Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 2


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu thực trạng phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ trong bối cảnh công nghệ 4.0 trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của NHNN, Ủy ban CK nhà nước, Bộ tài chính và các NHTM. Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện phỏng vấn các chuyên gia để thu thập các ý kiến về đánh giá của các chuyên gia về thị trường tiền tệ Việt Nam, những cơ hội, thách thức trong phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được trong luận văn như sau:

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về thị trường tiền tệ và phát triển thị trường tiền tệ trong bối cảnh CMCN 4.0. Luận văn xây dựng được 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường tiền tệ trong bối cảnh CMCN 4.0 bao gồm: Các chỉ tiêu định tính (Sự phát triển và tính đa dạng của các công cụ, hàng hóa trên thị trường, Tính đa dạng và năng lực của các thành viên tham gia thị trường, Gia tăng mức độ liên kết giữa thị trường trong nước và thị trường tiền tệ quốc tế, Sự phát triển của cơ sở hạ tầng (hệ thống thông tin) hỗ trợ hoạt động của thị trường) và các chỉ tiêu định lượng (Sự gia tăng về số lượng thành viên tham gia thị trường, Tốc độ tăng trưởng doanh số giao dịch trên thị trường tiền tệ,, Thúc đẩy sự hoạt động kinh doanh chênh lệch giá, Độ sâu của thị trường ). Đồng thời luận văn cũng làm rõ được ảnh hưởng của CMCN4.0v đếnv sựv phátv triểnv củav thịv trườngv tiềnv tệ.

Trên cơ sở lý thuyết được hệ thống hóa, tác giả đã thực hiện phân tích thực trạng phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 từ giai đoạn 2016 – 2020 thông qua các nhóm chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các hạn chế của sự phát triển thị trường tiền tệ trong bối cảnh CMCN 4.0 như: hệ thống lãi suất chính sách của Ngân hàng Nhà nước chưa có tính định hướng đối với lãi suất thị trường; Thị trường mua bán có kỳ hạn GTCG (repo) chưa phát triển. Các công cụ mang tính phòng ngừa rủi ro, các nghiệp vụ trên TTTT còn chưa đa dạng; Các thành viên tham gia TTTT Việt Nam mới chủ yếu là các NHTM đều nhằm mục đích chính là đảm bảo thanh khoản chứ không phải kinh doanh


tiền tệ; tính liên kết giữa thị trường tiền tệ trong nước và nước ngoài vẫn chưa thực sự cao. Việc mở rộng, phát triển các công cụ tiền tệ trên thị trường nước ngoài chưa được triển khai; Doanh số giao dịch mặc dù có xu hướng gia tăng nhưng mức độ tăng trưởng còn chậm. Các hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân như do những thách thức mang lại từ cách mạng công nghiệp 4.0; Hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế; Hệ thống các nghiệp vụ thị trường tiền tệ và lãi suất chính sách của Việt Nam có đặc thù khác biệt với lý thuyết và thực tiễn quốc tế; Về sự tham gia của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong việc thực hiện các nghiệp vụ thị trường tiền tệ của NHTW; Kỷ luật thị trường chưa được nghiêm minh.

Xuất phát từ các hạn chế và nguyên nhân hạn chế được phân tích trong chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp để phát triển TTTT Việt Nam trong bối cảnh 4.0 bao gồm: Các giải pháp vĩ mô và các giải pháp vi mô. Các giải pháp vĩ mô kể đến như: Tăng cường ứng dụng CMCN 4.0 để phát triển thị trường tiền tệ; Đa dạng hóa các công cụ giao dịch, loại nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ; Đa dạng hóa thành viên tham gia thị trường tiền tệ; Phát triển thị trường bộ phận; Xây dựng hệ thống lãi suất VNIBOR chuẩn; Tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ trong nước với thị trường tiền tệ quốc tế. Các giải pháp vi mô được đề xuất cho các chủ thể như giải pháp đối với các NHTM, giải pháp đối với các nhà giao dịch sơ cấp và giải pháp đối với Bộ tài chính.


MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

1. Tính cấp thiết của đề tài


Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 2

Thị trường tiền tệ (TTTT) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết kiệm, phân bổ các nguồn vốn một cách có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Theo Đỗ Thị Bích Hồng (2020) “sự phát triển TTTT sẽ hỗ trợ các định chế tài chính, các công ty trong việc lưu trữ vốn dư thừa ngắn hạn; hỗ trợ Chính phủ, trung gian tài chính và các công ty tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn khi có nhu cầu; cân đối điều hòa khả năng chi trả giữa các ngân hàng, góp phần điều tiết lưu thông tiền tệ trên phạm vi quốc gia. Đứng trên giác độ quản lý nhà nước của ngân hàng trung ương (NHTW), hiệu quả hoạt động của TTTT đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ (CSTT); góp phần truyền tải các tác động CSTT đến nền kinh tế”.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì TTTT đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này được thể hiện cụ thể qua các khía cạnh như: TTTT là nơi huy động nguồn vốn ngắn hạn, đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Không những vậy, thị trường tiền tệ là một kênh quan trọng để NHTW thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định tài chính quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, NHTW đã có những điều chỉnh kịp thời để giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn đại dịch Covid để phục hồi nền kinh tế.

Trong những năm vừa qua, TTTT Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ và làm tốt được vai trò của mình như hoạt động quản lý thị trường được thực hiện khá hiệu quả và phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong từng giai đoạn. Các công cụ trên TTTT Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú như tín phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và một số GTCG khác, thêm vào đó một số trái phiếu dài hạn như trái phiếu Chính phủ cũng được phép giao dịch trên thị trường. Bên cạnh đó, số lượng thành viên tham gia thị trường cũng gia tăng đáng kể về mặt số lượng và sự đa dạng. Hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh, mạnh về quy mô (Đỗ Thị Bích Hồng, 2020). Mặc dù vậy, sự phát triển của TTTT Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 vẫn còn một số hạn chế như thị


trường mua bán có kỳ hạn GTCG (repo) chưa phát triển. Các công cụ phái sinh chưa thực sự phát triển trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó các thành viên tham gia thị trường vẫn chủ yếu là các NHTM nhằm mục đích chính là đảm bảo thanh khoản và ít thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tính liên kết giữa thị trường tiền tệ trong nước và ngoại tệ vẫn chưa thực sự cao (NHNN, 2020). Do đó, việc phát triển TTTT tại Việt Nam trong những năm tới là rất cần thiết.

Gần đây, các quốc gia bắt đầu đề cập đến cuộc CMCN lần thứ tư, hay còn gọi là CMCN 4.0. Cụm từ này lần đầu tiên được nước Đức đề cập đến vào năm 2011 tại Hội chợ công nghệ Hannover. Cuộc cách mạng này cho đến hiện tại đã vượt ra khỏi khuôn khổ của nước Đức, được rất nhiều quốc gia quan tâm và đón nhận như là cơ hội và thách thức để vươn tới trong thời đại số ngày nay. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 kỷ nguyên của cách mạng số cũng làm gia tăng mức độ phức tạp và đa dạng của sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng, thay đổi phương thức thanh toán và lưu chuyển tiền tệ. Bởi vậy, cùng với xu thế phát triển này, TTTT nói riêng và việc quản lý, điều hành của NHTW nói chung cũng phải phát triển và có những thay đổi phù hợp với bối cảnh mới.

Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu


2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài


IMF (2004) nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của TTTT gắn với quá trình hoạch định CSTT của NHTW. IMF khẳng định để CSTT được thực thi một cách hiệu quả thị cần phải đẩy mạnh sự phát triển của TTTT. Theo IMF (2004) thì việc sử dụng các công cụ của TTTT để triển khai và thực thi các CSTT cần được trải qua 4 giai đoạn cụ thể như “Giai đoạn 0 đề cập đến các quốc gia ở thời kỳ hậu xung đột. Tại giai đoạn này, không có lĩnh vực CSTT mà chỉ có hoạt động quản lý tiền tệ. Giai đoạn 1 liên quan đến việc phát triển vai trò của các ngân hàng trong hệ thống trung gian tài chính. Giai đoạn 2 – hỗ trợ sự phát triển của các hoạt động liên ngân hàng. Giai đoạn


3 – phát triển thị trường tài chính và các công cụ tài chính để TTTT có thể gắn kết tốt với với khu vực khác của thị trường tài chính, gồm thị trường thứ cấp chứng khoán chính phủ và thị trường ngoại hối. Ở cuối giai đoạn 3, CSTT có thể hoàn toàn hoạt động trên cơ sở các hoạt động/cộng cụ TTTT”.

Jobst & Ugolini (2014) với đề tài nghiên cứu “The coevolution of money markets and monetary policy, 1815-2008” được đăng tải trên Central banks at a crossroads: what can we learn from history, 145-194. Bài viết được thực hiện nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa TTTT và việc điều hành CSTT của NHTW. Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1815 – 2008 (Gần 200 năm). Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ can thiệp của các NHTM trên TTTT của các quốc gia là rất khác nhau nguyên nhân là do sự khác biệt về công cụ can thiệp được sử dụng và các mục tiêu về CSTT. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ rằng “Các đặc điểm của TTTT (như thanh khoản, rủi ro tín dụng, tham gia thị trường, chất lượng của các kênh truyền dẫn) đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các công cụ, kỹ thuật và khoảng cách can thiệp can thiệp của NHTW. Mặt khác, cách mà CSTT được thiết kế cũng đóng vai trò quyết định tầm quan trọng và vai trò của TTTT tại mỗi quốc gia” (Jobst & Ugolini, 2014).

Bech và Monnet (2016) với đề tài nghiên cứu “A search-based model of the interbank money market and monetary policy implementation” được đăng tải trên Journal of Economic Theory, 164, 32-67. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của hiệu quả hoạt động của TTTT đến các NHTM trên thị trường phi tập trung. Tuy nhiên nghiên cứu lại cho thấy, hiệu quả hoạt động của TTTT khiến cho NHTW giảm sử dụng các công cụ cho vay từ đó ảnh hưởng đến việc điều hành CSTT. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa dự trữ vượt quá và lãi suất qua đêm trong giai đoạn NHTW Châu Âu sử dụng các CSTT phi truyền thống.

Fiorella và cộng sự (2017) với đề tài nghiên cứu “The Macroeconomic Impact of Money Market Disruptions”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ giữa thị trường kinh tế vĩ mô và sự sụp đổ của thị trường tiền tệ. Kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra: “Một là khả năng các ngân hàng giảm sự tiếp cận thị trường không bảo đảm kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính và chuyển sang tài trợ


thị trường bảo đảm; hai là hoạt động suy yếu của thị trường được bảo đảm trong cuộc khủng hoảng có chủ quyền; ba là nỗi sợ tiền gửi tăng lên ở một số nước ngoại vi; và bốn là sự phụ thuộc cao hơn của các ngân hàng vào tài trợ của ngân hàng trung ương. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sự gián đoạn trong thị trường liên ngân hàng, quan sát trong bối cảnh tình hình tài chính và khủng hoảng nợ gây nên tác động lớn đến hoạt động thực tế của nền kinh tế. Nghiên cứu khẳng định vai trò của ngân hàng trung ương là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền kinh tế khỏi tác động bất lợi xảy ra trên thị trường”.

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước


Vấn đề nghiên cứu về phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam và cách mạng công nghiệp 4.0 đã có một số công trình nghiên cứu thực hiện. Trong đó, phải kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Võ Thị Thùy Trang (2010), “Phát triền thị trường tiền tệ Việt Nam” của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường tiền tệ sau khi gia nhập WTO. Đồng thời, luận văn phân tích thực trạng phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2009, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam đến năm 2020.

Dương Thị Thanh Huyền (2017) với đề tài luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện thị trường tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam” của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa thị trường tiền tệ và cơ chế kiểm soát của ngân hàng Trung ương đối với thị trường tiền tệ. Trên cơ sở khung lý thuyết, tác giả đã đi phân tích thực trạng thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2016. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Từ đó, tác giả đã đè xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ, ngành khác.

Lê Thị Thùy Vân (2017) với bài viết “Phát triển thị trường tiền tệ - ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế và giải pháp đến năm 2020” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 1+2 tháng 1/2017. Bài viết phân tích thực trạng phát triển thị trường tiền tệ - ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích những kết quả đạt được và một


số thách thức. Trên cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường tiền tệ - ngân hàng đến năm 2020.

Đào Hồng Châu (2018) với đề tài luận văn thạc sĩ “Cách mạng công nghiệp

4.0 với ngành ngân hàng” của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu lên được đặc trưng về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như khái niệm, đặc điểm, xu hướng, các thành phần tạo nên nền tảng cuộc cách mạng này, xu hướng của ngân hàng trong thời đại 4.0, đồng thời nêu lên kinh nghiệm của các nước và bài học cho các ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu có liên quan để phân tích cơ hội và thách thức các ngân hàng trong việc thực hiện cuộc cách mạng này, thông qua xu hướng thế giới, nhu cầu của khách hàng, năng lực cạnh tranh, và hiện trạng của các ngân hàng. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp và ý kiến đề xuất phù hợp nhằm phát huy cơ hội, và giải quyết các thách thức đặt ra cho ngành ngân hàng để có thể đón đầu xu hướng phát triển chung của thế giới.

Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019) với bài viết “Ổn định tài chính quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 thông qua sự hợp tác ngân hàng

– FINTECH” được đăng trên Tạp chí ngân hàng số tháng 9/2019. Bài viết đã nêu ra sự cần thiết của việc thúc đẩy quá trình hợp tác Ngân hàng và Fintech tại Việt Nam. Bài viết đã đi sâu vào phân tích vấn đề ổn định tài chính tại Việt Nam. Bài viết khẳng định “Fintech có thể khiến gia tăng bất ổn, ví dụ bất ổn về giá, khi các nhà đầu tư có thể ngay lập tức phản ứng với các thông tin kinh tế. Cuối cùng, khi mọi thông tin, mọi thực thể đều được kết nối với nhau bởi một số ít hệ thống tư nhân thì rủi ro đạo đức là rất lớn. Ngoài ra, cạnh tranh được xem là một nhân tố tiềm năng góp phần tạo nên sự bất ổn tài chính, mặc dù là một yếu tố giữ cho hệ thống ổn định thông qua việc giảm thiểu sự thay đổi và méo mó về giá cả của các loại tài sản, (Crockett, 1997; Foot, 2003). Cạnh tranh quá mức cũng dẫn đến các hành vi tiêu cực, đe dọa sự ổn định tài chính". Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị về quá trình hợp tác Ngân hàng - Fintech nhằm ổn định tài chính quốc gia.

Đỗ Thị Bích Hồng (2019) với đề tài luận án tiến sĩ “Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam”. Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận cũng như thực tiễn phát triển TTTT


ở các quốc gia phát triển và đang phát triển; tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá sự phát triển của TTTT, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTTT và các điều kiện đảm bảo cho phát triển TTTT; phân tích vai trò của NHTW trong phát triển TTTT và ảnh hưởng của sự phát triển TTTT trong hoạt động điều hành CSTT của NHTW; phân tích mối quan hệ giữa phát triển TTTT với các thị trường bộ phận của thị trường tài chính. Trên cơ sở lý thuyết đã được hệ thống hóa, Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển TTTT; đồng thời, đi sâu phân tích thực trạng phát triển TTTT Việt Nam trên nhiều khía cạnh (chức năng, phân loại và cấu trúc của TTTT; các thành viên tham gia và các công cụ, hàng hóa giao dịch trên TTTT; vai trò, tác động qua lại của NHNN trong quản lý, giám sát và điều tiết TTTT và ảnh hưởng của phát triển TTTT đối vớihiệu quả điều hành CSTT của NHNN; phân tích mối quan hệ giữa phát triển TTTT Việt Nam với các thị trường khác của hệ thống tài chính); chỉ ra những thành công và hạn chế trong phát triển TTTT Việt Nam trong giai đoạn 2006-2018. Luận án đưa ra những giải pháp và gợi ý chính sách phát triển TTTT tầm nhìn đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính-ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh cơ cấu lại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngô Thị Bích Ngọc (2020) với đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của những cú sốc kinh tế - chính trị đến thị trường tiền tệ - Kinh nghiệm ứng phó của các quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam” của trường Đại học Ngoại thương. Luận văn đã hệ thống hóa được một số lý luận cơ bản về các cú sốc Kinh tế - Chính trị, Thị trường tiền tệ; đưa ra khái niệm, đặc điểm và phân loại một số yếu tố hình thành cú sốc, … Phân biệt được ảnh hưởng của một số cú sốc Kinh tế - Chính trị như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự kiện Brexit: Anh rời khỏi EU, hay khủng hoảng nhất là sự tác động của đại Đại dịch Covid- 19 và sự giảm sâu của giá dầu Thế giới cuối năm 2019 -2020; để từ đó rút ra được 10 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

2.3. Điểm mới của luận văn


Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về thị trường tiền tệ và phát triển thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu khác nhau cùng với bối cảnh không gian và thời gian khác nhau cho ra những kết quả nghiên cứu không giống nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023