Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu chưa thực hiện nghiên cứu được sự phát triển tiền tệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn đến điều hành hoạt động thị trường tiền tệ, các công cụ của thị trường tiền tệ. Từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tiền tệ.
Do đó, việc nghiên cứu phát triển thị trường tiền tệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là rất cần thiết đảm bảo được tính thực tiễn và đảm bảo được tính mới của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ trong bối cảnh công nghệ 4.0 trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 1
- Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 2
- Phát. Triển Thị. Trường... Tiền Tệ Trong. Điều Kiện Cách Mạng. Công. Nghiệp 4.0
- Ảnh Hưởng Của Cmcn4.0 Đến. Sự Phát Triển Của Thị Trường Tiền Tệ
- Tốc. Độ Tăng Trưởng Tín. Dụng Và Huy Động. Vốn Trên. Thị Trường 1
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiền tệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
- Phân tích thực trạng phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
- Đề xuất các giải pháp phát triển TTTT Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển TTTT Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích phát triển TTTT trong bối cảnh CMCN 4.0. Phân tích được những tác động của CMCN 4.0 đến sự phát triển của TTTT tại Việt Nam.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện cho giai đoạn 2016 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu được thu thập từ các nguồn sau:
Khai thác, tổng hợp thông tin từ các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến TTTT, thị trường tài chính và phát triển TTTT.
Các báo cáo của NHNN, báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM), Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính và một số tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB
Mục đích của việc thu thập dữ liệu nhằm phân tích thực trạng của TTTT trong bối cảnh CMCN 4.0. Đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của TTTT trong giai đoạn 2016 – 2020.
* Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ được thu thập thông qua phỏng vấn các chuyên gia. Các chuyên gia tham gia phỏng vấn bao gồm: 1 giảng viên về Tài chính tiền tệ có thời gian công tác là 10 năm; 4 cán bộ Ngân hàng nhà nước có thời gian làm việc từ 5 năm trở lên. Mục đích của phỏng vấn để thu thập các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2016 – 2020, những cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường tiền tệ trong bối cảnh CMCN 4.0 trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam.
5.2. Phương pháp phân tích
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm: Mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu bao gồm 3 chương (không tính đến lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo):
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiền tệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 2: Thực trạng phát triển TTTT Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
Chương 3: Một số giải pháp phát triển TTTT Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1. Thị trường tiền tệ
1.1.1. Khái niệm về thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới một năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế” (Nguyễn Thị Hiền, 2017)
Ở nước ta, thị trường tiền tệ mới hình thành, công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ còn ít nên luật pháp cho phép các giấy tờ có giá dài hạn Được phép giao dịch trên thị trường tiền tệ. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước (2010) định nghĩa: “Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác”.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản “Thị trường tiền tệ là hị trường vốn ngắn hạn, nơi mua bán các chứng khoán ngắn hạn. Bất kì khách hàng nào có tài khoản séc đều là thành của Thị trường tiền tệ và hàng hoá được trao đổi là tiền hoặc các giấy tờ có giá cũng có thể hiểu Thị trường tiền tệ bao gồm cả tài khoản tín dụng truyền thống vì các nhà đầu tư trên thị trường tài chính bỏ tiền ra sau một thời gian họ sẽ nhận về số tiền nhiều hơn ban đầu và khoản chênh lệch đó chính là tiền lãi”.
1.1.2. Chức năng của thị trường tiền tệ
Theo Tô Thị Ánh Dương (2016), thị trường tiền tệ có các chức năng cơ bản sau:
Một là, thị trường tiền tệ là kênh chuyển vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn, cần bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh và có cơ hội đầu tư.
Hai là, thị trường tiền tệ là “kênh” để Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Ba là, thị trường tiền tệ cân đối, điều hòa vốn giữa các Ngân hàng thương mại để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại.
1.1.3. Đặc điểm của thị trường tiền tệ
Theo Tô Thị Ánh Dương (2016), thị trường tiền tệ có 4 đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, các giao dịch không diễn ra tại một địa điểm riêng biệt mà được giao dịch thống nhất qua địa điểm vô hình (máy tính, điện thoại, internet…)
Thứ hai, các công cụ giao dịch (hàng hóa) có tính lỏng cao, được giao dịch chủ yếu trên thị trường thứ cấp.
Thứ ba, chủ yếu là thị trường tiền tệ bán buôn, khối lượng giao dịch vốn thường là lớn (các cá nhân, tổ chức giao dịch nhỏ lẻ thường phải thông qua một tổ chức gọi là quy tương hỗ).
Thứ tư, giá cả lãi suất được hình thành theo quan hệ cung – cầu tiền tệ.
1.1.4. Các công cụ của thị trường tiền tệ
Theo Đặng Thị Nhàn (2005), các công cụ trên thị trường tiền tệ bao gồm:
- “Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (negotiable certificates of deposit - CDs): Là một công cụ nợ do các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân, có nhiều kỳ hạn khác nhau” (Đặng Thị Nhàn, 2005). Các ngân hàng phát hành CDs có trách nhiệm chi trả tiền lãi cho người sở hữu CDs. Bên cạnh đó, CDs có thể chuyển nhượng được khi chưa đến thời gian đáo hạn. So với tiền gửi tiết kiệm thì CDs thường có lãi suất cao hơn do không được rút trước hạn.
- “Các chấp phiếu/kỳ phiếu ngân hàng (banker acceptances): Là các hối phiếu kỳ hạn ngắn do các công ty ký phát và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu chấp nhận lên tờ hối phiếu” (Đặng Thị Nhàn, 2005). Thực chất, chấp phiếu/kỳ phiếu ngân hàng cũng là một loại thương phiếu do doanh nghiệp ký phát và được ngân hàng chấp nhận thanh toán. Đây là phương tiện đảm bảo chắc chắn về khả năng thanh toán do ngân hàng là người trả nợ thay cho người mua. Nhà đầu tư vào các khoản chấp phiếu ngân hàng chủ yếu là các quỹ đầu tư của thị trường tiền tệ với mục tiêu tối đa hóa những khoản đầu tư trong ngắn hạn.
- “Các trái phiếu Chính phủ gồm Tín phiếu Kho bạc (treasury bills hay Tbills); Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 1 năm trở xuống: Là công cụ vay nợ ngắn hạn của
Chính phủ do Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) phát hành để bù đắp những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước; được xem là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên TTTT do nhà phát hành là Chính phủ được coi là hầu như không có khả năng vỡ nợ” (Đặng Thị Nhàn, 2005). Tín phiếu Kho bạc đa dạng về kỳ hạn và mệnh giá. Đặc điểm của Tín phiếu Kho bạc là lãi suất tương đối thấp so với các công cụ khác. Tuy nhiên, hiện nay thì Tín phiếu kho bạc là công cụ có độ thanh khoản cao nhất với giá trị giao dịch lớn trên TTTT.
- Các GTCG ngắn hạn do TCTD phát hành bao gồm: Thương phiếu, kỳ phiếu và hối phiếu.
+ Theo Đặng Thị Nhàn (2005) thì “Thương phiếu là những giấy nhận nợ ngắn hạn do các ngân hàng lớn và công ty có uy tín phát hành để vay vốn từ thị trường tài chính”.
+ Kỳ phiếu ngân hàng được hiểu là một loại giấy tờ văn bản có nội dung cam kết trả tiền vô điều kiện do ngân hàng viết ra. Nội dung của kỳ phiếu ngân hàng sẽ yêu cầu trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người lập phiếu trả cho người khác được quy định trong kỳ phiếu đó.
+ Theo Nguyễn Đăng Dờn (2017) “Hối phiếu (Bill of exchange, draft) là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát (gọi là người ký phát hối phiếu: drawer) cho một người khác (gọi là người thụ tạo: drawee), yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi chung là người được trả tiền: payees)”.
- Các tín phiếu NHTW (Central bank bills hay Central bank papers):
“Tín phiếu NHTW là chứng khoán nợ ngắn hạn, phát hành theo hình thức chiết khấu, được các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và công ty tài chính mua là chủ yếu. Do mức độ rủi ro thấp, kỳ hạn ngắn, có khả năng cầm cố, thế chấp nên tín phiếu NHTW rất thanh khoản và được mua bán nhiều trên TTTT” (Đặng Thị Nhàn, 2005).
- Các thỏa thuận/hợp đồng mua lại (repurchase agreements - REPO):
“Là hợp đồng trong đó người sở hữu chứng khoán chính phủ bán đi một lượng chứng khoán (thường là tín phiếu Kho bạc) kèm theo điều khoản cam kết rằng sẽ mua lại số chứng khoán đó sau một khoảng thời gian nhất định với mức giá cao hơn ban đầu” (Đặng Thị Nhàn, 2005).
1.1.5. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
1.1.5.1. Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương (NHTW) là chủ thể trung tâm của TTTT. Theo Nguyễn Đăng Dờn (2017), “Ngân hàng trung ương là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ”.
NHTW tham gia thị trường tiền tệ không nhằm mục đích sinh lợi như các NHTM mà nhằm mục tiêu kiểm tra, giám sát đối với mọi hoạt động của TTTT. Bên cạnh đó, NHTW là người xây dựng các văn bản pháp lý thuộc thẩm quyền của mình nhằm điều tiết sự hoạt động của Thị trường tiền tệ và các chủ thể tham gia vào TTTT. Ngoài ra, NHTW là chủ thể thực hiện điều hành các chính sách trên thị trường tiền tệ nhằm đảm bảo tính hiệu quả của TTTT (Nguyễn Thị Hiền, 2017).
1.1.5.2. Các nhà phát hành
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2017) thì “Các nhà phát hành là những người cần vốn trên TTTT. Thông qua việc phát hành các GTCG trên TTTT, các nhà phát hành huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động của mình. Chỉ có những chủ thể kinh tế có tiềm lực tài chính lớn, uy tín cao thì mới có thể tham gia TTTT với tư cách là nhà phát hành”. Các chủ thể phát hành tham gia vào TTTT bao gồm Chính phủ, Chính quyền địa phương, NHTW, các doanh nghiệp lớn (trong đó có cả ngân hàng). Các chủ thể có vai trò chính trong thị trường tiền tệ cụ thể như sau:
- Chính phủ tham gia nhằm mục đích vay vốn trên thị trường tiền tệ, thực hiện các chính sách tiền tệ trên TTTT thông qua việc phát hành tín phiếu kho bạc.
- Chính quyền địa phương vay vốn trên thị trường tiền tệ thông qua phát hành các công cụ trái phiếu đô thị, trái phiếu chính quyền địa phương…
- NHTW tham gia TTTT thông qua việc phát hành công cụ tín phiếu NHTW
- Các doanh nghiệp lớn (bao gồm cả ngân hàng) thực hiện phát hành các công cụ ngắn hạn như Kỳ phiếu, thương phiếu, hối phiếu, chấp phiếu.
1.1.5.3. Các nhà đầu tư
Theo Nguyễn Thị Minh Hiền (2017), “Các nhà đầu tư trên TTTT bao gồm những chủ thể từ Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đến các cá nhân nhằm tìm cơ hội lợi nhuận, đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ trong ngắn hạn”. Các nhà đầu tư trên TTTT có thể được chia thành hai nhóm là các nhà đầu tư tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân. Đánh giá chung về các nhà đầu tư trên TTTT là những tổ chức, cá nhân có quy mô lớn, chuyên nghiệp và có ảnh hưởng đến TTTT.
1.1.5.4. Các nhà môi giới
Một trong những chủ thể tham gia trên TTTT là các nhà môi giới. Các nhà môi giới trên thị trường tiền tệ có chức năng kết nối giữa người mua và người bán trên thị trường. Các nhà môi giới trên TTT là những công ty chứng khoán, các NHTM. Trong đó, NHTM đóng có nhiều vai trò, vừa là chủ thể phát hành, vừa là chủ thể cho vay vừa là chủ thể đi vay và là cũng là những nhà môi giới chuyên nghiệp.
1.1.5.5. Những chủ thể tham gia khác
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2017) thì “chủ thể khác tham gia thị truường là những cơ quan nhà nước hoặc được nhà nước ủy thác để quản lý, giám sát hoạt động của thị trường nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động được an toàn và phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước; các công ty xếp hạng tín nhiệm đối với các loại chứng khoán phát hành”.