Phát Triển Thị Trường Kinh Doanh Bất Động Sản Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Flc

CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC

2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC

2.1.1. Tình hình sản xuất của công ty

Giai đoạn 2016-2020 CTCP Tập đoàn FLC tiếp tục hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư trên 3 trụ cột chính là: bất động sản, hàng không và du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp chặt chẽ cùng các lĩnh vực kinh doanh bổ trợ nhằm tạo nên dấu ấn bứt phá trong hệ sinh thái kinh tế FLC.

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

KH

TH

KH

TH

KH

TH

KH

TH

KH

TH

Tổng doanh thu

hợp nhất


6.300


6.656


13.000


12.300


12.500


12.016


20.000


15.927


12.500


13.502

Lợi nhuận hợp nhất

trước thuế


1.300


1.335


728


551


700


677


720


783


1.957


421

Lợi nhuận hợp nhất

sau thuế


1.000


1.029


500


385


560


470


570


696


1.957


308

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - 4

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch và thực hiện của CTCP Tập đoàn FLC giai đoạn 2016-2020 (tỷ đồng)


Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Tập đoàn từ năm 2016-2020 Trên đây là bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các ngành nghề của CTCP Tập đoàn FLC từ năm 2016 đến năm 2020. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Tổng doanh thu trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 tăng mạnh từ 6.656 tỷ đồng lên tới 13.502 tỷ đồng (tăng 202%), trong đó doanh thu tăng liên tục từ năm 2016 đến năm 2018, và giảm vào năm 2020. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế và sau thuế giảm vào năm 2017 và năm 2020 và tăng liên tục trong 2 năm 2018-2019. Lý giải về việc giảm lợi nhuận trong năm 2017 của FLC nguyên nhân bắt nguồn từ những bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản phẩm sang căn hộ khách sạn, dịch vụ nghỉ dưỡng đã làm giá vốn bán hàng tăng mạnh từ 4,5 nghìn tỷ đồng năm 2016 lên hơn 10 nghìn tỷ đồng năm 2017, lợi nhuận theo đó cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (khoảng 37%). Bên cạnh đó, năm 2020 cũng là năm ghi nhận các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều giảm, nguyên nhân chính là do tác động của dịch Covid- 19 và các chính sách giãn cách, thắt chặt của Chính phủ tác động đến tất cả các phân khúc kinh doanh của Tập đoàn từ bất động sản đến hàng không, dịch vụ,...

2.1.2. Tình hình kinh doanh sản phẩm bất động sản của công ty

Bất động sản là một trong những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của CTCP Tập đoàn FLC trên tất cả các phân khúc từ Bất động sản nhà ở – văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản khu công nghiệp,... Xuất phát từ hoạt động ban đầu là tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính doanh nghiệp, Tập đoàn FLC bắt đầu tập trung mạnh vào thị trường bất động sản từ đầu năm 2010 và gặt hái được thành công vang dội nhờ chiến lược đầu tư sáng suốt và nhanh nhạy. Tính tới thời điểm hiện tại, số lượng dự án bất động sản nghiên cứu đầu tư và xây dựng của FLC vào khoảng trên 400 dự án, phủ rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, trở thành một trong những thương hiệu bất động sản hàng đầu của Việt Nam và khu vực, đặc biệt là trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Doanh thu (tỷ đồng)

5.871

5.563

5.307

2.162

3.154

Phần trăm trong doanh

thu Tập đoàn

48.5%

47.8%

44%

14%

20%

Phần trăm so với kế

hoạch

121%

119%

109%

93%

86%

Bảng 2.2. Kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh sản phẩm bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC giai đoạn 2016-2020


Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Tập đoàn từ năm 2016-2020 Trong 3 năm từ 2016-2019 doanh thu kinh doanh bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC khá ổng định, biến động không đáng kể, đóng góp một phần lớn trong tổng doanh thu của toàn Tập đoàn. Đến năm 2019, doanh thu có dấu hiệu sụt giảm đáng kể do các dự án trong giai đoạn trước đã kết thúc, tập đoàn bắt đầu triển khai xây dựng các phân khúc bất động sản mới, chưa thể thu được dòng tiền ngay. Sang năm 2020, doanh thu đã tăng lên, tuy vậy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các chính sách giãn cách, thắt chặt để phòng chống dịch của Chính phủ khiến cho kinh doan bất động sản của FLC gặp không ít khó khăn, doanh thu cũng vì thế mà bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể:

Năm 2016: Ghi nhận thành công lớn của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với các loại hình đầu tư đa dạng: bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản nhà ở và bất động sản công nghiệp. Đây là một năm thành công với FLC khi đưa vào khai thác thêm nhiều dự ấn mới như Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Quy Nhơn và Dự án FLC Quy Nhơn Golf Links (Quy Nhơn, Bình Định), khởi công FLC Grand Hotel Sầm Sơn, FLC Lux City Sầm Sơn (thuộc Giai đoạn 2 – Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn), triển

khai dự án Quần thể Trung tâm hội nghị, khu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hạ Long (Quảng Ninh),…. Bên cạnh đó, Công ty cũng thực hiện mở bán thành công nhiều dự án về nhà ở thương mại tại Hà Nội như: FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC Twin Towers 265 Cầu Giấy, FLC Eco House (Long Biên),…

Tổng thu từ bán hàng bất động sản (theo hợp đồng) của Tập đoàn FLC năm 2016 đạt hơn 5.871 tỷ đồng, chiếm 48.5% doanh thu của Tập đoàn và đạt 121% kế hoạch đã đề ra.

Năm 2017: Trong năm này, Tập đoàn FLC gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh với các loại hình đầu tư bất động sản đa dạng bao gồm các quần thể khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp,... Theo thống kê từ Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017, Công ty đã bán được 3510 sản phẩm bất động sản và đạt 104% so với kế hoạch đã đề ra, trong đó bất động sản nghỉ dưỡng đạt 108% kế hoạch, bất động sản thương mại đạt 103%. Kết thúc năm 2017, tổng doanh thu từ việc kinh doanh các sản phẩm bất động sản đạt hơn 5.563 tỷ đồng và tăng 19% so với kế hoạch đã đề ra trước đó, chiếm tỷ trọng 47,8% tổng doanh thu Tập đoàn.

Năm 2018: Bên cạnh những dự án tổ hợp chung cư – trung tâm thương mại – văn phòng cao cấp, Tập đoàn FLC tiếp tục chuyển hướng triển khai các quần thể nghỉ dưỡng tại các địa bàn có lợi thế về điều kiện tự nhiên như Bình Định, Quảng Ninh, Quảng Bình... Kết thúc năm 2018, tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản của FLC đạt hơn

5.307 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44% trong tổng doanh thu Tập đoàn và đạt 109% so với kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra trong năm này, Công ty tiếp tục tiến hành các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) nhằm tích lũy quỹ đất tại những vị trí đắc địa của thủ đô và các tỉnh lân cận để phát triển các dự án bất động sản trong giai đoạn tiếp theo.

Năm 2019: Bất động sản vẫn là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn FLC, trên tất cả các phân khúc như: Bất động sản nhà ở - văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản khu công nghiệp. Tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng đạt 2.162 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14% tổng doanh thu của FLC. Cũng trong năm này, Tập đoàn chú trọng triển khai nhiều dự án mới đa lĩnh vực được khởi công trên nhiều tỉnh thành, từ bất động sản nhà ở đô thị cho đến nghỉ dưỡng, dịch vụ với quy mô và vốn đầu tư lớn. Các dự án cũ đã ghi nhận doanh thu trong những năm trước đó, các dự án mới đang trong giai đoạn triển khai xây dựng, chưa bàn giao cho khách hàng, do đó doanh thu kinh doanh bất động sản năm 2019 của Tập đoàn FLC giảm đáng kể.

