Hiện Trạng Nguồn Nhân Lực Của Tỉnh Bình Dương


Trong thời gian qua trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh Bình Dương đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 14,0%/năm thời kỳ 2006-2010. GDP bình quân đầu người tăng lên đáng kể, đạt 21,1triệu đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghệ tăng 20,0%, gấp 2,5 lần năm 2005; trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 36,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 64,0%. Về không gian, công nghiệp đang chuyển dần từ khu vực phía Nam lên các huyện khu vực phía Bắc. Tổng diện tích các KCN tập trung đạt 8.175 ha, gấp 2,7 lần năm 2005. Đã có quy hoạch các KCN đến 2015 và định hướng đến 2020. Theo hướng các ngành nghề công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành nghề sản phẩm mới, nâng cao trình độ công nghệ và tỷ trọng nội địa hóa.

Trong cơ cấu các ngành, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 23,6%/năm thời kỳ 2006- 2010; trong đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 32,3%/năm, gấp 4 lần năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình 22,4%/năm trong cùng thời kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 8,4 tỷ USD, gấp 2,75 lần năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 21,1%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 7,2 tỷ USD, gấp 2,6 lần 5 năm 2005. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu vật tư, thiết bị đổi mới công nghệ.

Khu vực nông nghiệp-lâm-ngư-nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%/năm; trong đó: nông nghiệp tăng 4,6%/năm; lâm nghiệp tăng 4,1%/năm; ngư nghiệp tăng 12,4%/năm. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt tăng bình quân 3,2%/năm; chăn nuôi tăng nhanh, đạt 13,7%/năm, nâng tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi 68,2% và 26,7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được phát triển mạnh. Hệ thống giao thông trên địa bàn phát triển nhanh và đồng bộ hơn. Tổng công suất điện gấp 1,9 lần năm 2005; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm 18,83%/năm. Cung cấp nước đã được đầu tư nâng cấp. Tổng công suất cấp nước đạt 267.800m3/ngày đêm.


Cùng với sự tăng trưởng nhanh của các ngành kinh tế, các ngành, lĩnh vực xã hội không ngừng phát triển. Hàng năm giải quyết được 46.500 lao động có việc làm. Số hộ nghèo giảm được trên 21.000 hộ. Đến năm 2008, cơ bản không còn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương (theo tiêu chí cũ). Theo tiêu chí mới năm 2009, toàn tỉnh còn khoảng 2,0%.

Cơ cấu kinh tế thể hiện: công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng bền vững hơn, nâng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ giảm dần tỷ trọng của các ngành nông nghiệp. Trong thời kỳ 2001-2005, công nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nhưng dịch vụ tăng nhanh đã giảm tương đối tỷ trọng công nghiệp xuống còn 63% so với 62% năm 2003. Dịch vụ tăng lên 32,6% so với 26,0% năm 2003; nông nghiệp còn 4,4% so với 12,0% năm 2003.

GDP năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 21,1 triệu đồng (theo điều tra 1/4/2009), tăng trưởng kinh tế bình quân 15,5%/ năm. Trong báo cáo 9 tháng đầu năm 2010, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh:

Về công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 74.050 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ (kế hoạch tăng 19,1%); trong đó: doanh nghiệp nhà nước chiếm 2,2% tăng 2,9%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 30,2%, tăng 24,8%; doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài, chiếm 67,6%, tăng 17,6%. Các ngành có giá trị sản xuất tăng khá so với cùng kỳ là: sản phẩm từ cao su – plastic tăng 38,8%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 37,3%; sản phẩm từ kim loại tăng 29,2%; thiết bị điện - điện tử, máy vi tính tăng 26,2%, dệt tăng 22,4%, nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm; chủ động tìm kiếm khách hàng, nhất là các ngành hàng như dệt may, da giày, chế biến gỗ, linh kiện điện tử, dây cáp điện.

Về thương mại - dịch vụ, hoạt động nội thương tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng, chú trọng tổ chức nhiều họat động đưa hàng Việt về nông thôn,


phiên chợ vui phục vụ công nhân, ... đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 30.986 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ (kế hoạch tăng 30%); trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 30,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,4% so với cùng kỳ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai nhanh các dự án chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, đầu năm 2010 đã đưa vào sử dụng 06 chợ, 2 siêu thị qui mô lớn và hiện đại: Co- op mart và Metro Cash And Carry.

Kim ngạch xuất khẩu: ước thực hiện 5 tỷ 662 triệu đô la Mỹ, tăng 22,35 so với cùng kỳ (kế hoạch là 19,7%); trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 6,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27,4%. Toàn tỉnh có 1.490 doanh nghiệp xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ; trong đó có 197 doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu.

Kim ngạch nhập khẩu: ước thực hiện 4 tỷ 537 triệu đô la Mỹ, tăng 21,3% so với cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 16,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,8% so với cùng kỳ. Do nhiều dự án được triển khai, doanh nghiệp ký được đơn hàng nên nhu cầu nhập vật tư, máy móc thiết bị đầu tư xây dựng, nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng cao.

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một mội trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tỉnh đã có 1.850 dự án FDI với tổng số vốn 12 tỷ 934 triệu USD. Năm 2009, tỉnh Bình Dương đã thu hút 99 dự án đầu tư mới với vốn đầu tư 2 tỷ 022 triệu USD và 125 lượt dự án bổ sung vốn - vốn đầu tư bổ sung là 446 triệu USD.

Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ 40


với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm. Năm 2007, Bình Dương vẫn đứng vị trí đầu bảng với số điểm là 77,20 điểm. [2; tr.19].

Bình Dương có 22 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần 2, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 803 doanh nghiệp đầu tư, trong đó có 558 doanh nghiệp nước ngoài và 245 doanh nghiệp trong nước.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương -Đvt: %


CƠ CU NGÀNH

Dch v:32%

Nông

nghip: 6%

Công

nghip:62

%


Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương 2010.


2.2 Hiện trạng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương‌

2.2.1 Hiện trạng nhân lực về số lượng

2.2.1.1 Dân số

Tổng dân số của tỉnh Bình Dương đến thời điểm 1/4/2009 là: 1,481,550 người, là tỉnh đông dân thứ 3 ở vùng Đông Nam Bộ và đứng 17 trong số các tỉnh đông dân nhất của nước ta. Xem xét về mức tăng trưởng tỉnh Bình Dương từ 2005 đến 2010 cho thấy năm 2005 là: 1,109,381 người, năm 2010 khoảng: 1,550,000 người. Tốc độ tăng trưởng dân số trung bình hằng năm của tỉnh Bình Dương từ 2006 đến 2010 khoảng 7,2%, trong đó tốc độ tăng trưởng tự nhiên là 1,004- 1,14%. Điều này chứng tỏ rằng trong thời gian qua Bình Dương đã thu hút một lực lượng dân cư ngoài tỉnh đến làm ăn và sinh sống.

Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Bình Dương tăng rất nhanh. Đến năm 2010 dân số thành thị là 443,245, chiếm 29,9% nông thôn là:1,038,305 người chiếm 70,9% dân số. Chia theo giới tính thì nam giới có 709,930 người chiếm 47% và nữ giới có 771,620 người chiếm 52,1% dân số.

Cùng với sự biến động dân cư và quá trình đô thị hóa, phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương không đều, chủ yếu phân bố tập trung ở khu vực phía nam của tỉnh, nơi có quá trình công nghiệp hóa nhanh (TX. Thuận An, TX. Dĩ An), mật độ dân số trung bình trên toàn tỉnh là 550 người / km2.

Mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh có biến động rất lớn trong thời gian qua cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa thu hút dân cư từ các địa phương khác đến làm ăn và sinh sống. Mật độ dân số có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa phương trong tỉnh, dân số tập trung chủ yếu ở các thị xã: Thủ Dầu Một, Thị xã Dĩ An, Thị xã Thuận An, do vậy cần phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế để cân bằng dân số giữa các địa phương.


Bảng 2.1: Dân số và cơ cấu dân số tỉnh Bình Dương


Các chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Ước 2010

Tăng b/q 6-10%

Tổng dân số

trung bính

người

1,109,

1,203,6

1,307.0

1,402,6

1,497,1

1,550,0

6,9%

1-Theo tuổi

lao đông









a/trong tuổi

lao động

người

874,593

949,341

1,024,5

1,096,4

1,146,4

1,193,5

6,4

So với tổng

số dân

%

78,8

78,9

78,4

78,2

76,6

77


b/ Ngoài tuổi

lao động

người

234,725

245,335

282,419

306,191

350,673

356,500

8,7

So tổng dân

số

%

21,2

21,1

21,6

21,8

23,4

23,0


So trong tuổi

lao động

%

26,8

26,8

27,6

27,9

30,6

29,9


a/Thành thị

người

333,756

361,725

392,320

420,545

448,345

464,721

6,8

So tổng dân

số

%

30,1

30,1

30,0

30,0

29,9

30,0


b/ Nông thôn

người

775,562

841,951

914,680

982,114

1,048,7

1,085,2

7,0

So tổng dân

số

%

69,9

69,9

70,0

70,0

70,1

70,0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bình Dương từ 2011 đến năm 2020 - 7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2011.


Biểu đồ 2.2: Dân số và cơ cấu dân số tỉnh Bình Dương



Trong tuổi lao động


Ngoài tuổi lao động


Thành thị


Nông thôn

1,200,000



1,000,000



800,000



600,000


400,000



200,000



0

2005 2006 2007 2008 2009 2010


Tổng dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Bình Dương năm 2010 là: 1,193,500 người, chiếm 77% dân số, tỷ lệ này rất cao, chứng tỏ lực lượng trong độ tuổi lao động từ các tỉnh khác về Bình Dương; lao động ngoài độ tuổi khoảng 356,500 người (23,0% dân số), chứng tỏ Bình Dương vẫn còn là thời kỳ “dân số vàng”. Mặt khác cũng số liệu này cho thấy: tốc độ tăng trưởng lao động ngoài độ tuổi tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động (8,7%/ năm so với 6,4%/năm và 6,9%/năm), hiện tượng này có thể là lực lượng ngoài độ tuổi đã di chuyển từ nơi khác về Bình Dương tìm kiếm việc làm.

Nghiên cứu về nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động cho thấy: nhóm dưới tuổi lao động (từ 0-14 tuổi có 290.429 người, chiếm khoảng 18,7% tổng dân số, tỷ trọng nam (chiếm 52,2%) cao hơn so với nữ (chiếm 47,8%). Trong nhóm tuổi này thì nhóm tuổi 0- 4 chiếm nhiều nhất, đến nhóm tuổi 5-9; nhóm 10-14 tuổi chiếm 5,1% dân số, nhưng tỷ lệ nam cao hơn nữ nhiều (54% so với 46%). Nhóm trên tuổi lao động (từ 65 tuổi trở lên) có 50.910 người chiếm khoảng 3.3

% tổng dân số, tỷ trọng nam chiếm 36% nhỏ hơn so với nữ chiếm 64% .


Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Bình Dương chiếm khoảng 30% trong suốt thời kỳ 2006- 2010; tốc độ đô thị hóa xấp xỉ tốc độ tăng dân số khoảng 6,8% /năm trong cùng thời kỳ. Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn tập trung ở 3 huyện phía bắc của tỉnh như Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân Uyên là những huyện công nghiệp có mức độ thấp.

2.2.1.2 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi và giới tính:

Theo số liệu thống kê: cơ cấu lao động theo nhóm tuổi cho thấy; lực lượng lao động chủ lực 15-40 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 60,6%; trong đó, nữ nhiều hơn nam (61,2% so với nam: 59,6%). Trong nhóm này nhiều nhất là nhóm tuổi từ 20 đến 30, chiếm 53,3% lực lượng lao động trong độ tuổi; số lao động nữ trong nhóm tuổi này là 54% vẩn cao hơn nam giới (54% so với nam 52,3%).

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi và giới tính Đvt: %


Nhóm tuổi

Chung

Nam

Nữ

Nam–T.Thị

Nữ- T.Thị

15-19 tuổi

11,3

10,0

12,5

9,7

11,3

20-24 tuổi

17,7

16,3

18,9

15,3

17,9

25-29 tuổi

14,6

14,9

14,2

14,0

13,8

30-34 tuổi

9,6

10,4

8,7

9,9

8,7

35-39 tuổi

7,4

8,0

6,9

8,4

7,0

40-44 tuổi

5,8

6,2

5,5

6,5

6,0

45-49 tuổi

4,7

4,8

4,7

5,6

5,5

50-54 tuổi

3,6

3,5

3,6

4,3

4,5

55-59 tuổi

2,2

2,0

2,3

2,3

2,7

60-64 tuổi

1,2

1,0

1,3

1,2

1,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2010

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí