Những Vấn Đề Các Tác Giả Trong Và Ngoài Nước Đã Giải Quyết


sinh viên của giảng viên trong tổ chức dạy học” của tác giả Dương Huy Cẩn, tạp chí Giáo dục số 298 năm 2012. “Rèn luyện NLTH LS cho HS góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường phổ thông” tạp chí Giáo dục số 260 năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Côi cho rằng: TH là một vấn đề quan trọng, là nhân tố nội lực quyết định chất lượng học tập, quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực, TH để nắm vững những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được. Trong bài viết “Phát triển NLTH trong hoàn cảnh Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học của Đại học Cần Thơ năm 2009, của Trịnh Quốc Lập khi phân tích và tổng hợp

các khái niệm TH đã được nhiều học giả và những nhà nghiên cứu giáo dục

(Holec, 1981; Wenden, 1987; Little, 1991; Crookall, 1995; Benson 2001; Cotterall, 1995; Dam, 1995; Vaijdee, 2003) tác giả cho rằng: Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập, đánh giá kết quả học tập của chính mình và làm việc hợp tác với người khác. Hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò của TH nói chung, NLTH nói riêng trong công tác đào tạo và phát triển con người.

Về các biện pháp, hình thức tổ chức rèn luyện và phát triển NLTH cũng đã được nhiều tác giả nói tới. Tác giả Hoàng Mạnh Kha với bài viết “Tổ chức tốt việc TH của HS” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 3/1981. Bài viết “Biến quá trình dạy học thành quá trình TH” của tác giả Nguyễn Kì đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu giáo dục số

3/1996; Thái Duy Tuyên viết về

vấn đề

“Bồi dưỡng

NLTH cho HS” Tạp chí Giáo dục số 74 tháng 12/2003 nêu ra 3 vấn đề cần tập trung giải quyết: xây dựng động cơ học tập cho người học; làm việc với sách; nghe và ghi khi nghe giảng theo tinh thần TH. Ngoài ra, Thái Duy Tuyên còn nói đến “Tổ chức dạy học trên lớp để các sinh viên TH” trong Tạp chí Giáo dục số 123/2005. Nguyễn Duân với bài “Qui trình tổ chức các hoạt động học tập cho HS THPT theo hướng rèn luyện KN làm việc với SGK trong dạy HS học” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 211 năm 2009. Tạp chí Giáo dục số 290 năm 2012 có bài “Một số biện pháp hướng dẫn TH cho HS THPT” của tác giả Cao Xuân Phan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.


Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình trong bài viết “Tạo hứng thú TH bộ môn LS cho HS” cho rằng phát triển KNTH bộ môn LS là khâu liên tiếp và đan xen trong quá trình dạy học, đó là quá trình rèn luyện lâu dài, làm thử nhiều lần trong nhiều tình huống khác nhau để đi đến thành thục. Tạp chí Giáo dục số 258 năm 2011;

Phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT thực nghiệm qua lớp 10 chương trình chuẩn - 5

Bài viết:

“Phát triển KN TH cho HS trong dạy học bộ

môn LS ở

trường phổ

thông” tạp chí Giáo dục số 273 năm 2011 đã đưa ra các biện pháp để phát triển KNTH LS cho HS như: tạo niềm tin hứng thú và biết cách tổ chức TH; nhóm các

biện pháp phát triển KN hướng dẫn HS thực hiện việc TH; “Phát triển KN TH

với SGK cho HS trong dạy học LS ở trường phổ thông” tạp chí Giáo dục số 292 năm 2012, trong bài viết này tác giả đã đề xuất việc phát triển KNTH cho HS trong dạy học LS thông qua việc TH với SGK ở trên lớp và ở nhà. Trong các bài viết trên tác giả đều đề cập đến một trong các thành tố của NLTH môn LS như: hứng thú học tập bộ môn LS, hệ thống các KN tự học và đưa ra các biện pháp góp phần phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT. Nhìn chung, các bài viết đều nhấn mạnh đến việc tổ chức, hướng dẫn cho HS tự học, các tác giả đều đưa ra qui trình hướng dẫn tự học, qui trình tổ chức các hoạt động học tập theo hướng rèn luyện và phát triển NLTH cho HS.