Năm 2020: Năm 2020 là một năm khó khăn đối với tình hình kinh doanh của CTCP Tập đoàn FLC do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Sau thời gian dài giãn cách và các

hạn chế của Chính phủ, từ tháng 6, lĩnh vực bất động sản được tái khởi động quyết liệt. Đến cuối tháng 12/2020, FLC trở thành điểm sáng trên thị trường về doanh thu với tỷ lệ hấp thụ trung bình 85% nguồn cung sản phẩm, trong đó có dự án đạt tỷ lệ thanh khoản đến 100%. Tổng doanh thu từ kinh doanh bất động sản trong năm này đạt 3.154 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% tổng doanh thu Tập đoàn. Do trong năm 2020, các dự án mới của FLC đang trong giai đoạn triển khai xây dựng đã có một phần hoàn thiện bàn giao cho khách hàng nên doanh thu bất động sản năm 2020 tăng nhẹ so với năm trước.

Tuy vậy, ảnh hưởng của đại dịch Covid và giãn cách xã hội nhiều ngày khiến cho hoạt động kinh doanh bất động sản chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhất là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Tính đến cuối tháng 12/2020, kinh doanh bất động sản đạt 86 % kế hoạch đề ra.

2.1.3. Tình hình thị trường kinh doanh bất động sản của công ty

Với mảng kinh doanh bất động sản – một trong 3 mảng kinh doanh cốt lõi, Tập đoàn FLC được vinh danh là một trong Top 10 nhà đầu tư kinh doanh bất động sản hàng đầu Việt Nam (năm 2018). Tính đến nay, FLC đã nghiên cứu triển khai hơn 400 dự án bất động sản phân bổ tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, tạo nên thương hiệu vững chắc của FLC trên thị trường bất động sản và là niềm tin của người tiêu dùng. Các dự án của CTCP Tập đoàn FLC chủ yếu được đầu tư tại thị trường tại các thành phố tiềm năng và phân khúc chính là bất động sản nghỉ dưỡng và chung cư văn phòng, tiêu biểu như:

- Quần thể du lịch nghỉ dưỡng: FLC Quảng Ngãi; FLC Nghệ An; biệt thự sinh thái Quy Nhơn; quần thể FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa); Khu tổ hợp thể thao và giải trí đa chức năng FLC Vĩnh Phúc; quần thể FLC Hạ Long (Quảng Ninh); Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quảng Bình, Khu nghỉ dưỡng sinh thái FLC Hà Giang; FLC Gia Lai;…

- Bất động sản chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại ở Hà Nội và các tỉnh thành khắp cả nước: Khu đô thị FLC Legacy Kon Tum; Khu đô thị chức năng FLC Lux City Quy Nhơn; Khu đô thị FLC Tropical City Ha Long; Khu đô thị FLC Premier Parc; Bamboo Airways Tower Hà Nội; FLC Landmark Tower; FLC Complex, Phạm Hùng, Hà Nội; FLC Sea Tower Quy Nhơn;...

Bên cạnh các hoạt động trong nước, việc mở rộng ra thị trường quốc tế là một chiến lược trọng tâm của FLC thông qua hàng loạt hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư bài bản. Là một trong số ít doanh nghiệp tiên phong thực hiện xúc tiến đầu tư quốc tế, chuỗi roadshow do Tập đoàn FLC tổ chức tại Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ từ 2017 – 2018 đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của đông đảo nhà đầu tư, đối tác, doanh nghiệp, truyền thông trong và ngoài nước. Với chiến lược mở rộng thị trường, vươn tầm quốc tế,

trong thời gian tới CTCP Tập đoàn FLC sẽ tiếp tục tổ chức roadshow, hợp tác chiến lược, ký MOU với các doanh nghiệp kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản và đơn vị quản lý vận hành của Nhật Bản và Hàn Quốc.

2.1.4. Tình hình đối tác và bạn hàng của công ty

Đối tác và bạn hàng là một phần không thể thiếu giúp Tập đoàn FLC hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường không ngừng rộng lớn như hiện nay. FLC luôn đề cao hợp tác cùng phát triển; tin tưởng sự nhạy bén, am hiểu và kinh nghiệm về thị trường của các đơn vị đối tác kết hợp cùng sản phẩm bất động sản cao cấp được đầu tư đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ đưa FLC tiếp tục trở thành tâm điểm thị trường, phát triển kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt đông hợp tác kinh doanh với FLC cũng góp phần giúp các đối tác, bạn hàng của công ty có những bước tăng trưởng đáng kể, tạo ra mối liên kế chặt chẽ, đầu tư cùng phát triển.

Tập đoàn FLC đã và đang hợp tác với hơn 20 đại lý phân phối lớn và hàng trăm đối tác bất động sản lớn trên khắp cả nước. Đây đều là những đơn vị lớn, uy tín, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường hoặc có hiệu quả kinh doanh vượt trội. Tiêu biểu như: Đất xanh Miền Bắc, S-homes group, Địa ốc Miền Trung, Wonder House, Lộc Sơn Hà, Redland, Youhomes, PEC Group, Winland, Nhật Minh Land, King Land Hà Tĩnh, DAT Việt Nam, Asian Holding, Bảo Nam Land, Danko Group, CenLand, Đại Phú Thành… Ngoài ra, Tập đoàn FLC cũng hợp tác chiến lược với các đối tác kinh tế lớn mạnh trong nước và quốc tế để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và khẳng định thương hiệu, tiêu biểu là các Tập đoàn lớn như Samsung, FPT, Viettel, Alphanam Group, Centara, IHG, Daiwa House Group...và các đối tác ngân hàng: Sacombank, Agribank, BIDV, OCB, MUFG (Nhật Bản)... Bên cạnh đó, còn một lượng lớn các đối tác, bạn hàng bên tổng thầu xây dựng, đơn vị quản lý vận hành, quỹ đầu tư, đơn vị nhận chuyển nhượng dự án,...

Trong thời gian tới, CTCP Tập đoàn FLC quan điểm giữ vững và phát triển hơn nữa mối quan hệ với các doanh nghiệp, bạn hàng đã và đang hợp tác cùng FLC; đồng thời tìm kiếm thêm nhiều cơ hội hợp tác ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp kinh tế có uy tín trong và ngoài nước, tạo là vòng tròn mối quan hệ thân thiết, hợp tác cùng phát triển. Mục tiêu dài hạn là hình thành một thương hiệu FLC với sản phẩm bất động sản hạng sang, tiêu chuẩn quốc tế, đưa thị trường bất động sản Việt Nam vươn lên tầm cao mới.

2.2. Thực trạng phát triển thị trường kinh doanh bất động sản của Tập đoàn FLC

2.2.1. Thực trạng về quy mô

Năm 2013, thị trường bất động sản có sự biến động lớn, hầu hết các dự án bất động sản trên cả nước đều phải ngừng thi công và khai thác để tiến hành điều chỉnh các định

hướng phát triển xã hội. Chính vì điều này, nhiều công trình đã không thể cầm cự được mà tiến hành sang nhượng hoặc bán lại với giá thanh lý. Khi nhận thấy cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường, tập đoàn FLC đã quyết định thu mua và đầu tư thêm cho các công trình trong giai đoạn kế tiếp. Phần nhiều các dự án ở Hà Nội đều được FLC thu nhận và tiếp tục đầu tư trong quý mới. Sau quá trình đầu tư kinh doanh và khẳng định được tầm ảnh hưởng, Tập đoàn FLC nhanh chóng triển khai các mô hình bất động sản nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn, Thanh Hóa và sau đó là các tỉnh trọng điểm, có mật độ dân số đông như Quảng Ninh, Hải Phòng,... Không dừng lại ở miền Bắc, Tập đoàn FLC tiếp tục Nam tiến tới các khu vực tỉnh thành mới như Quy Nhơn, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu,...

Biểu đồ 2.1 và 2.2. Thị trường và loại hình kinh doanh bất động sản của CTCP Tập đoàn FLC giai đoạn 2016-2020

Thị trường bất động sản của

FLC tại Việt Nam

6%

38%

56%

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Loại hình bất động sản của FLC

6%


43%

51%


Tổ hợp chung cư, văn phòng, TTTM Quần thể du lịch, nghỉ dưỡng

Khác

Nguồn: Phòng Kinh doanh chiến lược CTCP Tập đoàn FLC

Giai đoạn 2016-2020, thị trường phát triển kinh doanh bất động sản của FLC chủ yếu tập trung ở miền Bắc (56%) và miền Trung (38%), một số ít các dự án được triển khai ở miền Nam. Phân khúc chính là bất động sản nghỉ dưỡng (51%) và bất động sản chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại (43%). Thị trường triển khai đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng của FLC chủ yếu tập chung ở các thành phố có bãi biển đẹp, du lịch phát triển và các vùng đất tiềm năng nhưng chưa được khai phá; với các bất động sản nhà ở chung cư, văn phòng thì FLC đặt trọng tâm xây dựng tại các thành phố lớn, mật độ dân số cao và gần các trục đường chính thuận tiện cho giao thương. Đây cũng là 2 phân khúc bất động sản chính được FLC chú trọng đầu tư phát triển. Ngoài ra, Tập đoàn còn đầu tư kinh doanh một số các loại hình khác như khu công nghiệp, trường Đại học, Bệnh viện mang thương hiệu

của FLC. Đi cùng với phát triển thị trường bất động sản, FLC kết hợp khai thác các hoạt động thương mại dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, góp phần nâng tầm ảnh hưởng của Tập đoàn trong cả nước và quốc tế. Mô hình bất động sản của FLC luôn được chú trọng đầu tư, mang tiêu chuẩn quốc tế, thu hút những khách hàng thượng lưu ở Việt Nam cũng như trên Thế giới đến tham quan nghỉ dưỡng.

Thị trường Miền Bắc

Thị trường miền Bắc Việt Nam là thị trường kinh doanh bất động sản đầu tiên của CTCP Tập đoàn FLC. Bắt đầu với kế hoạch mua bán sáp nhập M&A, FLC từng bước phát triển những dự án bất động sản đầu tiên của mình ở Hà Nội dưới hình thức chung cư văn phòng, sau đó chuyển mình với định hướng bất động sản nghỉ dưỡng qua FLC Vĩnh Phúc, FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), FLC Hạ Long,.... Đến thời điểm hiện tại, FLC là một trong 10 doanh nghiệp bất động sản uy tín hàng đầu miền Bắc, cạnh tranh cùng với các Tập đoàn lớn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành như Vingroup, Nova, Ecopark,..

- Hà Nội: Hà Nội là thị trường phát triển bất động sản đầu tiên của FLC. Bắt nguồn từ việc mua bán sáp nhập các dự án có tiềm năng ở Hà Nội, FLC tiến hành kinh doanh bất động sản phân khúc nhà ở chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại và đạt được những thành quả đáng chú ý. Đây là thị trường tiền đề để Tập đoàn phát triển kinh doanh, nắm bắt cơ hội, bành trướng thị trường của mình trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra Hà Nội cũng là địa điểm đặt trụ sở chính của Tập đoàn và là thị trường then chốt định hướng chú trọng phát triển bất động sản ở phân khúc chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại. Rất nhiều dự án FLC đã tạo được tiếng vang và ghi dấu ấn tại thị trường này như FLC Garden City Đại Mỗ, FLC Star Tower, FLC Landmark Tower, FLC Ecohouse Long Biên, FLC Premier Parc, Bamboo Airways, FLC Complex,...

