Biểu Hiện Của Người Có Nlth


+ Năng lực:

Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.

Đứng về

góc độ

tâm lý học, năng lực trở

thành đối tượng nghiên cứu

chuyên sâu từ thế kỷ XIX, trong các công trình thực nghiệm của F.Ganton năng lực có những biểu hiện như tính nhạy bén, chắc chắn, sâu sắc và dễ dàng trong quá trình lĩnh hội một hoạt động mới nào đó. Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau. Năng lực gắn bó chặt chẽ với tính định hướng chung của nhân cách.

Từ điển tâm lý học đưa ra khái niệm, năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Theo Cosmovici thì: “năng lực là tổ hợp đặc điểm của cá nhân, giải thích sự khác biệt giữa người này với người khác ở khả năng đạt được những kiến thức và hành vi nhất định”. Còn A.N.Leonchiev cho rằng: “năng lực là đặc điểm cá nhân quy định việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định”.

Nhà tâm lý học A.Rudich đưa ra quan niệm về năng lực như sau: năng lực đó là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định. Năng lực của con người không chỉ là kết quả của sự phát triển và giáo dục mà còn là kết quả hoạt động của các đặc điểm bẩm sinh hay còn gọi là năng khiếu. Năng lực đó là năng khiếu đã được phát triển, có năng khiếu chưa có nghĩa là nhất thiết sẽ biến thành năng lực. Muốn vậy phải có môi trường xung quanh tương ứng và phải có sự giáo dục có chủ đích.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Trong các giáo trình tâm lý học các tác giả cũng đã đưa ra khá nhiều quan niệm về năng lực. Trong đó đa số đều quan niệm năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề vừa là kết quả


Phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT thực nghiệm qua lớp 10 chương trình chuẩn - 6

của hoạt động, năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy. Theo quan điểm của Tâm lý học Mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ.

Như vậy, khi nói đến năng lực thì không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà

là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ

tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn.

Tóm lại, dựa trên quan niệm của nhiều tác giả đưa ra ở trên chúng tôi định nghĩa như sau: Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và

các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… NL của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi

giải quyết các vấn đề

của cuộc sống.

Như

vậy, năng lực không mang tính

chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy... NL của HS là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, KN mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.

+ Nội dung của năng lực tự học

Nguyễn Cảnh Toàn đưa ra quan niệm về NLTH như sau: “Năng lực tự

học được hiểu là một thuộc tính KN rất phức hợp. Nó bao gồm KN và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra” [88,87). Năng lực TH là sự bao hàm cả cách học, KN học và nội dung học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể


cách học và KN tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống – vấn đề khác nhau” [88, 88]

NLTH là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta giải quyết được các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của riêng mình.

Những biểu hiện của NLTH

NLTH là một khái niệm trừu tượng và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của NLTH sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã tập trung mô phỏng, xác định

những dấu hiệu của NLTH được bộc lộ trong một số nghiên cứu dưới đây:

ra ngoài. Đều này đã được thể

hiện

Candy [116] đã liệt kê 12 biểu hiện của người có NLTH. Ông chia thành 2 nhóm để xác định nhóm yếu tố nào sẽ chịu tác động mạnh từ môi trường học tập.


Sơ đồ 2.1: Biểu hiện của NLTH


Tính kỉ luật Có tư duy phân tích Có khả năng tự điều chỉnh Ham hiểu biết 1


Tính kỉ luật

Có tư duy phân tích

Có khả năng tự điều chỉnh Ham hiểu biết

Linh hoạt

Có năng lực giao tiếp xã hội Mạo hiểm, sáng tạo

Tự tin, tích cực Có khả năng TH

Có KN tìm kiếm và thu hồi thông tin

Có kiến thức để thực hiện các hoạt động học tập

Có năng lực đánh giá, KN xử lý thông tin và giải quyết vấn đề

Nhóm đặc biệt bên ngoài: chính là phương pháp học nó chứa đựng các KN học tập cần phải có của người học, chủ yếu được hình thành và phát triển trong

quá trình học, do đó phương pháp dạy của GV sẽ có tác động rất lớn đến

phương pháp học của học trò, tạo điều kiện để hình thành, phát triển và duy trì NLTH.

Nhóm đặc điểm bên trong (tính cách) được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua các hoạt động sống, trải nghiệm của bản thân và bị chi phối bới yếu tố tâm lý. Chính vì điều đó mà GV nên tạo môi trường để HS được thử nghiệm và kiểm chứng bản thân, đôi khi chỉ cần phản ứng đúng sai trong nhận thức hoặc nhận được lời động viên, khích lệ cũng tạo ra được động lực để người học phấn đấu, cố gắng TH.

Tác giả Taylor [117] khi nghiên cứu về vấn đề TH của HS trong trường phổ thông đã xác định NLTH có những biểu hiện sau:

Sơ đồ 2.2: Biểu hiện của người có NLTH


Thái độ

Người có NLTH

Tính cách

KN


Chịu trách nhiệm với việc học tập của bản thân Dám đối mặt với những thách thức Mong muốn được thay đổi

Mong muốn được học

Có động cơ học tập Chủ động thể hiện kết quả học tập

Độc lập

Có tính kỉ luật Tự tin

Hoạt động có mục đích Thích học

Tò mò ở mức độ cao Kiên nhẫn

Có KN thực hiện các hoạt động học tập

Có KN quản lí thời gian học tập

Lập kế hoạch


Taylor đã xác nhận người TH là người có động cơ học tập và bền bỉ, có tính độc lập, kỉ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có KN hoạt động phù

hợp. Thông qua mô hình trên tác giả đã phân tích ra có ba yếu tố cơ bản của

người TH, đó là thái độ, tính cách và KN. Theo chúng tôi, sự phân định đó để nhằm xác định rõ ràng những biểu hiện tư duy của bản thân và khả năng hoạt động trong thực tế chứ không đơn thuần chỉ đề cập đến khía cạnh tâm lí của người học.

NLTH cũng là một khả năng, một phẩm chất “vốn có” của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nó luôn luôn biến đổi tùy thuộc vào hoạt động của cá nhân trong môi trường văn hóa – xã hội. NLTH là khả năng bẩm sinh của mỗi người nhưng phải được đào tạo, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn thì nó mới bộc lộ được những ưu điểm giúp cho cá nhân phát triển, nếu không sẽ mãi là khả năng tiềm ẩn. Thời gian mỗi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là rất ngắn ngủi so với cuộc đời vì vậy TH và NLTH của HS sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em trên con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em TH suốt đời.

Như vậy, theo chúng tôi NLTH là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập.

+ Nội dung của năng lực tự học Lịch sử

LS là một môn học ở trường THPT. Học tập LS Là tìm hiểu về xã hội loài người và dân tộc từ thủa sơ khai đến thời hiện đại, vì vậy để học tốt môn học này cần phải có hoạt động TH. Từ quan niệm về NLTH ở trên theo chúng tôi, NLTH LS là khả năng thực hiện thành công hoạt động TH Lịch sử nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức về phương pháp TH, vận dụng thành thạo các KN


TH và hình thành động cơ, thái độ TH đúng đắn.

Để có NLTH LS đòi hỏi người học phải có rất nhiều KN, khả năng học tập, bên cạnh đó cần phải có ý chí và phương pháp học tập phù hợp. Khả năng TH của mỗi HS khác nhau sẽ khác nhau, tuy nhiên khả năng TH có thể được cải thiện nếu như người học được hoạt động trong môi trường thuận lợi, ở đó các em được thử thách, được rèn luyện, được động viên để trau rồi các KN học tập. NLTH LS chỉ tồn tại và phát triển thông qua các hoạt động mang tính tự chủ của bản thân. Do vậy, chúng tôi sẽ tập hợp những nội dung mang tính điển hình và phù hợp với nghiên cứu của mình nói riêng và với bộ môn LS ở nhà trường THPT nói chung để thiết lập nên những thành tố của NLTH LS cho HS ở trường THPT bao gồm: kiến thức về phương pháp TH trong bộ môn LS; nhóm KN TH LS; thái độ, đạo đức, phẩm chất niềm say mê, ý chí và lòng quyết tâm trong học tập. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất và có sự tương tác qua lại tạo nên sự bền vững của NLTH LS nói chung.

Kiến thức về phương pháp TH bộ môn LS

Kiến thức về phương pháp TH là những hiểu biết nói chung về các hoạt động TH của bộ môn LS. Hiểu biết về phương pháp TH bộ môn LS là yếu tố cần thiết, đầu tiên, có tác dụng định hướng, hướng dẫn quá trình TH LS của HS. Đặc trưng của kiến thức LS là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, hệ thống và sự thống nhất giữa sử và luận, vì vậy con đường hình thành kiến thức LS cho HS phải đi từ nghiên cứu sự kiện, tạo biểu tượng đến hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học LS… GV cần căn cứ vào những đặc trưng này để phát triển cho HS phương pháp TH bộ môn.

Nhóm KN TH LS

Kĩ năng: là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với

những mục tiêu và điều kiện cụ

thể

tiến hành hành động. Muốn có kĩ năng,

trước hết phải có kiến thức làm cơ sở cho việc hiểu biết về nội dung công việc mà kĩ năng hướng vào và tri thức về bản thân kĩ năng như quy trình luyện tập từng thao tác riêng lẻ cho đến khi thực hiện một hành động đúng với mục đích yêu cầu đã đề ra.

Mức độ phát triển cao của KN là kĩ xảo. Kĩ xảo là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt, sang tạo phù hợp với


những mục tiêu trong các điều kiện khác nhau. Để đạt tới kĩ xảo cần phải trải qua các giai đoạn tập luyện trên cơ sở đã có các kĩ năng sao cho mỗi hành động người ta hoàn toàn không bận tâm đến các thao tác nữa mà mọi suy nghĩ tập trung vào việc tìm ra các biện pháp, phương pháp tốt nhất phù hợp với những hoàn cảnh, điều kiện luôn biến động để đạt được mục đích

Để HS phổ thông có NLTH LS cần rèn luyện và phát triển cho các em các KN TH ở trên lớp và ở nhà. Bởi vì NLTH có quan hệ mật thiết với KN TH. Nếu NLTH là thuộc tính tâm lí, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó có KN thì KN TH là những hành động riêng lẻ của hoạt đông TH do HS thực hiện trong học tập LS. Đó là: KN tự làm việc với các tài liệu học tập; KN nghe giảng kết hợp với tự ghi chép; KN phát hiện, giải quyết và trình bày vấn đề vấn đề; KN tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…); KN tự ôn tập củng cố kiến thức; KN tự kiểm tra đánh giá.

Thái độ đối với hoạt động TH bộ môn LS

NLTH LS còn bao gồm yếu tố nhu cầu học tập, thái độ, đạo đức, phẩm chất như niềm say mê, ý chí, lòng quyết tâm, tính kiên trì, tinh thần vượt khó, ý thức trách nhiệm… trong học tập. Thông qua rèn luyện các KN TH GV sẽ trang bị cho HS kiến thức về phương pháp học tập bộ môn. Bởi vì KN đòi hỏi con người phải có tri thức về hành động và các kinh nghiệm cần thiết. Mặt khác muốn rèn luyện được KN TH LS, HS cần phải có ý chí quyết tâm, tính kiên trì, tinh thần vượt khó trong học tập. “Không có con đường nào thênh thang dẫn đến các đỉnh cao khoa học” (C.Mác), việc TH đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự nỗ lực của người học đóng vai trò quyết định. Nếu GV có kiến thức LS uyên thâm, phương pháp giảng dạy rất hay, nhưng HS không chịu đầu tư thời gian TH, không có sự nỗ lực lao động của cá nhân, không có kế hoạch và phương pháp học tập hợp lý, không tự giác tích cực học tập thì kết quả học LS sẽ không cao.

Như vậy mối quan hệ giữa NL với kiến thức, KN và thái độ được thể

hiện như sau: NL được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên HS cần

chuyển hóa những kiến thức, KN, thái độ có được vào giải quyết những tình

huống nhằm chiến lĩnh tri thức. Như vậy, có thể nói kiến thức là cơ sở để hình thành NL. KN theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hoạt động học. Tuy nhiên nếu


chỉ có kiến thức về phương pháp TH, KN TH thôi thì chưa đủ để tạo nên NLTH mà cần cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm của bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ học tập.

2.1.1.3. Phát triển năng lực tự học

Trong nghiên cứu này khái niệm phát triển được tìm hiểu dưới góc độ giáo dục.Trung tâm từ điển học (2011): Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. Phát triển: biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp (tr 1204).

Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện ngôn ngữ học

(2002): Từ điển Anh ­ Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh “Phát triển: làm cho ai, cái gì tăng trưởng dần dần; trở nên hoặc làm cho trưởng thành hơn, tiến triển hơn hoặc có tổ chức hơn” (tr. 476).

Một nguyên tắc trong giáo dục là luôn phải nhìn nhận HS theo quan điểm phát triển. Hay nói cách khác việc rèn luyện cho HS có khả năng TH và ngày càng nâng cao năng lực này trong học tập môn LS là có thể thực hiện được, không HS nào không thể rèn luyện để có năng lực đó. Tuy nhiên, việc phát triển NLTH của mỗi HS là khác nhau do sự tác động của cả yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

Theo những định nghĩa khái niệm tìm hiểu ở trên, có thể rút ra kết luận rằng: phát triển là sự lớn mạnh, trưởng thành hơn của cái mới so với cái cũ đã được hình thành hay xuất hiện từ trước. Hay nói cách khác, phát triển là sự thay đổi của cái mới tiến bộ hơn cái cũ.

Vậy phát triển NLTH LS tức là:

­ Hiểu rõ kiến thức về TH, về phương pháp tự học tập bộ môn.

­ Hoàn thiện hệ KN TH: thể hiện trong nhận thức, trong thực tế khi HS tiến hành TH (HS biết cách tìm kiếm tài liệu, tổ chức và sử dụng nguồn tài liệu hợp lí phục vụ cho quá trình TH…)

­ Hệ thái độ: Người học có động cơ tự học, có sự hứng thú, say mê, chủ động trong quá trình học tập nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của mình một cách hiệu quả nhất.

Phát triển NLTH LS là trên cơ sở hình thành NLTH cho HS, GV phát triển

NLTH cho HS bằng cách thường xuyên tiến hành luyện tập giúp HS nhận thức sâu sắc kiến thức về PP TH, vận dụng thành thục các KN và có sự say mê tích cực trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023