- Có chế độ đãi ngộ với nhân viên hợp lý, về lương thưởng phải thỏa đáng để khuyến khích nhân viên làm việc hết mình. Tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên khuyến khích tinh thần lao động để cải tiến phương pháp làm việc, phát huy sáng kiến nâng cao tinh thần tự giác.
- Bố trí sắp xếp lao động phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên đối với yêu cầu công vệc.
- Tiến hành đào tạo cho nhân viên các tư duy kinh doanh hướng về khách hàng.
- Tổ chức bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, tránh được trình độ không tương xứng với bằng cấp.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Thiết lập hệ thống mạng lưới xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như: EU, Mỹ, Nhật Bản. Để làm được việc này, May Sông Hồng và Hiệp Hội Dệt May cùng các doanh nghiệp khác đã đưa ra những cơ chế nhằm khai thác các nguồn lực thương mại khác nhau đã có mặt tại thị trường trọng yếu đó, cần thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường, đặc biệt là sử dụng các Công ty Luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để làm tư vấn pháp luật cho hoạt động xuất khẩu.
Tập trung khai thác các thị trường không hạn ngạch như Nhật Bản, Trung Đông, khôi phục các thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu cũ. Củng cố, nâng cao hiệu quả văn phòng đại diện tại Mỹ, liên doanh tại HonKong, và sẽ mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản, đồng thời tham gia vào các trung tâm thương mại tập trung.
Khuyến khích mọi nguồn lực và thành phần kinh tế đầu tư vào thương mại hai chiều, đầu tư sản xuất vào thị trường Mỹ cũng như có những chính sách khuyến khích các nhà sản xuất Dệt May Hoa Kỳ vào Việt Nam đầu tư hoặc liên doanh sản xuất dài hạn.
Xây dựng, thiết kế, đăng ký, quảng cáo thương hiệu và mẫu mã của doanh nghiệp, từng bước khẳng định nó trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước.
Để đảm bảo có được các thông tin, phán đoán chính xác, cụ thể, đầy đủ, kịp thời là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường thì công tác nghiên cứu thị trường thực sự có hiệu quả. Do đó, Công ty cần hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường, tiến hành sâu sát và theo một qui trình nghiên cứu khoa học. Công ty vẫn nên duy trì, phát triển công tác thu thập thông tin qua các hội nghị khách hàng, hội chợ xúc tiến thương mại, thông qua hoạt động của hệ thống bán hàng trực tiếp, qua phản ánh thông tin của người tiêu dùng đến bộ phận chăm sóc khách hàng. Việc thu thập, phân tích thông tin sẽ tạo cho công ty một tiềm năng dồi dào, dẫn tới những cải
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng
- Hệ Thống Cửa Hàng, Đại Lý Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng
- Đánh Giá Thành Công Và Hạn Chế Về Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty cổ phần may Sông Hồng - 9
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
tiến trong sản phẩm, tính hiệu quả cao hơn trong sản xuất và những chiến lược thị trường tương lai chính xác.
Công ty cần xây dựng lực lượng nghiên cứu thị trường chuyên trách có chuyên môn và kinh nghiệm. Tổ chức, phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cho mỗi bộ phận hay cá nhân cụ thể, nếu nhân viên kiêm nhiệm cũng chỉ nên tham gia một phạm vi nhất định để đảm bảo công tác nghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất. Do có qui mô lớn nên việc điều tra thu thập thông tin cũng mất nhiều thời gian và kinh phí. Công ty nên kết hợp hình thức tự tổ chức nghiên cứu trực tiếp đồng thời có thể thuê, mua nguồn thông tin từ các tổ chức có uy tín chuyên nghiên cứu thị trường tại Việt Nam để có được nguồn thông tin nhanh chóng và chính xác làm cơ sở hoạch định các chiến lược KD. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận trong công ty để giúp cho hệ thống thông tin nội bộ được thông suốt, dễ tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong công tác lập kế hoạch, cụ thể hóa được các mục tiêu, nội dung và biện pháp nghiên cứu. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sẽ đảm bảo khả năng khai thác tốt thông tin từ nguồn kênh nội bộ, đồng thời tăng mức độ sử dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn ở các bộ phận sẽ có hiệu quả cao hơn cũng như việc đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ thuận lợi hơn.
3.2.3. Tích cực đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm may mặc
Trong ngành dệt may toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu gồm 4 khâu: khâu thiết kế mẫu, khâu cung cấp nguyên phụ liệu, khâu thương mại và khâu cuối cùng là khâu gia công.
Trong đó khâu thiết kế mẫu là khâu đem lại giá trị cao nhất, khâu gia công là khâu đem lại giá trị thấp nhất. Theo ước tính, khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia vào khâu này của chuỗi dưới hình thức gia công. Chính vì thế, tuy sản phẩm may mặc của Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, Việt Nam có tên trong Top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu về rất thấp.
Ngoài ra, các mẫu thiết kế của các doanh nghiệp may mặc trong nước ít thay đổi, không đa dạng về kiểu mẫu, vì vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, nên doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm.
3.2.4. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ
Hiện nay hệ thống kênh phân phối của Công ty về cơ bản đã được xây dựng phù hợp với mô hình hoạt động tiêu thụ trong lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng, tuy nhiên hệ thống kênh phân phối vẫn chưa hoàn thiện. Các kênh phân phối hiện đại như bán hàng trực tuyến qua mạng Internet, hoặc kênh bán hàng Siêu thị, kênh bán hàng khách hàng công nghiệp triển khai chưa được triệt để, tỷ lệ sản lượng tiêu thụ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, bên cạnh đó Công ty cũng chưa trú trọng đầu tư nhân lực thích đáng cho các kênh tiêu thụ này. Sản phẩm tiêu thụ của công ty chủ yếu dựa vào kênh phân phối truyền thống (90% sản phẩm), thông qua các NPP là đối tác trung gian tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại mỗi địa bàn cụ thể. Tuy nhiên trong hệ thống NPP vẫn còn nhiều NPP hoạt động chưa hiệu quả, chưa đạt được hết các tiêu chí quy định của NPP nhưng Công ty vẫn duy trì và chưa có sự thay đổi. Tại khu vực miền núi phía Bắc do sản lượng tiêu thụ còn hạn chế, lợi nhuận mang lại cho NPP chưa cao nên việc tuyển lựa các NPP đủ các tiêu chí còn gặp khó khăn, một số địa bàn Công ty cũng phải chấp nhận lựa chọn các NPP có tiêu chí thấp hơn tại địa bàn. Mặc dù Công ty có những quy chế rất rõ ràng trong việc xử lý các vi phạm của các NPP trong việc thực hiện không đúng chính sách tiêu thụ, bán lấn vùng sang các địa bàn khác làm ảnh hưởng đến thị trường, tuy nhiên còn thiếu các công cụ quản lý, theo dõi mã sản phẩm cung cấp cho từng NPP nên việc kiểm soát hoạt động bán lấn vùng còn gặp khó khăn và chưa xử lý được triệt để.
Đầu tư trang bị, ứng dụng phần mềm quản trị hệ thống phân phối, kết hợp quản lý tài chính - kế toán, quản trị bán hàng, quản lý mua hàng, quản trị sản xuất, quản lý nhân sự. Làm công cụ hỗ trợ cho ban lãnh đạo trong việc cập nhật và phân tích thông tin từ hệ thống phân phối, báo cáo nhanh chóng, phản ánh kịp thời các biến động của thị trường. Hoàn thiện tổ chức hệ thống kênh phân phối bằng cách lựa chọn, xác định cấu trúc kênh tối ưu, lựa chọn thành viên trong kênh, đổi mới quản lí kênh phân phối, hoàn thiện quản lí các dòng chảy của hệ thống kênh, đổi mới quản lí hành vi của các thành viên kênh, đánh giá hoạt động của các thành viên kênh và cả hệ thống kênh. Cụ thể như sau:
Lựa chọn, xây dựng cấu trúc kênh tối ưu:
- Cấu trúc kênh phân phối của Công ty phải phù hợp với đặc điểm của sản phẩm, danh mục sản phẩm đa dạng, mỗi loại sản phẩm phù hợp cho một đối tượng khách hàng mục tiêu nhất định. Do đó, hệ thống kênh phân phối phổ biến nhất phải là kênh có cấu trúc dài, có nhiều cấp độ nhằm mục tiêu phân phối rộng rãi và mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng.
- Xây dựng hệ thống kênh phân phối nhằm khai thác được tối ưu thị trường mục
tiêu:
+ Về địa lí: mở rộng vùng tiêu thụ từ vùng đồng bằng, tới vùng trung du, vùng cao nguyên hay vùng núi cao, biên giới, hải đảo, các nước trong khu vực và trên thế giới. Sản lượng tiêu thụ sẽ mở rộng thị trường nôi địa;
+ Về quy mô thị trường: từ thành phố lớn đến các thị xã, thị trấn, từ các khu trung tâm đông dân, đến từng làng xóm thôn quê hẻo lánh.
+ Về đối tượng người tiêu dùng: sẽ nghiên cứu các sản phẩm đa dạng cho khách hàng từ trẻ nhỏ đến người già, từ phụ nữ đến nam giới với các độ tuổi khác nhau.
+ Về các loại hình kinh doanh: đa dạng hình thức kinh doanh như bán buôn, bán lẻ trực tiếp, bán theo kiểu tự phục vụ hay dịch vụ mang tới tận nhà qua việc đặt hàng qua điện thoại hoặc mua bán trực tuyến qua Internet.
- Tăng mức độ liên kết trong kênh nhiều cấp độ của Công ty để có thể chi phối từ NPP, trung gian bán buôn hay điểm bán lẻ. Công ty cần tiến hành điều tra, đánh giá mạng lưới bán lẻ hiện tại trên toàn quốc, lập danh sách những nhà bán lẻ có khả năng và nhiệt tình tiêu thụ sản phẩm.
- Hoàn thiện tập hợp các điều kiện, tiêu chuẩn để đánh giá, lựa chọn thành viên tham gia kênh tuỳ theo mục tiêu phân phối và điều kiện cụ thể:
+ Điều kiện tài chính nhằm đảm bảo quan hệ kinh doanh chắc chắn, an toàn.
+ Uy tín và sự tín nhiệm là yếu tố đảm bảo quan hệ kinh doanh vững chắc.
+ Dòng sản phẩm và phương thức kinh doanh; nên sử dụng các trung gian đang bán các sản phẩm tương hợp hoặc các sản phẩm có chất lượng tương đương.
+ Khả năng kinh doanh và phạm vi chiếm lĩnh thị trường.
+ Lực lượng bán hàng, khả năng và trình độ của họ.
+ Khả năng quản lý, quy mô kinh doanh, đạo đức kinh doanh.
Công ty cần phải tập trung vào việc tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ của mình, để có được mạng lưới tiêu thụ tốt nhất, rộng nhất và phát huy hết được tiềm năng thị trường của công ty. Đặc biệt, công ty phải chú ý đến mạng lưới tiêu thụ ở thị trường nội địa, đặc biệt là các vùng nông thôn và các huyện ngoại thành phía Bắc, để phân bố sản phẩm hợp lý hơn mà không để lãng phí thị trường này. Việc có thêm các trung gian thương mại góp phần đưa sản phẩm tới tay khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời. Với sản phẩm may mặc công ty thường tổ chức bán hàng theo kênh như: bán hàng thông qua các cửa hàng, thông qua đại lý, chi nhánh. Để tổ chức và quản lý tốt mạng lưới tiêu thụ này công ty cần phải:
Tổ chức thêm các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại khu vực đông dân cư, nơi có nhiều người qua lại.
Tăng cường việc hỗ trợ ưu đãi linh hoạt cho hệ thống này. Sự linh hoạt trong các phương thức thanh toán như bán chịu, bán trả góp, bán ký gửi, chiết khấu thương mại, thưởng hoa hồng với những đơn hàng có giá trị lớn hoặc khối lượng sản phẩm nhiều…
3.2.5. Tăng cường hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của Công ty trong hoạt động tiêu thụ. Vì vậy Công ty phải tăng cường các hoạt động quảng cáo vừa để tiếp cận khách hàng, lắng nghe các ý kiến của họ, từ đó có sự thay đổi, điều chỉnh, cải tiến sản phẩm cho phù hợp.
Để quảng cáo có hiệu quả Công ty cần xây dựng chiến lược quảng xáo, bao gồm: xác định vai trò của quảng cáo, xác định chiến dịch kích thích tiêu thụ và chiến dịch tuyên truyền, chiến dịch khuyến mãi, xác định nguồn kinh phí quảng cáo. Với mục tiêu là kích thích tiêu thụ sản phẩm Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường quảng cáo trên Tivi qua các phóng sự doanh nghiệp tự giới thiệu, các chương trình thời trang của Đài truyền hình Việt Nam cũng như Đài truyền hình địa phương.
- Tăng cường quảng cáo tại các hội chợ, vì theo thống kê người tiêu dùng thường biết đến sản phẩm của các doanh nghiệp thông qua các hội chợ hơn là những hình thức quảng cáo phụ khác.
- Công ty nên tham gia vào các chương trình biểu diễn thời trang hoặc tự tổ chức những buổi trình diễn của riêng mình hay các sự kiện mang tính chất từ thiện để giới thiệu sản phẩm đến dông đảo quần chúng nhân dân.
3.2.6. Xây dựng chiến lược chào hàng
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, câu lạc bộ, trường học có nhu cầu về đồng phục cho nhân viên, do đó Công ty nên cử nhân viên tiếp thị đến từng đơn vị để chào hàng. Việc làm đó có thể thực hiện thông qua các đại lý bán lẻ, các cửa hàng thời trang. Ngoài ra Công ty cũng có thể chào hàng thông qua hệ thống mạng và gửi thư đến từng đơn vị để thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó còn có những biện pháp bổ sung như sau:
- Cần có chiến lược mở rộng thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa nhất là những thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Trung Quốc…
- Cần tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin về cơ chế, chính sách và pháp luật của các nước nhập khẩu nhằm nắm bắt cơ hội vào thời điểm có lợi nhất cho xuất khẩu.
- Cần chủ động tích cực tham gia vào các hội chợ trong và ngoài nước nhằm tăng cường các hoạt động xuất khẩu, tăng thêm cơ hội tìm kiếm bạn hàng mới, tăng thêm uy tín vào thương hiệu của doanh nghiệp.
- Cần có chiến lược xây dựng các văn phòng đại diện của Công ty tại nước ngoài để tìm hiểu và phát triển thị trường, tìm hiểu sự biến động của thị trường. Theo dõi tình hình xuất khẩu của chính bản thân doanh nghiệp cũng như tình hình xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
- Tận dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhanh chóng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí quản lý, tăng tốc độ xử lý công việc. Đồng thời cần liên tục bổ sung thông tin trên trang Web của May Sông Hồng sao cho phong phú, đa dạng nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà nhập khẩu.
- Tích cực tham gia các hoạt động mang tính quốc tế trong lĩnh vực Dệt May như hội thảo, triển lãm và các cuộc thi trên khu vực và trên thế giới.
3.2.7. Quản lý nguồn tài chính
Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng giúp cho Công ty có thể đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ, để đảm bảo nguồn tài chính vững mạnh, May Sông Hồng cần:
- Chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người.
- Minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro cho Công ty
- Quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán an toàn cho các nhà cung cấp, tận dụng uy tín công ty để tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng....
- Đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính.
3.3. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
3.3.1. Kiến nghị đối với Công ty
Trong nền kinh tế thi trường cạnh tranh như hiên nay thì chất lượng tốt, giá rẻ không đông nghĩa với viêc chiếm lĩnh đươc thi trường. Mà sự quyết định của nó đó là hệ thống kênh phân phối, quảng bá sản phẩm công ty. Để khách hàng tiếp cận tới sản phẩm của mình đó là điều kiện đầu tiên khẳng định được chất lượng vào thương hiệu của các sản phẩm của công ty. Chính vì thế phải có một phòng Marketing có đội ngũ nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực quảng bá sản phẩm. Đây không chỉ là thiếu sót của May Sông Hồng mà là hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ của Việt Nam. Sự cần thiết của việc đưa thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng đòi hỏi công ty phải có bộ phận nhân viên có đủ chuyên môn làm điều này chứ không phải các nhân viên phòng kinh doanh – vốn chỉ có chức năng bán hàng.
Với quy mô sản xuất hiện nay và những dự định phát triển trong tương lai. May Sông Hồng đang găp phải một khó khăn rất lớn trong việc giải quyết vốn kinh doanh. Hợp tác đầu tư là điều hợp lí nhất lúc này. Xu hướng hợp tác kêu gọi đầu tư cũng đang là hướng đi cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta hiện nay.
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước
Để tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần May Sông Hồng nói riêng và ngành Dệt may nói chung vượt qua được những khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại, tận dụng thế mạnh về nguyên vật liệu trong nước, giải quyết việc làm và hướng cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp may, Nhà nước cần có những chính sách như sau:
Về chính sách và pháp luật
– Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường ngoại địa
– Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế về các vấn đề liên quan đến nhập khẩu hàng may mặc ở các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Điều này đòi hỏi các tham tán thương mại cần nâng cao vai trò của mình, tích cực tìm hiểu pháp luật, chính sách của nước bạn. Từ đó có thể chuẩn bị thật kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc.
– Hệ thống hóa các điều ước quốc tế đã ký kết với các nước, các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và các cam kết mở cửa thị trường cũng như thực hiện các quy định của WTO.
– Nhà nước cũng cần hỗ trợ các thiết bị các thiết bị công nghệ hiện đại trong khâu tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vừa hỗ trợ hải quan tiến hành kiểm tra nhanh, vừa giảm chi phí lưu kho nguyên liệu chờ kiểm tra và giúp doanh nghiệp giao hàng đúng hẹn.
Nhà nước cần hỗ trợ về vốn, lãi suất tín dụng
– Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp dệt may trong việc di dời và hiện đại hóa các nhà máy dệt, may tại đô thị lớn.
– Chính phủ cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp qua công cụ tín dụng, lãi suất như
: cắt giảm định mức tín dụng đối với các doanh nghiệp dệt và tạo thuận lợi trong thủ tục vay vốn ngân hàng.
– Nhà nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong giá thu mua bông, bới mức giá bông trên thế giới luôn ở mức cao
Nhà nước cần hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến thương mại
– Nhà nước cần kết hợp ngành với hiệp hội dệt may tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ triển lãm, giao lưu với các doanh nghiệp nước ngoài.
– Nhà nước cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí và kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, thăm dò thị trường.
– Tổ chức kênh thông tin thông suốt giữa cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở Trung Ương và địa phương và các doanh nghiệp dệt may trong việc cung cấp các thông tin kịp thời tới doanh nghiệp và trong việc xử lý những đề xuất, vướng mắc của các doanh nghiệp
– Kiến nghị với bộ Tài chính và Cục xúc tiến hỗ trợ vốn đề tiến hành các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại tại thị trường EU.
Nhà nước cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may
– Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, kêu gọi và hỗ trợ nông dân ở các vùng nông thôn tổ chức trồng các cây công nghiệp như bông, đay… nhằm xây dựng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ổn định và giá rẻ trong nước cho ngành dệt may nói chung và may mặc nói riêng.
– Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may mặc với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.
– Cần quy hoạch các vùng trồng bông, hỗ trợ vốn đầu vào và tìm đầu ra cho người dân trồng bông, từ đó họ mới tin và gắn bó với cây bông lâu dài.
Một số kiến nghị khác :
– Chính phủ cần tiến hành đàm phán để thúc đẩy nhanh hơn nữa việc ký kết hiệp định thương mại tự do FTA với khu vực EU. Bởi Việt Nam và EU sẽ nhanh chóng có cam kết mở cửa thị trường, xóa bỏ nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ, các vấn đề về hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, sau khi Hiệp định hướng thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU được ký kết. Việc ký kết FTA sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thương mại cho Việt Nam. Ký kết này đồng nghĩa với việc ký kết thương mại tự do với 27 quốc gia thành viên, là một ký kết lớn mang tính hợp tác khu vực sẽ giúp cho hoạt động kinh tế Việt Nam thuận lợi hơn.
– Chú trọng xây dựng và tăng cường năng lực ứng phó với các vụ kiện chống phá giá, các rào cản kỹ thuật thương mại mới trong lĩnh vực may mặc.
– Tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu hàng may mặc , chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, ma-két-tinh, kỹ năng đàm phán