- Vĩnh Phúc: đây là thị trường thứ 2 FLC phát triển bất động sản phân khu du lịch nghỉ dưỡng, FLC Luxury Resort Vinh Phuc được đánh giá là một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách miền Bắc, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. FLC là nhà đầu tư đầu tiên xây dựng khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Vĩnh Phúc, tiên phong mở đường cho kinh loại hình bất động sản hạng sang trên thị trường này, với số vốn đầu tư lên tới 22.000 tỷ đồng. Đây được coi là một thị trường tiềm năng kinh doanh bất động sản trên tất cả các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và nhà ở.

- Quảng Ninh: FLC nghiên cứu, đầu tư khoảng 20 dự án tại Quảng Ninh, trong đó có hai dự án đã đi vào hoạt động, hai dự án đang triển khai, khoảng chục dự án đang nghiên cứu và ba dự án đã hủy bỏ trải dài tại Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và Vân Đồn.

Các dự án tiêu biểu của FLC tại Quản Ninh là: FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort (FLC Hạ Long), FLC Tropical City Ha Long, FLC Ngọc Vừng, KĐT Hà Khánh,... tạo nên thương hiệu của Tập đoàn tại bất động sản miền Bắc nói chung và Quảng Ninh nói riêng.

- Hải Phòng: Tại thị trường này, FLC hiện tại có dự án FLC Diamond 72 Tower thuộc Tổ hợp thương mại, dịch vụ tọa lạc tại số 4 đường Trần Phú, thuộc phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Đây là công trình 72 tầng với tổng diện tích 13.486 m2. Với chiều cao 290m, FLC Diamond 72 Tower sau khi hoàn thành sẽ trở thành tòa tháp cao nhất Hải Phòng và là một trong ba toà tháp cao nhất tại Việt Nam. Với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, Tập đoàn có dự án nổi bật là Quần Thể Du Lịch Nghỉ Dưỡng Sinh Thái Và Vui Chơi Giải Trí FLC Đồ Sơn. FLC Đồ Sơn là tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí đẳng cấp bao gồm các phân khu như sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và nhiều tiện ích vui chơi giải trí được đầu tư bởi FLC Group với số vốn lên tới 5.300 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư kinh doanh của FLC vào Hải Phòng đã góp phần không nhỏ giúp thị trường này mở rộng phát triển, khai thác du lịch, thu hút các nhà đầy tư khác vào thị trường bất động sản, thúc đẩy thành phố phát triển.

- Lào Cai: FLC có dự án FLC Olympia Lào Cai là khu đô thị cao cấp đầu tiên sở hữu quy mô lớn nhất và hoành tráng nhất tại Lào Cai ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, Tập đoàn được coi như người tiên phong trong việc khai thác bất động sản hạng sang tại thị trường Lào Cai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

- Các tỉnh khác như Nam Định, Gia Lai, Đà Nẵng, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Bình... cũng là thị trường kinh doanh bất động sản của FLC. Một số dự án nổi bật như Dự án Nam Định 1ha, FLC Eco Charm Đà Nẵng, FLC Square World Bac Giang,... với quy mô lớn, tiện ích đẳng cấp, chất lượng dịch vụ 5*... đáp ứng đầy đủ mọi hạng mục phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể thao, thậm chí công việc kết hợp nghỉ dưỡng...

Việc không ngừng mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu ở tất cả các phân khúc bất động sản của FLC trên khắp miền Bắc đã giúp Tập đoàn tạo dựng một mạng lưới thị trường rộng lớn, đáp ứng nhanh chóng mọi nhu cầu của khách hàng, gây ấn tượng mạnh với những người quan tâm đến bất động sản nghỉ dưỡng bởi tốc độ tăng trưởng số lượng và quy mô mỗi dự án, tạo lợi thế cho phát triển kinh doanh và thu lợi nhuận của Tập đoàn.

Thị trường Miền Trung

Thị trường miền Trung chiếm thị phần lớn nhất về số lượng phát triển dự án của FLC. Do tính chất địa lý là điều kiện tự nhiên cũng như chiến lược phát triển thị trường của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023