Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BĐS

Bất động sản

2

CBNV

Cán bộ nhân viên

3

CTCP

Công ty cổ phần

4

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

5

KH

Kế hoạch

6

M&A

Mergers and acquisitions – Mua lại và sáp nhập

7

MOU

Biên bản ghi nhớ (Memorandum of understanding)

8

NXB

Nhà xuất bản

9

R&D

Research and development – Nghiên cứu và phát triển

10

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

11

TTTM

Trung tâm thương mại

12

TH

Thực hiện

13

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Trước tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập quốc tế, quá trình đô thị hóa – hiện đại hóa được đẩy mạnh, nhu cầu bất động sản theo đó cũng gia tăng. Trên thực tế, thị trường bất động sản nhà ở và bất động sản thương mại nghỉ dưỡng của Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ và sẽ tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những yếu tố thuận lợi như sự ổn định chính trị, dự báo khả quan của nền kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng, dân số đông cùng sức mua tăng và nhiều Hiệp định Thương mại tự do được ký kết, thị trường bất động sản Việt Nam được kỳ vọng có nhiều dư địa phát triển. Đi kèm với những cơ hội chính là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Từ hoạt động ban đầu là tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, Tập đoàn FLC bắt đầu tập trung mạnh vào thị trường bất động sản từ đầu năm 2013 và gặt hái được thành công vang dội nhờ chiến lược đầu tư sáng suốt và nhanh nhạy. Với chiến lược “đánh thức các vùng đất tiềm năng”, thương hiệu FLC từ lâu đã ghi dấu ấn trên thị trường bất động sản qua việc đầu tư xây dựng chuỗi quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái quy mô lớn tại các vùng đất giàu tiềm năng nhưng chưa được chú ý khai thác. Sự xuất hiện và vận hành một cách hiệu quả của các công trình, dự án do FLC đầu tư đã mang lại những đóng góp tích cực trong quá trình thay đổi diện mạo du lịch của các vùng đất, đánh thức tiềm năng du lịch “ngủ quên”. Tính tới thời điểm hiện tại, số lượng dự án bất động sản nghiên cứu đầu tư của FLC đang được phủ rộng khắp các tỉnh, thành cả nước với khoảng trên 400 dự án, đưa FLC trở thành thương hiệu bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Với mục tiêu thực hiện chiến lược đầu tư bài bản, lâu dài và đồng bộ tại những dự án quy mô trong mọi phân khúc bất động sản nhằm tạo lập hệ sinh thái kinh tế, Tập đoàn FLC cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào phát triển thị trường kinh doanh, tận dụng tối đa các tiềm năng và cơ hội hiện có của thị trường trong nước cũng như đón đầu các xu thế mới của nền kinh tế. Không chỉ phát triển thị trường bất động sản nghỉ dưỡng – phân khúc chủ lực và đạt được nhiều thành tựu của Tập đoàn, FLC còn cần phải phát triển đa dạng hơn các sản phẩm bất động sản trên phạm vi cả nước và từng bước mở rộng thị phần ra thị trường khu vực và quốc tế. Xuất phát từ tình hình thực tế cũng như thực trạng kinh doanh bất động sản trên thị trường của công ty, em lựa chọn đề tài: Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLCđể làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

1. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường kinh doanh sản phẩm bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC

- Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích các yếu tố liên quan đến tình hình kinh doanh các sản phẩm bất động sản của công ty cổ phần Tập đoàn FLC và thực trạng thị trường kinh doanh của công ty. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường của công ty, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến thị trường, bất động sản và phát triển thị trường kinh doanh bất động sản

Phân tích, đánh giá tình hình thị trường và hoạt động phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần Tập đoàn FLC giai đoạn 2016-2020

Đưa ra định hướng phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của công ty trong giai đoạn tiếp theo và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường của CTCP Tập đoàn FLC

2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài tập trung vào các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC

- Không gian nghiên cứu: Thị trường kinh doanh nội địa bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trong khoảng thời gian 5 năm từ 2016 đến năm 2020, mục tiêu định hướng trong thời gian tới.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: luận văn có phân tích và tổng hợp các tài liệu lý thuyết để làm rõ các vấn đề trong Chương 1 - Cơ sở lý luận về phát triển thị trường kinh doanh bất động sản. Cụ thể là làm rõ các khái niệm, vai trò, đặc điểm về thị trường, kinh doanh bất động sản và thị trường kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp này để đề cập đến vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường kinh doanh bất động sản. Phương pháp này sử dụng nhằm mục đích phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và chặt chẽ về phát triển thị trường kinh doanh bất động sản.

- Phương pháp thu thập dữ liệu: sử dụng các thông tin, số liệu được lấy từ các nguồn khác nhau để mang lại tính xác thực và đáng tin cậy cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 - Thực trạng phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và Chương 3 - Các đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Các số liệu thu thập phần lớn liên quan đến chỉ số tài chính, tình hình thị trường kinh doanh, thông tin dự án, danh sách đối tác bạn hàng,... của CTCP Tập đoàn FLC. Nguồn số liệu được lấy từ các tài liệu, báo cáo phân tích nội bộ của phòng/ban trong công ty FLC như phòng Kinh doanh chiến lược, Kế toán, Chăm sóc khách hàng,... Ngoài ra còn có báo cáo tài chính, báo cáo thương niên các năm của công ty, một phần dữ liệu được lấy trên website của doanh nghiệp, các trang thông tin bất động sản, các bài nghiên cứu, luận văn của các tác giả...

- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong Chương 2 để tổng quan thị trường kinh doanh bất động sản của công ty, danh sách đối tác/bạn hàng cũng như thống kê các tài liệu tham khảo, các thông tin đã thu thập được từ các nguồn khác nhau. Ngoài ra, phương pháp này còn được thể hiện thông qua việc sử dụng các thông tin, số liệu đã có để tạo lập bảng thống kê, đưa ra mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt, tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán, đưa ra ý kiến nhận định trong phần phân tích thực trạng phát triển thị trường của doanh nghiệp ở Chương 2.

4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, tài liệu tham khảo, Khóa luận được kết cấu làm 3 chương chính như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường kinh doanh bất động sản

Chương 2. Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC

Chương 3. Các đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

1.1. Bản chất về thị trường và phát triển thị trường

1.1.1. Khái niệm về thị trường

Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Do vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất trao đổi và dưới các cách tiếp cận khác nhau thì khái niệm thị trường cũng có sự khác biệt.

Theo quan điểm cổ điển: “Thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá”. Với quan điểm này, thị trường được hiểu là chợ. Thế nhưng kinh tế xã hội ngày càng đổi mới, khái niệm này không còn phù hợp nữa, các quan hệ mua bán trao đổi đã dần trở nên đa dạng, phóng phú và phức tạp hơn.

Gregory Mankiw (2003) đưa ra một khái niệm khá đơn giản: “Thị trường là tập hợp của một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định”. Theo Pindyck và Rubinfeld (2005), khái niệm thị trường được hiểu theo nghĩa tương tự: “Thị trường là tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi”.

Nhà kinh tế học Paul A.Samuelson đưa ra quan điểm thị trường dưới góc độ của nền kinh tế thị trường “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán cùng một thứ hàng hóa tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa”.

Theo quan điển của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Thị trường là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội, là một trong những khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng”. Theo quan điểm này, thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền kinh tế sản xuất xã hội. Ở cấp độ trừu tượng hơn, thị trường cũng có thể được nhận diện thông qua các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm: cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước... Đây cũng là các yếu tố của thị trường.

Trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba

loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.

Có nhiều quan điểm, nhận định khác nhau về thị trường, tuy nhiên, trong phạm vi bài luận, thị trường được nghiên cứu dưới góc độ là thị trường kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác, thị trường là mối quan hệ giữa khách hàng và nhà sản xuất.

Theo nghĩa hẹp đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá. Thị trường có thể là chợ, cửa hàng mua bán, siêu thị,... nơi người mua và người bán gặp và giao dịch hàng hóa được xác định bằng một mức giá cụ thể. Tuy nhiên theo sự phát triển của xã hội thì thị trường không nhất thiết phải là địa điểm gặp gỡ cụ thể giữa người mua và người bán mà khách hàng và nhà sản xuất có thể giao dịch, thỏa thuận với nhau thông qua các phương tiện viễn thông hiện đại. Do vậy, theo nghĩa rộng thị trường được hiểu là các hiện tượng kinh tế, quan hệ kinh tế được phản ảnh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá, cùng với mối quan hệ giữa người với người trong các quan hệ kinh tế, tạo ra sự liên kết với nhau, thúc đẩy nhau phát triển.

1.1.2. Đặc điểm của thị trường

Mỗi loại thị trường thì đều có những đặc điểm riêng dựa trên đặc trưng của từng loại đối tượng giao dịch, nhưng nhìn chung thị trường sẽ có một số đặc điểm cơ bản như:

- Thị trường hoạt động theo cơ chế tự điều tiết thông qua các quy luật kinh tế khách quan của nó như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, giá cả,... Bên cạnh sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế, thị trường còn có sự tác động tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các đơn vị trung gian,.. để kiểm soát thị trường và khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường tự điều tiết.

- Thị trường không có tính ổn định lâu dài, luôn luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp phải luôn nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường, trên cơ sở hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng và tác động của các nhân tố này để điều chỉnh phương án, kế hoạch kinh doanh cho thích hợp.

- Ngày nay thị trường ngày càng được mở rộng, không bị giới hạn bởi yếu tố địa lý, có sự liên kết, mở cửa giữa thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị trường thế giới… Thị trường ngày càng càng mở rộng làm cho thị trường khu vực gắn liền với thị trường thế giới, thị trường quốc gia gắn liền với thị trường quốc tế. Từ đó hàng hóa của doanh nghiệp trong mối quan hệ nhu cầu của người tiêu dùng sẽ ngày càng trở nên đồng nhất hơn dựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về hàng hóa giữa các quốc gia do yêu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.

1.1.3. Phân loại thị trường

- Theo phạm vi hoạt động của doanh nghiệp:

Thị trường địa phương: Thị trường gồm những khách hàng ở gần doanh nghiệp: thị trường tỉnh, huyện, xã,.. một doanh nghiệp chỉ hoạt động trong thị trường địa phương thường là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lượng sản phẩm sản xuất ra với số lượng nhỏ và chỉ tiêu thụ tại thị trường đó.

Thị trường vùng: là thị trường của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn, không chỉ ở một địa phương mà còn phát triển ra các tỉnh, địa phương khác hoặc một vùng miền trên phạm vi cả nước như: thị trường miền Bắc, miền Trung, miền Nam,...

Thị trường toàn quốc: là thị trường khi doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ trải rộng ra khắp cả nước, trên phạm vi toàn lãnh thổ

Thị trường khu vực và quốc tế: thị trường của doanh nghiệp đã vươn ra nhiều nước trong một khu vực hoặc thế giới như thị trường Đông Nam Á, thị trường ASEAN, thị trường EU,...

- Theo đặc điểm thị trường:

Thị trường bán buôn là thị trường trong đó người bán bán cho người trung gian, những người ngày lại tiếp tục chuyển bán. Có hai hình thức bán buôn: nhà sản xuất bán cho doanh nghiệp thương mại và buôn bán giữa các doanh nghiệp thương mại.

Thị trường bán lẻ là thị trường mà người bán bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

1.1.4. Vai trò của thị trường

Vai trò của thị trường được thực hiện ở chỗ nó gắn chặt sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Thị trường buộc các chủ thể kinh tế phải hoạt động một cách thống nhất và tuân theo quy luật của thị trường

Thứ nhất, thị trường là nền tảng của sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa. Có thị trường thì mới có hoạt động sản xuất kinh doanh và có hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có hoạt động tiêu thụ hàng hóa hay nói cách khác thị trường là điều kiện sống còn đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, thị trường là cơ sở để nền kinh tế tự nhiên dịch chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Có thị trường thì mới có hoạt động trao đổi mua bán được diễn ra, từ đó phá bỏ đi ranh giới của nền kinh tế tự cung tự cấp và dần hình thành thể thống nhất trong nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, thị trường hướng dẫn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trước những thông tin có thể thu được từ thị trường, các doanh nghiệp sẽ tìm ra nhu cầu thị trường hiện tại là

gì và căn cứu vào đó để đưa ra những quyết định đúng đắn như sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, tiêu thụ như thế nào?

Thứ tư, thị trường phản ánh chi tiết hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Tất cả các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô nền kinh tế, tốc độ tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đều được thị trường ghi nhận và phản chiếu rõ ràng qua thị trường.

1.1.5. Vai trò của Phát triển thị trường

Theo Vietnam Open Educational Resources – VOER: “Phát triển thị trường là phát triển các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp”. Về bản chất, phát triển thị trường là tổng hợp cách thức, biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Phát triển thị trường của doanh nghiệp bao gồm việc đưa sản phẩm hiện tại vào tiêu thụ ở thị trường mới; khai thác tốt thị trường hiện tại; nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường, đưa sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và khu vực thị trường mới. Sự phát triển của thị trường luôn gắn liền với phát triển sản xuất hàng hoá. Trình độ phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá đến mức độ nào, thì trình độ phát triển thị trường đến mức độ đó.

Phát triển thị trường đóng vai trò làm tăng khả năng thu lợi nhuận, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một các bền vững, tăng thị phần và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới. Phát triển thị trường còn giúp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Nó không những duy trì được số lượng khách hàng và sản lượng hàng hoá bán ra hiện tại mà còn đem đến cho doanh nghiệp cơ hội chiếm lĩnh một phần thị trường mà hiện các đối thủ của doanh nghiệp cạnh tranh đang nắm giữ và thậm chí huy động một phần thị trường không tiêu dùng (không có nhu cầu tiêu dùng những đối tượng khách hàng ban đầu sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp)

Có 2 cách phát triển thị trường chính là phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu:

- Phát triển thị trường theo chiều rộng được hiểu một cách đơn giản là mở rộng qui mô địa điểm mà nhà sản xuất có thể tiêu thụ sản phẩm. Nói cách khác, đó là việc nhà sản xuất mở rộng địa lý, địa bàn tiêu thụ, mở rộng lượng người mua. Đây là hình thức phát triển thị trường về mặt lượng, thích hợp trong trường hợp ngành không tạo cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa hay những khả năng phát triển ở ngoài ngành hấp dẫn hơn. Đây là hình thức phát triển qui mô tổng thể thị trường trên cả thị trường hiện tại và thị trường mới, có

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí