Thị Phần Các Các Công Ty Bhnt Theo Doanh Thu Phí Các Hợp Đồng Còn Hiệu Lực Năm 2004 Và Năm 2005 [20]


nghiệp vụ. Bảo Việt đã thành lập được một Trung tâm đào tạo cho riêng mình, trong đó đã đào tạo và cấp chứng chỉ hàng chục ngàn đại lý bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài như Prudential hay AIA đều liên kết với các tổ chức đào tạo bảo hiểm có uy tín trên thế giới để đào tạo,bồi dưỡng cho nhân viên của mình như Tổ chức ANZZIP của Australia, LOMA của Mỹ. Chính vì vậy trình độ cán bộ nhân viên bảo hiểm đã được nâng cao và chuyên nghiệp hóa. Ngoài ra, các công ty cũng tích cực triển khai ứng dụng thành công hệ thống thử nghiệm cơ sở dữ liệu quản lý hợp đồng bảo hiểm, hệ thống phần mềm kế toán. Một số công ty, trong đó Bảo Việt là doanh nghiệp đi tiên phong, đã công bố và đưa vào sử dụng Website, kịp thời quảng bá các loại hình dịch vụ, xây dựng hệ thống bảo hiểm điện tử Internet kết nối qua mang phục vụ rộng rãi mọi đối tượng khách hàng.

Do BHNT mới được triển khai ở Việt Nam và còn rất mới với người dân, các công ty bảo hiểm đều ý thức được ý nghĩa quan trọng của công tác tuyên truyền quảng cáo. Để quảng bá cho doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng được các doanh nghiệp lựa chọn đầu tiên. Vào những năm 2001, 2002 và 2003 trên ti vi, báo chí và các phương tiện đại chúng khác liên tục xuất hiện các chương trình quảng cáo của các công ty BHNT. Hiện nay khi nói đến Bảo Việt mọi người có thể nghĩ ngay đến khẩu hiệu “Bảo Việt vì tương lai đất Việt” hoặc “Bảo Việt trong lòng người Việt”, hay nói đến Prudential là nghĩ tới “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, hay AIA là “Gửi chọn niềm tin”…Có thể nói hình ảnh về các doanh nghiệp BHNT và các sản phẩm BHNT đang từng bước in sâu tâm trí của người dân. Ngoài ra, các công ty BHNT cũng rất thành công trong việc thực hiện các chương trình nhân đạo hay giáo dục cộng đồng. Từ đó tăng uy tín công ty, tăng sự hiểu biết và lòng tin của dân chúng vào BHNT. Ví dụ như: AIA thực hiện chương trình tặng mũ an toàn giao thông cho học sinh phổ thông, Prudential, Bảo Việt… ủng hộ cho quỹ người nghèo. Để tăng chất lượng dịch vụ, tạo sự quan tâm tốt nhất cho khách hàng, các doanh nghiệp BHNT luôn nâng cao công tác dịch


vụ khách hàng như tặng quà, gửi thiếp chúc mừng sinh nhật… Những gì mà các công ty BHNT đã và đang làm không chỉ tăng uy tín cho công ty, mà còn tạo ra một nếp nghĩ, một thói quen tham gia bảo hiểm, một nhân tố quan trọng thúc đẩy thị trường BHNT Việt Nam phát triển.

Với 8 năm công ty bảo hiểm tính đến hết năm 2005, thị trường BHNT Việt Nam đã có một sự cạnh tranh quyết liệt. Khi mất thế độc quyền vào năm 1999, thị phần của Bảo Việt đã liên tục bị giảm. Số liệu (bảng 2.10) cho thấy, năm 2004 thị phần của Bảo Việt theo doanh thu phí các hợp đồng còn hiệu lực giảm còn 39,47%, và đến năm 2005 giảm tiếp còn 38,01%. Hiện nay thị phần của Prudential đã vươn lên đứng đầu. Những năm qua thị phần của Prudetial tăng liên tục theo đúng chiến lược công ty đặt ra là phải trở thành công ty dẫn đầu thị trường. Để đạt được mục tiêu này Prudential đã có rất nhiều nỗ lực, từ nâng cao năng lực chuyên môn đại lý và cán bộ bảo hiểm đến tăng vốn kinh doanh. Đến nay vốn điều lệ của Prudential là 75 triệu đô la Mỹ, đảm bảo năng lực tài chính cho Prudential tiếp tục mở rộng thị trường và tăng thị phần.

