nước làm thị trường giao dịch bất động sản ngưng trệ, giao dịch trên thị trường vì vậy suy yếu. Điều này ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường kinh doanh bất động sản của Tập đoàn, giảm doanh thu lợi nhuận, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
2.3.2. Những nhân tố vi mô
- Chiến lược phát triển thị trường của Tập đoàn FLC
Từ khi bắt đầu tham gia vào đầu tư kinh doanh bất động sản, Tập đoàn FLC luôn không ngừng đổi mới, hoàn thiện, củng cố và nâng cao vị thế, thương hiệu trên thị trường; nhanh chóng tận dụng và nắm bắt được các cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Tập đoàn hướng tới chiến lược đánh thức các thị trường tiềm năng, rời xa trung tâm với quỹ đất eo hẹp, hướng tới những địa phương còn chưa nhiều người biết đến. Cụ thể, FLC hoạch định chiến lược đầu tư - xây dựng khu nghỉ dưỡng tại những địa điểm khá đặc biệt như vùng đầm lầy tại Sầm Sơn, khu đồi khai thác than của Quảng Ninh, vùng bán sa mạc tại Quảng Bình hay bãi cát hoang sơ của Quy Nhơn... Điểm chung của những khu vực này là địa hình phức tạp hoặc khí hậu khắc nghiệt, ban đầu ít gây hứng thú với các chủ đầu tư. Song nơi đây lại có quỹ đất lớn, phù hợp với du lịch khám phá, trải nghiệm...
- Nguồn lực của doanh nghiệp
Để phát triển thị trường lớn mạnh như hiện nay, một yếu tố không thể không kể đến chính là nguồn lực. Từ những ngày đầu thành lập, FLC với vốn điều lệ hơn 7 nghìn tỷ, thông qua việc nhanh nhạy nắm bắt thị trường, FLC đã thực hiện nhiều vụ mua bán sáp nhập lớn, đầu tư vào các dự án có tiềm năng, giờ đây, tổng tài sản của Tập đoàn đã tăng lên gấp nhiều lần, trở thành “ông lớn” trong đầu tư kinh doanh bất động sản. Một nguồn lực cũng phải kể đến nữa chính là nguồn nhân lực. FLC có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao. Đây là yếu tố cốt lõi giúp cho Tập đoàn ngày càng phát triển mạnh mẽ và đầy triển vọng. Tính đến hết tháng 12/2020, Tập đoàn FLC có gần 7.000 cán bộ, nhân viên.
Bảng 2.3.1: Số lượng lao động theo hợp đồng lao động
Loại hợp đồng lao động | Số lượng lao động | Tỷ lệ | |
1 | HĐLĐ không xác định thời hạn | 2.501 | 36% |
2 | HĐLĐ xác định thời hạn 12 – 36 tháng | 4.157 | 60% |
3 | HĐLĐ thử việc | 278 | 4% |
Tổng | 6.936 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - 1
- Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - 2
- Kinh Doanh Bất Động Sản Và Thị Trường Kinh Doanh Bất Động Sản
- Phát Triển Thị Trường Kinh Doanh Bất Động Sản Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Flc
- Các Tỉnh Thành Trọng Điểm Phát Triển Bất Động Sản Của Tập Đoàn Flc Giai Đoạn 2016-2020
- Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - 7
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
Bảng 2.3.2: Số lượng lao động theo trình độ lao động
Trình độ lao động | Số lượng lao động | Tỷ lệ | |
1 | Tiến sỹ | 5 | 0.1% |
2 | Thạc sỹ | 178 | 3% |
3 | Đại học | 3.243 | 47% |
4 | Cao đẳng | 720 | 10% |
5 | Trung cấp | 475 | 6.9% |
6 | Trung học phổ thông | 1.401 | 20% |
7 | Trung học cơ sở trở xuống | 914 | 12% |
Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Tập đoàn FLC giai đoạn 2016-2020
- Hệ thống phân phối sản phẩm
Hệ thống phân phối bất động sản của FLC đa dạng từ các công ty con, công ty hợp tác, đại lý phân phối, công ty môi giới bất động sản, sales,.... ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển thị trường của FLC. Hệ thống phân phối có đa dạng, dễ dàng tiếp cận thì thị trường bất động sản mới được thiết lập hiệu quả, góp phần giúp FLC đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Bảng đồ 2.3.2. Hệ thống phân phối sản phẩm của FLC giai đoạn 2016-2020
Hệ thống phân phối sản phẩm bất động sản của FLC giai đoạn 2016-2020
15%
Công ty con/công ty liên kết
13%
40%
Đại lý phân phối
Công ty môi giới, sales bất động sản Khác
32%
Nguồn: Phòng Kinh doanh chiến lược CTCP Tập đoàn FLC
- Đối thủ cạnh tranh
Bất động sản là ngành có mức độ cạnh tranh cao, đối thủ cạnh tranh của FLC là những tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản trong nước như: VinGroup, Sun Group, Novaland, CEO Group, BIM Group TNR Holdings,... Đây đều là các công ty,
tập đoàn lớn, có kinh nghiệm lâu dài trên thị trường, cạnh tranh gay gắt với FLC trên mọi phân khúc từ bất động sản nghỉ dưỡng đến bất động sản đô thị.
Để nâng cao sức cạnh tranh, Tập đoàn FLC cần phải không ngừng sáng tạo, đưa ra thị trường dịch vụ và sản phẩm mới, hấp dẫn, chất lượng cao, không chỉ góp phần tăng giá trị cho khách hàng mà còn gia tăng khoảng cách giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
Hình 2.3.3. Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2019
Nguồn: Vietnam Report
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CTCP TẬP ĐOÀN FLC
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC
3.1.1. Quan điểm phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Tập đoàn FLC
Quan điểm phát triển của CTCP Tập đoàn FLC là thực hiện kinh doanh đa ngành, trong đó bất động sản được coi là một trong những ngành nghề kinh doanh cốt lõi, thực hiện chiến lược đầu tư bài bản, lâu dài và đồng bộ với những dự án quy mô trong mọi phân khúc từ bất động sản thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng, cho đến hạ tầng khu công nghiệp... nhằm tận dụng tối đa các tiềm năng và cơ hội hiện có của thị trường trong nước cũng như đón đầu các xu thế mới của nền kinh tế. Song song với đó, từng bước mở rộng thêm các ngành nghề mới như nông nghiệp, hàng không, giáo dục, y tế để tạo sự cộng hưởng về lợi thế, giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn, tận dụng các cơ hội mới của thị trường, từng bước tạo dựng hệ sinh thái kinh tế đồng bộ FLC.
Tại các thị trường đã và đang phát triển kinh doanh các sản phẩm bất động sản, FLC quan điểm là tiếp tục ổn định và giữ vững thị trường, lấy chất lượng là tiêu chí hàng đầu trong kinh doanh các sản phẩm dịch vụ. Đồng thời cho ra mắt nhiều loại hình bất động sản mới để phủ rộng và khẳng định thương hiệu. Song song với đó, Tập đoàn cũng sẽ tăng cường đầu tư nghiên cứu các thị trường mới nhằm mục tiêu mở rộng mạng lưới kinh doanh bất động sản, đưa thương hiệu của FLC phủ rộng tất cả các tỉnh thành trên cả nước và hướng ra thị trường quốc tế. Với phương châm chủ động nắm bắt cơ hội, linh hoạt ứng biến, các sản phẩm, dịch vụ thương hiệu FLC sẽ liên tục được nghiên cứu kĩ lưỡng và cải tiến để phù hợp trong bối cảnh kinh tế - xã hội với những nhu cầu mới từ thị trường. Tập đoàn FLC luôn kiên định chiến lược đi đầu đánh thức các vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch, đô thị nhưng chưa được khai thác. Các dự án được đầu tư đồng bộ, bài bản, đa dạng về sản phẩm, quy mô lớn tạo sức lan tỏa lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực, qua đó tạo hiệu ứng phát triển dài hạn cho các dự án của Tập đoàn nói riêng và cho cộng đồng nói chung.
3.1.2. Định hướng phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC
Trong ngắn hạn
Trước những diễn biến dịch phức tạp của Đại dịch Covid cũng như ảnh hưởng của nó đến các ngành kinh doanh trọng điểm của FLC, định hướng trong thời gian tới của Tập đoàn là vừa thích ứng linh hoạt với sự biến động của đại dịch, vừa chuẩn bị sẵn sàng nguồn
lực để nắm bắt những cơ hội mới ngay sau khi đại dịch đi qua. Trong tương lai, mảng bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục là một trong những phân khúc trọng tâm với tỷ trọng lớn. Các dự án của FLC sẽ được đầu tư xây dựng quy mô, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống tiện ích, kết hợp ứng dụng công nghệ thông minh và giải pháp xanh. Song song với quá trình này, Tập đoàn sẽ tiến hành xúc tiến mở rộng quỹ đất tại nhiều địa phương tiềm năng trên khắp Việt Nam, nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư phát triển dự án trong tương lai.
Cụ thể, Tập đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển và cho ra mắt gần 20 dự án, trong đó, nhiều dự án đã, đang được triển khai tại nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Bình, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Tháp,... Các dự án trọng điểm có thể kể đến như: quần thể FLC Quảng Bình giai đoạn 2 với hai hạng mục quan trọng là khách sạn 5 sao FLC Grand Hotel Quảng Bình và Trung tâm Hội nghị Quốc tế, quần thể FLC Vĩnh Phúc giai đoạn 2; các khu đô thị FLC Premier Parc, FLC Legacy Kontum, FLC La Vista Sadec; tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở cao cấp FLC Hilltop Gia Lai... Bên cạnh đó, một số dự án du lịch nghỉ dưỡng sẽ được FLC khởi công tại các vùng đất mới giàu tiền năng như Hà Giang, Phú Quốc, Khánh Hòa,...
Đi cùng với nỗ lực từng bước khẳng định vị thế hàng đầu tại Việt Nam, giai đoạn tới, FLC sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động và quan hệ hợp tác mạnh mẽ ra khu vực và quốc tế. Với đà thành công trước đó, các kế hoạch hợp tác quốc tế sẽ thực hiện theo hướng trước hết là sử dụng tốt mọi nguồn lực tài chính, công nghệ của nước ngoài phục vụ cho các dự án đầu tư kinh doanh của FLC tại Việt Nam và tiến tới tổ chức các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, góp phần quảng bá thương hiệu Việt ra thị trường thế giới.
Trong dài hạn
Trong dài hạn, Tập đoàn FLC vẫn sẽ tiếp tục thực hiện định hướng phát triển kinh doanh đa ngành, trong đó 3 trụ cột chính là: đầu tư - kinh doanh bất động sản, hàng không và du lịch - nghỉ dưỡng nhằm tận dụng tối đa các tiềm năng và cơ hội hiện có của thị trường trong nước, cũng như đón đầu các xu thế mới của nền kinh tế.
FLC sẽ không ngừng đẩy mạnh những sản phẩm bất động sản mang tính tiên phong với chi phí và tiện ích vượt trội, một trong những “chìa khoá” quan trọng để đón đầu thị trường trong dài hạn. Cùng với các dự án đã và đang có kế hoạch nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý trên khắp Việt Nam, FLC vẫn kiên định chiến lược xây dựng và phát triển những dự án đa tiện ích, quy mô lớn, cấu thành những “hệ sinh thái” khép kín tại những khu vực tiềm năng, chưa hoặc ít được khai thác. Mục tiêu cuối cùng là hiện thực hóa cam kết mang lại cho khách hàng những giá trị tối ưu, những trải nghiệm về sản phẩm dịch vụ
vượt trội, ở tất cả những sản phẩm – dịch vụ mà FLC cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó, Tập đoàn FLC sẽ từng bước nâng cấp toàn diện, chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo những tiêu chuẩn cao nhất của trong nước và thế giới để theo kịp các tiến bộ của khoa học – công nghệ thời đại 4.0, mang đến cho cộng đồng giá trị tối ưu và bền vững nhất.
Về chiều rộng
Với định hướng trở thành doanh nghiệp top đầu trong ngành kinh doanh bất động sản, trong thời gian tới FLC sẽ tiếp tục mở rộng quỹ đất và đầu tư hàng loạt dự án mới trải dài từ Bắc đến Nam với đa dạng sản phẩm, loại hình kinh doanh bất động sản.
Bên cạnh các thị trường đã và đang khai thác, FLC sẽ nghiên cứu và khởi công một số dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, nhà phố thương mại, biệt thự,... tại các vùng đất mới giàu tiền năng như Hà Giang, Phú Quốc, Khánh Hòa, Thái Bình,...
Với mục tiêu phủ rộng các bất động sản của FLC trên phạm vi cả nước, hàng loạt dự án đô thị, quần thể quy mô trong đa dạng lĩnh vực như du lịch, y dược, công nghiệp, dịch vụ… sẽ được xúc tiến xây dựng trên nhiều tỉnh thành, cung cấp ra thị trường ước tính khoảng 5000 - 7.000 sản phẩm nói chung. Tại các địa phương mà FLC đã ghi dấu ấn, Tập đoàn tiếp tục mở rộng đầu tư để tận dụng và phát huy lợi thế của “người mở đường”, khai thác các giá trị gia tăng mà dự án của FLC mang lại.
Về chiều sâu
Định hướng của FLC là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực song vẫn phải đảm bảo phát triển chiều sâu tương xứng, góp phần đưa Tập đoàn trở nên vững mạnh toàn diện. Để thực hiện được điều này, FLC thực hiện thâm nhập vào sâu bên trong nền kinh tế thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách linh hoạt, có hiệu quả, ghi dấu ấn với thị trường qua từng án được triển khai. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương mà sản phẩm của FLC cung cấp ra thị trường có thể khác nhau, tuy nhiên đều hướng tới mục tiêu đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt được nâng cấp toàn diện, chuẩn hoá chất lượng theo những tiêu chuẩn cao nhất của trong nước và thế giới để mang đến cho cộng đồng những giá trị tối ưu và bền vững nhất.
Để phát triển thị trường kinh doanh bất động sản về chiều sâu như trên, Tập đoàn FLC chủ trương hướng tới sự phát triển bền vững thông qua khả năng chủ động điều tiết và giảm thiểu các rủi ro về quản trị doanh nghiệp, môi trường và xã hội xuống mức thấp nhất trong quá trình hoạt động, đồng thời liên tục hoàn thiện quy trình vận hành bộ máy để đạt được các chỉ tiêu kinh doanh, chú trọng vào 5 yếu tố: Nguồn vốn và tài sản, Giá trị thương hiệu, Nguồn nhân lực và Năng lực quản trị của công ty.
3.1.3. Mục tiêu phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC
Trong vòng hơn một thập kỷ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn FLC đã ghi dấu ấn với hàng loạt dự án bất động sản nhà ở thương mại và bất động sản nghỉ dưỡng tại các tỉnh thành trải dài từ Bắc chí Nam. Mục tiêu phát triển thị trường kinh doanh mà FLC luôn hướng tới:
Thiết lập hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đồng bộ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của cộng đồng, xã hội: Kiên định chiến lược “đánh thức các vùng đất tiềm năng”, lan tỏa dấu ấn của FLC tại nhiều vùng đất mới, với những dự án quy mô trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, nghỉ dưỡng,... Các dự án của Tập đoàn FLC khi đi vào hoạt động không chỉ giúp thay đổi diện mạo hạ tầng du lịch, đô thị địa phương mà còn góp phần thu hút làn sóng đầu tư, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Chung tay bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Phát triển các dự án thân thiện với môi trường luôn là mục tiêu được Tập đoàn FLC xác định trong dài hạn và bền vững để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống, thích ứng với sự biến đổi của khí hậu. FLC luôn chú trọng đến việc thiết kế hạ tầng không làm gián đoạn cảnh quan tự nhiên và chủ trương sử dụng các thiết kế ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường.
Chú trọng triển khai các giải pháp “Xanh”: FLC chú trọng thực hiện giải pháp “Xanh” ứng dụng đồng bộ trong quá trình triển khai các dự án. Cụ thể như: Sử dụng tối đa vật liệu tiên tiến thân thiện với môi trường; Sử dụng vật liệu xây dựng tự nhiên phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng miền; Lắp đặt mạng lưới điện thông minh với chế độ cảm ứng tự động ngắt điện; Tối ưu sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để giảm nguy cơ thiếu hụt nguồn điện,…
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, phát triển đô thị thông minh: Trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang bùng nổ sâu rồng, việc ứng dụng công nghệ trong quản trị doanh nghiệp, trong phát triển dự án tạo nên các đô thị thông minh, tòa nhà thông minh là một trong những định hướng phát triển trọng điểm của Tập đoàn FLC nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh bền vững. Trên nền tảng công nghệ tiên tiến, FLC mong muốn tạo dựng một mạng lưới sản phẩm chuẩn quốc tế, giúp khai thác và phát huy tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, từ đó nâng cao chất lượng sống.
Xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, dịch bệnh: Hàng loạt chương trình xóa đói giảm nghèo được Tập đoàn triển khai hàng năm với mong muốn hỗ trợ người nghèo, người dân thu nhập thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận các cơ hội tốt hơn trong hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm thiểu những rủi ro
trong cuộc sống. Tiêu biểu như: chuỗi hoạt động tài trợ chương trình Tết vì người nghèo tại Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa…, ủng hộ Quỹ khuyến học Nguyễn Sinh Sắc tỉnh Đồng Tháp, trao tặng 30 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở cho cựu chiến binh nghèo, gia đình người có công, hộ nghèo xã biên giới tỉnh Hà Giang…
3.2. Các đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC
3.2.1. Giải pháp hoạt động nghiên cứu thị trường
Để phát triển thị trường kinh doanh, điều quan trọng nhất chính là nghiên cứu thị trường. Nhiệm vụ này thuộc về ban R&D (Ban nghiên cứu và phát triển) của Tập đoàn, chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá về tiềm năng của thị trường mà FLC đang định hướng đầu tư nghiên cứu, phát triển dự án. Hiện nay, số lượng dự án của FLC khá đa dạng ở miền Bắc và miền Trung, trải dài trên các tỉnh trọng điểm có đời sống kinh tế xã hội cao và du lịch phát triển. Tuy nhiên vẫn cần mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận được coi là tiềm năng như Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Lâm Đồng, Quảng Nam, Bình Thuận,... để đa dạng hóa thị trường cũng như tạo mối liên kết bất động sản của FLC giữa các tỉnh, địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, thị trường của FLC vẫn còn hạn chế, do vậy cần đẩy mạnh nghiên cứu, xúc tiến đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm hoặc các địa phương có tiềm năng thu hút du lịch tiêu biểu như TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Kiến Giang, Cần Thơ,...
Để làm được điều này cần công tác nghiên cứu thị trường tốt, tạo nền tảng vững chắc cho việc xâm nhập và phát triển thị trường của Tập đoàn FLC. Chú trọng:
+ Khai thác tối ưu, đầy đủ các khía cạnh liên quan đến thị trường cần nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về thị trường, từ đó xác định được loại hình bất động sản sẽ triển khai.
+ Nắm bắt được các dự án, loại hình sản phẩm bất động sản của đối thủ đã được triển khai tại thị trường trước đó và hiệu quả của nó
+ Cập nhật thông tin một cách thường xuyên nhanh chóng, đón đầu các xu thế phát triển bất động sản ở Việt Nam và thế giới
+ Xác định được các cơ hội và thách thức nếu phát triển thị trường tại địa phương nào đó và đưa ra giải gháp thực hiện,...
+ Tổ chức đi khảo sát thực tế thị trường,..
3.2.2. Giải pháp về marketing và các kênh phân phối
Marketing là một trong những biện pháp quan trọng giúp FLC phát triển thị trường tiêu thụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cụ thể trong kinh doanh bất động sản,