Vấn đề

đánh giá NLTH. Tác giả

Phạm Thị

Hồng Vinh viết về vấn đề

“Hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá NLTH theo tiếp cận năng lực thực hiện và quy trình tổ chức hoạt động TH cho sinh viên sư phạm” trên tạp chí Giáo dục số 287 năm 2012. Nguyễn Công Khanh, trong báo cáo hội thảo Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012, đã đề xuất khung năng lực chung cốt lõi ở lứa tuổi HS phổ thông gồm hai nhóm năng lực cốt lõi là: Nhóm các năng lực nhận thức và nhóm các năng lực phi nhận thức. Trong đó NLTH nằm trong nhóm năng lực nhận thức.

Cũng trong hội thảo trên Dương Thu Mai có bài tham luận: Đổi mới đánh giá giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của HS­ những vấn đề cơ bản trong quy trình đánh giá năng lực ở giáo dục phổ thông. Báo cáo này đã trình bày tổng quan về đánh giá năng lực và quy trình đánh giá năng lực, một số kinh nghiệm


của các nước trên thế giới.

Nhìn chung, các bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề TH như vai trò ý nghĩa của TH, các biện pháp để nâng cao khả năng TH của HS phổ thông, vai trò của GV trong việc khơi dạy và phát huy NLTH sáng tạo của người học trong quá trình dạy học.

Vấn đề TH và NLTH cũng được đi sâu nghiên cứu ở một số luận án Tiến sĩ

như:

Luận án Tiến sĩ của Phạm Đình Khương “Một số giải pháp nhằm phát

triển NLTH Toán cho HS THPT qua quá trình đổi mới PPDH”, “Hình thành và phát triển KN TH Toán cho HS THCS” của Võ Thành Phước, “Rèn luyện KN TH cho HS THPT qua giờ văn học Sử” của Phạm Thị Xuyến, Trịnh Khắc Hậu với đề tài “Một số biện pháp quản lí hoạt động TH của HS trường nội trú Đồ Sơn”, Ngô Đình Qua với đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tự lực của HS THPT”, Nguyễn Duân “Sử dụng phương pháp làm việc với SGK để tổ chức hoạt động học tập của HS trong dạy HS học ở trường THPT”. Phan Đức Duy, trong luận án tiến sĩ “Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên KN dạy HS học” (1999) đã nghiên cứu quy trình thiết kế, các yêu cầu kĩ thuật của bài tập tình huống. Đây như là một tài liệu hướng dẫn HS TH và rèn luyện KN để hình thành NLTH. Trong các luận án này các tác giả đều đề cập đến NLTH và đưa ra các biện pháp nhằm phát triển NL này cho HS trong một số môn học cụ thể.

Nhìn chung, trong các bài báo khoa học và luận án các tác giả đã tổng kết những vấn đề lý luận chung về TH và NLTH, từ đó đưa ra hệ thống biện pháp phát triển NLTH cho HS. Đây chính là nguồn tài liệu quý báu định hướng cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn LS ở trường THPT của chúng tôi.

1.3. Những vấn đề các tác giả trong và ngoài nước đã giải quyết

Điểm lại những công trình nghiên cứu về

TH và một số

vấn đề

xung

quanh NLTH, rèn luyện NLTH đã giải quyết được các vấn đề sau:

1. TH có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nói chung, đối với sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng nên thu hút được sự


quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học.

2. Vấn đề lí luận về TH đã được nghiên cứu khá nhiều và toàn diện, trong đó có nhiều quan niệm về TH thống nhất như: bản chất, vai trò, những KN TH cơ bản.

3. Quan niệm về NLTH đã được một số tác giả đưa ra. Tuy nhiên quan niệm này được tiếp cận và thể hiện theo các hướng khác nhau. Xu hướng thứ nhất cho rằng, NLTH là khả năng tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào

tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Xu hướng này cho rằng

NLTH gồm 5 nhóm năng lực (năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực đánh giá và tự đánh giá). Xu hướng thứ hai xem NLTH là một dạng đặc biệt của năng lực hành động để tự chiếm lĩnh tri thức của nhân loại và đưa ra bốn thành phần cấu trúc NLTH (năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp học, năng lực xã hội). Xu hướng thứ ba cho rằng NLTH bao gồm một số năng lực: năng lực sáng tạo(có khả năng thích ứng với những thay đổi), năng lực hợp tác và năng lực tự khẳng định mình, tự lập trong TH.

4. Về các biện pháp rèn luyện NLTH mà các tác giả đề xuất đều là những biện pháp rèn luyện thói quen, KN, và NLTH ở mỗi môn học, hình thức, hoạt động dạy học khác nhau. Các biện pháp hầu hết tập trung tác động đến các KN TH cơ bản (KN làm việc với SGK, KN ghi chép, KN đọc, KN phát hiện vấn đề…) thông qua việc biên soạn tài liệu hướng dẫn, sử dụng công nghệ thông tin, tổ chức thảo luận, nghiên cứu khoa học…

Như vậy, vấn đề TH, phát triển NLTH cho HS đã được đề cập đến ở một số sách, công trình nghiên cứu, luận văn và luận án. Hầu hết các tác giả đều khẳng định vai trò ý nghĩa quan trọng của việc TH nói chung việc phát triển NLTH cho HS nói riêng trong việc nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho người học. Đồng thời các tác giả đều đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng TH. Đây là nguồn tài liệu quí giá để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tìm ra những giải pháp phát triển NLTH cho HS trong quá trình dạy học bộ môn LS ở trường THPT. Tuy nhiên chưa có


một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về phát triển NLTH cho HS thông qua quá trình dạy học bộ môn LS ở trường THPT, nên chúng tôi khẳng định đây là một hướng đi mới và có giá trị cả về mặt lí luận và thực tiễn.

1.4. Những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết

Các kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở lí luận và định hướng cho việc

nghiên cứu đề THPT.

tài phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn LS ở

trường

Tuy vấn đề TH đã được đề cập ở các góc độ khác nhau, song trong các tài liệu này vẫn chưa nghiên cứu sâu để trả lời các câu hỏi sau một cách hệ thống:

Một là: Vì sao TH là rất cần thiết trong quá trình học tập môn LS ở trường THPT?

Hai là: Thực tiễn việc phát triển NLTH trong dạy học môn LS ở

trung học phổ thông hiện nay?

trường

Ba là: Xác định nội dung, biểu hiện và hệ NLTH LS như thế nào?

thống tiêu chí để

đánh giá

Bốn là: Cần sử dụng những biện pháp sư phạm nào để phát triển NLTH trong dạy học môn LS ở trường THPT?

Trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước, luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ: phát triển, năng lực, KN, NLTH, NLTH LS. Đồng thời trên cơ sở mục tiêu môn học, phân tích đặc điểm kiến thức LS, đặc điểm tâm sinh lí nhận thức của HS THPT phân tích vai trò, ý nghĩa quan trọng của NLTH và lí giải sự cần thiết phải phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn LS ở trường THPT.

Thứ hai, đánh giá chung về thực trạng việc phát triển NLTH cho HS THPT thông qua dạy học LS từ kết quả điều tra. Từ đó luận án nêu ra những vấn đề của thực tiễn đặt ra cần giải quyết.

Thứ ba, nghiên cứu cấu trúc chương trình môn LS THPT và xác định nội dung biểu hiện của NLTH cần phát triển cho HS. Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá NLTH môn LS.


Thứ

tư, luận án đề

xuất một số

biện pháp sư

phạm nhằm phát triển

NLTH môn LS cho HS ở trường THPT; thực nghiệm sư phạm để khẳng định mức độ hiệu quả của các biện pháp đó.

*****

**

Từ việc tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu và phân tích các công

trình nghiên cứu đề cập tới vần đề tự học, NL tự học và phát triển NLTH nói chung; phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn LS ở trường THPT nói riêng cho thấy các tác giả đều thống nhất rằng TH có vai trò hết sức quan trọng không những đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo mà còn đối với sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng. Quan niệm về NLTH đã được một số tác giả đưa ra. Tuy nhiên quan niệm này được tiếp cận và thể hiện theo các hướng khác nhau nhưng đều có chung một kết luận đó là NLTH bao gồm ba thành tố kiến thức về tự học, kĩ năng tự học và tinh thần thái độ của người học. Trên cơ sở phân tích tổng quan luận án đã khái quát lại những vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến, từ đó tác giả luận án chỉ rõ những vấn đề cần tiếp tục kế thừa và đưa ra một số vấn đề luận án sẽ giải quyết.

Để đi sâu giải quyết vấn đề chính của luận án, cần phải thống nhất

những khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài; đánh giá chung về thực trạng rèn luyện NLTH cho HS THPT thông qua dạy học LS từ kết quả điều tra. Từ đó luận án nêu ra những vấn đề của thực tiễn đặt ra cần giải quyết; nghiên cứu cấu trúc chương trình môn LS THPT và xác định nội dung biểu hiện của NLTH cần phát triển cho HS. Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá NLTH môn LS; đề xuất một số biện pháp sư phạm phát triển NLTH môn LS cho HS ở trường THPT và thực nghiệm sư phạm để khẳng định mức độ hiệu quả của các biện pháp đó.


Chương 2

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1 . Cơ sở lí luận

2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

2.1.1.1. Tự học và tự học Lịch sử của HS

Ngay trong bản thân khái niệm TH cũng đã đề cập đến phương pháp học. Tự có nghĩa là tự bản thân mình chủ động tìm tòi, lĩnh hội tri thức. Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, thông tin và quá trình toàn cầu hóa thì TH ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu và kém phát triển.

Trong nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đều khẳng định: Học cốt lõi là TH. Quá trình TH của HS có tính chất tích cực chủ động và có tác dụng trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục, đến sự phát triển con người ở mỗi quốc gia. TH trở thành chiến lược phát triển giáo dục hiện đại trên thế giới cũng như Việt Nam. Có rất nhiều định nghĩa về TH:

Thái Duy Tuyên khẳng định: “TH là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, KN, kỹ xảo,… và kinh nghiệm LS ­ xã hội loài người nói chung của chính bản thân người học” [97,53].

Nguyễn Cảnh Toàn, người có nhiều tâm huyết nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm về vấn đề TH đã tổng kết: “TH là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp… và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [85, 68].

Đặng Vũ Hoạt cho rằng, TH là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, hoặc không theo chương trình và SGK đã được quy định. TH có quan hệ chặt chẽ tới quá trình dạy học, nhưng có tính độc lập cao và mang đậm nét, sắc thái cá nhân


Tác giả Nguyễn Hiến Lê cho rằng: “TH là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm” [70, 6].

Nguyễn Gia Cầu qua bài viết Để giúp HS biết cách học và cách TH, tạp chí Giáo dục số 146, 2006 phát biểu: “TH là một quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí của cơ sở giáo dục, đào tạo”.

Các định nghĩa trên đã nêu những đặc điểm khái quát nhất về TH. Tuy

nhiên, mỗi khái niệm lại đi vào những khía cạnh khác nhau của TH như: hình thức, tác dụng, qua đó đề cập đến tính chủ động vận dụng khả năng cá nhân vào việc tìm kiếm kiến thức, trong đó các tác giả đều khẳng định hình thức của TH là tự mình chủ động hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ học tập – mang sắc thái cá nhân. Do vậy, việc TH thành công cũng tùy thuộc vào đặc điểm nhận thức và sự cố gắng, nỗ lực của mỗi người.

Qua những định nghĩa ở trên, có thể hiểu TH là: Tự mình lao động trí óc hay thể chất một cách tích cực và chủ động để chiếm lĩnh kiến thức trong một lĩnh vực nào đó phục vụ cho quá trình học tập, công việc hay cuộc sống của bản thân.

Hoạt động TH cũng diễn ra dưới nhiều hình thức như: TH mà không có sự hướng dẫn của thầy “không giáp mặt thầy” (Nguyễn Cảnh Toàn), TH dưới sự hướng dẫn của thầy, TH trong cuộc sống… Trong đó, TH của HS trong nhà trường thường là hoạt động TH có sự hướng dẫn, định hướng của thầy (trực tiếp và gián tiếp).

Trong cuốn PPDH LS do Phan Ngọc Liên chủ biên đã đưa ra khái niệm về TH LS như sau: “TH của HS là việc nắm vững kiến thức LS một cách chính xác, vững chắc và có thể vận dụng một cách thành thạo. Việc TH phải được tiến hành với sự hứng thú, say mê và ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động cần cù… độc lập hoàn thành những nhiệm vụ được giao” [65, 107]

Vậy theo chúng tôi TH LS là việc HS chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới, ôn tập kiến thức đã biết và luôn tìm tòi, khám phá những tri thức Lịch sử mới. Đây là hoạt động cơ bản để đem lại thành công cho quá trình dạy ­ học và góp phần tạo hứng thú học tập LS cho HS.

2.1.1.2. Năng lực và năng lực tự học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023