Bảng 2.10: Thị phần các các công ty BHNT theo doanh thu phí các hợp đồng còn hiệu lực năm 2004 và năm 2005 [20]



DNBH

2004

2005

Doanh thu

(tỷ đồng)

Thị phần

(%)

Doanh thu

(tỷ đồng)

Thị phần

(%)

1. Bảo Việt

3043

39,47

3050

38,01

2. Prudentail

3104

40,25

3296

41,08

3. Manulife

889

11,53

872

10,87

4. AIA

463

6,01

520

6,48

5. Bảo Minh/CMG

212

2,74

285

3,55

Tổng

7711

100

8023

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 9


Manulife là công ty đứng vị trí thứ ba. Chiến lược của Manulife hiện nay chưa đặt ra mục tiêu dẫn đầu thị trường, mà tập trung vào chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, Manulife là công ty duy nhất hiện nay trên thị trường đã công bố là hoạt động kinh doanh có lãi, và cũng là công ty có tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng thấp nhất.

AIA và Bảo Minh/CMG đứng hai vị trí cuối trên thị trường. Lý do ở đây không phải vì AIA và Bảo Minh/CMG là hai công ty yếu kém. Đây là chiến lược của hai công ty muốn phát triển cầm chừng, đợi khi thị trường phát triển và có nhiều điều kiện thuận hơn mới xác tiến kinh doanh mạnh mẽ.

Nếu xét thị phần các công ty trên thị trường BHNT theo doanh thu phí hợp đồng khai thác mới, đến năm 2005 thị phần của Prudential đã vượt Bảo Việt và trở thành công ty dẫn đầu thị trường. Và năm 2005, thị phần của Prudential là 46,22%, Bảo Việt chỉ còn 27,38%, AIA vươn lên đứng thứ ba 9,92%, tiếp theo là Manulife và Bảo Minh/CMG (Hình 2.1).

Biểu đồ 2.1: Thị phần các các công ty BHNT theo doanh thu phí từ

doanh thu phíbảo hiểm khai thá c mớ i nă m 2004 theo doanh nghiệp


28.42%

5.17%

8.58%

12.76%

45.07%

những hợp đồng khai thác mới năm 2005 [20]


udential, 46,22%

Bảo Việt, 27,38%

Manulife, 8,28%

BM CMG, 8,20%

AIA, 9,92%


2.3.3. Mạng lưới hoạt động


Để đưa sản phẩm ra thị trường, hiện nay các công ty BHNT đều chủ yếu sử dụng kênh phân phối truyền thống: đội ngũ đại lý chuyên nghiệp. Đây là lực lượng bán hàng chủ chốt đem lại phần lớn hợp đồng cho các công ty. Thời gian qua các công ty, mà đầu tiên là Bảo Việt Nhân Thọ, đã xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ phủ kín cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. Với mạng lưới phủ khắp các tỉnh thành, các huyện thị và đội ngũ đại lý, cán bộ khai thác đông đảo, các sản phẩm BHNT đã len lỏi vào mọi hang cùng ngõ hẻm từ thành thị tới nông thôn. Nếu như năm 1997 mới chỉ có chưa đến 1.000 đại lý và cuối năm 2005 là trên 95.000 đại lý hoạt động trong lĩnh vực BHNT. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức và quản lý đại lý của các doanh nghiệp BHNT ngày càng hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, điển hình là chuyên môn hóa việc khai thác và thu phí.

Ngoài đội ngũ đại lý chuyên nghiệp và cộng tác viên, gần đây, các công ty bảo hiểm mới đây còn mở rộng các kênh phân phối bằng cách hợp tác với ngân hàng thương mại trong khai thác và thu phí bảo hiểm. Điển hình là sự hợp tác giữa Bảo Việt với Ngân hàng công thương, giữa AIA và ngân hàng Hồng Kông & Thượng Hải, Prudential với ACB. Đến nay, sự hợp tác này đã thu được những kết quả nhất định. Và sự hợp tác này cũng cho thấy dấu hiệu của sự thâm nhập lẫn nhau giữa hai ngành, báo hiệu sự hình thành ngân hàng bảo hiểm ở Việt Nam trong tương lai không xa. Bên cạnh đó các doanh nghiệp BHNT cũng đã có ý thức về sử dụng kênh phân phối qua mạng internet, với việc giới thiệu sản phẩm qua mạng. Mở đầu là công ty Manulife năm 2001 đã có trang websites đầu tiên, sau đó là AIA, và đến nay hầu hết các công ty đã có trang websites riêng phục vụ khách hàng về tất cả các thông tin về công ty và các sản phẩm của mình. Việc đa dạng hóa các kênh phân phối của các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo điều kiện cho dân chúng tiếp cận một cách thuận lợi với các sản phẩm BHNT, và thúc đẩy thị trường BHNT phát triển.


