổi xếp hạng thì họ có thể nâng cấp hoặc hạ cấp xếp hạng ngay lập tức, mà không cần thực hiện việc thay đổi triển vọng của nó.

Xếp hạng thu hồi vốn đầu tư sau khi vỡ nợ (Recovery of investment after default): Các CRA cũng có thể đưa ra xếp hạng về đánh giá sự phục hồi về khả năng nhà đầu tư sẽ thu lại phần chưa thanh toán của tiền gốc trong trường hợp tổn thất vỡ nợ. Kinh nghiệm là một số CRA kết hợp việc xếp hạng khả năng phục hồi như là một yếu tố đánh giá trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của một nghĩa vụ nợ cụ thể, đặc biệt trong trường hợp nợ không đầu tư. Tuy nhiên, các cơ quan khác như S&P lại xếp hạng mức độ phục hồi ngoài xếp hạng các khoản nợ cụ thể. Xếp hạng toàn cầu của S&P cũng có thể xem xét việc điều chỉnh XHTN của nghĩa vụ nợ lên hoặc xuống liên quan đến XHTN của tổ chức phát hành.


Giám sát theo dõi chất lượng tín dụng: Các cơ quan thường theo dõi các phát triển có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của một công ty phát hành hoặc vấn đề nợ cá nhân mà một cơ quan đã cung cấp xếp hạng ý kiến. Mục tiêu của giám sát này là để đưa ra mức xếp hạng hiện tại bằng cách xác định các vấn đề có thể dẫn đến một nâng cấp hoặc hạ cấp trong kết quả tương ứng với rủi ro của khách hàng. Khi tiến hành giám sát, CRA sẽ phải cân nhắc nhiều các yếu tố như thay đổi trong môi trường kinh doanh hoặc tín dụng thị trường, công nghệ mới hoặc cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến thu nhập của nhà phát hành hoặc doanh thu dự kiến, hiệu suất phát hành và thay đổi quy định pháp lý. Tần suất và mức độ giám sát thường phụ thuộc vào rủi ro cụ thể của công ty phát hành hoặc khoản nợ đơn lẻ, hoặc toàn bộ các chủ thể liên quan đến nghĩa vụ nợ. CRA có thể lên lịch các cuộc họp định kỳ với công ty để có thể nắm bắt và đánh giá các nội dung như: bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch của công ty, thảo luận về những phát triển mới có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng trước rủi ro tín dụng, xác định và đánh giá các yếu tố hoặc giả định khác có thể ảnh hưởng đến ý kiến của CRA về kết quả xếp hạng. Theo kết quả phân tích giám sát của mình, một cơ quan có thể điều chỉnh tín dụng đánh giá của một công ty phát hành hoặc khoản nợ để biểu thị quan điểm của họ về mức độ cao hơn hoặc thấp hơn rủi ro tín dụng tương đối.

5.2.4.3. Áp dụng các cải tiến công nghệ để hỗ trợ phát triển phương pháp trong hoạt động xếp hạng doanh nghiệp

- Xây dựng phương pháp phân tích chuyển vị và công bố kết quả ma trận chuyển vị (Credit migration) từ kết quả xếp hạng:

Phân tích chuyển vị xem xét số lượng đối tượng xếp hạng chứ không phải tập trung vào các khoản nợ chưa hoàn trả, trong đó CRA cần phân tích và xác định được tỷ lệ chuyển vị (Migration rate) đo lường tỷ lệ phần trăm đối tượng thay đổi hạng tín nhiệm sau một khoảng thời gian nhất định. CRA cần thiết phải phân tích chuyển vị vì nó sẽ cung cấp các ý kiến xem xét về việc ổn định xếp hạng, tăng hạng, giảm hạng, vỡ nợ, thu hồi xếp hạng. Các phân tích này tập hợp lại hình thành ma trận chuyển vị (Migration matrix), giúp CRA xác định tần số thay đổi và mức độ thay đổi của các hạng tín nhiệm trong những khoảng thời gian khác nhau, đồng thời đánh giá và so


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

sánh quá trình thay đổi của các hạng tín nhiệm trong cùng trường hợp biến động hoặc trong các trường hợp khác nhau, từ đó làm nổi bật lên hiệu quả phân loại của CRA. Trong xu hướng hiện nay, ma trận chuyển vị là một thành phần cơ bản để có thể thực hiện quản trị rủi ro tín dụng hiện đại và yêu cầu của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro danh mục, xác định giá trị tín dụng chịu rủi ro (Credit VaR), tính toán yêu cầu về vốn cho các tổ chức tài chính, tín dụng.

Trong thực tế CRA tại Việt Nam đều thành lập mới, cơ sở dữ liệu về khách hàng trước đây gần như rất hạn chế nên CRA chưa xác định được chính xác xác suất vỡ nợ - PD cụ thể theo từng hạng tín nhiệm. Đồng thời, thông tin về khách hàng phải được thu thập trong thời gian dài, tối thiểu là 5 năm, mới có thể áp dụng để tính toán PD một cách hiệu quả. Do đó, việc xây dựng ma trận chuyển vị vì thế cũng khó có thể thực hiện tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trong tương lai khi các CRA đã phát triển ước lượng PD thì ma trận chuyển vị hoàn toàn có thể thực hiện. Trước mắt, CRA có thể bắt đầu nghiên cứu về ma trận chuyển vị của các tổ chức XHTN độc lập uy tín trên thị trường, từ đó có thể vận dụng kết quả vào trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp của mình. CRA có thể tham khảo ma trận chuyển vị của S&P, MIS và các RCRA khác để nghiên cứu áp dụng vì sự phổ biến, chặt chẽ, dữ liệu cụ thể của ma trận này.

Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 23

- Xây dựng và phát triển phân tích tình huống và kịch bản khủng hoảng:


Các kỹ thuật phân tích dựa trên công nghệ, dữ liệu lớn và phương pháp định lượng chặt chẽ nên được CRA nghiên cứu thực hiện. Tiêu biểu trong đó, theo Basel II và S&P (2019a) XHTNDN cần được xem xét cùng với sự ổn định tín dụng (Credit stability). Phân tích tình huống và kịch bản khủng hoảng sẽ giúp CRA đánh giá tốt hơn về sự ổn định tín dụng này.

Phân tích tình huống là việc nghiên cứu không chắc chắn trong đầu ra của kết quả XHTNDN do tác động khác nhau của sự không chắc chắn trong của các thông số đầu vào. Phân tích tình huống trong đơn giản có thể sử dụng phân tích độ nhạy trong các trường hợp mang lại thuận lợi, bình thường hoặc bất lợi cho hạng của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp như sự thay đổi doanh thu,


giá vốn, chi phí biến đổi… Phức tạp hơn, CRA có thể sử dụng các mô hình mô phỏng như mô phỏng Monte Carlo hoặc dựa trên phương pháp như Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (Machine learning), Học sâu (Deep learning)…

Song song cùng với phân tích tình huống, các CRA nên tiến tới nghiên cứu việc đặt doanh nghiệp vào trong những kịch bản xấu để đánh giá khả năng chống đỡ của họ như thế nào. Kịch bản xấu được các CRA tự xây dựng và được căn cứ từ các kịch bản đã phát sinh trong quá khứ và quá trình phân tích này được gọi là phân tích kịch bản khủng hoảng (stress test). Trong thực tế, việc phân tích theo hướng kịch bản khủng hoảng thường không áp dụng với tất cả khách hàng mà được áp dụng đối với những khách hàng lớn trên thị trường, quan trọng trong CRA, chịu tác động mạnh của yếu tố bên ngoài. Kết quả xếp hạng sau khi phân tích kịch bản khủng hoảng được điều chỉnh theo nguyên tắc sau: Nếu doanh nghiệp có xác suất đứng vững cao, không bị vỡ nợ trong các kịch bản nêu trên thì CRA sẽ phân loại theo mức xếp hạng hiện tại do hệ thống xếp hạng đưa ra. Nếu doanh nghiệp thất bại trong kiểm tra kịch bản khủng hoảng hoặc xác suất vỡ nợ lớn thì CRA cần ấn định một mức xếp hạng thấp hơntrong dự báo so với hạng ban đầu. Mức ấn định này do CRA quy định và phù hợp với từng kịch bản. Về kịch bản, có thể tham khảo dựa trên thực tế các sự kiện khủng hoảng tại Việt Nam và các đề xuất kịch bản của Moody’s (2015). Các kịch bản khủng hoảng tại Hoa Kỳ có thể được xây dựng theo 5 kịch bản chính: Đại khủng hoảng (lấy tình hình thực tế năm 1929); Kinh tế hoảng loạn (lấy tình hình thực tế năm 1893 – doanh nghiệp phá sản hàng loạt), Suy thoái do thất nghiệp, chiến tranh (lấy tình hình thực tế Thế chiến I), Suy thoái do lạm phát (lấy tình hình thực tế năm 1982), Suy thoái do bong bóng trong nền kinh tế (lấy tình hình thực tế năm 2001 và 2008). Đó cũng là kinh nghiệm để có thể nghiên cứu và áp dụng vào thị trường Việt Nam.

- Phát triển công nghệ thông tin để hỗ trợ hình thành cơ sở dữ liệu lớn hơn về thị trường, phục vụ nâng cao chất lượng của phương pháp xếp hạng

Để phương pháp của CRA phát huy được vai trò trong việc giảm thiểu rủi ro trên thị trường, điều kiện tiên quyết là CRA phải có thông tin đầu vào chuẩn xác, kịp thời. Đồng thời, để phương pháp trở nên chính xác hơn thì cần tiến tới xây dựng chi tiết phương pháp, tiêu chí đánh giá tương ứng với các ngành nghề phổ biến và quan


trọng như các GCRA đã thực hiện. Để làm được điều đó thì cũng cần phải có dư liệu đủ lớn về từng ngành nghề và các doanh nghiệp trong ngành nghề đó. Vì vậy việc có được cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp các CRA có thể đạt được hiệu quả cao trong xếp hạng doanh nghiệp. Trong bối cảnh các tổ chức cung cấp thông tin cũng chưa có những bước tiến mới trên thị trường thì bản thân CRA cần chủ động thực hiện việc thu thập thông tin và đa dạng hóa từ nhiều nguồn khác nhau. Việc thu thập, kiểm chứng và hệ thống hóa thành cơ sơ dữ liệu ngày càng lớn phải được thực hiện nghiêm túc và trở thành yêu cầu trong quy trình xếp hạng và hệ thống cơ sở dữ liệu của CRA. Để đảm bảo được điều đó thì hệ thống công nghệ thông tin về hạn tầng cơ sở dữ liệu, quản lý và truy xuất dữ liệu, hệ thống dữ liệu dự phòng trong trường hợp hệ thống thông tin xếp hạng chính gặp sự cố… cũng cần được xây dựng và có lộ trình phát triển ngay từ bây giờ.

CRA cũng nên nhanh chóng tiếp cận và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng quan hệ tín dụng và các thông tin có liên quan khác của doanh nghiệp trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam. Lý do là cơ sở dữ liệu này đang có sẵn trên thị trường từ CIC cung cấp và dữ liệu này được đánh giá có mức độ chính xác rất cao, sát thực với hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Cơ sở dữ liệu đó nếu được phân loại và xử lý chính xác sẽ chính là đầu vào để CRA có thể nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xếp hạng chuyên nghiệp, cụ thể cho từng ngành nghề của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.

CRA cũng có thể xem xét tiến hành nghiên cứu và thực hiện xếp hạng doanh nghiệp không có yêu cầu để hình thành dữ liệu nội bộ một cách đầy đủ về doanh nghiệp trên thị trường. Hiện tại việc công bố thông tin về kết quả XHTN khi không có hợp đồng XHTN với tổ chức được XHTN là hành vi không được phép thực hiện. Vì vậy, nghiên cứu này không tiếp cận việc hình thành hành vi cung cấp thông tin đó. Để có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của hoạt động xếp hạng và gia tăng cơ sở dữ liệu thực tế của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam thì các CRA cần tạo lập cơ sở dữ liệu rất lớn về doanh nghiệp trên thị trường, thử nghiệm các phương pháp xếp hạng với các ngành nghề khác nhau của doanh nghiệp. Các kết quả xếp hạng này đơn giản có thể được xếp hạng theo hệ thống của các doanh nghiệp thông thường tuy


nhiên kết quả xếp hạng cần được đánh dấu là xếp hạng sơ bộ (ví dụ như có thể sử dụng các ký hiệu “e, p” (Moody’s), “pr” (S&P) hoặc là “Expected” (Fitch)). Xếp hạng sơ bộ này sẽ chỉ là dữ liệu nội bộ của CRA để phân tích thị trường, dữ liệu phân loại rủi ro doanh nghiệp, không công bố ra bên ngoài theo quy định pháp luật hiện hành và sẽ được thay thế bằng xếp hạng chính thức khi khách hàng đã đặt quan hệ với CRA.

Đối với phương pháp và hệ thống xếp hạng hiện tại, CRA cần tiếp tục rà soát, cập nhật thường xuyên theo quy định của cơ quan quản lý và các tiêu chuẩn của quốc tế. Cơ sở dữ liệu và toàn bộ hệ thống xếp hạng thường xuyên được cập nhật định kỳ. Căn cứ trên thực tế nhu cầu của hoạt động xếp hạng mà CRA bổ sung các dữ liệu đầu vào trong hệ thống xếp hạng để làm cơ sở vững chắc cho xếp hạng. Toàn bộ quá trình cập nhật cần được cụ thể hóa thành quy trình nghiệp vụ của mỗi CRA phù hợp với thực tế, mô hình hoạt động và các dịch vụ của CRA.

5.2.4.4. Đảm bảo các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức trong xếp hạng doanh nghiệp

Một trong những tiêu chí quan trong tác động đến danh tiếng của CRA chính là quản trị doanh nghiệp theo hướng càng công khai, đạo đức và minh bạch, càng có nhiều khả năng tạo ra sự ngưỡng mộ và tin tưởng vào tâm trí của hầu hết các bên liên quan và do đó sẽ xây dựng được danh tiếng vì có nhiều trách nhiệm đối với khách hàng, người lao động, công chúng và những người khác. Do dó CRA có thể xem xét gia tăng việc công khai các phương pháp, tiêu chuẩn và quy trình xếp hạng. Đồng thời cũng cần soạn thảo, ban hành và tuân thủ các quy tắc đạo đức quan trọng của các CRA thông thường cần có:

- CRA cần có quy định và hướng dẫn chi tiết về bảo mật hồ sơ thông tin khách hàng. Các hồ sơ thông tin của khách hàng khi thực hiện XHTN thì bắt buộc tất cả các các bước phải bảo vệ và bảo mật các hồ sơ, thông tin đó đúng cách.

- CRA cũng cần có quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ ý kiến khách quan, độc lập, công bằng của hội đồng xếp hạng và nhân viên phân tích. Các thủ tục ra quyết định của hội đồng xếp hạng/ủy ban xếp hạng cần được giữ bí mật và


không được tiết lộ cho bất kỳ bên ngoài hoặc tổ chức nào. Khi hội đồng xếp hạng đưa ra quyết định xếp hạng, nó sẽ được công bố như một quyết định chung và các phiếu bầu cá nhân sẽ được giữ bí mật, ngay cả khi được ghi lại trong các biên bản nội bộ. Các bảo mật thông tin này cũng cần được áp dụng một cách chính xác và chặt chẽ đối với các chuyên viên phân tích của CRA.

- CRA cũng nên có các quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc tại CRA và ngay cả khi các nhân viên đó rời khỏi CRA.

+ CRA cần có quy định chi tiết và ban hành về các trường hợp xung đột lợi ích của các thành viên trong hội đồng xếp hạng và nhân viên liên quan. Trong trường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích, thành viên của hội đồng xếp hạng và/hoặc nhân viên có liên quan bắt buộc phải cung cấp chi tiết mâu thuẫn lợi ích đó cho CRA. CRA cũng cần có quy định chi tiết các biện pháp ngăn chặn xung đột lợi ích ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng, như hạn chế không cho phép các thành viên có xung đột lợi ích đó tham gia vào các bước trong quy trình và ra quyết định xếp hạng.

+ Tất cả thành viên hội đồng và nhân viên xếp hạng hoàn toàn không được tận dụng lợi thế quan trọng của bất kỳ thông tin bí mật nào nhận được thông qua sự tham gia của họ trong quy trình XHTN.

+ Những người tham gia vào quá trình đánh giá, xếp hạng cũng cần có các quy định, hướng dẫn và tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng để cảnh báo, ngăn chặn sự lạm dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có trước đây nhằm thay đổi kết quả xếp hạng.

+ Trong trường hợp thành viên hội đồng xếp hạng, nhân viên và quản lý của CRA chấm dứt việc làm hoặc có liên kết làm việc với các tổ chức khác thì yêu cầu bảo mật đối với thông tin trong thời gian làm việc tại CRA sẽ tiếp tục được bảo mật như khi họ đang làm trong CRA. Các tiết lộ thông tin sẽ có cơ chế ràng buộc trách nhiệm pháp lý một cách chặt chẽ và xử lý theo quy định.


5.2.4.5. Hình thành nguồn nhân sự chất lượng và đảm bảo chất lượng quản trị, lãnh đạo trong CRA

Yếu tố con người luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động XHTN khi chất lượng của báo cáo xếp hạng phụ thuộc rất lớn vào năng lực phân tích đánh giá và ra quyết định của các nhân sự CRA. Trong khi đó, hoạt động xếp hạng vẫn có thể được xem là khá mới tại Việt Nam nên các nhân sự có chất lượng hay yêu cầu kinh nghiệm trực tiếp về ngành này sẽ không thể có nhiều như các ngành nghề khác.

Việc tìm kiếm và tuyển dụng các chuyên gia có uy tín để tham gia vào các hội đồng xếp hạng của CRA là một vấn đề quan trọng và hình thành nên được sự tin tưởng của doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với CRA. Thậm chí, CRA cần có định hướng, chính sách, nguồn tài chính phù hợp để có thể thu hút các nhân sự chất lượng cao từ các CRA khác trong khu vực và thế giới đến làm việc tại Việt Nam. Sự xuất hiện của các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ có thể có những bước tiến nhảy vọt về mặt chất lượng nhân sự. Không chỉ vậy, công tác tập huấn và đào tạo các nhân viên là một việc làm mà CRA cần thực hiện thường xuyên. CRA cũng có thê xem xét thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn chuyên sâu về những vấn đề kinh tế thế giới và trong nước, tổ chức trao đổi và học tập kinh nghiệm với các CRA khác trong khu vực và GCRA trên thế giới để cập nhật các phương pháp đánh giá tín nhiệm tiên tiến và các mô hình kinh doanh hiệu quả.

Các CRA cũng cần chú ý đến chính sách đãi ngộ công bằng, thỏa đáng, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để có thể giữ chân các nhân viên giỏi, nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, như đã nói, rủi ro đạo đức của nhân viên cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác XHTN. Do đó, CRA cũng cần có các quy trình nội bộ chi tiết về đánh giá hiệu quả công việc, kiểm soát nội bộ, đánh giá định kỳ hàng năm chất lượng của nhân sự. Mục đích của công tác rà soát là nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình tác nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra chế độ khen thưởng và hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các cá nhân đã thực hiện tốt, chưa tốt hoặc vi phạm các quy tắc đạo đức của CRA.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2022