2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế

2.4.1. Những kết quả đạt được

Như vậy, sau 10 năm đi vào vận hành, thị trường BHNT Việt Nam đã thực sự bước vào một giai đoạn mới và đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ trên nhiều mặt, điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế xã hội. Cụ thể là:

- Tuy mới ở thời kỳ đầu triển khai nhưng thị trường BHNT Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu phí, số lượng hợp đồng, số khách hàng tham gia bảo hiểm, mạng lưới đại lý phát triển rộng khắp…tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của thị trường.

- BHNT đã góp phần tạo lập cuộc sống ổn định, thịnh vượng cho người dân Việt Nam, nâng cao nhận thức của người dân về BHNT. Qua việc giải quyết đầy đủ, kịp thời quyền lợi khách hàng, các doanh nghiệp BHNT đã giúp khách hàng nhanh chóng khắc phục rủi ro, ổn định cuộc sống. Đồng thời cũng giúp khách hàng thực hiện tiết kiệm dài hạn và đều đặn nhằm đạt mục tiêu tài chính đề ra, từng bước hình thành tập quán tham gia BHNT ở Việt Nam, đây cũng là lý do cơ bản đem lại thành công của thị trường trong thời gian qua. Đồng thời với cơ chế bù đắp tài chính, khắc phục hậu quả rủi ro, hỗ trợ tài chính khi không còn khả năng lao động, BHNT đã góp phần tích cực xóa bỏ bao cấp, giảm nhẹ các khoản trợ cấp của Nhà nước, của xã hội đối với các cá nhân gặp rủi ro đồng thời góp phần thực hiện xã hội hóa các đảm bảo xã hội. Thêm vào đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng tích cực tham gia vào hoạt động từ thiện, tài trợ các chương trình văn hóa thể thao, tư vấn y tế, hỗ trợ đào tạo, an toàn giao thông và các hoạt động xã hội khác, góp phần xây dựng một xã hội an bình, ổn định, thịnh vượng, nâng cao uy tín và hình ảnh của ngành BHNT.


- BHNT tạo kênh huy động vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Với chức năng này, BHNT đã huy động khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để hình thành quỹ tiền tệ tập trung. Trong đó, phần quỹ khi chưa sử dụng được sử dụng đầu tư, cung cấp vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. So với ngành ngân hàng, BHNT Việt Nam tuy có thời gian hoạt động còn rất ngắn nhưng đã thực sự trở thành một kênh huy động và phân phối vốn rất hữu hiệu cho nền kinh tế. Với số vốn dự phòng ngày càng lớn cho phép các doanh nghiệp BHNT thực hiện các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua cổ phiếu, trái phiếu…Trên thực tế các doanh nghiệp BHNT đã tham gia vào rất nhiều các dự án đầu tư, là cổ đông lớn trong nhiều công ty cổ phần đồng thời cũng là thành viên thường xuyên trong các cuộc đấu thầu tín phiếu, trái phiếu kho bạc và cũng là “người chơi lớn” trên thị trường chứng khoán.

- BHNT đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Trong thời gian qua BHNT đã thu hút, tạo công ăn việc làm cho đông đảo lực lượng lao động dưới hình thức đại lý chuyên nghiệp, đại lý bán chuyên nghiệp và cộng tác viên. đến năm 2005, số đại lý hoạt động trong lĩnh vực BHNT là trên 95 nghìn đại lý đã giải quyết việc làm cho gần 100 nghìn người. Với đặc trưng nổi bật: hoàn toàn độc lập, tự chủ về thời gian, đòi hỏi tính tự giác cao, hưởng thù lao theo kết quả lao động. BHNT đã thực sự trở thành một nghề được xã hội thừa nhận và là nghề có mức thu nhập khá cao ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên thị trường BHNT đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng so với tiềm năng phát triển của thị trường BHNT và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, thị trường BHNT còn bộc lộ những hạn chế.


2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thị trường BHNT Việt Nam trong

thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế. Trong đó có 3 hạn chế lớn cần kể tới, đó là:

2.4.2.1. Thị trường bảo hiểm nhân thọ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam hiện nay

Mặc dù thị trường BHNT Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, tốc độ tăng doanh thu phí cao hơn tốc độ tăng GDP, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé, chưa khai thác hết tiềm năng thị trường. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm so với GDP có tăng nhưng vẫn còn thấp so với khu vực và quốc tế. Tính đến năm 2005, tổng phí toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam so với GDP mới chỉ vào khoảng 1,76%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Singapore 6,00%, Đài Loan 6,90%) và mức trung bình chung của thế giới 8,00%. Nếu xét riêng thị trường BHNT, đóng góp của thị trường vào GDP năm 2004 là 1,07% và năm 2005 là 1,04%.

Dân số Việt Nam đến cuối năm 2005 khoảng trên 83 triệu người. Trong khi đó, cuối năm 2005 tổng số hợp đồng BHNT còn hiệu lực chỉ là trên 4,9 triệu hợp đồng. Tức là thị trường BHNT mới khai thác được gần 6% tiềm năng của thị trường. Chính vì tỷ trọng tham gia bảo hiểm còn nhỏ, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, tỷ lệ được hưởng quyền lợi bảo hiểm còn thấp, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội. Ví dụ, vụ cháy Trung tâm thương mại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/2002, thiệt hại về người do bị chết và bị thương lên tới 160 người thì chỉ có 40 người được bảo hiểm. ở nước ta hiện nay, phần lớn những thiệt hại hoặc nhu cầu tài chính khi người dân gặp phải đều do ngân sách Nhà nước trợ giúp hoặc nhân dân tự gánh chịu. Người dân chưa được chia sẻ khó khăn với các thành viên khác trong xã hội thông qua bảo hiểm. Trong điều kiện nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, xóa


bỏ bao cấp của Nhà nước, người dân phải đối mặt với rất nhiều khó khăn tài chính như chi phí khám chữa bệnh, học phí cho con cái…, nên nhu cầu về BHNT là rất lớn. Nhưng với tỷ lệ khai thác thấp như vậy rõ ràng là chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Trong những năm gần đây, mặc dù doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường vẫn gia tăng, số tiền bảo hiểm và doanh thu phí khai thác mới lại có xu hướng giảm. Số liệu (bảng 2.11) cho thấy số tiền bảo hiểm năm 2004 là 21.879 tỷ đồng, đến năm 2005 giảm xuống còn 20.626 tỷ đồng. Doanh thu phí khai thác mới năm 2004 là 1.639 tỷ đồng, đến năm 2005 giảm xuống còn

1.348 tỷ đồng.

Bảng 2.11: Số hợp đồng, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm khai thác mới năm 2004 và 2005 [20]


Nhóm sản phẩm

Số hợp đồng

(nghìn HĐ)

STBH

(tỷ đồng)

Phí bảo hiểm

(tỷ đồng)

2004

2005

2004

2005

2004

2005

1. Bảo hiểm trọn đời

12

5

565

331

24

10

2. Bảo hiểm sinh kỳ

2

1

105

28

47

2

3. Bảo hiểm tử kỳ

18

34

793

1.654

6

27

4. Bảo hiểm hỗn hợp

759

575

20.400

15.452

1.516

1.226

5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ

3

205

16

3.162

66

84

Tổng

794

820

21.879

20.626

1.639

1.348

Bên cạnh đó, thị trường BHNT còn đang phải đối mặt với tình trạng hủy bỏ hợp đồng ngày một tăng. Số liệu (bảng 2.12) cho thấy, năm 2005 tổng số hợp đồng bị hủy bỏ là 747.254 hợp đồng. Trong đó, số hợp đồng hủy bỏ năm thứ nhất là 331.059 hợp đồng, chiếm tỷ lệ 4,5% số hợp đồng có hiệu lực; số hợp đồng hủy bỏ năm thứ hai là 220.070 hợp đồng, chiếm tỷ lệ 2,99%; số hợp đồng hủy trong các năm sau là 196.125 hợp đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% trên tổng số hợp đồng có hiệu lực .

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí